Thánh Phêrô Tông Đồ  

 

(Loạt bài Giáo Lư về Giáo Hội Hiệp Thông của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vào các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần)

 

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Trong loạt bài giáo lư mới, chúng ta đă cố gắng t́m hiểu, trước hết, về vấn đề Giáo Hội là ǵ, về ư nghĩ của Chúa Kitô ra sao về gia đ́nh mới này. Đoạn chúng ta nói rằng Giáo Hội hiện diện nơi dân, và chúng ta thấy rằng Chúa Kitô đă trao phó thực thể mới là Giáo Hội này cho 12 Vị Tông Đồ. Giờ đây chúng ta muốn nh́n ngắm từng vị một, để qua các vị, chúng ta hiểu được ư nghĩa thế nào là việc sống trong Giáo Hội, thế nào là việc theo Chúa Kitô. Chúng ta bắt đầu từ Thánh Phêrô.

 

Sau Chúa Giêsu th́ Thánh Phêrô là nhân vật được biết đến và được trích dẫn nhiều nhất trong Tân Ước, ở chỗ, ngài được nhắc đến 154 lần với tên hiệu là ‘Petros’, ‘viên đá’, ‘tảng đá’, những tên hiệu theo bản dịch Hy Lạp từ danh hiệu theo tiếng Aramaic được Chúa Giêsu đích thân goị ngài ‘Kefa’, một danh hiệu xuất hiện 9 lần, đặc biệt là trong các thư của Thánh Phaolô. Ngoài ra, c̣n có tên gọi ‘Simon’ cũng thường được sử dụng (75 lần), một danh xưng theo tiếng Hy Lạp từ danh xưng theo nguy6en gốc Do Thái của Người là Simeon (twice Acts 15:14; 2Pet 1:1).

 

Con của Gioan (x Jn 1:42), hay theo kiểu ngôn ngữ Aramaic là ‘Bar-Jona’, con của Jonas (x Mt 16:17), xuất thân từ Bethsaida (Jn 1:44), một tỉnh ở về phía đông Biển Galilêa, cũng là nơi xuất thân của Philiphê và dĩ nhiên của cả Anrê an hem của Simon. Giọng nói của ngài là người xứ Galilêa.

 

Như người an hem Anrê của ḿnh, ngài cũng là một tay đánh cá: cùng với gia đ́nh Giêbêđê, cha của Giacôbê và Gioan, ngài qui tụ làm nghề tiểu thương đánh cá ở Hồ Gênnêsaret (x Lk 5:10). Nhờ đó ngài chắc hẳn được hoan hưởng cái thoải mái về tài chính và sống theo ḷng đạo đức chân t́nh là những ǵ khiến ngài cùng với người an hem của ngài tới Giuđêa lắng nghe lời giảng của Gioan Tẩy Giả (Jn 1:35-42).

 

Ngài là một người Do Thái thành tín, tin vào sự hiện diện chủ động của Thiên Chúa nơi lịch sử của dân Người, và đă cảm thấy khổ đau khi không thấy tác động quyền năng của Người tỏ ra nơi những biến cố mà ngài được chứng dự. Ngài là người có gia đ́nh, và bà mẹ vợ của ngài một ngày nọ được Chúa Giêsu chữa lành bệnh, sống ở thành Capernaum, trong cùng một ngôi nhà với Simon khi ngài c̣n sống ở thành phố đó (x Mt 8-14ff; Mk 1-29ff; Lk 4:38ff).

 

Những cuộc khai quật khảo cổ gần đây đă làm sáng tỏ vấn đề là ở bên dưới sàn nhà bằng vị thạch ghép theo h́nh thù bát giác của một ngôi nhà thờ nhỏ thuộc nghi lễ Byzantine, những di tích của một ngôi nhà thờ cổ hơn, được xây cất trong ngôi nhà ấy, được chứng thực bởi những tấm bảng nguyện cầu cùng Thánh Phêrô. Phúc Âm cho chúng ta biết rằng Phêrô là một trong bốn vị môn đệ đầu tiên ở Nazarét (x Lk 5:1-11), thành phần cần có thêm một người thứ năm nữa theo đúng tục lệ của một vị tôn sư thu thập môn đệ (x Lk 5:27: đoạn Chúa gọi Mathêu). Việc Chúa Giêsu đi từ 5 đến 12 môn đệ cho thấy tính cách mới mẻ về sứ vụ của Người, ở chỗ Người chẳng những là một trong nhiều tôn sư, mà c̣n đến để qui tụ 1 dân Yến Duyên cánh chung, được tiêu biểu nơi con số 12 ám chỉ con số 12 chi tộc Do Thái.

 

Simon xuất hiện trong các Phúc Âm như là một nhân vật có cá tính hăng máu và linh hoạt; ngài lúc nào cũng bộc trực, thậm chí bằng cả vơ lực nữa (ngài đă sử dụng gươm trong vườn Oliu – x. Jn 18:10ff). Ngài đồng thời đôi khi lại có vẻ như ngây ngô và tỏ ra khiếp sợ, song chân t́nh và biết thành tâm hối cải (x Mt 26:75). Các Phúc Âm giúp chúng ta có thể theo dơi từng bước cuộc hành tŕnh thiêng liêng của ngài.

 

Khởi điềm là lời mời gọi của Chúa Giêsu đă đến với ngài vào một ngày như mọi ngày, khi Phêrô đang bận bịu với công việc chài lưới của ngài. Chúa Giêsu bấy giờ đang ở Hồ Gennesarét, và đoàn lũ dân chúng vây quanh nghe Người giảng dạy. Con số những người tuốn đến nghe Người đă gây khó khăn cho Người. Vị Sư Phụ ấy bấy giờ thấy có hai chiếc thuyền ở bờ Hồ. Các tay chài lưới đă lên bờ giặt lưới. Người xin họ cho Người lên 1 trong 2 chiếc thuyền ấy, chiếc thuyền của Phêrô, và xin ngài chéo ra xa bở một chút. Người đă ngồi trên ngai ṭa bất ngờ ấy mà giảng dạy dân chúng từ trên chiếc thuyền này (x Lk 5:1-3).

 

Như thế, chiếc thuyền của Phêrô đă trở thành ngai toà của Chúa Giêsu. Khi giảng dạy xong, Người đă bảo Simon rằng: ‘Hăy ra chỗ nước sâu để thả lưới bắt cá’. Và Simon thưa với Người rằng: ‘Lạy Thày, chúng tôi đă vất vả thâu đêm mà chẳng bắt được ǵ hết! Song vâng lời Thày chúng tôi thả lưới’ (Lk 5:5). Chúa Giêsu, một con người làm thợ mộc, không phải là một tay chuyên nghiệp đánh cá, song Phêrô là tay đánh cá đă tin tưởng nơi vị tôn sư ấy, vị tôn sư đă chẳng đáp ứng ngài ǵ cả ngoài việc đ̣i hỏi ḷng tin tưởng nơi ngài.

 

Phản ứng của ngài trước mẻ cá lạ là một phản ứng bàng hoàng ngỡ ngàng và run sợ: ‘Lạy Chúa, xin hăy xa tôi ra v́ tôi là một con người tội lỗi’ (Lk 5:8). Chúa Giêsu đă đáp lại bằng việc mời gọi ngài hăy tin tưởng và cởi mở trước một dự án vượt quá tất cả mọi mong đợi, đó là ‘Đừng sợ, từ đây, con sẽ trở thành tay chài lưới người’ (Lk 5:10). Phêrô không thể nghĩ được rằng một ngày kia ngài sẽ đến thành Rôma và ở đó ngài sẽ trở thành ‘tay chài lưới người’ cho Chúa. Ngài đă chấp nhận lời mời gọi ngỡ ngàng này để dấn thân vào cuộc phiêu lưu mạo hiểm ấy: ngài là một con người quảng đại; ngài nhận thấy những hạn hữu của ngài nhưng tin tưởng vào Đấng đă kêu gọi ngài để đáp ứng tấm ḷng của Người. Ngài đă xin vâng và trở thành một người môn đệ của Chúa Kitô.

 

Phêrô đă trải qua một thời điểm quan trọng khác nơi cuộc hành tŕnh thiêng liêng của ngài ở gần Cesarê Philiphê, khi Chúa Giêsu đặt câu hỏi đặc biệt với các môn đệ của Người, đó là ‘Người ta bảo Thày là ai?’ (Mk 8:27). Đối với Chúa Giêsu, câu trả lời theo lời đồn đại cũng chưa đủ. Người muốn ai đă chấp nhận dấn thân theo Người phải có một chủ trương riêng. Đó là lư do Người8 đă nhấn mạnh rằng: ‘Song các con cho Thày là ai?’ (Mk 8:29). Thánh Phêrô đă trả lời thay cho các người khác rằng: ‘Thày là Đức Kitô’ (ibid), tức Thày là Đấng Thiên Sai.

 

Câu trả lời này, câu trả lời ‘không do bởi huyết nhục’ mà là Cha trên trời (x Mt 16:17), chất chứa mầm mống lời tuyên xưng đức tin của Giáo Hội sau này. Tuy nhiên, Phêrô đă chưa hiểu được bản chất sâu xa nơi sứ vụ thiên sai của Chúa Giêsu, như rơ ràng thấy được là, sau đó chút xíu, khi ngài tỏ ra rằng Đấng Thiên Sai được ngài t́m kiếm theo mộng ước của ngài rất khác với dự định của Thiên Chúa. Trước lời loan báo về cuộc khổ nạn, ngài đă kêu lên và tỏ phản ứng khiến Chúa Giêsu phải tỏ thái độ nghiêm thẳng (x Mk 8:32-33).

 

Phêrô muốn Đấng Thiên Sai là một ‘con người thần linh’ làm thỏa măn những niềm trông đợi của con người, bằng việc áp đặt vơ lực trên mọi người: chúng ta cũng muốn Chúa Kitô ra tay quyền phép và lập tức biến đổi thế giới; nhưng Chúa Giêsu lại tỏ ra ḿnh là một vị ‘Thiên Chúa phàm nhân’, Đấng đảo ngược những trông đợi của quần chúng, bằng việc đi theo con đường khiêm tốn và khổ đau. Đó là một việc chuyển thay lớn lao mà chúng ta cần phải học biết một lần nữa, ở chỗ, thiên về những niềm mong đợi của chúng ta mà loại bỏ Chúa Giêsu, hay là chấp nhận Chúa Giêsu theo đúng sự thật về sứ vụ của Người mà loại bỏ đi tất cả mọi trông đợi theo kiểu trần gian nữa.

 

Phêrô, con người bốc đồng, không ngần ngại kéo Người sang một bên mà trách cứ Người. Phản ứng của Chúa Giêsu đă hủy hoại đi tất cả mọi trông đợi sai lầm, kêu gọi ngài hăy hoán cải và theo Người: ‘Đồ Satan, hăy xéo đi! V́ ngươi không thuộc về Thiên Chúa mà thuộc về con người’ (Mk 8:33). Đừng có mà chỉ cho Thày đường đi nước bước, Thày theo đường lối của Thày và con hăy bước đi theo Thày.

 

Thế là Thánh Phêrô đă biết được thế nào là thực sự theo Chúa Giêsu. Đó là lời kêu gọi thứ hai, như Abraham trong Sáng Thế Kư, Đoạn 22, sau Sáng Thế Kư, Đoạn 12. ‘Nếu ai muốn theo Thày th́ hăy từ bỏ chính bản thân ḿnh và hăy vác thập tự giá mà theo Thày. V́ ai mất sự sống ḿnh v́ Thày và v́ Phúc Âm sẽ giữa được nó’ (Mk 8:34-35). Đó là qui luật đ̣i hỏi trong việc theo Người: cần phải từ bỏ chính bản thân ḿnh, nếu cần, cả thế gian nữa để giữ lấy những giá trị chân thực, để cứu lấy linh hồn, để giữ được sự hiện diện của Thiên Chúa trên thế gian (x Mk 8:36-37). Và bất chấp khó khăn, Thánh Phêrô đă chấp nhận lời mời gọi ấy và đă tiếp tục con đường theo bước chân Thày của ngài.

 

Tôi nghĩ rằng những cuộc hoán cải khác nhau ấy của Thánh Phêrô và toàn thể việc tính toán của ngài là một động lực an ủi lớn lao mà là một bài học quan trọng cho chúng ta. Chúng ta cũng ước mong Thiên Chúa, chúng ta cũng muốn sống quảng đại, thế nhưng chúng ta mong Thiên Chúa trở nên oai hùng trên thế gian này và muốn rằng Người biến đổi thế gian ngay tức khắc, theo ư nghĩ của chúng ta cũng như theo nhu cầu chúng ta cảm thấy cần thiết.

 

Thiên Chúa đă chọn lựa đường lối khác. Thiên Chúa đă chọn đường lối biến đổi tâm can bằng khổ đau và khiêm tốn. Và chúng ta, như Thánh Phêrô, hằng phải hoán cải. Chúng ta cần phải theo Chúa Giêsu chứ đừng đi trước Người. Người tỏ cho chúng ta đường đi nước bước. Thánh Phêrô đă nói với chúng ta rằng: Anh chị em nghĩ rằng anh chị em có phương cách và anh chị em cần phải biến đổi Kitô Giáo, thế nhưng Chúa Kitô là Đấng biết đâu là đường lối. Chính Người nói với tôi, Đấng nói cùng anh chị em đây rằng ‘Hăy theo Thày!’ Và chúng ta cần phải can đảm và khiêm tốn theo Chúa Giêsu, v́ Người là đường, là sự thật và là sự sống.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/5/2006 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong các buổi giáo lư này chúng ta đang suy niệm về Giáo Hội. Chúng ta đă nói rằng Giáo Hội sống trong dân và v́ thế ở buổi giáo lư vừa rồi chúng ta đă bắt đầu suy niệm về h́nh ảnh của từng vị tông đồ, bắt đầu là Thánh Phêrô. Chúng ta đă thấy được hai giai đoạn quyết liệt nơi đời sống của ngài, đó là giai đoạn ngài được kêu gọi trên bờ Hồ Galilêa, sau đó là đoạn ngài tuyên xưng đức tin: ‘Thày là Đức Kitô, là Đấng Thiên Sai’. Một lời tuyên xưng, như chúng ta đă nói, vẫn c̣n thiếu, dù khai mở nhưng mới sơ khởi.

 

Thánh Phêrô đă thực hiện một cuộc hành tŕnh theo đuổi. Bởi thế mà việc tuyên xưng sơ khởi này tự bản chất, giống như một hạt giống, chất chứa đức tin mai hậu của Giáo Hội. Hôm nay, chúng ta muốn xét tới hai biến cố khác nơi đời sống của Thánh Phêrô, đó là biến cố bánh hóa nhiều. Chúng ta vừa nghe trong đoạn về việc Chúa Kitô hỏi và Thánh Phêrô trả lời, rồi tới đoạn Chúa Kitô gọi Thánh Phêrô trở thành vị mục tử chăn dắt Giáo Hội hoàn vũ.

 

Chúng ta bắt đầu với biến cố hóa bánh ra nhiều. Anh chị em biết rằng dân chúng đă nghe Chúa giảng mấy tiếng đồng hồ. Cuối cùng Chúa Giêsu nói rằng họ meat rồi, họ đói rồi, chúng ta cần phải cho họ một cái ǵ đó bỏ bụng. Các vị tông đồ hỏi Người phải làm cách nào? Và Anrê là người anh em của Phêrô đă tŕnh cho Chúa Giêsu biết có một bé trai mang theo năm ổ bánh và hai con cá. Thế nhưng, các tông đồ ngẫm nghĩ rằng bằng ấy th́ có nghĩa ǵ đối với một con số quá đông dân chúng như vậy?

 

Bấy giờ Chúa Kitô đă bảo dân chúng ngồi xuống và cho phân phát năm ổ bánh và hai con cá. Và tất cả đều no nê. Chưa hết, Chúa Kitô đă yêu cầu các tông đồ, trong đó có Phêrô, hăy thu những mẩu bánh vụn c̣n dư, đó là 12 thúng bánh (x Jn 12-13). Sau đó, dân chúng, thấy được phép lạ này, một phép lạ như thể tái diễn thứ tân ‘manna’ rất được trông đợi, thứ bánh trời ban, muốn tôn Người làm vua.

 

Thế nhưng Chúa Giêsu đă không chấp nhận điều ấy và đă lên núi cầu nguyện một ḿnh. Ngày hôm sau, ở bờ hồ bên kia, trong hội đường ở Capernaum, Chúa Giêsu đă giải thích phép lạ này – không theo chiều hướng vương quyền đối với dân Yến Duyên với một quyền lực của thế giới này như cách thức được dân chúng mong đợi, mà là theo ư nghĩa của việc ban tặng bản thân ḿnh: ‘Bánh Tôi sẽ ban cho thế gian sự sống là thịt của Tôi’ (Jn 6:51). Chúa Giêsu đă loan báo thập giá và với thập giá việc thực sự hóa bánh ra nhiều, bánh Thánh Thể – đường lối làm vua hoàn toàn mới của Người, một đường lối hoàn toàn khác với những ǵ dân chúng mong đợi.

 

Chúng ta có thể hiểu rằng những lời này của Vị Sư Phụ ấy – vị không muốn thực hiện việc hóa bánh ra nhiều hằng ngày, vị không muốn cống hiến cho Yến Duyên một thứ quyền lực của thế giới này – thực sự là những ǵ khó nghe, thậm chí bất khả chấp nhận đối với dân chúng. ‘Ban thịt của Người’ – nghĩa là ǵ vậy? Thậm chí đối với cả các môn đệ th́ những điều Chúa Giêsu nói vào lúc ấy đều là những ǵ bất khả chấp. Đối với ḷng của chúng ta, với tâm thức của chúng ta, th́ đó đă là và đang là những lời ‘khó nghe’ gây thử thách đức tin (x Jn 6:60). Nhiều môn đệ đă rút lui. Họ muốn người nào đó phải thực sự canh tân nước Yến Duyên, dân tộc Yến Duyên, chứ không phải là người nói rằng: ‘Tôi ban thịt Tôi’.

 

Chúng ta có thể nghĩ rằng những lời lẽ của Chúa Giêsu cũng khó nghe đối với cả Phêrô nữa, vị ở Caesarea Philiphi đă cự lại lời tiên báo về thập giá. Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu hỏi 12 Vị: ‘Các con có muốn bỏ đi hay chăng?’, Phêrô liền bộc phát phản ứng theo ḷng quảng đại của ḿnh được tác động bởi Thánh Linh. Nhân danh tất cả mọi người, ngài đă đáp lại bằng những lời nói bất hủ, những lời lẽ cũng của cả chúng ta nữa: ‘Lạy Chúa, chúng con c̣n biết theo ai nữa đây? Thày có những lời ban sự sống đời đời; và chúng con tin tưởng và nhận biết rằng Thày là Đấng Thánh của Thiên Chúa’ (x Jn 6:66-69).

 

Ở đây, cũng như ở Caesarea, Phêrô đột khởi những lời lẽ tuyên xưng niềm tin Kitô học của Giáo Hội và cũng trở nên tiếng nói của các vị tông đồ khác cũng như của tín hữu qua mọi thời đại. Điều này không có nghĩa là ngài đă hiểu được mầu nhiệm của Chúa Kitô một cách sâu xa. Đức tin của ngài vẫn c̣n là một đức tin sơ khởi, một đức tin hành tŕnh. Nó sẽ đi đến chỗ thực sự viên trọn chỉ nhờ cảm nghiệm các biến cố vượt qua mà thôi.

 

Thế nhưng, tuy đă là đức tin, cởi mở trước một thực tại cao cả hơn – cởi mở, trước hết là v́ nó không phải là tin tưởng vào một điều ǵ đó mà là tin tưởng vào Một Đấng Nào Đó: vào Người là Đức Kitô. Bởi vậy mà đức tin của chúng ta cũng chỉ là một đức tin sơ khởi và chúng ta cần phải trải qua một cuộc hành tŕnh dài. Tuy nhiên, vấn đề thiết yếu đó là một đức tin cởi mở để được Chúa Giêsu hướng dẫn, v́ Người chẳng những biết đâu là dường lối mà chính Người c̣n là đường lối nữa.

 

Tuy nhiên, ḷng hăng say quảng đại của Phêrô vẫn không phải là những ǵ bảo vệ ngài khỏi những hiểm nguy liên quan tới nỗi yếu hèn của con người. Đó là những ǵ chúng ta cũng cần phải nhận thấy nơi cuộc sống của chúng ta. Phêrô đă hăng say theo Chúa Giêsu; ngài đă vượt qua cuộc thử thách đức tin, bằng cách phó ḿnh cho Người. Thế nhưng có lúc ngài cũng tỏ ra sợ hăi và sa ngă, ở chỗ ngài đă phản bội Thày (x Mk 14:66-72). Học đường của đức tin không phải là một cuộc diễn hành chiến thắng, mà là một cuộc hành tŕnh rải rắc những khổ đau và yêu thương, những thử thách và ḷng trung thành, là những ǵ được tái diễn hằng ngày.

 

Phêrô, người đă hứa tuyệt đối trung thành, đă cảm thấy sót xa và nhục nhă của việc chối Thày: Tính cao ngạo đă biết khiêm tốn trước cái giá phải trả của ngài. Cả Phêrô nữa cũng phải biết rằng ngài là một con người yếu đuối và cần được thứ tha. Khi chiếc mặt nạ cuối cùng bị rơi xuống, và ngài hiểu được sự thật về tấm ḷng yếu hèn của một tội nhân tin tưởng như ngài th́ ngài đă tuôn ra những giọt lệ giải thoát của ḷng thống hối ăn năn. Sau việc than khóc này, bấy giờ ngài mời sẵn sàng thực hiện sứ mệnh của ngài.

 

Vào một buổi sáng mùa xuân, sứ mệnh này được Chúa Giêsu phục sinh kư thác cho ngài. Cuộc gặp gỡ xẩy ra trên bờ Hồ Tiberia. Chính Thánh Kư Gioan nhắc tới cuộc đối thoại xẩy ra trong hoàn cảnh đó giữa Chúa Giêsu và Phêrô. Người ta nhận thấy có một cái ǵ đó rất ư là ư nghĩa nơi vấn đề ngôn từ ở đây. Theo Hy Lạp th́ chữ ‘filéo’ bày tỏ t́nh yêu thân hữu, dịu dàng nhưng không hoàn toàn, trong khi đó chữ ‘agapáo’ nghĩa là yêu thương không tiếc xót, trọn vẹn và vô tư.

 

Chúa Giêsu hỏi Phêrô lần đầu tiên rằng: ‘Hỡi Simon… con có yêu mến Thày hay chăng (‘agapâs-me’)’ bằng t́nh yêu trọn vẹn và vô tư này (x Jn 21:15)? Trước cảm nghiệm của việc phản bội, vị tông đồ này đáng lẽ đă phải thưa rằng ‘Con yêu mến Thày (‘agapô-se’) một cách vô tư’. Thế mà ngài đă cảm thấy cái buồn đau của việc bất trung, cái thảm trạng của nỗi yếu hèn của ḿnh, ngài đă khiêm nhượng thưa: ‘Lậy Thày, tôi yêu mến Thày (‘filô-se’)’, tức là ‘con yêu mến Thày bằng một t́nh yêu nhân loại yếu hèn’. Chúa Kitô nhấn mạnh: ‘Simon, con có yêu mến Thày với tất cả t́nh yêu mà Thày mong muốn hay chăng?’ Và Phêrô đă lập lại câu trả lời bằng t́nh yêu nhân loại hèn kém của ḿnh rằng: ‘Kyrie, filô-se’ – ‘Lạy Thày, con yêu mến Thày như con biết làm thế nào để mến yêu’.

 

Lần thứ ba Chúa Giêsu chỉ nói với Phêrô rằng: ‘Filei^s-me?’ – ‘Con có yêu mến Thày hay chăng?’ Simon hiểu được rằng đối với Chúa Giêsu th́ t́nh yêu hèn yếu của ngài, một t́nh yêu duy nhất ngài có thể th́ vẫn không đủ, nên ngài đă cảm thấy buồn là Chúa Kitô đă phải nói tới t́nh yêu này với ngài như thế. Bởi vậy, ngài đă đáp rằng: ‘Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi sự; Chúa biết rằng con yêu mến Chúa (‘filiô-se’)’.

 

Dường như Chúa Giêsu đă phải thích ứng ḿnh với Phêrô hơn là Phêrô thích ứng ngài với Chúa Giêsu! Chính v́ cuộc thích ứng thần linh này là những ǵ đă làm cho người môn đệ này cảm thấy hy vọng, người đă cảm thấy được nỗi khổ đau của sự bất trung. Từ đó đă xuất phát ḷng tin tưởng làm cho ngài có thể theo đuổi cho tới cùng: ‘Người nói điều này để cho thấy rằng ngài sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Và sau khi nói như vậy th́ Người nói cùng ngài rằng: Hăy theo Thày’ (Jn 21:19).

 

Từ lúc ấy, Phêrô ‘đă theo” Thày với một ư thức tỏ tường về nỗi yếu hèn của ḿnh; thế nhưng cái nhận thức này không khiến cho ngài cảm thất thất đảm. Ngài thực sự biết rằng ngài có thể cậy dựa vào sự hiện diện của Đấng Phục Sinh ở bên ngài. Từ ḷng nhiệt thành chân chất của việc gắn bó nguyên khởi này, nhờ cảm nghiệm đau thương của việc chối Thày và nước mắt của ḷng thống hối, Phêrô đă đi đến chỗ phó ḿnh cho Chúa Giêsu là Đấng đă thích ứng ḿnh với khả năng yêu thương hèn kém của ngài. Nên Người cũng tỏ cho chúng ta thấy đường đi nước bước bất chấp tất cả những nỗi yếu hèn của chúng ta.

 

Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đă thích ứng bản thân Người với nỗi yếu hèn của chúng ta. Chúng ta theo Người, bằng khả năng thấp kém của chúng ta trong việc yêu mến và chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là Đấng nhân lành và Người chấp nhận chúng ta. Cuộc hành tŕnh dài này đối với Phêrô đă làm cho ngài trở thành một chứng nhân sáng giá, thành ‘tảng đá’ của Giáo Hội, liên lỉ cởi mở trước tác động của Thần Linh Chúa Giêsu. Phêrô cho thấy ḿnh là ‘chứng nhân những khổ đau của Chúa Kitô và là tham dự viên với vinh quang tỏ hiện’ (1Pt 5:1).

 

Khi ngài viết những lời này th́ ngài đă già, đă tiến đến giai đoạn cuối đời của ngài, một giai đoạn ngài được niêm ấn bằng cuộc tử đạo. Bấy giờ ngài mới có thể diễn tả niềm vui đích thực và cho thấy niềm vui này có thể chiếm được ở nơi đâu: Nguồn mạch của niềm tin này đó là Chúa Kitô được tin tưởng và yêu mến bằng niềm tin tưởng yếu kém song chân thành của chúng ta, cho dù nỗi mỏng ḍn của chúng ta. Đó là lư do tại sao ngài viết cho các Kitô hữu của cộng đồng ngài, và ngài cũng nói như thế với cả chúng ta nữa: ‘Không thấy Người nhưng anh chị em vẫn yêu mến Người; cho dù anh chị em giờ đây không trông thấy Người anh chị em vẫn tin tưởng nơi Người và hân hoan bằng một niềm vui khôn tả hỉ hoan. Anh chị em đạt tới phần rỗi của linh hồn của ḿnh như thành quả đức tin của anh chị em’ (1Pt 1:8-9).


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/5/2006

 

 

Phêrô là Đá Chúa Kitô thiết lập Giáo Hội

 

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Chúng ta tái tiếp tục loạt bài giáo lư hằng tuần được bắt đầu từ mùa xuân năm nay. Trong bài vừa rồi, hai tuần trước đây, tôi đă nói về Thánh Phêrô như là vị đệ nhất tông đồ. Hôm nay, chúng ta trở lại một lần nữa về nhân vật cao cả và quan trọng này của Giáo Hội. Thánh Kư Gioan, khi tŕnh thuật cuộc gặp gỡ đầu tiên với Simon là người anh em của Anrê, đă đề cập đến một chi tiết đặc biệt, đó là: ‘Chúa Giêsu nhín anh mà nói: Con là Simon, con Gioan; con sẽ được gọi là Cephas – được chuyển dịch là Phêrô’ (1:42). Chúa Giêsu thường không đổi tên các môn đệ của ḿnh.

 

Ngoài trường hợp tên hiệu ‘con sấm sét’ được Người nói với các con của Zebedee trong một hoàn cảnh đặc biệt (x Mk 3:17), nhưng sau đó Người không dùng nữa, Người không bao giờ ghép một tên mới nào cho một người nào trong thành phần môn đệ của Người. Tuy nhiên, Người lại làm như thế với Simon, gọi ngài là Cephas, một tên gọi sau đó được chuyển dịch sang tiếng Hy Lạp là ‘Petros’, sang tiếng Latinh là ‘Petrus’. Nó được chuyển dịch chính xác v́ nó không phải chỉ là một danh xưng; bởi thế nó là một ‘sứ vụ’ Petrus lănh nhận từ Chúa Kitô. Danh xưng mới ‘Petrus’ c̣n được trở lại một số lần nữa trong các Phúc Âm và sẽ được chấm dứt bằng việc thay thế tên gọi nguyên thủy Simon của ngài.

 

Chi tiết này có một tầm quan trọng đặc biệt nếu để ư là, ở Cựu Ước, hễ xẩy ra việc đổi tên thường là loan báo việc ban bố một sứ vụ nào đó (x Gen 17:5, 32:28ff, v.v.). Thật thế, ư muốn của Chúa Kitô trong việc qui cho Thánh Phêrô một vị thế nổi bật đặc biệt trong tông đồ đoàn là những ǵ được biểu lộ qua nhiều mấu chốt: chẳng hạn như tại Capernaum, Thày đă ở lại nhà của Phêrô (Mk 1:29); khi dân chúng xô lấn Người trên bờ Hồ Gennesaret, giữa hai chiếc thuyền bỏ neo, Chúa Giêsu đă chọn chiếc của Simon (Lk 5:3); đặc biệt là những trường hợp Chúa Giêsu đi với nhóm 3 môn đệ th́ Phêrô bao giờ cũng được nhắc đến đầu tiên trong nhóm 3 người này. Những trường hợp này đă xẩy ra nơi việc hồi sinh cho đứa con gái của ông từ Jairus (x Mk 5:37; Lk 8:51), trong cuộc Biến H́nh (x Mk 9:2; Mt 17:1; Lk 9:28), và sau hết trong cuộc thuống khổ ở Vườn Gethsemane (x Mk 14:33; Mt 16:37).

 

Những nhân viên thu thuế cho Đền Thờ đặt vấn đề với Phêrô và Thày đă trả thuế cho chính Người và cho Phêrô, và chỉ cho một ḿnh Phêrô thôi (x Mt 17:24-27); ngài là người đầu tiên được Chúa Giêsu rửa chân trong Bữa Tiệc Ly (x Jn 13:6) và Người cầu nguyện chỉ cho một ḿnh ngài để đức tin của ngài khỏi bị lung lạc cũng như để nhờ vậy sau này ngài mới có thể kiên cường đức tin của các môn đệ khác (x Lk 22:30-31).

 

Về phần ḿnh, chính bản thân Thánh Phêrô nhận thấy được vai tṛ quan trọng của ḿnh. Ngài là vị thường nói nhân danh những vị khác, xin giải thích về dụ ngôn khó hiểu (Mt 15:15), hay hỏi về ư nghĩa đích thực của một chỉ thị (x Mt 18:21), hoặc hỏi về một lời chính thức hứa hẹn bù đắp từ Tháy (Mt 19:27). Đặc biệt ngài là một người khắc phục cái lung túng vụng về nơi một số trường hợp khi thay cho tất cả nhào vô can thiệp.

 

Chẳng hạn như khi Chúa Giêsu, cảm thấy sầu buồn trước việc dân chúng không hiểu về bài giảng của Người liên quan đến ‘bánh sự sống’, đă hỏi: ‘Các con cũng có muốn bỏ Thày mà đi hay chăng?’. Thánh Phêrô đă dứt khoát trả lời rằng: ‘Thưa Thày, chúng con c̣n biết theo ai? Thày có những lời sự sống đời đời’ (Jn 6:67-69). Bởi thế, Chúa Giêsu mới long trọng tuyên bố một lần vĩnh viễn về vai tṛ của Phêrô trong Giáo Hội: ‘Vậy Thày nói cùng con rằng, Con là Đá, và trên đá này Thày sẽ xây giáo hội của Thày, dù cửa hỏa ngục cũng sẽ không thể nào thắng nổi. Thày sẽ trao cho con ch́a khóa nước trời. Những ǵ con cầm buộc dưới thế th́ cũng bị cầm buộc trên trời; những ǵ con tháo gỡ dưới đất th́ trên trời cũng tháo gỡ’ (Mt 16:18-19).

 

Có 3 ngụ từ được Chúa Giêsu sử dụng là những ǵ tự chúng rất sáng tỏ: Phêrô sẽ là nền đá cho việc dựng xây Giáo Hội; ngài sẽ sẽ giữ ch́a khóa nước trời để đóng mở cho những ai được ngài nghĩ là thích đáng; sau hết ngài có thể cầm buôc hay tháo gỡ, tức là có thể thiết lập hay cấm đoán những ǵ ngài coi là cần thiết cho đời sống của Giáo Hội, một Giáo Hội là và măi tiếp tục là của Chúa Kitô. Giáo Hội bao giờ cũng là Giáo Hội của Chúa Kitô chứ không phải của Phêrô. Người diễn tả bằng những h́nh ảnh dẻo dai về những ǵ sau này được hiểu là ‘thượng quyền tài phán’.

 

Vai tṛ thượng thặng Chúa Giêsu muốn trao cho Phêrô c̣n được thấy sau cả cuộc phục sinh của Người nữa: Chúa Giêsu nói với các bà về thông báo cùng Phêrô, nhắm đến một ḿnh ngài trong số tất cả các tông đồ khác (x Mk 16:7); Mai Đệ Liên chạy về t́m ngài và Gioan để nói cho hai vị rằng viên đá đă được lăn ra khỏi cửa mồ (x Jn 20:2) và Gioan để cho ngài vào trước khi các vị đến ngôi mộ trống (x Jn 20:4-6); sau đó, trong số các tông đồ, Phêrô là nhân chứng đầu tiên về việc hiện ra của Đấng Phục Sinh (x Lk 24:34; 1Cor 15:5).

 

Vai tṛ này, một vai tṛ được dứt khoát nhấn mạnh (x Jn 20:3-10), là những ǵ đánh dấu tính cách liên tục giữa vai tṛ thượng thặng của ngài trong nhóm tông đồ cũng như tính cách thượng thặng do ngài tiếp tục nắm giữ trong một cộng đồng được hạ sinh bởi các biến cố vượt qua, như được chứng thực ở Sách Tông Vụ (cf. 1:15-26; 2:14-40; 3:12-26; 4:8-12; 5:1-11,29; 8:14-17; 10; etc.). Việc hành sử của ngài được coi là quyết liệt đến nỗi nó trở thành đối tượng cho việc tuân giữ cũng như cho việc b́nh phẩm (x Acts 11:1-18; Gal 2:11-14).

 

Trong một công đồng được gọi là Công Đồng Giêrusalem, Phêrô thi hành một phận sự hành sử (x Acts 15 và Gal 2:1-10), và chính v́ sự kiện làm chứng cho đức tin chân chính mà ngài được đích thân Thánh Phaolô nh́n nhận nơi ngài một thứ vai tṛ ‘đệ nhất’ (x 1Cor 15:5; Gal 1:18,2:7ff v.v.). Ngoài ra, sự kiện có một số đoạn chính liên quan tới Phêrô có thể được đặt trong bối cảnh của Bữa Tiệc Ly là bữa trong đó Chúa Giêsu trao cho Phêrô thừa tác vụ làm kiên cường anh em ḿnh (x Lk 22:31ff), cho thấy làm sao Giáo Hội, một Giáo Hội được hạ sinh từ chỗ tưởng niệm cuộc vượt qua ở việc cử hành Thánh Thể, một trong những yếu tố xây dựng của ḿnh nơi thừa tác vụ được ủy thác cho Phêrô.

 

Bối cảnh về vai tṛ thượng quyền của Thánh Phêrô trong Bữa Tiệc Ly, ở vào lúc thiết lập Thánh Thể, Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, cũng cho thấy ư nghĩa tối hậu của vai tṛ thượng quyền này: Qua tất cả mọi thời đại, Phêrô phải là vị bảo quan mối hiệp thông với Chúa Kitô; ngài phải hướng dẫn vào mối hiệp thông với Chúa Kitô, để lưới không bị rách song bảo tŕ được mối đại hiệp thông hoàn vũ. Chí bao giờ cùng nhau chúng ta mới có thể ở với Chúa Kitô, Đấng là Chúa của tất cả mọi người. Trách nhiệm của Thánh Phêrô bởi thế bao gồm việc bảo toàn mối hiệp thông với Chúa Kitô bằng đức ái của Chúa Kitô, hướng dẫn việc hiện thực hóa đức ái này trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta hăy cầu nguyện để vai tṛ thượng quyền của Thánh Phêrô, một vai tṛ được trao phó cho những con người nghèo hèn, luôn được thực thi theo ư nghĩa nguyên thủy như Chúa Kitô mong muốn, hầu ư nghĩa thực sự của nó càng được nh́n nhận hơn nơi những người anh chị em chưa hiệp thông với chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/6/2006

 

 

"Trách nhiệm Chúa Giêsu trao cho Thánh Phêrô được bắt nguồn nơi mối liên hệ riêng tư mà Chúa Giêsu của lịch sử có được với Simon viên đánh cá"

 

ĐTC Biển Đức XVI – Bài Giảng cho Thánh Lễ Trọng Thánh Phêrô và Phaolô 29/6/2007 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chiều hôm qua, tôi đă đến Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, nơi tôi đă cử hành Giờ Kinh Tối đầu cho Lễ Trọng Thánh Phêrô và Phaolô hôm nay. Ngoài ra, tại mộ của Vị Tông Đồ Dân Ngoại, tôi đă đến kính viếng để tưởng nhớ đến ngài, và đă thông báo Năm Thánh Phaolô, nhân dịp hai ngàn năm sinh nhật của ngài, sẽ được cử hành từ 28/6/2008 tới 29/6/2009.

 

Sáng nay, theo truyền thống, chúng ta qui tụ chung quang ngôi mộ của Thánh Phêrô…. (ĐTC ngỏ lời chào 2 đoạn ngắn tới một số vị đặc biệt trong dịp này).

 

Lễ hôm nay cống hiến cho tôi cơ hội để một lần nữa suy niệm về lần tuyên xưng của Thánh Phêrô, một giây phút quyết liệt nơi cuộc hành tŕnh của thành phần môn đệ ở với Chúa Giêsu. Bộ Phúc Âm Nhất Lăm thuật lại rằng việc tuyên xưng này xẩy ra ở địa hạt Caesarea Philippi (cf. Mt 16: 13-20; Mk 8: 27-30; Lk 9: 18-22).

 

Về phần ḿnh, Thánh Kư Gioan thuật lại cho chúng ta thấy một lần tuyên xưng quan trọng khác của Thánh Phêrô, sau phép lạ hóa bánh ra nhiều và Bài Giảng của Chúa Giêsu ở Hội Đường Capernaum (cf. Jn 6: 66-70). Thánh Mathêu, trong đoạn vừa được công bố, thuật lại việc Chúa Giêsu ghép biệt hiệu Cephas là “Đá” cho Simon. Chúa Giêsu nói rằng Người muốn xây dựng Giáo Hội của Người “trên đá này”, và theo đó, đă trao cho Phêrô quyền tháo cởi (cf. Mt 16: 17-19). Từ những tŕnh thuật này chúng ta rơ ràng thấy được rằng việc tuyên xưng của Thánh Phêrô bất khả tách biệt khỏi trách nhiệm mục vụ của ngài đối với đàn chiên của Chúa Kitô được kư thác cho ngài.

 

Theo tất cả các vị thánh kư th́ việc tuyên xưng của Simon xẩy ra vào lúc quan trọng trong đời sống của Chúa Giêsu, khi mà, sau khi giảng dạy ở Galilêa, Người cương quyết khởi hành lên Gia Liêm để hoàn tất sứ vụ cứu độ của Người bằng cái chết trên Thập Giá và Cuộc Phục Sinh của Người.

 

Các môn đệ đều được tham dự vào quyết định này: Chúa Giêsu đă mời gọi các vị hăy thực hiện một sự chọn lựa làm cho các vị khác biệt hẳn với quần chúng để trở thành một cộng đồng của những ai tin tưởng vào Người, trở thành “gia đ́nh” của Người, thành khởi điểm cho Giáo Hội.

 

Thật vậy, có hai cách “thấy” và “biết” Chúa Giêsu: cách thứ nhất – cách của đám đông – th́ nông nổi hơn; c̣n cách kia – cách của các vị môn đệ – th́ thấu nhập và đích đáng hơn. Bằng câu hỏi lưỡng diện của ḿnh “Dân chúng nói ǵ?” và các con nói Thày là ai?”, Chúa Giêsu đă mời gọi các vị môn đệ này hăy ư thức về quan điểm khác biệt ấy.

 

Dân chúng nghĩ rằng Chúa Giêsu là một vị tiên tri. Điều ấy không có ǵ là sai trái, nhưng vẫn chưa đầy đủ; vẫn chưa thích đáng. Thật vậy, nó là một vấn đề cần phải đào sâu, vấn đề nhận biết cái đặc thù về con người của Chúa Giêsu Nazarét cũng như cái mới mẻ của Người.

 

Điều ấy vẫn c̣n như thế ở ngày hôm nay đây: nhiều người đến gần Chúa Giêsu, có thể nói là, từ bên ngoài. Các vị đại học giả công nhận tầm vóc thiêng liêng và luân lư của Người, cũng như ảnh hưởng của Người nơi lịch sử nhân loại, so sánh với Phật Tổ, với Khổng Tử, với Socrates cũng như với các nhân vật khôn ngoan quan trọng khác trong lịch sử.

 

Tuy nhiên, họ không thể nhận ra cái đặc thù chuyên biệt của Người. Chúng ta nghĩ tới điều Chúa Giêsu nói với tông đồ Philip ở Bữa Tiệc Ly, đó là: “Philip ơi, Thày hằng ở cùng các con bấy lâu mà các con chưa biết Thày hay sao?” (Jn 14:9).

 

Chúa Giêsu cũng thường được coi như là một trong những vị đại sáng lập tôn giáo, nhờ đó mọi người mới có được một điều ǵ đó để xác tín. Cả ngày nay nữa, “dân chúng” có những ư nghĩ khác nhau về Chúa Giêsu, như họ xưa kia. Và như Người đă làm bấy giờ, Chúa Giêsu cũng lập lại câu hỏi này với chúng ta là thành phần môn đệ của Người ngày nay: “C̣n chúng con cho rằng Thày là ai?”

 

Chúng ta chấp nhận câu trả lời của Thánh Phêrô. Theo Phúc Âm Thánh Marcô th́ ngài thưa rằng: “Thày là Đức Kitô” (8:29); nơi Thánh Lucia th́ câu khẳng định là: “Đức Kitô của Thiên Chúa” (9:20); nơi Thánh Mathêu th́ câu đáp: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (16:16); sau hết nơi Thánh Gioan: “Thày là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Đó là tất cả những câu trả lời đúng cho cả chúng ta nữa.

 

Chúng ta hăy đặc biệt suy niệm đoạn văn của Thánh Mathêu được trích đọc cho phụng vụ hôm nay.

 

Theo một số chuyên gia th́ công thức này xuất hiện ở đó bao hàm cái bối cảnh hậu Phục Sinh và thậm chí có thể liên quan tới việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra riêng với Thánh Phêrô, một cuộc hiện ra tương tự như Thánh Phaolô đă trải qua trên đường đi Damascus.

 

Thật vậy, trách nhiệm Chúa Giêsu trao cho Thánh Phêrô được bắt nguồn nơi mối liên hệ riêng tư mà Chúa Giêsu của lịch sử có được với Simon viên đánh cá, từ lần Người gặp gỡ anh ta lần đầu tiên khi Người phán cùng a nh rằng: “Ngươi là Simon… Ngươi sẽ được gọi là Cephas (tức là Phêrô)” (Jn 1:42). Thánh kư Gioan nhấn mạnh nó, vị cũng là một tay đánh cá và là một đồng nghiệp, cùng với người anh em Giacôbê, với hai anh em Simon và Anrê. Chúa Giêsu là Đấng đă gọi Saulê sau khi Phục Sinh cũng là Giêsu – vẫn c̣n trong gịng lịch sử – sau phép rửa của Người ở sông Dược Đăng đă tiến đến với 4 tay đánh cá bấy giờ đang là môn đệ của Thánh Gioan tẩy Giả (x Jn 1:35-42).

 

Người đă t́m kiếm họ trên bờ Hồ Galilêa và đă gọi họ theo Người, trở nên “những tay đánh cá người” (x Mk 1:16-20). Đoàn Người kư thác cho Thánh Phêrô một công việc đặc biệt, như thế, nh́n nhận nơi ngài một tặng ân đức tin đặc biệt được Cha trên trời ban cho. Dĩ nhiên, tất cả những điều ấy đều được sáng tỏ bởi cảm nghiệm Vượt Qua, song bao giờ cũng vẫn mạnh mẽ bắt nguồn từ những biến cố lịch sử trước Phục Sinh.

 

Vai tṛ sánh vai giữa Thánh Phêrô và Phaolô không thể làm suy giảm tầm quan trọng của cuộc hành tŕnh lịch sử của Simon với Thày và Chúa, Đấng từ ban đầu đă gán cho ngài đặc tính của “tảng đá” là nơi trên đó Người có ư xây dựng cộng đồng mới của Người là Giáo Hội.

 

Ở các Phúc Âm Nhất Lăm th́ việc tuyên xưng của Thánh Phêrô bao giờ cũng được kèm theo bằng lời loan báo của Chúa Giêsu về Cuộc Khổ Nạn sắp xẩy ra của Người. Thánh Phêrô đă phản ứng trước lời loan báo này, v́ ngài chưa có thể hiểu nổi. Tuy nhiên, đó là một yếu tố quan trọng được Chúa Giêsu nhấn mạnh. Thật vậy, các danh xưng Thánh Phêrô qui cho Người – Thày là “Đức Kitô”, “Đức Kitô của Thiên Chúa”, “Con Thiên Chúa hằng sống” – chỉ có thể hiểu được một cách thích đáng theo chiều hướng mầu nhiệm tử nạn và Phục Sinh của Người.

 

Và ngược lại cũng đúng nữa, ở chỗ, biến cố Thập Giá cho thấy cái ư nghĩa trọn vẹn của ḿnh chỉ khi nào “con người” chịu đau khổ và chết đi trên Thập Giá này mới “thực sự là Con Thiên Chúa”, như những lời của vị bách quan thốt ra khi ông đứng trước Chúa Kitô Tử Giá (x Mk 15:39). Những đoạn này rơ ràng cho thấy rằng tính chất nguyên tuyền của đức tin Kitô Giáo xuất phát từ lời tuyên xưng của Thánh Phêrô, lời tuyên xưng được sáng soi bởi giáo huấn của Chúa Giêsu trên “đường” tới vinh quang của Người, tức là, trên con đường hoàn toàn đặc thù của Người, là Đấng Thiên Sai và là Con Thiên Chúa.

 

Chính “con đường” hẹp này, một “cách thức” kinh hoàng đối với thành phần môn đệ ở hết mọi thời đại, thành phần không thể không nghĩ theo chiều hướng con người hơn là Thiên Chúa (x Mt 16:23).

 

Cả ngày nay nữa, như vào thời của Chúa Giêsu, không đủ để có được một lời tuyên xưng đức tin thích đáng: vấn đề ở đây là bao giờ cũng cần phải học biết thêm từ Chúa Kitô đường lối thực sự Người là Đấng Cứu Thế và là con đường chúng ta cần phải tiến bước theo Người. Thật vậy, chúng ta cần phải nhận thấy rằng ngay cả đối với thành phần tín hữu th́ Thập Giá bao giờ cũng là những ǵ khó chấp nhận.

 

Bản năng thúc đẩy con người tránh né nó và tên cám dỗ dẫn con người đến chỗ tin rằng khôn ngoan là ở chỗ quan tâm tới việc cứu lấy ḿnh hơn là đánh mất sự sống của ḿnh bằng việc trung thành với t́nh yêu, trung thành với Con Thiên Chúa làm  người. Các con nói Thày là ai? Điều ǵ được thành phần Chúa Giêsu nói với cảm thấy khó chấp nhận? Những ǵ vẫn khó khăn đối với nhiều người th́ cũng khó trong thời đại của chúng ta hay sao?

 

Thật là khó chấp nhận khi Người cho Người chẳng những là một trong những vị tiên tri mà c̣n là Con Thiên Chúa, và Người đă tự nhận cho ḿnh quyền bính riêng của Thiên Chúa nữa.

 

Lắng nghe Người giảng dạy, nh́n thấy  Người chữa bệnh nhân, truyền bá phúc âm hóa cho thành phần thấp hèn và  nghèo khó, cùng hóa giải tội nhân, từ từ các môn đệ nhận ra rằng Người là Đấng Thiên Sai đúng nghĩa nhất của từ ngữ, tức là một con người chẳng những được Thiên Chúa sai mà là chính Thiên Chúa làm người.

 

Hiển nhiên là tất cả những điều ấy đều vượt trên họ, nó vượt quá khả năng hiểu biết của họ. Họ có thể bày tỏ đức tin của họ bằng những danh hiệu theo truyền thống Do Thái Giáo là “Thiên Sai”, “Con Thiên Chúa”, “Chúa”. Tuy nhiên, để thực sự gắn liền với thực tại này, th́ những danh hiệu ấy cần phải được tái nhận thức một cách nào đó nơi sự thật sâu xa nhất của chúng: Chính Chúa Giêsu đă mạc khải ư nghĩa đích thực của chúng bằng đời sống của Người, bao giờ cũng ngỡ ngàng, thậm chí được coi là ngược ngạo với những quan niệm thông thường.

 

Và chính đức tin của thành phần môn đệ cần phải được thích ứng một cách tiến bộ. Nó trở thành như là một cuộc hành tŕnh được bắt đầu nơi cảm nghiệm về một Đức Giêsu lịch sử, t́m thấy n ền tảng của ḿnh nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua, song tới lúc ấy cần phải tiến triển hơn nữa nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần.

 

Đó cũng là đức tin của Giáo Hội trong gịng lịch sử, đó cũng là đức tin của Kitô hữu chúng ta ngày nay. Được vững chắc dựa vào “tảng đá” Phêrô, nó là một cuộc hành tŕnh hướng tới tầm vóc viên trọn của sự thật mà Tay Đánh Cá Galilêa đă hăng hái tuyên xưng niềm xác tín: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16).

 

Nơi lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô, anh chị em thân mến, chúng ta có thể cảm thấy rằng tất cả chúng ta đều là một, cho dù những chia rẽ đă làm tổn thương đến mối hiệp nhất của Giáo Hội qua các thế kỷ và hậu quả của nó vẫn c̣n tác dụng.

 

Hôm nay, nhân danh hai Thánh Phêrô và Phaolô, chúng ta hăy lập lại, cùng với những người Anh  Em của chúng ta đến từ Constantinople – những vị một lần nữa tôi xin cám ơn về sự hiện diện trong cuộc cử hành này – việc chúng ta dấn thân chấp nhận cho đến cùng ước vọng của Chúa Kitô, Đấng muốn chúng ta hoàn toàn hiệp nhất. Với những v́ Tổng Giám Mục đồng tế, chúng ta hăy chấp nhận tặng ân và trách nhiệm của mối hiệp thông giữa Ṭa Thánh Phêrô và Các Giáo Hội Chủ Yếu được kư thác cho các ngài chăm sóc mục vụ.

 

Xin Thánh Mẫu của Thiên Chúa luôn dẫn dắt chúng ta và hỗ trợ chúng ta bằng lời chuyển cầu của Mẹ: chớ ǵ đức tin không hề xoay chuyển của Mẹ, một đức tin đă bảo tŕ đức tin của Thánh Phêrô và của các vị Tông Đồ khác, tiếp tục nâng đỡ đức tin của các thế hệ Kitô hữu, đức tin của riêng chúng ta: Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, cầu cho chúng con! Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070629_pallio_en.html