Thánh Giáo Phụ Gregory thành Nyssa

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 29/8/2007

 Bài Giáo Lư 48 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Trong ít bài giáo lư mới đây, tôi đă nói về hai vị đại tiến sĩ của Giáo Hội thuộc thể kỷ thứ 4, đó là Thánh Basil và Thánh Gregory Nazianzus, Giám Mục ở Cappadocia, hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Hôm nay tôi thêm vị thứ ba, người an hem của Thánh Basil, đó là Thánh Gregory Nyssa, vị tỏ ra ḿnh là một con người mang đặc tính chiêm niệm, có biệt tài chia sẻ, và có một trí thông minh linh hoạt, cởi mở trước nền văn hóa trong thời của ngài. Nhờ đó ngài tỏ ra là một tư tưởng gia sáng tạo và sâu xa trong lịch sử Kitô Giáo. 

 

Vào đời vào năm 335, việc huấn luyện của ngài được thực hiện phần lớn bởi người anh Basil của ngài – vị mà ngài cho rằng là “cha và thày” (Ep 13,4: SC 363, 198), cũng như bởi người chị Macrina của ngài. Ngài đă hoàn tất việc học vấn của ḿnh, nhất là về triết lư và tu từ học. Thoạt tiên ngài dấn thân dạy học và lập gia đ́nh. Đoạn, cả ngài nữa, như người anh và chị, đă hoàn toàn dấn thân sống đời khổ hạnh. Sau đó ngài được chọn làm giám mục Nyssa, và cho thấy ngài là một vị mục tử nhiệt thành, lấy được ḷng trọng kính của cộng đồng ấy. Bị thành phần đối phương lạc giáo tố cáo là lem nhem về kinh tế, ngài đă phải bỏ ṭa giám mục trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó lại trở về cách vẻ vang (cf. Ep. 6: SC 363, 164-170), và tiếp tục dấn thân bênh vực đức tin chân thực.

 

Đặc biệt là sau cái chết của Thánh Basil, hầu như yập trung di sản thiêng liêng của ḿnh lại, Thánh Gregory đă hợp tác vào việc chiến thắng của chính thống. Ngài đă tham dự các hội nghị giám mục khác nhau; ngài đă cố gắng dàn xếp những chia rẽ giữa các Giáo Hội; ngài đă chủ động tham dự vào việc tái tổ chức của Giáo Hội; và, như là “cột trụ của chính thống”, ngài đă là một chủ chốt ở Công Đồng Chung Constantinople năm 381 là công đồng tuyên tín thần tính của Chúa Thánh Thần. Ngài đă lănh nhận những bổ nhiệm khác nhau từ Hoàng Đế  Theodosius, ngài đă cống hiến những bài giảng và tán tụng quan trọng, và đă giành giờ để viết những tác phẩm khác nhau về thần học. Vào năm 394, ngài đă tham dự một lần nữa vào hội nghị giám mục được tổ chức ở Constantinople. Ngày chết của ngài vẫn chưa được rơ.

 

Thánh Gregory đă minh nhiên vày tỏ chủ điểm cho việc học hỏi nghiên cứu của ngài, một đích điểm tối cao được ngài nhắm tới nơi tác phẩm thần học của ngài, đó không phải là việc gắn bó của đời của ḿnh vào những theo đuổi viễn vông mơ tưởng, mà là vào việc t́m kiếm ánh sáng giúp cho con  người ư thức được những ǵ là hữu dụng thực sự (cf. "In Ecclesiasten Hom" 1: SC 416, 106-146).

 

Ngài đă t́m thấy sự thiện tối hậu này nơi Kitô Giáo là tôn giáo giúp cho con người có thể “mô phỏng được bản tính thần linh” ("De Professione Christiana": PG 46, 244C). Nhờ trí thông minh sắc bén và kiến thức sâu rộng của ngài về triết lư và thần học, ngài đă bênh vực đức tin Kitô Giáo chống lại thành phần lạc giáo, thành phần phủ nhận thần tính của Con và của Thánh Thần (như nhóm Eunomios và Macedonians), hay phủ nhận nhân tính trọn hảo của Chúa Kitô (như nhóm Apollinaris).

 

Ngài đă chú giải Thánh Kinh, tập trung vào việc tạo dựng con người. Đối với ngài, đề tào chính yếu đó là việc tạo dựng. Ngài thấy phản ảnh của Hóa Công nơi tạo vật và trong đó thấy cả con đường đến cùng Thiên Chúa. Thế nhưng, ngài cũng viết một cuốn sách quan trọng về đời sống của Moisen, cho thấy ông như là một con người đang trên đường đến cùng Thiên Chúa. Ngọn đồi dẫn đến núi Sinai này t rở nên cho ngài là một h́nh ảnh ngọn đồi của chúng ta nơi đời sống nhân loại hướng về sự sống chân thực, hướng về cuộc gặp gỡ Thiên Chúa. Ngài cũng đă giải thích Kinh Chúa Dạy là Kinh Lạy Cha, và những mối phúc đức. Trong “Đại Diễn Từ Giáo Lư” ("Oratio Catechetica Magna") của ḿnh, ngài đă nêu lên những điểm trọng yếu về thần học, không phải cho một thứ thần học hàn lâm đóng khung, mà là cống hiến cho các giáo lư viên một phương pháp để căn cứ nơi giáo huấn của họ, một loại cung cách cho việc giải thích về đức tin theo sư phạm.

 

Thánh Gregory cũng nổi vượt về giáo huấn tu đức của ngài nữa. Thần học của ngài không phải là một thứ suy tư hàn lâm, mà là một bày tỏ của một cuộc sống tu đức, của một cuộc đời sống đức tin. Tiếng tăm của ngài được coi như “tổ phụ của thần bí học” có thể được thấy nơi những luận đề khác nhau, như "De Professione Christiana" và "De Perfectione Christiana" – con đường Kitô hữu cần phải theo để đạt tới sự sống chân thực là sự trọn lành. Ngài đă tôn tụng đức đồng trinh thánh hiến ("De Virginitate"), cũng thế, ngài đă cho người chị Macrina của ngài như là một mô phạm sống trổi vượt, vị bao giờ cũng là một hướng viên cho ngài, một gương mẫu (cf. "Vita Macrinae"). 

 

Ngài đă cống hiến các bài diễn từ và giảng dạy, và viết nhiều bức thư. Trong việc dẫn giải về việc tạo dựng con người, Thánh Gregory đă nhấn mạnh sự kiện là Thiên Chúa, “đệ nhất nghệ sĩ, đă h́nh thành bản tính của chúng ta để làm cho nó thích hợp với việc trung thành. Nhờ thượng tính linh hồn có được, và nhờ chính việc trực tiếp dựng nên  thân xác, Ngài đă sắp xếp những sự vật để thực sự thích hợp với quyền năng vương giả” ("De Hominis Opificio" 4: PG 44, 136B).

 

Thế nhưng, chúng ta thấy, trong mạng lưới tội lỗi, thường lạm dụng tạo vật, không tác hành theo lối sống vương giả. Thật vậy, đó là lư do để có được một trách nhiệm thực sự đối với tạo vật, họ cần phải được Thiên Chúa thấu nhập và sống trong ánh sáng của Ngài. Con người là phản ảnh cái đẹp nguyên tuyền là Thiên Chúa ấy: “Hết mọi sự được Thiên Chúa tạo dựng đều tốt đẹp”, vị giám mục thánh này viết như thế.

 

Rồi ngài thêm: “Câu truyện về việc tạo dựng làm chứng về nó (cf. Genesis 1:31). Con người cũng được liệt kê vào số những ǵ rất tốt lành, được trang bị bằng một vẻ đẹp vượt trên tất cả mọi sự tốt lành. Thật thế, những ǵ khác có thể là tốt lành, tương đương với con người là kẻ tương tự như là vẻ đẹp tinh tuyền và bất hoại hay sao?... là phản ảnh và là h́nh ảnh của sự sống đời đời, họ thực sự tốt lành, không, họ rất tốt lành, qua dấu hiệu rạng ngời của sự sống ở trên dung nhan của họ” ("Homilia in Canticum" 12: PG 44, 1020C).

 

Con người được Thiên Chúa tôn vinh và đặt lên trên mọi tạo vật khác: “Tầng trời không được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa, mặt trăng cũng thế, mặt trời cũng vậy, vẻ đẹp tinh tú cũng thế, không có một sự vật nào khác trong thiên nhiên tạo vật. Chỉ có một ḿnh ngươi (linh hồn con người) được dựng nên theo h́nh ảnh một bản tính vượt trên hết mọi khả năng hiểu biết, tương tự vẻ đẹp bất hủ, dấu vết của thần tính chân thực, chiếc b́nh đựng sự sống diễm phúc, h́nh ảnh của ánh sáng chân thực, một ánh sáng mà ngươi nh́n lên nó th́ ngươi trở nên cái ngươi là, v́ nhờ tia sáng phản quang này xuất phát từ sự tinh tuyền của ngươi, ngươi phản ảnh Đấng chiếu sáng trong ngươi. Không một sự ǵ hiện hữu có thể đo đếm được hết sự cao cả của ngươi” ("Homilia in Canticum" 2: PG 44,805D).

 

Chúng ta hăy suy niệm về lời chúc tụng con người này. Chúng ta thấy con người đă bị tội lỗi hạ bệ là chừng nào. Và chúng ta hăy cố gắng trở về với sự cao cả nguyên thủy ấy: Chỉ khi nào Thiên Chúa hiện diện con người mới đạt đến sự cao cả thực sự của ḿnh này.

 

Bởi thế, con người đă nhận thấy nơi ḿnh cái phản quang của ánh sáng thần linh. Bằng việc thanh tẩy tâm can, họ trở về với hữu thể, như họ là ngay từ ban đầu, một h́nh ảnh rạng ngời của Thiên Chúa, là chính vẻ đẹp (cf. "Oratio Catechetica" 6: SC 453, 174). Nhờ đó, con người, khi thanh tẩy bản thân, con người có thể thấy Thiên Chúa, như con tim tinh tuyền được thấy (cf. Matthew 5:8): “Nếu, với một tiêu chuẩn sống chuyên cần và chăm chú, a nh chị em sẽ rửa sạch những điều xấu xa ghi dấu trên tấm ḷng của anh chị em, để anh chị em được phúc đức” ("De Beatitudinibus," 6: PG 44,1272AB). Thế nên, người ta cần phải rửa sạch những điều xấu xa sẵn có trong tâm can của chúng ta mới thấy được ánh sáng của Thiên Chúa trong chúng ta.

 

Cùng đích của con người là được chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Chỉ có ở nơi Ngài họ mới đạt đến tầm mức viên trọn của ḿnh. Để ngưỡng vọng một cách nào đó về mục tiêu này trong đời sống này, họ cần phải không ngừng hoạt động hướng tới một đời sống thiêng liêng, một đời sống đối thoại với Thiên Chúa. Nói cách khác – đây là bài học quan trọng nhất được Thánh Gregory Nyssa cống hiến cho chúng ta – tất cả tầm vóc viên trọn của con người là ở sự thánh thiện, ở một cuộc đời sống với Thiên Chúa, nhờ đó, trở thành rạng ngời soi sáng kẻ khác và thế giới.

 

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 29/8/2007

 

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Tôi cống hiến cho anh chị em một vài khía cạnh về giáo huấn của Thánh Gregory Nyssa là những ǵ chúng ta đă nói tới vào Thứ Tư tuần  vừa rồi.

 

Trước hết, Thánh Gregory Nyssa cho thấy một ư nghĩa rất cao cả về phẩm vị của con người. Mục đích của con người, như vị giám mục thánh này nói, là làm cho ḿnh nên giống như Thiên Chúa, và con người đạt tới cùng đích này trước hết bằng t́nh yêu, kiến thức, và thực hành các nhân đức là “những tia sáng rạng ngời xuất phát từ bản tính thần linh” ("De beatitudinibus" 6: PG 44,1272C), một cách gắn bó liên lỉ và năng động với sự thiện, như một con người chạy hướng về phía trước vậy.

 

Để tŕnh bày vấn đề này, Thánh Gregory đă sử dụng một h́nh ảnh có tác dụng, một h́nh ảnh đă được tŕnh bày trong Bức Thư của Thánh Phaolô gửi cho Giáo Đoàn Philiphê, đó là "épekteinĩmenos" (3:13), nghĩa là “vươn ḿnh tới” những ǵ là cao cả hơn, tới chân lư và t́nh yêu.

 

H́nh ảnh tiêu biểu này nói lên một thực tại sâu xa, đó là sự trọn lành mà chúng ta t́m kiếm không phải là một cái ǵ đó chiếm được một lần là xong; sự trọn lành là một cuộc hành tŕnh trường kỳ, là một liên lỉ dấn thân tiến bộ, v́ sự hoàn toàn tương tự như Thiên Chúa không bao giờ chiếm đạt được; chúng ta bao giờ cũng đang hành tŕnh (cf. "Homilia in Canticum" 12: PG 44,1025d).

 

Câu truyện của mỗi một linh hồn là câu truyện về một t́nh yêu hoàn toàn viên trọn, song đồng thời cũng hướng tới những chân trời mới, v́ Thiên Chúa tiếp tục mở rộng n hững cơ hội cho linh hồn, để làm cho nó có thể đạt tới sự thiện cao cả hơn nữa. Chính Thiên Chúa, Đấng đă gieo những mầm mống sự thiện trong chúng ta, và là Đấng xuất phát hết mọi khởi động thánh đức, “uốn nắn cục đất sét… đánh bóng và thanh tẩy tinh thần của chúng ta, h́nh thành Chúa Kitô trong chúng ta” ("In Psalmos" 2:11: PG 44,544B).

 

Thánh Gregory đă cẩn thận làm sáng tỏ vấn đề như sau: “Không phải do các nỗ lực của chúng ta, cũng chẳng phải do bởi sức lực của loài người trong việc nên giống Thần Linh, mà là do ḷng quảng đại của Thiên Chúa, Đấng thậm chí tự ḿnh đă cống hiến cho bản tính của chúng ta ơn được tương tự với Ngài” ("De virginitate" 12:2: SC 119,408-410).

 

Bởi thế, đối với linh hồn, “vấn đề ở đây không phải là biết được một cái ǵ đó về Thiên Chúa, mà là được Thiên Chúa ở trong chúng ta” ("De beatitudinibus" 6: PG 44, 1269c). Như Thán h Gregory nhận định: “Thần tính th́ tinh tuyền, nó không có những đam mê và thoát khỏi tất cả mọi sự dữ: Nếu tất cả những điều này ở nơi anh chị em th́ Thiên Chúa thực sự ở trong anh chị em” ("De beatitudinibus" 6: PG 44,1272C).

 

Khi chúng ta được Thiên Chúa ở trong chúng ta, khi con người mến yêu Thiên Chúa, qua cuộc hỗ tương là yếu tố nơi luật yêu thương này, con người muốn những ǵ chính Thiên Chúa muốn (cf. "Homilia in Canticum" 9: PG 44,956ac), và v́ thế, họ cộng tác vào việc h́nh ảnh Thiên Chúa nơi chính bản thân họ, nhờ đó, “cuộc hạ sinh thiêng liêng của chúng ta là thành quả của một thứ tự do chọn lựa, và chúng ta một cách nào đó là cha mẹ của chính chúng ta, tạo nên bản thân ḿnh như chúng ta muốn trở nên, và h́nh thành chúng ta bằng ư muốn của chúng ta theo mô thức chúng ta chọn lựa” ("Vita Moysis" 2:3: SC 1bis,108).

 

Để tiến lên cùng Thiên Chúa, con người cần phải được thanh tẩy: “Đường lối, một đường lối dẫn bản tính con người về trời, chính là việc tách khỏi những sự dữ của thế giới này…. Trở nên như Thiên Chúa nghĩa là trở nên công chính, thánh thiện và tốt lành…. Bởi thế, nếu, theo Sách Giảng Viên - Ecclesiastes (5:1), ‘Thiên Chúa ở trên trời’, và nếu, theo lời tiên tri (Thánh Vịnh 72:28) các người ‘thuộc về Thiên Chúa’, th́ vấn đề ở đây là anh chị em cần phải ở nơi Thiên Chúa ở, từ khi anh chị em được hiệp nhất với Ngài. V́ Người đă truyền rằng, khi anh chị em cầu nguyện, anh chị em gọi Thiên Chúa là Cha, là Người bảo anh chị em hăy trở nên như Cha của anh chị em ở trên trời, bằng một đời sống xứng với Thiên Chúa, như Chúa truyền cho chúng ta rơ ràng hơn ở các đoạn khác, như ‘Các con hăy nên trọn lành như Cha của các con trên trời là Đấng trọn lành’ (Mt 5:48)” ("De oratione dominica" 2: PG 44,1145ac).

 

Trong cuộc hành tŕnh thăng tiến thiêng liêng này, Chúa Kitô là mô phạm và là thày dạy, Đấng tỏ cho chúng ta thấy h́nh ảnh tuyệt vời của Thiên Chúa (cf. "De perfectione Christiana": PG 46,272a). Nh́n vào Người, mỗi một người trong chúng ta khám phá ra chính bản thân ḿnh là “họa sĩ vẻ nên cuộc đời của ḿnh”, trong đó, ư muốn của chúng ta đảm nhận công việc vẻ vời ấy và các nhân đức của chúng ta là những mầu sắc ở trong tay chúng ta (ibid.: PG 46,272b).

 

Do đó, nếu con người muốn được coi như xứng với danh tánh của Chúa Kitô th́ họ cần phải tác hành ra sao?

 

Thánh Gregory đă đáp lại như thế này: “(Họ phải) luôn kiểm điểm lại các tử tưởng nội tâm của họ, những lời nói và hành động của họ, để xem chúng có tập trung vào Chúa Kitô hay chúng xa biệt Người” (ibid.: PG 46,284c).

 

Thánh Gregory, như chúng ta đă đề cập tới trước đây, nói về việc tiến lên: tiến lên tới Thiên Chúa trong nguyện cầu bằng sự tinh tuyền của con tim; thế nhưng cũng tiến lên tới Thiên Chúa bằng t́nh yêu thương tha nhân nữa. T́nh yêu là cái thang dẫn chúng ta lên cùng Thiên Chúa. Bởi thế, ngài thiết tha khuyến khích mỗi một người lắng nghe ngài như sau: “Hăy quảng đại với những người anh chị em này, những nạn nhân của cơn khốn khó ấy. Hăy cho kẻ đói khát những ǵ anh chị em chối từ cái bụng của anh chị em” (ibid.: PG 46,457c).

 

Thánh Gregory nhắc nhở chúng ta hết sức rơ ràng là chúng ta tất cả đều lệ thuộc vào Thiên Chúa, nên ngài đă than lên rằng: “Đừng nghĩ rằng anh chị em có hết mọi sự! Cũng cần phải có một cái ǵ đó cho kẻ nghèo, thành phần bạn hữu của Thiên Chúa nữa. Thật vậy, sự thật là ở chỗ hết mọi sự đều từ Thiên Chúa là Vị Cha chung mà có, và chúng ta là anh chị em với nhau, chúng ta đều thuộc về cùng một ṇi giống” (ibid PG 46,465b).

 

 Do đó, Kitô hữu cần phải kiểm điểm chính ḿnh, Thánh Gregory nhấn mạnh rằng: “Có lợi lộc ǵ khi anh chị em chay tịnh và kiêng thịt thà, nếu anh chị em gian ác cắn cấu anh chị em ḿnh? Có lợi ǵ cho anh chị em hay chăng, trước mắt Thiên Chúa, khi anh chị em nhịn ăn uống những cái anh chị em có, song anh chị em lại tước đoạt những ǵ của một người nghèo?” (ibid.: PG 46,456a).

 

Chúng ta kết thúc các bài giáo lư của chúng ta về ba vị đại Giáo Phụ Cappodocian bằng việc nhắc lại một khía cạnh quan trọng v ề giáo huấn thiêng liêng của Thánh Gregory Nyssa, đó là cầu nguyện.

 

Để đạt được tiến bộ trong cuộc hành tŕnh tiến đến chỗ trọn lành và để đón nhận Thiên Chúa trong bản thân chúng ta, để mang trong chúng ta Thần Linh của Thiên Chúa, t́nh yêu của Thiên Chúa, con người cần phải hướng ḿnh về việc nguyện cầu bằng đức tin: “Nhờ nguyện cầu chúng ta mới có thể ở với Thiên Chúa. Ai ở với Thiên Chúa th́ cách xa thù địch. Cầu nguyện là sự nâng đỡ và bênh vực đức thanh tịnh, là việc kềm chế tính giận dữ, là dẹp yên và làm chủ ḷng kiêu hănh. Cầu nguyện là canh giữ viên đức trinh khiết, là sự bảo vệ ḷng thủy chung trong hôn nhân, là niềm hy vọng cho những ai tỉnh thức, là dồi dào hoa trái cho những nông gia, là an toàn cho lữ khách” ("De oratione dominica" 1: PG 44,1124A-B).

 

Được tác động bởi Kinh Chúa Dạy, Kitô hữu thực hiện việc nguyện cầu: “Nếu chúng ta muốn nguyện xin cho Nước Thiên Chúa trị đến trên chúng ta, th́ chúng ta xin điều này bằng quyền năng của Lời Chúa, ở chỗ, xin cho con được khỏi bị băng hoại, khỏi chết chóc, khỏi xiềng xích lỗi lầm; xin đừng để sự chết bao giờ làm chủ con, xin đừng để cái bạo tàn của sự dữ bao giờ chi phối con, xin đừng để kẻ thù bao giờ điều khiển con hay làm con thành tù nhân bởi tội lỗi, nhưng xin Nước Chúa hăy trị đến, để những đam mê cai trị con bị loại trừ khỏi con, hay đúng hơn, bị tẩy sạch” (ibid., 3: PG 44,1156d-1157a).

 

Vào cuối cuộc sống trần gian của ḿnh, Kitô hữu có thể tiến đến cùng Thiên Chúa cách thanh thản. Nói về điều này, Thánh Gregory nói đến cái chết của người chị của ḿnh là Macrina, và viết rằng vào giờ lâm chung của bản thân, chị ngài đă nguyện cầu rằng: “Chúa là Đấng có quyền năng tha thứ tội lỗi trên trái đất này xin hăy tha thứ cho con, để con được Đấng Phục Sinh” (Psalm 38:14), và để con được tinh tuyền trước mắt Chúa, trong lúc con ĺa khỏi xác thân con (cf. Collosians 2:11), nhờ đó, tinh thần của con, thán h hảo và tinh tuyền (cf. Ephesians 5:27), được đón nhận vào bàn tay Chúa, “như hương thơm trước Chúa” (Psalm 140:2)" ("Vita Macrinae" 24: SC 178,224).

 

Giáo huấn này của Thánh Gregory vẫn c̣n công hiệu: không phải chỉ nói về Thiên Chúa mà là mang Chúa vào trong chúng ta. Chúng ta làm điều này bằng nguyện cầu và bằng việc sống t rong t́nh thần yêu thương đối với tất cả mọi anh chị em của chúng ta.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/9/2007