Thánh Giuse

 

 

 

Vị Quan Thày Lao Động và “Linh Đạo làm việc”

 

Hôm nay Thứ Tư, 19/3/2003, Lễ Thánh Giuse, Quan Thày của Giáo Hội, Giáo Hội cử hành theo bậc Lễ Trọng (solemnity) nhưng không buộc, nhưng vẫn hơn cả bậc lễ Kính (feast) của từng Thánh Tông Đồ, trừ Lễ Trọng kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô vào ngày 29/6 hằng năm. Ngày Thứ Tư hằng tuần cũng là ngày Đức Giáo Hoàng tiếp chung mọi người thường để dạy giáo lư. Tuy nhiên, v́ t́nh h́nh quốc tế, như tuần trước, hay v́ các dịp đặc biệt, như đi tông du về hay trùng vào Thứ Tư Lễ Tro cách đây hai tuần hay vào dịp lễ Thánh Giuse hôm nay, Ngài thường tạm ngưng loạt bài chủ đề giáo lư, như loạt bài giáo lư Cầu Nguyện bằng Thánh Vịnh (đă tới bài 68), để chia sẻ và huấn dụ tùy nghi. Trong bài huấn từ cho buổi triều kiến chung hôm nay, ĐTC đă nói về “linh đạo làm việc”.

1. Hôm nay chúng ta cử hành lễ trọng kính Thánh Giuse, vị hôn phu của Mẹ Maria (x Mt 1:24; Lk 1:27). Phụng vụ diễn tả Ngài là “cha” của Chúa Giêsu (x Lk 2:27,33,41,43,48), sẵn ḷng thực thi các dự án thần linh, ngay cả khi những dự án này vượt quá tầm mức hiểu biết loài người. Nơi “người con Vua Đavít” (Mt 1:20; Lk 1:27) này, Sách Thánh được nên trọn và Lời Hằng Sống đă làm người, bởi quyền năng Thánh Linh, trong cung ḷng của Trinh Nữ Maria. Thánh Giuse được Phúc Âm diễn tả như là “một con người công chính” (Mt 1:19), và Ngài là mẫu gương sống đức tin cho tất cả mọi tín hữu.

2. Chữ “công chính” nói lên tính cách cương trực về luân lư của Ngài, việc Ngài chân thành gắn bó với việc thực hành lề luật cũng như thái độ hoàn toàn cởi mở trước ư muốn của Cha trên trời. Ngay cả trong những lúc khó khăn, vào những lúc thảm cảnh, người thợ mộc khiêm hạ thành Nazarét này cũng không bao giờ chiếm cho ḿnh thứ quyền thách đố dự án của Thiên Chúa. Ngài chờ đợi tiếng gọi từ trên cao và âm thầm tôn kính mầu nhiệm ấy, bằng cách để cho Chúa hướng dẫn. Một khi lănh nhận công việc, Ngài thi hành với tất cả trách nhiệm thành tín: Ngài chuyên chú lắng nghe thiên thần khi được yêu cầu nhận Trinh Nữ Nazarét làm hiền thể của Ngài (x Mt 1:18-25), trong cuộc trốn sang Ai Cập (x Mt 2:13-15) cũng như trong cuộc trở về Do Thái (x Ibid 2:19-23). Qua một số gịng chữ, tuy ít nhưng quan trọng, các vị thánh kư đă cho thấy Ngài như là một vị bảo quản ân cần của Chúa Giêsu, một phu quân lưu tâm và trung tín, vị thi hành quyền bính của ḿnh trong gia đ́nh bằng một thái độ phục vụ liên lỉ. Sách Thánh không nói cho chúng ta biết hơn nữa về Ngài, nhưng trong cái câm nín này đă gói ghém chính kiểu cách sứ vụ của Ngài, đó là một cuộc hiện hữu được sống động trong âm thầm của cuộc sống hằng ngày, nhưng bằng một đức tin vững chắc vào Đấng Quan Pḥng.

3. Hằng ngày Thánh Giuse phải cung ứng các nhu cầu của gia đ́nh bằng việc làm chân tay khó nhọc của Ngài. V́ lư do này, Giáo Hội đă có lư để đặt Ngài là quan thày của thành phần lao động.

Bởi thế, lễ trọng hôm này cũng là một cơ hội rất thuận lợi để suy nghĩ về tầm quan trọng của việc làm trong đời sống con người, nơi gia đ́nh cũng như ngoài cộng đồng.

Con người là chủ thể và là vai chính của việc làm, và theo chiều hướng của sự thật này, người ta có thể dễ dàng nhận thức được cái liên hệ trọng yếu hiện hữu giữa con người, việc làm và xă hội. Hoạt động của con người, theo Công Đồng Chung Vaticanô II, được phát xuất từ con người và qui hướng về con người. Theo ấn định và ư muốn của Thiên Chúa, nó phải phục vụ thiện ích thực sự của nhân loại và giúp cho “con người, là một cá nhân cũng như là một phần tử của xă hội, có thể vun trồng và thực thi ơn gọi toàn diện của ḿnh” (x Vui Mừng Và Hy Vọng, 35).

Để làm trọn công việc này, cần phải vun trồng “một linh đạo thực sự của việc làm nhân bản” được sâu xa bắt nguồn từ “Phúc Âm làm việc”, và là một linh đạo các tín hữu được kêu gọi để loan truyền và làm chứng cho ư nghĩa việc làm theo Kitô Giáo trong các hoạt động nghề nghiệp khác nhau của họ (x Thông Điệp Laborens Exercens, 26).

4. Chớ ǵ Thánh Giuse, một vị thánh cao cả và khiêm hạ, trở thành một mẫu gương khiến thành phần lao động Kitô hữu noi theo bắt chước, kêu cầu Ngài trong hết mọi hoàn cảnh. Hôm nay đây, Tôi xin kư thác cho vị bảo quản ân cần Thánh Gia Nazarét này giới trẻ, thành phần đang sửa soạn cho một tương lai nghề nghiệp, thành phần thất nghiệp và những ai đang phải chịu khốn khó v́ thiếu nghề nghiệp, các gia đ́nh và toàn thế giới của việc làm cùng với những mong đợi và thách đố, những trục trặc và chiều kích của nó.

Xin Thánh Giuse, quan thầy chung của Giáo Hội, trông coi toàn thể cộng đồng giáo hội, và như một con người thực sự của ḥa b́nh, cầu cho toàn thể nhân loại, nhất là cho những người đang bị đe dọa trong thời gian chiến tranh này đây, tặng ân thái ḥa và b́nh an cao quí.

Anh Chị Em thân mến,

Thánh Giuse là vị chúng ta long trọng mừng lễ hôm nay đây, là gương mẫu sống đức tin. Là vị bảo vệ Thánh Gia, “con người công chính” (Mt 1:19) này là một con người lao động khiêm tốn, và là một phu quân và thân phụ trung thành. Đời sống của Ngài cho chúng ta thấy một ḷng tin tưởng bất khả chuyên thay vào Đấng Quan Pḥng thần linh.

Thánh Giuse sẵn sàng thực hiện dự án của Thiên Chúa giành cho Ngài cũng như cho Mẹ Maria, ngay cả khi dự án này dường như vượt trên mức độ hiểu biết của loài người.

Giáo Hội cũng cử hành mừng Thánh Giuse là Quan Thày của Thành Phần Lao Động nữa. Trong một thế giới toàn cầu hóa hôm nay đây chúng ta cần phải nhắc nhở ḿnh là phẩm vị của con người phải đóng vai tṛ quan trọng chính yếu nơi tất cả mọi thứ phát triển về xă hội cũng như kinh tế. Là một con người của ḥa b́nh, chúng ta hăy cầu với Thánh Giuse cho những ai đang bị de dọa bởi chiến tranh và chúng ta kêu cầu tặng ân thái ḥa cao quí cho toàn thể gia đ́nh nhân loại.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ theo tài liệu của Ṭa Thánh được Zenit phổ biến ngày 19/3/2003.

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng về Thánh Giuse với Lao Động theo Ư Nghĩa các bài đọc của Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay 19/3/2006

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Chúng ta đă cùng nhau nghe một đoạn quá quen thuộc của Sách Xuất Hành, đoạn được tác giả thánh tŕnh thuật việc Thiên Chúa ban Thập Giới cho Yến Duyên.

 

Có một chi tiết gây chú ư ngay đó là việc ban bố Bản Thập Giới được dẫn nhập bằng chi tiết quan trọng liên quan tới vấn đề giải phóng cho dân Yến Duyên.. Bản văn viết: ‘Ta là Chúa, Thiên Chúa các ngươi, Đấng đă mang các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, ra khỏi nhà nô lệ’ (Ex 20:20). Bởi thế, Bản Thập Giới là việc khẳng định niềm tự do chiếm hữu.

 

Thật thế, nếu Bản Thập Giới này được khảo sát sâu xa th́ chúng là phương tiện Chúa ban cho chúng ta để bênh vực tự do của chúng ta cho khỏi cả những thứ chi phối nội tâm của đam mê cũng như những lạm dụng bên ngoài của hiểm độc. Những cái ‘không/đừng’ của Bản Thập Giới này là những cái ‘ưng thuận’ cho việc phát triển niềm tự do đích thực. C̣n có một chiều kích thứ hai trong Bản Thập Giới này cũng cần phải được nhấn mạnh nữa, đó là qua Lề Luật được Moisen ban bố, Chúa tỏ ra cho biết rằng Ngài muốn đúc kết một giao ước với Yến Duyên.

 

Thế nên, Lề Luật là một tặng ân hơn là một thứ áp đặt. Lề Luật cho thấy việc Thiên Chúa chọn lựa cho tất cả mọi người hơn là truyền khiến những ǵ con người cần phải làm: Ngài ở về phía thành phần dân được tuyển chọn; Ngài đă giải thoát họ khỏi cảnh làm tôi và bao bọc họ bằng một ḷng từ ái nhân hậu. Bản Thập Giới là chứng từ của một t́nh yêu ưu ái.

 

Phụng vụ hôm nay c̣n cống hiến cho chúng ta một sứ điệp thứ hai nữa, đó là lề luật Moisen đă được nên trọn nơi Chúa Giêsu, Đấng tỏ cho thấy đức khôn ngoan và t́nh yêu của Thiên Chúa qua mầu nhiệm Thập Giá, ‘một vấp phạm cho người Do Thái và điên rồ cho Dân Ngoại’, như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong bài đọc thứ hai, ‘thế nhưng, đối với những ai được kêu gọi, cả Do Thái lẫn Hy Lạp, th́ Chúa Kitô cũng là quyền năng và là khôn ngoan của Thiên Chúa’ (1Cor 1:23-24). Trang Phúc Âm vừa được công bố thực sự ám chỉ về mầu nhiệm này, đó là việc Chúa Giêsu đánh đuổi những kẻ buôn bán và tay đổi tiền bạc ra khỏi đền thờ. Vị Thánh Kư cho thấy cái then chốt của bài đọc về đoạn quan trọng này qua câu Thánh Vịnh: ‘Ḷng nhiệt thành nhà Chúa thiêu đốt tôi’ (Ps 68[69]:10).

 

Chính Chúa Giêsu là vị bị ‘thiêu đốt’ bởi ‘ḷng nhiệt thành’ cho ‘nhà Chúa’, là nơi được sử dụng vào các mục đích khác với mục đích được ấn định cho nó. Để đáp lại điều yêu cầu của các vị lănh đạo tôn giáo về một dấu tỏ ra thẩm quyền của Người, Người đă đáp lại trước sự kinh ngạc của những ai hiện diện bay giờ là: ‘Cứ phá đền thờ này đi, Tôi sẽ dựng lại trong ṿng ba ngày’ (Jn 2:19).

 

Những lời lẽ nhiệm mầu này, những lời bấy giờ không thể hiểu thấu, nhưng đă được Thánh Gioan chú giải cho thành phần độc giả Kitô giáo, qua nhận định rằng: ‘Người nói về đền thờ thân xác của Người’ (Jn 2:21). ‘Đền thờ’ ấy sẽ bị thành phần đối phương của Người hủy hoại, thế nhưng, sau ba ngày, Người sẽ tái thiết nó bằng việc phục sinh. Cái chết đau thương và ‘ô nhục’ của Chúa Kitô sẽ được tôn vinh bằng cuộc chiến thắng của việc Người vinh hiển phục sinh. Trong mùa Chay này, khi chúng ta sửa soạn sống lại biến cố chính yếu cứu độ này của ḿnh nơi tam nhật Phục Sinh, chúng ta thấy được Đấng tử giá phản ánh rạng ngời của Đấng phục sinh.

 

Anh chị em thân mến: Phụng vụ Thánh Thể hôm nay, một phụng vụ liên kết những suy niệm của các bài đọc phụng vụ của Chúa Nhật thứ ba Mùa Chay với việc tưởng niệm Thánh Giuse, cống hiến cho chúng ta cơ hội để cứu xét, theo chiều hướng của mầu nhiệm vượt qua, một khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống con người. Tôi có ư nói tới thực tại của công việc làm ngày nay đang lọt vào giữa những biến đổi nhanh chóng và phức tạp. 

 

Ở những đoạn khác, Thánh Kinh cho thấy tại sao việc làm lại thuộc về thân phận nguyên thủy của con người. Khi Đấng Hóa Công tạo dựng nên con người theo h́nh ảnh và tương tự như Ngài, Ngài đă mời gọi họ hăy canh tác trái đất (Gen 2:5-6). Chính v́ tội lỗi của các vị cha ông chúng ta mà việc làm đă trở thành công khó và khổ đau (Gen 3:6-8), thế nhưng, theo dự án thần linh, nó vẫn giữ được cái giá trị bất đổi thay của ḿnh. Chính Con Thiên Chúa, khi làm cho ḿnh nên giống như chúng ta trong mọi sự, đă nhiều năm hiến ḿnh cho các việc làm tay chân, đến độ Người được biết đến là ‘con của bác thợ mộc’ (Mt 13:55).

 

Giáo Hội đă luôn tỏ ra, nhất là trong thế kỷ vừa qua, chú trọng và quan tâm về lănh vực xă hội này, như được chứng thực bởi nhiều cuộc can thiệp về xă hội của huấn quyền, cũng như bởi hoạt động của nhiều hiệp hội theo tinh thần Kitô Giáo, một số qui tụ ở đây hôm nay thay mặt cho thế giới lao công.

 

Tôi hân hoan chào đón quí bạn, và ngỏ lời chào chân thành tới từng quí bạn. Tôi đặc biệt nghĩ tới Giám Mục Arrigo Miglio giáo phận Ivrea và là trưởng Ủy Ban của Hội Đồng Giám Mục Ư Quốc Về Các Vấn Đề và Hoạt Động Xă Hội, Công Lư Và Ḥa B́nh, vị đă bày tỏ những cảm thức chung của quí bạn và những lời chúc mừng tốt đẹp về ngày quan thày của tôi. Tôi rất biết ơn ngài.

 

Việc làm có một tầm vóc quan trọng đối với việc viên trọn của con người và việc phát triển của xă hội, và đó là lư do nó bao giờ cũng cần phải được tổ chức và phát triển hoàn toàn hợp với phẩm vị con người và phục vụ công ích. Vấn đề cũng không thể châm chước là con người không được để ḿnh lệ thuộc vào việc làm, không được tôn sùng nó, với mục đích t́m kiếm nơi nó ư nghĩa tối hậu và trên hết của đời sống.

 

Về khía cạnh này, thật là hợp thời với lời kêu mời trong bài đọc thứ nhất, đó là ‘Hăy nhớ ngày Hưu Lễ, hăy giữ cho nó thánh hảo. Sáu ngày các người làm lụng, và thực hiện tất cả mọi công việc của các người; thế nhưng ngày thứ bảy là ngày Hưu Lễ của Chúa là Thiên Chúa các người’ (Ex 20:8-9). Ngày Hưu Lễ là một ngày thánh hảo, tức là một ngày được hiến dâng cho Chúa, một ngày con người hiểu hơn nữa về ư nghĩa cuộc sống ḿnh cũng như hoạt động việc làm của họ. Bởi thế, có thể khẳng định rằng giáo huấn thánh kinh về việc làm lên đến tuyệt đỉnh của ḿnh nơi giới huấn nghỉ ngơi.

 

Về vấn đề này Cuốn Tổng Hợp Tín Lư Về Xă Hội của Giáo Hội nhận định một cách thích đáng rằng: ‘Vấn đề nghỉ ngơi mở ra trước con người bị ràng buộc với nhu cầu làm việc cái nhăn quan của một thứ tự do trọn vẹn hơn, một nhăn quan về Ngày Hưu Lễ vĩnh hằng (x Heb 4:9-10). Việc nghỉ ngơi giúp con người có thể nhớ tưởng và sống lại các việc làm của Thiên Chúa, từ việc tạo thành tới việc cứu chuộc, chân nhận chúng là việc Ngài làm (x Heb 2:10) để tri ân cảm tạ Ngài là Đấng là tác giả của suự sống và hiện hữu của họ’ (số 258).

 

Sinh hoạt việc làm cần phải phục vụ cho sự thiện thực suự của nhân loại, giúp cho ‘con người, như là một cá nhân và là phần tử của xă hội, vun trồng và làm trọn ơn gọi hoàn toàn của họ” (Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng, số 35).

 

Để điều này được thực hiện th́ tính chất cần thiết về kỹ thuật và chuyên nghiệp vẫn chưa đủ; cả việc thiết lập một trật tự xă hội chính trực chú trọng tới thiện ích của tất cả mọi người cũng không đủ. Cần phải sống một linh đạo giúp cho thành phần tín hữu thánh hóa bản thân qua việc làm của ḿnh, theo gương Thánh Giuse, vị hằng ngày phải cung cấp các nhu cầu cho Thánh Gia bằng đôi bàn tay của ḿnh, và là vị vị thể đă được Giáo Hội tôn làm quan thày của thành phần lao động.

 

Chứng từ của ngài cho thấy rằng con người là chủ thể và là vai chính của việc làm. Tôi xin kư thác cho ngài giới trẻ là thành phần gặp phải khó khăn trong việc tiến vào thể giới của việc làm, thành phần bị that nghiệp, và những ai phải trải qua những bất thuận lợi gây ra bởi cuộc khủng hoảng lan rộng về nghề nghiệp. Cùng với Mẹ Maria là hôn thể của ngài, xin Thánh Giuse trông coi tất cả mọi người công nhân, và cầu bầu cho các gia đ́nh và toàn thể nhân loại được yean hàn và b́nh an. Bằng việc chiêm ngưỡng vị đại thánh này, chớ ǵ Kitô hữu biết làm chứng nơi tất cả mọi lănh vực của cuộc sống t́nh yêu Chúa Kitô, Đấng là nguồn mạch của t́nh đoàn kết chân thực và b́nh an bean vững. Amen.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đă ngỏ lời ‘chân thành cám ơn’ những lời chúc mừng quan thày của ngài. Chẳng hạn như tờ nhật báo L’Osservatore Romano số ra chính ngày 19/3, và Đức Giám Mục Arrigo Miglio, chủ tịch Ủy Ban hội đồng Giám Mục Ư Về Các Vấn Đề Xă Hội Và Hoạt Động Xă Hội, Công Lư Và Ḥa B́nh, cũng đại diện cho khoảng 20 hiệp hội lao động, ngỏ lời chúc mừng Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ do chính Đức Thánh Cha chủ tế.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/3/2006 

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Chay về Thánh Giuse 19/3

Anh Chị Em thân mến!

Hôm nay, ngày 19/3, là lễ trọng kính Thánh Giuse, nhưng v́ trùng với Chúa Nhật III Mùa Chay nên phụng vụ được dời vào ngày mai. Tuy nhiên, khung cảnh Thánh Mẫu của buổi nguyện Kinh Truyền Tin kêu mời chúng ta hăy kính can suy niệm về h́nh ảnh vị hôn phu của Trinh Nữ Maria Rất Thánh, quan thày của Giáo Hội hoàn vũ. Tôi muốn nhắc lại là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta cũng rất sùng kính Thánh Giuse, vị được ngài giành hẳn một bức tông thư ‘Redemptoris Custos’, Vị Bảo Hộ Của Đấng Cứu Chuộc, và là giáo hoàng chắc chắn đă cảm thấy được sự hỗ trợ của thánh nhân trong giờ lâm tử.

H́nh ảnh của vị đại thánh này, cho dù vẫn âm thầm kín ẩn, có một tầm vóc quan trọng đặc biệt trong lịch sử cứu độ. Trước hết, v́ thuộc về chi tộc Giuđa, thánh nhân đă có liên hệ với Chúa Giêsu theo gịng dơi vua Đavít, bởi đó, khi hiện thực những lời hứa về Đấng Thiên Sai, người con của Trinh Nữ Maria mới thực sự được gọi là ‘con vua Đavít’.

Phúc Âm Thánh Mathêu nhấn mạnh một cách đặc biệt đến những lời tiên tri về đấng thiên sai được nên trọn nơi vai tṛ của Thánh Giuse: nơi việc Chúa Giêsu được hạ sinh (2:13-15); tên gọi ‘Nazarene’ (2:22-23). Trong tất cả những điều này, thánh nhân đă cho thấy bản thân của ngài, như vị hôn thê Maria của ḿnh, là gịng dơi đích thực của đức tin Abraham: niềm tin nơi Thiên Chúa đă hướng dẫn các biến cố lịch sử theo dự án cứu độ thần linh của Ngài. Sự cao cả của thánh nhân, như Mẹ Maria, c̣n trổi vượt hơn nữa, v́ sứ vụ của thánh nhân được thực hiện trong khiêm hạ cũng như trong sự khuất kín ở nhà Nazarét. Hơn nữa, chính Thiên Chúa, nơi bản thân Người Con nhập thể của Ngài, đă chọn đường lối cùng lối sống ấy trên cuộc đời trần gian.

Từ gương mẫu của Thánh Giuse, tất cả chúng ta lănh nhận một lời mời mmạnh mẽ trong việc trung thành, đơn sơ và khiêm hạ công việc được Thiên Chúa quan pḥng ấn định cho chúng ta. Trước hết tôi đang nghĩ đến những người làm cha làm mẹ, và tôi nguyện cầu để họ luôn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của một đời sống giản dị và cần cù, chuyên chú vun trồng mối liên hệ vợ chồng và nhiệt thành làm trọn sứ vụ giáo dục cao cả nhưng không dễ dàng ǵ.

Xin Thánh Giuse cầu cho các vị linh mục là thành phần thực thi vai tṛ làm cha đối với cộng đồng giáo hội biết yêu mến Giáo Hội một cách thiết tha và hoàn toàn dấn thân phục vụ, và nâng đỡ thành phần tu tŕ tận hiến biệt hân hoan và trung thành tuân giữ các lời khuyên của Phúc Âm sống khó nghèo, thanh tịnh và tuân phục. Xin thánh nhân bảo vệ thành phần lao động trên thế giới để họ góp phần bằng các nghề nghiệp khác nhau của họ cho sự tiến bộ của toàn thể nhân loại, và xin thánh nhân giúp cho hết mọi Kitô hữu nhận biết ư muốn của Thiên Chúa một cách tin tưởng và mến yêu, nhờ đó cộng tác vào việc làm trọn công cuộc cứu độ.

Khi Đức Thánh Cha vừa nói hết câu đầu tiên của bài huấn từ truyền tin trên đây, câu “Anh Chị Em thân mến. Hôm nay, ngày 19/3, là lễ trọng kính Thánh Giuse”, liên được đoàn hành hương cả 50 ngàn người vỗ tay vang rền khu Quảng Trường Thánh Phêrô. Có một số người cầm biểu ngữ với những chữ như “Auguri, Joseph!” (Chúc Mừng Giuse). Đức Thánh Cha đă mỉm cười và nói cám ơn mấy lần.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/3/2006

 

GIUSE NGƯỜI CÔNG CHÍNH


Trần Mỹ Duyệt

 


Trong những giao tiếp thường ngày, người ta thường chào nhau bằng những danh hiệu phù hợp với địa vị xă hội và tŕnh độ học vấn. Thí dụ, bác sĩ, dược sĩ, luật sư, giáo sư, bộ tưởng, tổng trưởng, dân biểu, nghị sĩ, hoặc tổng thống. Giới giới tu hành, th́ được xưng hô là tu sĩ, linh mục, mục sư, giám mục, hồng y, giáo hoàng, thượng phụ giáo chủ, hoặc thượng tọa, ḥa thượng, đại đức, tăng thống… Nhưng không thấy có ai được xưng tụng bằng danh hiệu “công chính”. Lư do v́ không ai dám tự nhận cho ḿnh danh hiệu này. Điều con người không dám làm và không làm được, th́ Thiên Chúa lại làm. Trước đây 2000 năm, Ngài đă cho gọi đích danh một người, và ban cho người ấy danh hiệu “công chính”: “Giuse là người công chính” ( Mt.1:19). Và cũng từ đó, danh tính ấy và con người ấy đă gắn liền với cuộc đời và sứ mạng cứu thế của Đức Giêsu, cũng như của mẹ Ngài là Trinh Nữ Maria.

Mặc dù Thánh Kinh không nói nhiều về con người này - cũng như Đức Maria - Thánh Kinh đă nói đủ để ta biết người là ai, làm ǵ, và sống như thế nào. Tiểu sử của con người âm thầm này thực ra không phải là không được nhắc tới. Cùng với Maria, người vợ đồng trinh của ḿnh, Giuse chỉ được nhắc đến một cách vừa đủ để không bị ảnh hưởng đến những ǵ mà Thánh Kinh cần viết, và cần nói về Đức Giêsu. Ngài mới là nhân vật chính, cần được viết, cần được nói tới một cách đầy đủ như đă được tŕnh thuật trong Thánh Kinh.

Tuy âm thầm, nhưng ta cũng biết rằng Thánh Giuse thuộc hoàng tộc Đavít. Sinh quán tại Belem là thành của Đavít: “Và Giuse rời Nagiarét xứ Galilêa để đến Belem thuộc thành Đavít xứ Giuđêa” (Lc 2: 4). Trước mặt Thiên Chúa và trước mặt con người, Giuse có vợ là Maria, và có con là Giêsu. “Đây không phải là anh thợ mộc con bà Maria sao?” (Mk 6:3). Câu nói có vẻ xoi mói và khinh thường về xuất xứ của Đức Giêsu, đă phản ảnh nghề nghiệp của cha nuôi Ngài là Giuse. Ngài là người tị nạn, và hồi hương v́ lư do gia cảnh: “Hăy dậy đem hài nhi và mẹ Ngài trốn qua Ai Cập. Ở đó cho đến khi tôi nói lại, v́ Hêrôđê đang t́m giết hài nhi” (Mt 2:13).

Ngoài những bạn bè, những người thân thương trong làng xóm, Ngài cũng đă từng được hân hạnh đón tiếp những nhân vật lỗi lạc như 3 nhà đạo sĩ trong thời gian Hài Nhi Giêsu vừa mới sinh tại Belem: “Sau khi Chúa Giêsu sinh tại Belem xứ Giuđêa thời vua Hêrôđê, các đạo sĩ từ Đông Phương đă tới Giêrasalem và hỏi: “Vua Do Thái mới sinh ra ở đâu? Chúng tôi đă thấy ngôi sao Ngài xuất hiện và chúng tôi đến để triều bái Ngài” (Mt 2:1-2).

Về ngày sinh và ngày qua đời tuy Thánh Kinh không nói rơ, nhưng phần đông vẫn cho rằng Thánh Giuse qua đời trước khi Chúa Giêsu bước vào con đường hành động công khai. Trên thập giá, không thấy Đức Giêsu nói về người cha đáng kính ấy của ḿnh, nhưng đă trối mẹ của ḿnh lại cho Gioan, môn đệ yêu dấu: “Gần thập giá Chúa Giêsu, đứng đó có mẹ Ngài, và chị họ mẹ Ngài là Maria vợ ông Clôpas, và Maria Mađalêna. Trông thấy mẹ ḿnh cùng với môn đệ Ngài yêu dấu, Chúa Giêsu nói với mẹ Ngài: “Hỡi bà, này là con bà”. Rồi nói với môn đệ: “Này là mẹ con”. Và từ giờ đó, môn đệ đem người về nhà ḿnh” (Gio 19:25-27). Tiểu sử của Thánh Giuse như đă được tóm lược một cách đơn giản trong Thánh Kinh, tuy ít, nhưng cũng đủ để ta hiểu về con người công chính ấy. Chỉ một câu Thánh Kinh cũng đủ để nói lên được Thánh Giuse là ai và như thế nào: “Giuse là người công chính”.

Thật ra, không ai có thể tự cho ḿnh là công chính, và cũng không ai đủ đức độ để nhận cho ḿnh danh hiệu công chính. V́ sự công chính là thuộc về Thiên Chúa. Ngài thánh thiện, toàn năng, và toàn ái bao hàm ư nghĩa công chính tuyệt đối. Do đó, khi thiên thần Chúa gọi Thánh Giuse là công chính, là ngụ ư rằng Thiên Chúa đă sẵn ḷng thông ban cho Thánh Giuse một phần vinh quang, một phần sự tốt lành, và một phần thánh đức của Ngài. Nhưng Thánh Giuse đă sống và hành động như thế nào để xứng đáng với sự công chính ấy?

ĐỒNG TRINH:

Nhân đức nổi bật, và lạ lùng, cao siêu nhất của Thánh Giuse là “đồng trinh. Không thấy Giáo Hội và truyền thống Giáo Hội nói ǵ về sự đồng trinh nguyên thủy của Ngài như đă từng nói về Bạn Đồng Trinh của Ngài là Trinh Nữ Maria. Nhưng v́ Đức Maria là đấng đồng trinh: đồng trinh trước khi sinh con, đang khi sinh con, và sau khi sinh con. Chính Đức Maria đă cho ta biết điều này trong ngày Truyền Tin, khi được Tổng Thần Gabriel đề cập đến vai tṛ làm mẹ Đấng Cứu Thế của ḿnh: “Việc ấy xẩy ra thế nào được, v́ tôi giữ ḿnh đồng trinh” (Lc 1:34). Từ sự đồng trinh của Đức Trinh Nữ Maria, đă cho thấy đức đồng trinh của Thánh Giuse. Có thể nói một cách hợp lư rằng đức đồng trinh của Đức Maria làm rạng ngời đức đồng trinh của Thánh Giuse, và nhờ đức đồng trinh của Thánh Giuse mà đức đồng trinh của Mẹ Maria được bảo đảm như đă được Mátthêu ghi lại: “Sau đây là gốc tích của Đức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Ngài đă đính hôn với Giuse. Nhưng trước khi hai ônb bà về chung sống với nhau, bà đă mang thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Giuse chồng bà, là người công chính không muốn tố giác bà, nên đă định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1:18-19).

Để hiểu thêm về đức đồng trinh cao cả ấy, ta cũng nên biết thêm rằng, trên nguyên tắc, Đức Maria là vợ của Thánh Giuse. Và ai cũng biết thế nào là bổn phận hay trách nhiệm làm vợ của một phụ nữ trong đời sống hôn nhân gia đ́nh. V́ đời sống hôn nhân gắn liền với bổn phận và trách nhiệm sinh lư. Đời sống sinh lư trong hôn nhân không những là một bổn phận mà c̣n là một trách nhiệm. Nó không những chỉ là phương tiện truyền sinh, mà cũng là một hành động của t́nh yêu đôi lứa, của sự gắn bó vợ chồng. Ở đây, Giuse và Maria đă nâng giá trị hôn nhân và đời sống vợ chồng lên một mức thánh đức trọn hảo, tuyệt vời nhờ vào đức đồng trinh của hai đấng. Nhờ đức đồng trinh mà cả hai đă sống với nhau và đối xử với nhau như các thiên thần trên trời. Chúa Giêsu đă cho biết cuộc sống thánh thiện ấy như thế nào: “Quả thật, trong ngày sống lại, người ta chẳng lấy vợ, lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời” (Mt 22:30). Có thể một số người cho rằng cuộc sống vợ chồng như thế là không ai thực hiện được, nhưng Phaolô Tông Đồ cũng đă cho biết, người ta có thể sống như thế khi viết: “Những ai có vợ hăy sống như không có vợ”.

Thánh Giuse đă làm nổi bật và kiện toàn t́nh yêu cao cả dành cho Đức Maria khi tôn trọng sự đồng trinh của Đức Mẹ, mặc dù sau này qua lời thiên thần Ngài mới biết đó là ư muốn và ư định của Thiên Chúa: “Giuse con Đavít đừng ngại nhận Maria làm vợ, v́ người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, v́ chính Người sẽ cứu dân ḿnh khỏi tội. Tất cả sự việc này xảy ra là để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1:20-23. Một người không có t́nh mến thẳm sâu, và không kính sợ Thiên Chúa như Thánh Giuse, th́ những lời ấy vẫn không căn cản được ư định và ước muốn của bản năng, nhất là bản năng ấy được xử dụng trong hoàn cảnh hợp t́nh, hợp lư và hợp pháp như trong đời sống vợ chồng. Và điều này càng làm cho Thánh Giuse trở thành cao cả, và đáng mến biết bao.

KHIÊM NHƯỜNG

Sau đức đồng trinh của Thánh Giuse, ta hăy nh́n tới đức khiêm nhường của Ngài.

Như đă được nhắc tới trong Thánh Kinh, Thánh Giuse xuất thân từ ḍng tộc Đavít. Ngài là một người thuộc hoàng tộc. Điều này càng làm cho đức khiêm nhường của Ngài thêm sáng chói, nếu đem cộng thêm thiên chức cao cả mà Thiên Chúa đă ban cho Ngài là “làm chồng đồng trinh của Đức Maria, và làm cha nuôi Chúa Cứu Thế”.

Cả dân tộc Do Thái thời bấy giờ và trong suốt thời gian Cựu Ước, ngày đêm trông mong sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Ai trong các thiếu nữ Sion cũng muốn ḿnh lấy chồng, và mơ màng một ngày nào đó được làm mẹ Đấng Thiên Sai. Đó là sự nôn nóng và nô nức tự nhiên, hợp t́nh, hợp lư. Một giấc mơ thánh thiện.

Một cách tương tự, ai trong các thanh niên Do Thái cũng muốn ḿnh làm cha Đấng Thiên Sai. C̣n ǵ hănh diện và bề thế hơn là từ gia đ́nh ḿnh, từ ḍng dơi ḿnh phát hiện và sinh ra Đấng Cứu Thế. Đây là một vinh dự lớn và không dễ ǵ đă có ai bỏ qua. Nhưng trường hợp của Thánh Giuse lại khác hẳn. Ngài sẵn sàng bỏ qua ư tưởng đó, chỉ muốn sống một cuộc đời khiêm nhường. Ngài đă chỉ v́ yêu mến Thiên Chúa mà chấp nhận vai tṛ và danh dự làm “cha nuôi” Đấng Thiên Sai mà thôi.

Thánh Giuse đă rất giản dị, b́nh dân, và khiêm tốn. Thánh Kinh không thấy chỗ nào nói tới việc Đức Maria nhận ḿnh là Mẹ Thiên Chúa – Đấng Thiên Sai. Một cách tương tự, không thấy chỗ nào Thánh Giuse đă nói, hoặc cho ai biết ḿnh là cha của Đấng Thiên Sai. Cả hai, Đức Maria và Thánh Giuse không những không nói cho ai biết về cái bí mật mà mọi người đang hăm hở kiếm t́m ấy, mà cũng không hành xử như một người làm mẹ hay làm cha của Đấng Thiên Sai. Đây là một hành động hết sức khiêm nhường. Một nhân đức sáng ngời và trổi vượt của Thánh Giuse trong những nhân đức phi thường mà Ngài đă sống với trong cuộc hành tŕnh dương thế của ḿnh bên cạnh Đức Maria và Chúa Giêsu.

KHÓ NGHÈO

Tuy giầu có về ân sủng và nhân đức, nhưng cuộc sống trần thế của Thánh Giuse luôn luôn lận đận với cái nghèo. Người ngoài sẽ không biết rơ được gia đ́nh của Giuse và Maria nghèo đến thế nào nếu như không có biến cố Giáng Sinh tại Belem. Thánh Kinh ghi rơ, cả hai đều bị chối bỏ và không t́m được một nơi trú ngụ giữa các hàng quán quanh thành. Luca đă ghi lại chi tiết nghèo của thánh gia trong thời gian lưu lại ở Giêrusalem: “Bà sinh con trai đầu ḷng, quấn tă lót và đặt trong máng cỏ, v́ họ không t́m được chỗ trong các quán trọ” (Lc 2:7). Có thể là v́ số người đă nhiều mà các quán trọ không đủ pḥng ốc. Cũng có thể là nh́n thấy Maria đang mang thai và như đang gần ngày sinh. Nhưng lư do nghèo của hai người là chính. Có tiền bạc đầy đủ và giầu có th́ hoàn cảnh ấy cũng xong. Nhưng v́ nghèo, nên cả hai đă phải tạm trú tại một chuồng ḅ ngoài thành. Và trong hoàn cảnh ấy, Thiên Chúa đă hạ sinh và ở giữa chúng ta.

Người ta cũng thấy sự nghèo nàn của Thánh Giuse khi trong nghi lễ hiến dâng, đă không đủ tiền để mua những lễ vật giá trị hơn, mà chỉ mua được một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non (x Lc 2:22-24), những lễ vật thuộc giới b́nh dân và nghèo. Nhưng ta có thể tin tưởng rằng, đó là một cái nghèo tự nguyện. Một sự nghèo nàn của một người công chính, không chộp giật, không bon chen, và không tham lam. Với số vàng, nhũ hương và một dược ba nhà đạo sĩ dâng tặng trong lần họ đến bái yết Hài Nhi Giêsu chắc dư dùng cho gia đ́nh nếu như Giuse và Maria có ḷng tham lam và muốn giữ làm của riêng. Nghề thợ mộc ở vào thời điểm của Thánh Giuse chắc cũng không phải là nghề không kiếm ra tiền với đôi tay hoa văn, và tài khéo của Ngài. Do đó, sự nghèo nàn của Thánh Giuse hiển nhiên là một đức nghèo trọn lành của Phúc Aâm. Nó phát xuất từ tâm hồn đơn sơ, phó thác và tin tưởng nơi Chúa Quan Pḥng.

ÂM THẦM

Do sự khiêm nhường và tâm t́nh khiêm tốn, nên Thánh Giuse đă hoàn toàn âm thầm và giữ đúng vai tṛ trung gian của ḿnh giữa Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Giữa Mẹ Maria, Chúa Giêsu và Đấng đă ủy thác cho Ngài việc nuôi dưỡng Đức Giêsu và bảo vệ Mẹ Maria là Thiên Chúa Cha.

Trong thực hành, ít ai ở vào địa vị như Ngài mà lại âm thầm, và khuất tịch được như Ngài. Ai mà không thích danh giá. Không muốn được xưng tụng với danh hiệu này, danh hiệu khác, nhất là khi thực sự ḿnh có danh giá, có địa vị, và chỗ đứng trong xă hội. Mà c̣n ai bằng Đức Maria, thiếu nữ Sion tuyệt vời, Đấng là người tràn đầy ơn phúc. Đấng đă được Tổng Thần Gabriel chúc mừng là người đầy ân sủng: “Hăy vui lên, Đấng đầy ơn sủng. Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1:28). C̣n Isave, chị họ th́ ca tụng: “Em có phúc hơn mọi phụ nữ” (Lc 1:42). Và c̣n ai bằng Giêsu, Con Một Thiên Chúa làm người. Đấng là chủ tể vũ trụ.

Nắm trong tay hai bảo tàng vô giá ấy, mà không huênh hoang, không muốn nổi nang, và luôn luôn tiềm tàng, th́ chỉ có Thánh Giuse mới làm được. Và cũng chính v́ Ngài đă làm được chuyện này, mà thiên thần Chúa đă gọi Ngài là người công chính.

TRUNG TÍN

Sau cùng là sự trung thành tuyệt đối của Thánh Giuse trong sứ mạng bảo vệ Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Ngài đă trung thành công việc được trao phó một cách tự nguyện và với tinh thần trách nhiệm: “Giuse đừng sợ, hăy nhận lấy Maria làm vợ, v́ người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1:20). Thánh Kinh ghi tiếp: “Khi tỉnh giấc, Giuse đă nhận Maria về nhà ḿnh” (Mt 1:24).

Từ ư thức sâu xa trách nhiệm ḿnh trước mặt Thiên Chúa, Thánh Giuse ngày đêm để ư chu toàn dù gặp những thử thách và đau khổ. Đau khổ đầu tiên là biến cố Giáng Trần của Chúa Giêsu. Đau khổ thứ hai là khi nghe lời tiên báo của Simêon tại đền thờ trong nghi thức dâng Hài Nhi Giêsu như luật định. Chẳng nói ra th́ ai cũng biết rằng, những mũi gươm tinh thần mà Simêon nói về Maria th́ ít nhiều Giuse cũng mang nó trong ḷng, v́ Ngài là người chồng hoàn hảo nhất, và không thể nào lại không chia sẻ những đau khổ – dù là tinh thần – với người vợ của ḿnh.

Sự đau khổ ấy đến ngay khi Hài Nhi Giêsu phải chạy trốn qua Ai Cập để trốn thoát cảnh lùng bắt của Hêrôđê. Trong Mùa Đông giá lạnh, và phải lầm lũi đoạn trường đưa vợ con chạy trốn, cảnh tượng này một người chồng, người cha có trách nhiệm không thể nào lại không đau ḷng và lo lắng.

Trong tinh thần trách nhiệm, Thánh Giuse không những lo lắng lúc đem Hài Nhi và Đức Maria chạy trốn, mà cả khi về lại quê cha đất tổ. Mặc dù lúc ấy Giêsu đă lớn, nhưng Thánh Giuse không thể không cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Mátthêu đă ghi lại mối băn khoăn và lo lắng ấy: “Khi nghe tin Aùckhêlao đă kế vị cha là Hêrôđê, cai trị miền Giuđêa, nên ông sợ không dám về đó. Sau khi được mộng báo, ông lui về miền Galilêa và đến ở một thành kia gọi là Nagiarét” (Mt 2:22-23). Tiếp đến là biến cố lạc mất tại Đền Thờ. Tâm trạng của Giuse hớt hả cùng với Maria hỏi han trong đám bà con, đă làm ta liên tưởng đến cái bối rối, lo lắng, và hối hả của những cha mẹ lạc mất con ḿnh trong những cơn hoạn nạn, hoặc tai ương: “Sau ba ngày, hai ông bà mới t́m thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, vừa nghe, vừa đặt câu hỏi. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Này con! Sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con không thấy cha con và mẹ đă phải đau ḷng t́m con sao!” (Lc 2:46;48).

Trong bất cứ cảnh ngộ nào, Giuse cũng sát cánh với Maria, và hướng dẫn con thuyền gia đ́nh của ḿnh một cách hết sức tỷ mỷ và tận tụy. Và cũng chính v́ thế, Ngài đă được tiếng là công chính.

Thánh Kinh đă khen tặng những người trung tín, dù là trung tín trong những việc nhỏ mọn. Chúng ta có thể nh́n thấy giá trị và kết quả của đức tín trung của Thánh Giuse khi nh́n vào công việc hoàn thành của Chúa Giêsu trong việc cứu chuộc loài người. Nh́n vào cuộc đời thánh đức của Đức Maria. Điều này đă cho thấy Giuse không những sống thánh thiện cho ḿnh, mà c̣n dùng sự thánh thiện ấy để hoàn tất việc bao bọc và dưỡng nuôi Hài Nhi Giêsu, và Mẹ Thánh của Ngài để chuẩn bị cho Thiên Chúa dùng trong công tŕnh cứu chuộc.

Cựu Ước đă ca tụng Abraham khi dâng Isaác làm của lễ như Thiên Chúa truyền, th́ việc Thánh Giuse, bằng một h́nh thức khác đă dâng Giêsu cho Thiên Chúa, chắc chắn là một việc làm đẹp ḷng Thiên Chúa. V́ Thánh Giuse đă nuôi dưỡng, đă chuẩn bị, và đă là cha của Giêsu kia mà, Đấng đă hy sinh ḿnh trên thập tự giá v́ phần rỗi các linh hồn. Tóm lại, cuộc đời Thánh Giuse tuy âm thầm, nhưng rất trổi vượt. Toàn thể nhân đức của con người phi thường này đă được tiết lộ và cho biết chỉ qua một câu nói đơn sơ của thiên sứ: “Giuse là kẻ công chính”. Thánh Tiến Sĩ Têrêsa d’Avila đă nói về quyền năng và thần thế của Thánh Giuse:

“Tôi thấy không lần nào xin sự ǵ cùng Thánh Giuse mà không được như ư. Dường như Thiên Chúa ban ơn cho các Thánh giúp ta việc này, việc khác. Nhưng kinh nghiệm cho tôi biết Thánh Giuse giúp chúng ta trong mọi trường hợp. Tôi lấy danh Chúa mà xin những ai không tin lời tôi hăy thử mà xem”.

 

BÁC PHÓ MỘC

Thánh Giuse, người được xưng tụng bằng nhiều danh hiệu khác nhau:


- Cha Nuôi Chúa Cứu Thế, Cha Đồng Trinh của Chúa Giêsu: “Hỡi con, sao con làm như vậy. Này cha con và mẹ đă phải đau khổ t́m con” (Luc 2:48).


- Bạn Thanh Khiết của Đức Mẹ: “Mẹ người là Maria đă đính hôn với một người tên là Giuse, nhưng trước khi về chung sống với nhau, bà đă có thai bởi quyền lực Chúa Thánh Thần” (Mt 1:18).


- Chồng Đồng Trinh của Đức Trinh Nữ Maria, Miêu duệ vua Đavít: “Hỡi Giuse, con vua Đavít, đừng ngại nhận Maria làm vợ, v́ bà mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần, bà sẽ sinh một con trai, và ông sẽ đặt tên Ngài là Giêsu, bởi v́ Ngài sẽ cứu dân ḿnh khỏi tội” (Mt 1: 20-21).


- Đấng Bầu Cử Thần Thánh: “Ite ad Joseph” – Hăy đến cùng Giuse.


- Người Công Chính: “Giuse bạn bà là người công chính” (Mt 1:19).


- Bác Phó Mộc: “Người này chẳng phải là con bác phó mộc sao?” (Mt 13:55).

Trong những danh xưng và tước hiệu ấy, có lẽ tước hiệu “Bác Phó Mộc” là một tước hiệu gần gũi và thiết thực hơn với cuộc sống hiện tại của con người, nhất là con người thời đại. Ngày nay nhân loại đang phải hít thở một “nền văn hóa sự chết”. Cái không khí vẩn đục của duy lư, duy vật, duy thực dục, duy khoái lạc, và vô thần đang làm lu mờ đi những giá trị đạo đức và lương tri của con người. Một thế giới trong đó những người giầu có, quyền lực, danh giá được đề cao và trọng dụng. Ngược lại, những người đạo đức và lương thiện bị coi thường, khinh bỉ.

H́nh ảnh một bác thợ mộc chăm chỉ, chịu khó, và liêm khiết nhưng lại nghèo ấy chính là một sự thúc đẩy và khích lệ tinh thần cho phần đông nhân loại đang lâm vào cảnh nghèo, đói, và túng thiếu tinh thần cũng như vật chất. Thế giới hôm nay có rất nhiều người cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Cũng trong thế giới hôm nay rất nhiều người tuy có miếng cơm, manh áo nhưng lại nghèo đói t́nh thương và sự an vui của tâm hồn.

Nhân loại sẽ không lấy làm ngạc nhiên nếu một người được chọn làm chồng Mẹ Thánh Chúa là một người giầu có, quyền thế, và danh giá. Nhân loại cũng sẽ không ngạc nhiên khi một người quyền thế, danh vọng và giầu có được chọn là cha Đấng Cứu Thế. Nhưng nhân loại và có lẽ cả thiên thần trên trời, quỉ thần dưới hỏa ngục cũng phải ngạc nhiên và lấy làm lạ khi một bác phó mộc nghèo và không có địa vị như Giuse được chọn vào những chức vụ ấy.

Vẫn biết rằng Giuse thuộc ḍng tộc Đavít, một hoàng tộc có một lịch sử lẫy lừng trong chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa, và riêng đối với người Do Thái. Nhưng đó chỉ là quá khứ vàng son c̣n rơi rớt lại trong cái gia phả dài rằng rặc. Sự nghèo túng của Giuse ở vào giây phút hiện tại ấy đă được t́m thấy trong Thánh Kinh. Và chính v́ sự nghèo túng này đă đem lại cho Ông, cho người bạn đời và cho đứa con sắp sửa chào đời một sự xỉ nhục và đớn đau: “Trong khi ông bà c̣n ở đó th́ ngày sinh của bà đă gần. Bà sinh con trai đầu ḷng bọc trong tă và đặt trong máng cỏ, bởi v́ không có chỗ trong các quán trọ” (Luc 2:6-7). Mẹ Chúa sinh Đấng Cứu Thế tại một cái góc chuồng ḅ ngoài đồng Bêlêm. Cái nghèo của Ông c̣n lây lan đến đời con, chính v́ thế, khi Chúa Giêsu xuất hiện công khai với sứ vụ của ḿnh đă bị đám dân làng Nagiarét chế diễu: “Người này chẳng phải là con bác phó mộc sao?” (Mt 13:55).

Đến đây th́ ta phải tự hỏi, tại sao Thiên Chúa lại trao Mẹ Thánh Ngài, Trinh Nữ Sion, Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm Tội, Đấng Trọn Đời Đồng Trinh, và là Nữ Vương Thiên Đàng vào tay một bác phó mộc nghèo và hoàn toàn tiềm ẩn? Tại sao Thiên Chúa lại trao người Con Yêu Dấu, Ngôi Hai Nhập Thể, Đấng Cứu Độ Nhân Trần cho một bác thợ mộc nuôi dưỡng và bao bọc. Đặc biệt, lại là một bác thợ mộc nghèo và không có tiếng tăm.

Và câu trả lời được t́m thấy cũng trong Thánh Kinh: “Giuse bạn bà là người công chính” (Mt 1:19). Vâng. Chính sự công chính được t́m thấy nơi cuộc sống tầm thường, vất vả, và nghèo khó ấy. Chính con người đă chấp nhận và sống với cuộc đời ấy đă làm cho Thiên Chúa vui thích, và Ngài đă không ngần ngại trao vào tay bác phó mộc này hai kho tàng quí giá nhất của Ngài, đó là Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu. Trong trường hợp này, nhân đức và đời sống đạo hạnh đă có một giá trị tuyệt vời. Nó đă đánh bóng và làm rạng ngời đời sống của con người thầm lặng và nghèo nhất xóm ấy. Nó đă làm cho bác thợ mộc ấy xứng đáng với tất cả mọi phẩm tước mà sau này Giáo Hội và nhân loại vẫn thường ca tụng.

Cũng chính v́ đời sống gương mẫu và sự âm thầm chịu đựng ấy, Thánh Giuse đă trở thành một gương sống gần gũi và thực tế hơn đối với mọi người. Do kinh nghiệm bản thân rút ra từ cuộc sống vất vả, lam lũ và cùng cực ấy, Thánh Giuse sẽ thông cảm một cách tận cùng những khốn khó của con người và từng người. Những ai đang gặp nghèo túng, th́ hăy nh́n xem ḿnh đă nghèo như Thánh Giuse chưa? Những ai đang bị người đời coi thường và khinh bỉ, cũng hăy tự hỏi ḿnh là đă bị khinh thường và coi rẻ như Thánh Giuse chưa? Và những ai đang buồn sầu v́ ḿnh phải sa cơ, thất thế, cũng hăy tự hỏi ḿnh rằng ḿnh đă từ hàng vương giả, vọng tộc đi xuống đến rốt cùng của kiếp sống dân đen chưa? Trong mọi khó khăn ấy, trong mọi thua thiệt ấy, ḿnh đă âm thầm, chấp nhận và thánh hóa như Thánh Giuse chưa? Nếu chưa, th́ chúng ta hăy đến với Ngài và đặt vào tay Ngài những vất vả, những truân chiên, những nghèo túng, và những khinh bỉ ấy để xin Ngài giúp chúng ta biết t́m ra Thánh Ư của Thiên Chúa, can đảm chấp nhận và sống trong sự công chính mà Thiên Chúa đang muốn có nơi ta.

Không biết người giầu có, danh giá, và địa vị có dễ dàng công chính hóa đời họ hay không? Và cũng không biết người nghèo khổ, túng thiếu và bị đời khinh bỉ có dễ trở thành công chính hay không? Nhưng sự công chính của Thánh Giuse xem ra gắn liền với cái nghèo, cái khổ, thua thiệt, và khinh bỉ của con người. Trong thế giới mà phần đông nhân loại đang sống trong cảnh nghèo túng, đói rách và bệnh tật vật chất cũng như tinh thần hôm nay, cái nghèo của Thánh Giuse, nếp sống âm thầm, đơn sơ, và khiêm tốn của Ngài sẽ là một niềm an ủi, và khích lệ. Mọi người sẽ t́m thấy nơi Ngài một mẫu gương sống động và thực tế .

Thánh Giuse – Bác Phó Mộc Nghèo – Xin cầu cho chúng con. Xin giúp chúng con biết ư thức và thánh hóa những yếu hèn, khổ cực, và nghèo túng của ḿnh. Biết chấp nhận và cam đảm đối diện với cuộc đời và nếp sống chúng con đang có. Trong tất cả mọi thiếu thốn, bệnh tật, khó nghèo và xỉ nhục ấy, xin giúp chúng con đừng bao giờ ĺa xa Chúa Giêsu và Mẹ Thánh Ngài, để như Thánh Cả, chúng con được giầu có trong ân nghĩa Chúa. Nhất là chúng con biết nhờ đó để công chính hóa đời sống chúng con.

 

          Trần Mỹ Duyệt

THÁNH GIUSE

Thơ của Lê Ngọc Hồ

    Lạy Thánh cả Giuse

   Đấng tuyệt vời công chính

   Nazareth đi về

   Xóm giếng luôn trọng kính

   *

   Ai chạy đến cùng Người

   Được tặng luôn nụ cười

   Và sẵn sàng chia sẻ

   Đậu, ngô hay sữa tươi

   *

   Người siêng năng làm việc

   Tuy nghèo nhưng không tiếc

   Cứu giúp người khốn nguy

   Không tính toán hơn thiệt

   *

   Gian nhỏ làm xưởng mộc

   Vỏ bào rơi lăn lóc

   Áo thô đẫm mồ hôi

   Không nề bao khó nhọc

   *

   Mary, người thương mến

   Giêsu, người chở che

   Nghèo, khổ ai chạy đến

   Người giúp đỡ vỗ về

   * 

 

Bông Huệ Dâng Thánh Cả

   1

   Lạy Thánh cả Giuse

   Đấng tuyệt vời công chính

   Nazareth đi về

   Xóm giếng luôn trọng kính

   *

   Ai chạy đến cùng Người

   Được tặng luôn nụ cười

   Và sẵn sàng chia sẻ

   Đậu, ngô hay sữa tươi

   *

   Người siêng năng làm việc

   Tuy nghèo nhưng không tiếc

   Cứu giúp người khốn nguy

   Không tính toán hơn thiệt

   *

   Gian nhỏ làm xưởng mộc

   Vỏ bào rơi lăn lóc

   Áo thô đẫm mồ hôi

   Không nề bao khó nhọc

   *

   Mary, người thương mến

   Giêsu, người chở che

   Nghèo, khổ ai chạy đến

   Người giúp đỡ vỗ về

   *

   2

   Giuse trong giấc ngủ

   Được Thiên Thần báo tin

   Maria sẽ sinh

   Ra một trai bé nhỏ

   *

   Giêsu hăy đặt tên

   Ngài là đấng cứu độ

   Cho nhà ISRAEL

   Mới đầu nghe, bỡ ngỡ

   *

   Sau hiểu ư Gia Vê

   Cho con một xuống thế

   Niềm hân hoan đi về

   Vui cho ngàn thế hệ

   *

   Các Thiên Thần vui mừng

   Nhă nhạc ca vang lừng

   Thang mây sao nhộn nhịp

   Đất Trời sao tưng bừng

   *

   Giuse qú tạ ơn

   Chân thành dâng tấm son

   Hài nhi trong máng cỏ

   Cọ quây ngón chân non

 

   3

   Như đóa mai trong tuyết

   Như phong lan trên rừng

   Công chính luôn lhiêm nhường

   Ngọc toàn bích diễm tuyệt

   *

   Cả cuộc đời trầm lặng

   Người yêu sống cần lao

   Xưởng mộc trong xóm vắng,

   Thánh gia một thưở nào

 

   *

   Người gia trưởng gương mẫu

   Trong suốt một cuộc đời

   T́nh lối xóm mọi nơi

   Người luôn luôn hiền hậu

   *

   Yêu mến bé Giêsu

   Cả xuân, hạ, đông, thu

   T́nh thương kính mẹ thánh

   Gió mát hay sương mù

 

   *

   Mai sớm hay chiều về,

   Yêu thánh cả Giuse

   Người ân cần cứu vốt

   Con thoát ṿng đam mê

 

   4

   Đi tị nạn: chuyện hai ngàn năm trước,

   (Như dân ta, bao khốn khổ gian nan,)

   Si-na-i thoi thóp ánh chiều tàn.

   Đá lởm chởm, đường đèo, leo dốc đứng,

   Thánh nhân giắt một ngựa đi không vững.

   Lưng ngựa gầy: Đức Mẹ ẫm hài nhi,

   Đễ vỗ về, gia trưởng nói thầm thi:

   -"Gắng lên nhé! ngựa cưng! leo chút nữa!

   Em giỏi quá! vượt đường trường một nữa."

   Trên đường ly hương nắng nhạt mưa thưa,

   Chạnh nhớ quê! vương vấn mấy cho vừa.

   Trân cao bóng, mồ hôi trong gió lạnh,

   Quá đơn sơ! áo ngự hàn mỏng mảnh.

   NGƯỜI g̣ ḿnh, chân choăi bước leo lên,

   Thở phi pḥ, ngựa mệt rũ chân mềm.

   Ḅ lỗm ngỗm, đá chặn đường, hết bước!

   NGƯỜI vẫn lầm lũi trong

   Ánh hoàng hôn, hồng tím dáng mây chiều,

   Ngựa và người, trong sa mạc cô liêu.

   NGƯỜI quay lại xem CHÚA Hài Đồng thức ngủ,

   Vẫn gh́ chặt, mẹ ôm con ấp ủ.

   Đức Mẹ nh́n NGƯỜI trong ánh mắt tin yêu,

   Người " bạn đường " khó nhọc quá! thương nhiều!

   Mắt mở dại chân chai đi

   NGƯỜI mỏi gối tỏ ra v́ vất vả,

   Không một lời than, hi sinh tất cả.

   Áo choàng dầy, v́ nặng bụi đường trường,

   Cảnh gian nan, làm râu, tóc đid28m sương.

   Thương NGƯỜI cực, đă làm mờ trăng lạnh,

   Hơi sương khóc và sao đêm bốt ánh.

   Cúi rạp cành, loài nai cũng ngần ngơ,

   Chim lặng câm, voi, gấu bước thẫn thờ.

   Tế bào đêm, e dè không dám thổ.

   Buồn lệ đá, trào rưng rưng lấp ló.

   Cựa đá sầu, làm rớm máu chân NGƯỜI,

   Dù đốn đau, NGƯỜI rạng rỡ nét tươi.

   Sợ truy nă, NGƯỜI lo âu quay lại,

   MẸ biết ư, cầu xin TRỜI phép lạ.

   Đám quân truy lùng,

   Phi ngựa rất hung:

   Đi chưa đầy tháng,

   Ba người mất dạng!

   Quên cả thời gian,

   H́nh như ... chỉ nhớ:

   Khi đi lúa đă vàng mơ cánh đồng.

   Quay trở lạy kinh kỳ,

   Để NGƯỜI thong thả ra đi.

   Bên ḍng sông Nil yên lặng một gia đ́nh:

   Mẹ cũng xinh mà con cũng xinh.

   Sống đẹp quá! như mây trời tháng hạ,

   Ngợp hạnh phúc: kính, tin yêu... tất cả.

   Chờ hồi hương, là cả một ước mơ,

   Trong khi chờ đợi

   Chàng làm thợ mộc nàng ngồi quay tơ

   Căn nhà nhỏ, soi ḿnh bên bóng nước,

   Hoa làm dậu, liễu buông mành tha thướt.

   Mỗi ban chiều, mây bay thấp đến chơi.

   Mắc vơng xinh, quấn quít đám tơ trời.

   Chim đến hót, gió nồng mang hương lại,

   Vườn sau nhỏ, cây đua nhau kết trái.

   Lũ dế mèn, đến chơi với Chúa hài nhi,

   Đom đóm làm đèn, sóc đến thầm th́.

   Chim sẻ đến, t́nh nguyện xin tha rác,

   Kiến đuổi sâu, ḅ vàng ăn cỏ lác.

   Thỏ chạy đua, khi Chúa cưỡi đà điều trên lưng,

   Chim hoàng oanh, đến nói chuyện tưng bừng.

   Gai, sỏi, đá mềm thân khi Chúa bước,

   ḍng suối nhạc, ḥa âm trên sóng nước.

   Ve chơi đàn, biểu diễn múa: chim công,

   Huệ dâng hương, mát mắt sáng bông hồng.

   NGƯỜI săn sóc, toàn gia từng giây phút,

   Lo chật vật, khi sông Nil ngập lụt.

   Quá khôn ngoan, gia trưởng mến thương người,

   Luôn hiền, vui, hoa nở nụ cười tươi.

   Quá công chính, một tuyệt vời nhân đức,

   Sống thầm lặng, NGƯỜI  yêu sống thanh bần,

   Ưa lo xa, ham làm việc chuyên cần.

   Luôn săn sóc, Chúa hài nhi từng bước,

   Sợ nguy hiễm, nhà bên ḍng sông nước.

   Một ban chiều, Chúa theo gót thánh nhân,

   NGƯỜI dắt tay Chúa và săn sóc ân cần.

   Chúa đứng nép bên NGƯỜI cầu che chở,

   NGƯỜI cúi xuống nh́n yêu! tay rộng mở.

   Nhưng đăm chiêu, như ủ thoáng mây sầu,

   Trán ưu tư, đọc thấy nét lo âu.

   Người đă biết: tương lai qua mặc khải,

   Bao thương khó, Chúa sau này gập phải...

   Bóng mờ mờ, kim tự tháp phía xa.

   Ánh chiều lên, nghiêng đổ bóng chà là.

                  *****

 

   Một ngày đẹp, toàn gia về " Na-Gia-Rét,"

   Vui trở lại, trời quê bao tha thiết.

   Đời êm đềm, cạnh sông nước êm đềm,

   Khi gió chiều, nắng sớm, lúc trăng lên.

   Chúa đă lớn, giúp cha nuôi làm thợ,

   Vui, hăng hái, hương cười hoa xóm nhỏ.

   Một gia đ́nh! Một đệ nhất gia đ́nh,

   Những năm dài trong nhà cỏ xinh xinh.

   Quá hạnh phúc! một tuyệt vời hạnh phúc!

   Luôn giúp đỡ, việc lành, gương nhân đức...

   Người Trưởng gia, khi công đức đă đầy,

   Bao thiên thần, bước ra khỏi thang mây.

   Mang hoa huệ, bông hồng dâng lên thánh,

   Cành nguyệt quế, triều thiên, công đức hạnh.

   Bên thánh nhân, êm ả lúc ĺa trần,

   Đức Mẹ cầm tay, Chúa hôn nhẹ bên chân.

   Đă tạ thế! người tuyệt vời công chính!