Tông Đồ Philiphê

 

 (Loạt bài Giáo Lư về Giáo Hội Hiệp Thông của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vào các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần)

 

 

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Để tiếp tục chấm phá chân dung của các tông đồ khác nhau, như chúng ta đă làm ít tuần lễ vừa rồi, chúng ta hôm nay gặp gỡ tông đồ Philiphê. Trong bản liệt kê 12 vị ngài luôn đứng ở hàng thứ năm (trong Phúc Âm Thánh mathêu 10:3; Mk 3:18; Lk 6:14; Acts 1:13), tức là thuộc thành phần đứng đầu quan trọng.

 

Cho dù tông đồ Philiphê có gốc gác Do Thái, song tên gọi của ngài lại là Hy Lạp, cũng như tên của tông đồ Anrê, một chi tiết cho thấy dấu hiệu nho nhỏ liên quan tới chiều hướng cởi mở về văn hóa là những ǵ không được coi nhẹ. Chi tiết chúng ta có được đây xuất phát từ Phúc Âm Thánh Gioan. Ngài cũng ở cùng một địa điểm với tông đồ Phêrô và Anrê, tức là ở Bethsaida (x Jn 1:44), một tỉnh nhỏ thuộc tứ tỉnh dưới quyền một trong những người con trai của Hêrôđê Cả, người con cũng mang tên Philiphê (x Lk 3:1).

 

Cuốn Phúc Âm thứ bốn viết rằng, sau khi được Chúa Giêsu kêu gọi, Philiphê đến gặp Nathanaen mà nói với Nathanaen rằng: ‘Chúng tôi đă gặp được vị mà Moisen đă viết trong lề luật và các vị tiên tri viết là Giêsu Nazarét, con trai của Giuse’ (Jn 1:45). Trước phản ứng ngờ vực của Nathanaen – ‘Ở Nazarét có ǵ hay đâu?’ – Philiphê vẫn không bỏ cuộc nhưng cương quyết trả lời rằng: ‘Hăy đến mà xem’ (Jn 1:46).

 

Bằng câu trả lời này, cứng cỏi nhưng rơ ràng, Philiphê cho thấy tính chất của một chứng nhân chân thực: Ngài không thỏa măn với việc tŕnh bày lời loan báo này như là một thứ lư thuyết, nhưng bắt người đối diện phải tự suy nghĩ, khi đưa họ vào việc cảm nghiệm lấy những ǵ được loan báo. Chúa Giêsu cũng đă sử dụng những động từ này khi hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả đến hỏi xem Người sống ở đâu: ‘Hăy đến mà xem’ (x Jn 1:38-39).

 

Chúng ta có thể nghĩ rằng Philiphê đặt vấn đề với chúng ta bằng hai động từ này là hai động từ bao hàm một thứ tham phần riêng tư. Ngài cũng nói với chúng ta những ǵ ngài nói với Nathanaen: ‘Hăy đến mà xem’. Vị tông đồ này thúc đẩy chúng ta hăy nhận biết Chúa Giêsu một cách cận kề. Thật vậy, để thực sự nhận biết người khác, t́nh hữu nghị đ̣i phải có sự gần gũi, đ̣i phải một cái ǵ đó hơn nữa, đ̣i phải sống một cách nào đó bởi sự gần gũi này. Thật vậy, chúng ta không được quên rằng, theo những ǵ Thánh Marcô viết th́ Chúa Giêsu đă chọn 12 vị với một mục đích chính yếu đó là ‘các vị ở với Người’ (Mk 3:14), tức là, các vị tham dự vào đời sống của Người và trực tiếp học nơi Người chẳng những kiểu cách tác hành mà nhất là biết được Người thực sự là ai.

 

Chỉ có thế, chỉ nhờ được tham phần vào đời sống của Người, các vị mới nhận biết và loan báo về Người. Sau này, trong Thư Thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Êphêsô, chúng ta đọc thấy rằng điều quan trọng đó là ‘Chúa Kitô được họ học biết’ (4:20), tức là điều quan trọng không phải chỉ là hay trên hết là lắng nghe các giáo huấn của Người, những lời nói của Người, mà là nhận biết Người một cách thân mật, tức là nhận biết nhân tính và thần tính của Người, nhận biết mầu nhiệm về sự mỹ lệ của Người.

 

Người không phải chỉ là Thày, mà c̣n là một Thân Hữu, hơn thế nữa, là Người Anh. Làm sao chúng ta có thể nhận biết Người nếu chúng ta ở cách xa Người chứ? T́nh thân, nghĩa thiết, quen thuộc, là những ǵ làm cho chúng ta khám phá ra căn tính thực sự của Chúa Giêsu Kitô. Đó chính là những ǵ Tông Đồ Philiphê nhắc nhở chúng ta. Đó là lư do tại sao Người mời chúng ta hăy ‘đến’ mà ‘xem’, tức là hăy tham dự vào việc lắng nghe, vào việc đáp ứng và vào mối hiệp thông với đời sống của Chúa Giêsu từ ngày này sang ngày khác.

 

Vào lần bánh được hóa ra nhiều, ngài đă được Chúa Giêsu yeuêcầu một cách ngắn gọn song hết sức lạ lùng là: mua ở đâu cho đủ bánh để nuôi tất cả mọi người đang theo Người bấy giờ (x Jn 6:5). Thế rồi Philiphê đă thực tế đáp lại rằng: ‘Tiền lương mua ăn hai trăm ngày cũng không đủ cho mỗi người một chút’ (Jn 6:7).

 

Ở đây chúng ta có thể thấy tính cách thực tiễn và tinh thần cụ thể của vị tông đồ này, vị đă phán đoán những ǵ được chất chứa nơi trường hợp xẩy ra. Chúng ta biết về những ǵ xẩy ra sau đó. Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đă cầm lấy những ổ bánh, rồi sau khi nguyện cầu, đă phân phối cho các vị. Người đă hóa bánh ra nhiều là như thế. Song có một sự kiện đáng chú ư đó là Chúa Giêsu đă nói riêng với Philiphê, trong việc để có được ấn tượng đầu tiên về cách giải quyết vấn đề ấy th́ dấu hiệu hiển nhiên đó là việc Người thiết lập một nhóm người hạn chế sống quây quần với Người.  

 

Trong một trường hợp khác, một trường hợp rất quan trọng đối với lịch sử mai hậu, đó là trường hợp, trước Cuộc Khổ Nạn, một số người Hy Lạp ở Gia Liêm vào ngày Lễ Vượt Qua, họ ‘đến với Philiphê… mà yêu cầu ngài, chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu. Philiphê đi đến nói với Anrê; đoạn Anrê và Philiphê đến nói với Chúa Giêsu’ (Jn 12:20-22). Một lần nữa, chúng ta lại đứng trước một dấu vết về cái thế giá đặc biệt của ngài trong tông đồ đoàn. Đặc biệt là trong trường hợp này, ngài đă thi hành những nhiệm vụ của việc làm trung gian giữa lời yêu cầu của một số người Hy Lạp – có lẽ ngài nói tiếng Hy Lạp và có thể đóng vai thông dịch viên – và Chúa Giêsu; mặc dù ngài liên kết với Anrê, một người tông đồ cũng có tên theo tiếng Hy Lạp, song thành phần ngoại bang vẫn đến với ngài.

 

Điều này cũng dạy chúng ta hăy chẳng những sẵn sàng chấp nhận những lời yêu cầu và khẩn cầu bất cứ từ đâu đến, mà c̣n dẫn họ đến với Chúa Kitô nữa, v́ chỉ có một ḿnh Người mới có thể làm thỏa măn họ hoàn toàn mà thôi. Thật thế, cần phải biết rằng chúng ta không phải là những người cuối cùng nhận được các lời yêu cầu của những ai đến với chúng ta, mà là Chúa Kitô. Chúng ta phải dẫn đến với Người những ai gặp khó khăn. Mỗi một người chúng ta cần phải trở thành một lộ tŕnh dẫn đến với Người!

 

Một dịp nữa đặc biệt quan trọng có sự can thiệp của tông đồ Philiphê. Trong Bữa Tiệc Ly, sau khi Chúa Giêsu khẳng định rằng nhận biết Người cũng có nghĩa là nhận biết Cha (x Jn 14:7), th́ Philiphê hết sức ngây thơ xin Người rằng: ‘Thưa Tháy, xin tỏ Cha cho chúng con, như thế là đủ cho chúng con rồi’ (Jn 14:8).

 

Chúa Giêsu đă trả lời ngài bằng một giọng âu yếm trách móc: ‘Thày đă chẳng ở với con một thời gian khá dài rồi hay sao mà con c̣n chưa biết Thày ư Philiphê? Ai thấy Thày là thấy Cha. Vậy th́ tại sao con c̣n nói rằng xin tỏ Cha cho chúng con? Con không tin rằng Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày sao? […] Hăy tin rằng Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày’ (Jn 14:9-11). Đó là những lời cao quí nhất trong Phúc Âm Thánh Gioan. Chúng chất chứa một mạc khải chân thực. Ở cuối Lời Mở Đầu Phúc Âm của ḿnh, Thánh Gioan đă khẳng định rằng: ‘Không ai đă từng được thấy Thiên Chúa. Người Con duy nhất, là Thiên Chúa, Đấng hằng ở với Cha, đă tỏ Cha ra’ (Jn 1:18).

 

Lời phát biểu ấy, lời phát biểu của vị thánh kư này, đă được lập lại và xác nhận bởi chính Chúa Giêsu, song chi tiết hơn. Thật vậy, trong khi Lời Mở Đầu của Thánh Gioan nói về một thứ can thiệp rơ ràng minh bạch của Chúa Giêsu bằng những lời lẽ của giáo thuyết Người thế nào, th́ nơi lời Người trả lời cho tông đồ Philiphê, Chúa Giêsu đă nói tới chính bản thân của Người như vậy, dẫn chúng ta tới chỗ hiểu rằng Người chỉ có thể hiểu được qua những ǵ Người nói, hơn thế nữa, qua những ǵ Người là. Để giúp cho chúng ta hiểu biết, bằng việc sử dụng cái nghich thường của biến cố Nhập Thể, chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa đă mang một bộ mặt con người, bộ mặt của Chúa Giêsu, nhờ đó, từ nay, nếu chúng ta muốn thực sự biết được dung nhan của Thiên Chúa th́ chúng ta chỉ việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Giêsu! Nơi dung nhan của Người, chúng ta thực sự thấy Thiên Chúa là Đấng nào và Ngài như thế nào!

 

Vị thánh kư này không cho chúng ta biết tông đồ Philiphê có hoàn toàn hiểu được câu nói của Chúa Giêsu hay chăng. Điều chắc chắn là ngài đă hiến mạng sống ḿnh hoàn toàn cho Người. Theo một số tŕnh thuật sau này (Cuốn ‘Tông Vụ Philiphê’ và những cuốn khác0, th́ vị tông đồ của chúng ta đây đă truyền bá phúc âm hóa ở Hy Lạp trước tiên, rồi ở Phrygia, và ở đây ngài đă bị giết chết, tại Hieropolis, do một cuộc hành hạ được một số người cho là bị tử giá và một số khác lại nói là bị ném đá.

 

Chúng ta muốn chấm dứt bài suy niệm của chúng ta bằng việc nhớ lại mục đích đời sống của chúng ta nhắm tới, đó là việc gặp gỡ Chúa Giêsu, như tông đồ Philiphê đă thấy Người, cố gắng thấy nơi Người chính Thiên Chúa là Cha trên trời. Nếu thiếu việc quyết tâm này, chúng ta thấy lẻ loi một ḿnh, như đứng trước một gương soi, và chúng ta càng cảm thấy cô độc hơn nữa! Trái lại, tông đồ Philiphê mời gọi chúng ta hăy để cho Chúa Giêsu chiếm đoạt, hăy ở với Người và chia sẻ cuộc thân t́nh bất khả châm chước này. Có thế, có thấy Thiên Chúa, gặp Thiên Chúa, chúng ta mới có được một sự sống chân thực vậy.



 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/9/2006