"Từ ban đầu, truyn thng Kitô Giáo đă coi Thánh Phêrô và Phaolô bt khả tách biệt,

cho dù mi vị có một sứ vụ khác nhau cần phi hoàn thành.

 

 

ĐTC Bin Đức XVI – Bài Ging cho Giờ Kinh Tối Thứ Năm 28/6/2007 ti Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành

 

Quí Hồng Y,

Quí Huynh khả kính trong Hàng Giáo Phẩm và trong hàng Linh Mc,

Anh Chị Em thân mến,

 

Ở Giờ Kinh Tối đầu cho Lễ Trọng Kính Thánh Phêrô và Phaolô này, chúng ta hăy tri ân tưởng nhớ tới hai vị Tông Đồ đă đổ máu ḿnh ra, với máu ca rt nhiu chng nhân Phúc Âm khác, đă làm cho Giáo Hi Rôma sinh hoa kết trái.

 

(ĐTC ngỏ lời chào các thành phn đặc bit ở 4 đoạn ngắn)

 

Đền thờ này, một đền thờ đă tng long trng tổ chức nhng biến cố đại kết quan trng, nhc nhở chúng ta về việc quan trng biết bao cùng nhau cu nguyn để nài xin ơn hip nht, mt mi hip nht đă được Thánh Phêrô và Phaolô hiến đời sng ca ḿnh cho đến độ hy sinh tận tuyt bng máu đào ca ḿnh.

 

Truyền thng rt xa xưa từ thời các vị tông đồ đă cho rng cuc gp gỡ cuối cùng ca các vị trước cuc tử đạo ca hai vị thực sự xẩy ra không xa nơi chn này: hai vị được cho rng đă ôm ly nhau và chúc lành cho nhau. Ở cửa chính ca Đền Thờ này, các vị có một bc ha chung, vi nhng cnh ca cả hai cuộc tử đạo.

 

Như thế, từ ban đầu, truyn thng Kitô Giáo đă coi Thánh Phêrô và Phaolô bt khả tách biệt, cho dù mi vị có một sứ vụ khác nhau cần phi hoàn thành.

 

Thánh Phêrô đă tuyên xưng đức tin ca ḿnh vào Chúa Kitô trước; Thánh Phaolô được ban cho khả năng để đào sâu nhng sự phong phú của đức tin y. Thánh Phêrô đă thành lp cng đồng tiên khi ca thành phn Kitô hu xut thân từ Dân Tuyển Chn; Thánh Phaolô trở thành Vị Tông Đồ Dân Ngoại. Vi nhng đoàn sng khác nhau, các vị đều hot động cho cùng mt lư tưởng, đó là xây dng Giáo Hi ca Chúa Kitô. 

 

Trong Phần Các Bài Đọc, phụng vụ cống hiến cho việc suy niệm của chúng ta bản văn nổi tiếng của Thánh Âu Quốc Tinh: “Một ngày duy nhất được chỉ định để cử hành việc tử đạo của hai Vị Tông Đồ. Thế nhưng, hai vị này là một. Mặc dù cuộc tử đạo của hai vị xẩy ra vào những ngày khác nhau, các vị cũng là một. Thánh Phêrô trước, Thánh Phaolô sau. Chúng ta cử hành ngày lễ này là ngày được trở nên linh thánh đối với chúng ta nhờ máu của những vị Tông Đố ấy” (Sermon 295, 7, 8).

 

Và Thánh Lêô Cả đă nhận định như sau: “Về các công lênh và nhân đức của các vị, những ǵ vượt lên trên tất cả khả năng nói năng, chúng ta không được tách biệt chúng, v́ các vị được chọn như nhau, khó nhọc như nhau, chết đi như nhau” (In natali apostol., 69, 7).

 

Ở Rôma, từ những thế kỷ đầu tiên, mối liên hệ nối kết Thánh Phêrô và Phaolô lại trong sứ vụ của các vị đă có một ư nghĩa rất đặc biệt. Như Romulus và Remus, hai người anh  em thần thoại này được cho là hạ sinh ra Thánh Phố đây thế nào, th́ Thánh Phêrô và Phaolô cũng được coi là những vị thành lập nên Giáo Hội ở Rôma như thế.

 

Nói về Thành Phố này liên quan tới đề tài ấy, Thánh Lêô Cả đă nói: “Các vị này là những Người Cha thánh thiện và là những mục tử thực sự của anh chị em, những vị đă cống hiến cho anh chị em những khai báo anh chị em được kể vào số những vương quốc thiên đ́nh, và đă xây dựng anh chị em dưới sự che chở bao bọc tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn các vị, những vị có ḷng nhiệt thành là nền tảng đầu tiên cho những bức tường thành của anh chị em” (Sermon 82, 7).

 

Tuy nhiên, về lănh vực nhân loại, các vị có khác nhau, và cho dù có những căng thẳng nơi mối liên hệ của các vị, Thánh Phêrô và Phaolô vẫn là những sáng lập viên của Thánh Phố mới mẻ này, một biểu hiệu cho một đường lối mới mẻ và chân thực trong việc làm huynh đệ, một đường lối khả dĩ nhờ Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô.

 

V́ thế, có thể nói rằng Giáo Hội ở Rôma đang cử hành ngày sinh nhật của ḿnh hôm nay đây, v́ chính hai vị Tông Đồ này đă đặt nền tảng cho nó vậy.

 

Hơn thế nữa, Rôma trong thời đại của chúng ta nhận thấy một cách ư thức hơn cả sứ vụ của ḿnh lẫn sự cao cả của ḿnh. Thánh Gioan Chrysostom đă viết: “Tầng trời không quá sáng ngời khi mặt trời tỏa ánh quang của nó, cho bằng Thành Phố Rôma khi tỏa hai ánh sáng này (Thánh Phêrô và Phaolô) tới tất cả mọi phần đất trên thế giới… Bởi vậy, tôi ca ngợi Thành Phố này… v́ những cột trụ này của Giáo Hội” (Homily on St Paul's Epistle to the Romans, 32, 24).

 

Chúng ta sẽ tưởng niệm đặc biệt Thánh Phêrô ngày mai, cử hành Hy Tế Thần Linh ở Đền Thờ Vatican, đền thờ được xây ở địa điểm ngài tử đạo. Tối nay, chúng ta hướng về Thánh Phaolô, vị có hài cốt được ǵn giữ hết sức cung kính ở Đền Thờ này.

 

Ở đầu Bức Thư gửi Giáo Đoàn Rôma, như chúng ta vừa nghe, Thánh Phaolô đă chào cộng đồng Rôma, tự giới thiệu ḿnh là “một người tôi tớ của Chúa Giêsu Kitô, được kêu gọi trở thành một vị tông đồ” (1:1). Thánh Phaolô sử dụng từ ngữ “tôi tớ”, theo Tiếng Hy Lạp là doulos, để ám chỉ một mối liên hệ hoàn toàn trọn vẹn thuộc về Chúa Giêsu; ngoài ra, nó là từ ngữ được dịch từ tiếng ‘ebed’ của Do Thái, nhờ đó ám chỉ những người tôi tớ cao cả đă được Thiên Chúa chọn lựa và kêu gọi tới một sứ vụ quan trọng và đặc biệt.

 

Thánh Phaolô biết ngài “được kêu gọi để trở thành một vị tông đồ”, tức là, ngài đă không cho ḿnh là một ứng viên, cũng không phải là một bổ nhiệm của loài người, mà hoàn toàn do lời kêu gọi và việc tuyển chọn thần linh.

 

Vị Tông Đồ cho Chư Dân này lập lại mấy lần ở các Bức Thư của ḿnh rằng trọn cuộc sống của ngài là hoa trái của ân  sủng nhân hậu nhưng không của Thiên Chúa (cf. I Cor 15: 9-10; II Cor 4: 1; Gal 1: 15). Ngài được tuyển chọn để loan báo “Phúc Âm của Thiên Chúa” (Rm 1:1), để gieo văi tin mừng về Ân Huệ thần linh là việc ḥa giải trong Chúa Kitô giữa con người với Thiên Chúa, với chính họ và với kẻ khác.

 

Căn cứ vào các Bức Thư của ngài, chúng ta biết rằng Thánh Phaolô không phải là một tay thuyết giảng giỏi giang; trái lại, ngài đă giống như Moisen và Giêrêmia thiếu khả năng ăn nói. Thành phần thù địch của ngài đă nói về ngài rằng: “Sự hiện diện về thể lư của ngài th́ yếu đuối, và khả năng nói năng của ngài chẳng có ǵ đáng kể” (II Cor 10: 10).

 

Những thành quả tông đồ phi thường mà ngài đă có thể chiếm được, bởi thế, không thể qui về những pháp thuật ngôn từ nẩy lửa hay biện giải và truyền giáo tài ba.

 

Sự thành đạt nơi việc tông đồ của ngài trước hết lệ thuộc vào việc ngài dấn thân loan báo Phúc Âm hoàn toàn v́ Chúa Kitô; một sự dấn thân không sợ hiểm nghèo, khó khăn hay bạch hại.  

 

Ngài đă viết cho Kitô hữu Rôma rằng: “Dù chết hay sống, dù là các thiên thần hay các thế lực, dù là hiện tại hay tương lai, dù là các quyền năng, dù đỉnh cao hay vực thẳm, dù bất cứ sự ǵ khác nơi tất cả tạo vật, sẽ không thể nào phân rẽ tôi khỏi t́nh yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (8:38-39).

 

Từ điều này chúng ta có thể rút tỉa được một bài học đặc biệt quan trọng đối với hết mọi Kitô hữu. Hoạt động của Giáo Hội chỉ khả tín và hiệu nghiệm chỉ khi nào những ai thuộc về Giáo Hội sẵn sàng đích thân trả giá cho ḷng trung thành của ḿnh với Chúa Kitô trong mọi hoàn cảnh. Khi sự sẵn sàng này bị hụt hẫng th́ lư lẽ chủ yếu về sự thật là những ǵ chính Giáo Hội phải tùy thuộc cũng bị thiếu vắng.

 

Anh chị em thân mến, như trong thời sơ khai, cả ngày nay nữa, Chúa Kitô cần đến những tông đồ sẵn sàng hy sinh bản thân ḿnh. Người cần những chứng nhân và tử đạo như Thánh Phaolô. Thánh Phaolô, một tên bách hại Kitô hữu trước đó, khi bị ngă xuống đất trước ánh sáng thần linh chói ḷa trên đường đi Damascus, đă không ngần ngại đứng sang bên của Đấng Tử Giá và theo Người cách dứt khoát. Ngài đă sống và làm việc cho Chúa Kitô, v́ Người ngài đă chịu khổ và đă chết đi. Ngày nay gương sáng của ngài hợp thời biết bao!

 

Chính v́ lư do này tôi hân hoan chính thức tuyên bố rằng chúng ta sẽ giành một Năm Mừng đặc biệt Thánh Tông Đồ Phaolô, từ ngày 28/6/2008 tới 29/6/2009, nhân dịp hai ngàn năm sinh nhật của ngài, ngày sinh nhật được các sử gia cho rằng ở vào giữa khoảng năm 7 và 10 sau Chúa Giáng Sinh.

 

Sẽ có thể cử hành “Năm Thánh Phaolô” này một cách đặc biệt ở Rôma là nơi quan tài bằng đá, một quan tài, theo ư kiến nhất trí của các chuyên gia và truyền thống không thể chối căi, giữ hài tích của Tông Đồ Phaolô, đă được bảo tŕ ở bên dưới Bàn Thờ Giáo Tông nơi Đền Thờ này qua 20 thế kỷ.

 

Như thế sẽ có thể thực hiện một loạt những biến cố về phụng vụ, về văn hóa và đại kết ở Đền Thờ Giáo Tông này cũng như tại Đan Viện B iển Đức sát cạnh, cùng với những hoạt động khác nhau về mục vụ và xă hội, tất cả đều theo chiều hướng linh đạo của Thánh Phaolô.

 

Ngoài ra, phải đặc biệt chú trọng tới những cuộc hành hương thống hối được tổ chức tới viếng mộ vị Tông Đồ này để t́m thấy nơi ấy ích lợi thiêng liêng. Cũng phải cổ vơ phát động những hội nghị học hỏi và những ấn hành đặc biệt để phổ biến rộng răi hơn bao giờ hết kho tàng mênh mông chất chứa nơi giáo huấn này, một gia sản thật sự của nhân lolại được Chúa Kitô cứu chuộc.

 

Ngoài ra, ở các nơi trên thế giới, những sáng kiến tương tự sẽ được áp dụng ở các giáo phận, các đền thánh và những nơi thờ phượng, bởi thành phần Tu Sĩ và những tổ chức giáo dục cũng như những trung tâm trợ giúp xă hội mang tên Thánh Phaolô hay được ảnh hưởng bởi ngài và giáo huấn của ngài.

 

Sau hết, cần phải chú ư tới một khía cạnh đặc biệt trong thời gian cử hành những thời điểm khác nhau của việc mừng kỷ niệm 2000 năm Thánh Phaolô: tôi muốn nói tới chiều kích đại kết. Vị Tông Đồ Chư Dân này, vị đặc biệt đă dấn thân mang Tin Mừng cho tất cả mọi dân tộc, đă không ngừng  hoạt động cho mối hiệp nhất và ḥa hợp giữa tất cả mọi Kitô hữu.

 

Xin ngài thương hướng dẫn và bảo vệ chúng ta trong việc cử hành hai ngàn năm này, giúp chúng ta tiến bộ trong việc khiêm tốn và chân thành t́m kiếm mối hiệp nhất trọn vẹn của tất cả mọi phần tử thuộc Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070628_vespri_en.html

 

"Trách nhiệm Chúa Giêsu trao cho Thánh Phêrô được bắt nguồn nơi mối liên hệ riêng tư mà Chúa Giêsu của lịch sử có được với Simon viên đánh cá"

 

ĐTC Biển Đức XVI – Bài Giảng cho Thánh Lễ Trọng Thánh Phêrô và Phaolô 29/6/2007 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chiều hôm qua, tôi đă đến Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, nơi tôi đă cử hành Giờ Kinh Tối đầu cho Lễ Trọng Thánh Phêrô và Phaolô hôm nay. Ngoài ra, tại mộ của Vị Tông Đồ Dân Ngoại, tôi đă đến kính viếng để tưởng nhớ đến ngài, và đă thông báo Năm Thánh Phaolô, nhân dịp hai ngàn năm sinh nhật của ngài, sẽ được cử hành từ 28/6/2008 tới 29/6/2009.

 

Sáng nay, theo truyền thống, chúng ta qui tụ chung quang ngôi mộ của Thánh Phêrô…. (ĐTC ngỏ lời chào 2 đoạn ngắn tới một số vị đặc biệt trong dịp này).

 

Lễ hôm nay cống hiến cho tôi cơ hội để một lần nữa suy niệm về lần tuyên xưng của Thánh Phêrô, một giây phút quyết liệt nơi cuộc hành tŕnh của thành phần môn đệ ở với Chúa Giêsu. Bộ Phúc Âm Nhất Lăm thuật lại rằng việc tuyên xưng này xẩy ra ở địa hạt Caesarea Philippi (cf. Mt 16: 13-20; Mk 8: 27-30; Lk 9: 18-22).

 

Về phần ḿnh, Thánh Kư Gioan thuật lại cho chúng ta thấy một lần tuyên xưng quan trọng khác của Thánh Phêrô, sau phép lạ hóa bánh ra nhiều và Bài Giảng của Chúa Giêsu ở Hội Đường Capernaum (cf. Jn 6: 66-70). Thánh Mathêu, trong đoạn vừa được công bố, thuật lại việc Chúa Giêsu ghép biệt hiệu Cephas là “Đá” cho Simon. Chúa Giêsu nói rằng Người muốn xây dựng Giáo Hội của Người “trên đá này”, và theo đó, đă trao cho Phêrô quyền tháo cởi (cf. Mt 16: 17-19). Từ những tŕnh thuật này chúng ta rơ ràng thấy được rằng việc tuyên xưng của Thánh Phêrô bất khả tách biệt khỏi trách nhiệm mục vụ của ngài đối với đàn chiên của Chúa Kitô được kư thác cho ngài.

 

Theo tất cả các vị thánh kư th́ việc tuyên xưng của Simon xẩy ra vào lúc quan trọng trong đời sống của Chúa Giêsu, khi mà, sau khi giảng dạy ở Galilêa, Người cương quyết khởi hành lên Gia Liêm để hoàn tất sứ vụ cứu độ của Người bằng cái chết trên Thập Giá và Cuộc Phục Sinh của Người.

 

Các môn đệ đều được tham dự vào quyết định này: Chúa Giêsu đă mời gọi các vị hăy thực hiện một sự chọn lựa làm cho các vị khác biệt hẳn với quần chúng để trở thành một cộng đồng của những ai tin tưởng vào Người, trở thành “gia đ́nh” của Người, thành khởi điểm cho Giáo Hội.

 

Thật vậy, có hai cách “thấy” và “biết” Chúa Giêsu: cách thứ nhất – cách của đám đông – th́ nông nổi hơn; c̣n cách kia – cách của các vị môn đệ – th́ thấu nhập và đích đáng hơn. Bằng câu hỏi lưỡng diện của ḿnh “Dân chúng nói ǵ?” và các con nói Thày là ai?”, Chúa Giêsu đă mời gọi các vị môn đệ này hăy ư thức về quan điểm khác biệt ấy.

 

Dân chúng nghĩ rằng Chúa Giêsu là một vị tiên tri. Điều ấy không có ǵ là sai trái, nhưng vẫn chưa đầy đủ; vẫn chưa thích đáng. Thật vậy, nó là một vấn đề cần phải đào sâu, vấn đề nhận biết cái đặc thù về con người của Chúa Giêsu Nazarét cũng như cái mới mẻ của Người.

 

Điều ấy vẫn c̣n như thế ở ngày hôm nay đây: nhiều người đến gần Chúa Giêsu, có thể nói là, từ bên ngoài. Các vị đại học giả công nhận tầm vóc thiêng liêng và luân lư của Người, cũng như ảnh hưởng của Người nơi lịch sử nhân loại, so sánh với Phật Tổ, với Khổng Tử, với Socrates cũng như với các nhân vật khôn ngoan quan trọng khác trong lịch sử.

 

Tuy nhiên, họ không thể nhận ra cái đặc thù chuyên biệt của Người. Chúng ta nghĩ tới điều Chúa Giêsu nói với tông đồ Philip ở Bữa Tiệc Ly, đó là: “Philip ơi, Thày hằng ở cùng các con bấy lâu mà các con chưa biết Thày hay sao?” (Jn 14:9).

 

Chúa Giêsu cũng thường được coi như là một trong những vị đại sáng lập tôn giáo, nhờ đó mọi người mới có được một điều ǵ đó để xác tín. Cả ngày nay nữa, “dân chúng” có những ư nghĩ khác nhau về Chúa Giêsu, như họ xưa kia. Và như Người đă làm bấy giờ, Chúa Giêsu cũng lập lại câu hỏi này với chúng ta là thành phần môn đệ của Người ngày nay: “C̣n chúng con cho rằng Thày là ai?”

 

Chúng ta chấp nhận câu trả lời của Thánh Phêrô. Theo Phúc Âm Thánh Marcô th́ ngài thưa rằng: “Thày là Đức Kitô” (8:29); nơi Thánh Lucia th́ câu khẳng định là: “Đức Kitô của Thiên Chúa” (9:20); nơi Thánh Mathêu th́ câu đáp: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (16:16); sau hết nơi Thánh Gioan: “Thày là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Đó là tất cả những câu trả lời đúng cho cả chúng ta nữa.

 

Chúng ta hăy đặc biệt suy niệm đoạn văn của Thánh Mathêu được trích đọc cho phụng vụ hôm nay.

 

Theo một số chuyên gia th́ công thức này xuất hiện ở đó bao hàm cái bối cảnh hậu Phục Sinh và thậm chí có thể liên quan tới việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra riêng với Thánh Phêrô, một cuộc hiện ra tương tự như Thánh Phaolô đă trải qua trên đường đi Damascus.

 

Thật vậy, trách nhiệm Chúa Giêsu trao cho Thánh Phêrô được bắt nguồn nơi mối liên hệ riêng tư mà Chúa Giêsu của lịch sử có được với Simon viên đánh cá, từ lần Người gặp gỡ anh ta lần đầu tiên khi Người phán cùng a nh rằng: “Ngươi là Simon… Ngươi sẽ được gọi là Cephas (tức là Phêrô)” (Jn 1:42). Thánh kư Gioan nhấn mạnh nó, vị cũng là một tay đánh cá và là một đồng nghiệp, cùng với người anh em Giacôbê, với hai anh em Simon và Anrê. Chúa Giêsu là Đấng đă gọi Saulê sau khi Phục Sinh cũng là Giêsu – vẫn c̣n trong gịng lịch sử – sau phép rửa của Người ở sông Dược Đăng đă tiến đến với 4 tay đánh cá bấy giờ đang là môn đệ của Thánh Gioan tẩy Giả (x Jn 1:35-42).

 

Người đă t́m kiếm họ trên bờ Hồ Galilêa và đă gọi họ theo Người, trở nên “những tay đánh cá người” (x Mk 1:16-20). Đoàn Người kư thác cho Thánh Phêrô một công việc đặc biệt, như thế, nh́n nhận nơi ngài một tặng ân đức tin đặc biệt được Cha trên trời ban cho. Dĩ nhiên, tất cả những điều ấy đều được sáng tỏ bởi cảm nghiệm Vượt Qua, song bao giờ cũng vẫn mạnh mẽ bắt nguồn từ những biến cố lịch sử trước Phục Sinh.

 

Vai tṛ sánh vai giữa Thánh Phêrô và Phaolô không thể làm suy giảm tầm quan trọng của cuộc hành tŕnh lịch sử của Simon với Thày và Chúa, Đấng từ ban đầu đă gán cho ngài đặc tính của “tảng đá” là nơi trên đó Người có ư xây dựng cộng đồng mới của Người là Giáo Hội.

 

Ở các Phúc Âm Nhất Lăm th́ việc tuyên xưng của Thánh Phêrô bao giờ cũng được kèm theo bằng lời loan báo của Chúa Giêsu về Cuộc Khổ Nạn sắp xẩy ra của Người. Thánh Phêrô đă phản ứng trước lời loan báo này, v́ ngài chưa có thể hiểu nổi. Tuy nhiên, đó là một yếu tố quan trọng được Chúa Giêsu nhấn mạnh. Thật vậy, các danh xưng Thánh Phêrô qui cho Người – Thày là “Đức Kitô”, “Đức Kitô của Thiên Chúa”, “Con Thiên Chúa hằng sống” – chỉ có thể hiểu được một cách thích đáng theo chiều hướng mầu nhiệm tử nạn và Phục Sinh của Người.

 

Và ngược lại cũng đúng nữa, ở chỗ, biến cố Thập Giá cho thấy cái ư nghĩa trọn vẹn của ḿnh chỉ khi nào “con người” chịu đau khổ và chết đi trên Thập Giá này mới “thực sự là Con Thiên Chúa”, như những lời của vị bách quan thốt ra khi ông đứng trước Chúa Kitô Tử Giá (x Mk 15:39). Những đoạn này rơ ràng cho thấy rằng tính chất nguyên tuyền của đức tin Kitô Giáo xuất phát từ lời tuyên xưng của Thánh Phêrô, lời tuyên xưng được sáng soi bởi giáo huấn của Chúa Giêsu trên “đường” tới vinh quang của Người, tức là, trên con đường hoàn toàn đặc thù của Người, là Đấng Thiên Sai và là Con Thiên Chúa.

 

Chính “con đường” hẹp này, một “cách thức” kinh hoàng đối với thành phần môn đệ ở hết mọi thời đại, thành phần không thể không nghĩ theo chiều hướng con người hơn là Thiên Chúa (x Mt 16:23).

 

Cả ngày nay nữa, như vào thời của Chúa Giêsu, không đủ để có được một lời tuyên xưng đức tin thích đáng: vấn đề ở đây là bao giờ cũng cần phải học biết thêm từ Chúa Kitô đường lối thực sự Người là Đấng Cứu Thế và là con đường chúng ta cần phải tiến bước theo Người. Thật vậy, chúng ta cần phải nhận thấy rằng ngay cả đối với thành phần tín hữu th́ Thập Giá bao giờ cũng là những ǵ khó chấp nhận.

 

Bản năng thúc đẩy con người tránh né nó và tên cám dỗ dẫn con người đến chỗ tin rằng khôn ngoan là ở chỗ quan tâm tới việc cứu lấy ḿnh hơn là đánh mất sự sống của ḿnh bằng việc trung thành với t́nh yêu, trung thành với Con Thiên Chúa làm  người. Các con nói Thày là ai? Điều ǵ được thành phần Chúa Giêsu nói với cảm thấy khó chấp nhận? Những ǵ vẫn khó khăn đối với nhiều người th́ cũng khó trong thời đại của chúng ta hay sao?

 

Thật là khó chấp nhận khi Người cho Người chẳng những là một trong những vị tiên tri mà c̣n là Con Thiên Chúa, và Người đă tự nhận cho ḿnh quyền bính riêng của Thiên Chúa nữa.

 

Lắng nghe Người giảng dạy, nh́n thấy  Người chữa bệnh nhân, truyền bá phúc âm hóa cho thành phần thấp hèn và  nghèo khó, cùng hóa giải tội nhân, từ từ các môn đệ nhận ra rằng Người là Đấng Thiên Sai đúng nghĩa nhất của từ ngữ, tức là một con người chẳng những được Thiên Chúa sai mà là chính Thiên Chúa làm người.

 

Hiển nhiên là tất cả những điều ấy đều vượt trên họ, nó vượt quá khả năng hiểu biết của họ. Họ có thể bày tỏ đức tin của họ bằng những danh hiệu theo truyền thống Do Thái Giáo là “Thiên Sai”, “Con Thiên Chúa”, “Chúa”. Tuy nhiên, để thực sự gắn liền với thực tại này, th́ những danh hiệu ấy cần phải được tái nhận thức một cách nào đó nơi sự thật sâu xa nhất của chúng: Chính Chúa Giêsu đă mạc khải ư nghĩa đích thực của chúng bằng đời sống của Người, bao giờ cũng ngỡ ngàng, thậm chí được coi là ngược ngạo với những quan niệm thông thường.

 

Và chính đức tin của thành phần môn đệ cần phải được thích ứng một cách tiến bộ. Nó trở thành như là một cuộc hành tŕnh được bắt đầu nơi cảm nghiệm về một Đức Giêsu lịch sử, t́m thấy n ền tảng của ḿnh nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua, song tới lúc ấy cần phải tiến triển hơn nữa nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần.

 

Đó cũng là đức tin của Giáo Hội trong gịng lịch sử, đó cũng là đức tin của Kitô hữu chúng ta ngày nay. Được vững chắc dựa vào “tảng đá” Phêrô, nó là một cuộc hành tŕnh hướng tới tầm vóc viên trọn của sự thật mà Tay Đánh Cá Galilêa đă hăng hái tuyên xưng niềm xác tín: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16).

 

Nơi lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô, anh chị em thân mến, chúng ta có thể cảm thấy rằng tất cả chúng ta đều là một, cho dù những chia rẽ đă làm tổn thương đến mối hiệp nhất của Giáo Hội qua các thế kỷ và hậu quả của nó vẫn c̣n tác dụng.

 

Hôm nay, nhân danh hai Thánh Phêrô và Phaolô, chúng ta hăy lập lại, cùng với những người Anh  Em của chúng ta đến từ Constantinople – những vị một lần nữa tôi xin cám ơn về sự hiện diện trong cuộc cử hành này – việc chúng ta dấn thân chấp nhận cho đến cùng ước vọng của Chúa Kitô, Đấng muốn chúng ta hoàn toàn hiệp nhất. Với những v́ Tổng Giám Mục đồng tế, chúng ta hăy chấp nhận tặng ân và trách nhiệm của mối hiệp thông giữa Ṭa Thánh Phêrô và Các Giáo Hội Chủ Yếu được kư thác cho các ngài chăm sóc mục vụ.

 

Xin Thánh Mẫu của Thiên Chúa luôn dẫn dắt chúng ta và hỗ trợ chúng ta bằng lời chuyển cầu của Mẹ: chớ ǵ đức tin không hề xoay chuyển của Mẹ, một đức tin đă bảo tŕ đức tin của Thánh Phêrô và của các vị Tông Đồ khác, tiếp tục nâng đỡ đức tin của các thế hệ Kitô hữu, đức tin của riêng chúng ta: Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, cầu cho chúng con! Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070629_pallio_en.html

“Chúa Giêsu thực sự muốn nói ǵ với Phêrô nơi những lời này? ‘

Con là Đá, trên đá này Thày sẽ xây Giáo Hội của Thày’ (Mt 16:18)”

 

(Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài giảng Lễ Thánh Phêrô và Phaolô 29/6/2006)

 

 

“Con là Đá, và trên đá này Thày sẽ xây Giáo Hội của Thày’ (Mt 16:18).

 

Chúa Giêsu thực sự muốn nói ǵ với Phêrô nơi những lời ấy? Nơi những lời này, Người đă hứa ǵ với Phêrô và Người đă ủy thác cho Phêrô những công việc ǵ? Và Người muốn nói ǵ với chúng ta – với vị Giám Mục Rôma, vị ngồi trên ṭa Thánh Phêrô, cũng như với Giáo Hội ngày nay?

 

Nếu chúng ta muốn hiểu được ư nghĩa của những lời lẽ của Chúa Giêsu, th́ cần phải nhớ rằng các tŕnh thuật Phúc Âm kể lại cho chúng ta 3 trường hợp khác nhau, mỗi lần một cách khác nhau, Chúa Kitô truyền đạt cho Phêrô công việc tương lai của ngài. Công việc này th́ bao giờ cũng giống nhau, nhưng những ǵ Chúa Kitô đă và đang quan tâm trở thành tỏ tường đối với chúng ta nơi tính cách đa dạng của các trường hợp và h́nh ảnh được Người sử dụng.

 

Trong Phúc Âm theo Thánh Mathêu chúng ta vừa nghe, th́ Thánh Phêrô tuyên xưng niềm tin của ḿnh nơi Chúa Giêsu, nh́n nhận Người là Đấng Thiên Sai và là Con Thiên Chúa. Bởi đó, công việc đặc biệt được trao phó cho ngài bằng 3 h́nh ảnh, đó là tảng đá trở nên đá góc, ch́a khóa và h́nh ảnh buộc cởi.

 

Tôi không có ư giải thích nơi đây một lần nữa ba h́nh ảnh được Giáo Hội dẫn giải nhiều lần qua gịng thời gian; trái lại, tôi muốn kêu gọi hăy chú ư tới vị trí về địa dư và bối cảnh về niên đại của những lời lẽ ấy.

 

Lời hứa này được ban bố ở nguồn gốc sông Dược Đăng, tại biên giới của Mảnh Đất Giuđa, nơi biên cương thế giới của thành phần dân ngoại. Thời điểm của lời hứa này đánh dấu một khúc quanh quan trọng nơi cuộc hành tŕnh của Chúa Giêsu: ở chỗ, bấy giờ Người bắt đầu cuộc hành tŕnh lên Giêrusalem, và đó là lần đầu tiên Người nói với các môn đệ rằng cuộc hành tŕnh lên Thành Thánh này là một cuộc hành tŕnh tiến tới với cây thập tự giá: ‘Từ lúc ấy, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ của Người biết rằng Người cần phải lên Giêrusalem và chịu nhiều đau khổ bởi thành phần kỳ lăo và các trưởng tế cùng luật sĩ, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại’ (Mt 16:21).

 

Thật vậy, những điều này đi với nhau và ấn định cái vị thế nội tại nơi vai tṛ lănh đạo của Giáo Hội nói chung, đó là Chúa Kitô tiếp tục con đường của Người tiến tới với thập giá, tiến tới t́nh trạng thấp hèn của người tôi tớ Thiên Chúa, chịu khổ đau và bị sát hại, song đồng thời Người cũng đi trên con đường tiến tới việc làm cho thế giới rộng lớn là nơi Người đă đi trước chúng ta như Đấng Phục Sinh, nhờ đó, ánh sáng của các lời Người và sự hiện diện của t́nh yêu Người được tỏa hiện trên thế giới; Người đang tiến bước trên con đường này, để nhờ Người, Đấng Thiên Sai Tử Giá và Phục Sinh, chính Thiên Chúa có thể đến với thế giới.

 

Về vấn đề này, Thánh Phêrô đă diễn tả ḿnh trong thư thứ nhất của ngài như là ‘một nhân chứng cho những khổ đau của Chúa Kitô cũng như là kẻ dự phần vào vinh quang sẽ được tỏ hiện’ (5:1). Đối với Giáo Hội, Thứ Sáu Tuần Thánh và Phục Sinh bao giờ cũng đi với nhau; Giáo Hội luôn vừa là hạt cải vừa là cái cây cho chim trời làm tổ.

 

Giáo Hội – và trong Giáo Hội, Chúa Kitô – vẫn chịu đựng khổ đau cho tới ngày nay. Nơi Giáo Hội, Chúa Kitô tiếp tục bị chế nhạo và tạt vả; những nỗ lực tiếp tục thực hiện việc loại trừ Người. Con thuyền Giáo Hội tiếp tục bị rách toạc ra bởi những luồng gió ư hệ, với những gịng nước thấm vào Giáo Hội và dường như muốn nhận ch́m Giáo Hội xuống. Tuy nhiên, chính ở nơi Giáo Hội khổ đau này mà Chúa Kitô chiến thắng vậy.

 

Bất chấp tất cả mọi sự, niềm tin tưởng nơi Người tái phục hồi một sức mạnh mới mẻ hơn bao giờ hết. Chúa Kitô cũng truyền lệnh cho cả các gịng nước ngày nay và cho thấy rằng Người là Chúa của các yếu tố thiên nhiên. Người ở trên con thuyền của ḿnh, trên con thuyền nhỏ bé Giáo Hội.

 

Bởi vậy, một đàng th́ nỗi yếu hèn hợp với con người được tỏ hiện nơi thừa tác vụ của Phêrô, thế nhưng đồng thời cũng tỏ hiện cả quyền năng của Thiên Chúa nữa, ở chỗ, Chúa tỏ sức mạnh của Người ra nơi chính nỗi hèn yếu của con người; Người chứng tỏ là chính qua những con người mỏng ḍn mà chính Người dựng xây Giáo Hội của Người.

 

Giờ đây chúng ta hăy quay sang Phúc Âm theo Thánh Luca là Phúc Âm cho chúng ta biết rằng trong Bữa Tiệc Ly, một lần Chúa Chúa Kitô lại trao phó cho Phêrô một công việc đặc biệt (x 22:31-33).

 

Lần này, những lời lẽ của Chúa Kitô ngỏ cùng Simon xuất hiện ngay sau khi Người thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Chúa Kitô vừa ban ḿnh cho thành phần môn đề của Người dưới h́nh bánh và h́nh rượu. Chúng ta có thể thấy việc thiết lập bí tích Thánh Thể như là một tác động thiết lập Giáo Hội thực sự và xứng hợp.

 

Qua Thánh Thể, Chúa Kitô chẳng những ban ḿnh cho thành phần riêng của ḿnh mà c̣n ban cho các vị thực tại của một mối hiệp thông mới giữa họ với nhau, kéo dài qua thời gian, ‘cho đến tận thế’ (x 1Cor 11:26).

 

Nhờ Thánh Thể, các môn đệ trở thành nơi cư trú sống động của Người, như lịch sử cho thấy, một nơi cư trú phát triển như là một đền thờ mới mẻ và sống động của Thiên Chúa trên thế giới này. Bởi vậy mà ngay sau khi thiết lập Bí Tích này, Chúa Giêsu nói về việc làm môn đệ, về ư nghĩa của ‘thừa tác vụ’ này trong cộng đồng mới, ở chỗ, Người nói rằng nó là một cuộc dấn thân phục vụ, như chính Người là tôi tớ phục vụ giữa các vị vậy.

 

Bấy giờ Người ngỏ cùng Phêrô. Người nói rằng Satan muốn làm cho ngài bị sàng xẩy như thóc lúa. Điều này gợi lại đoạn trong Sách Ông Gióp, đoạn thuật lại việc Satan xin Chúa cho quyền hành hạ Gióp. Ma qủi – tên phỉ báng Thiên Chúa và loài người – bởi thế muốn chứng minh rằng không có một thứ cảm t́nh đạo nghĩa chân thực nào hết, mà nơi con người chỉ có mục đích là luôn nhắm tới vấn đề duy thực dụng.

 

Trong trường hợp của ông Gióp, Thiên Chúa cho Satan cái quyền tự do được yêu cầu ấy chính là để có thể nhờ đó bênh vực tạo vật của Ngài – là con người – và chính bản thân Ngài. Điều ấy cũng xẩy ra cả nơi thành phần môn đệ của Chúa Giêsu. Thiên Chúa ban cho Satan một thứ tự do nào đó ở mọi lúc.

 

Đối với chúng ta, th́ Thiên Chúa thường cho Satan quá nhiều tự do, th́ Ngài ban cho hắn quyền hành khổ chúng ta quá ư là kinh khủng; th́ t́nh trạng này mạnh hơn quyền năng của chúng ta và đàn áp chúng ta quá ư là nặng nề. Chúng ta cứ tiếp tục kêu lên Thiên Chúa rằng: ‘Than ôi, xin hăy nh́n đến nỗi khgốn khổ của các môn đệ Ngài! A, xin hăy bảo vệ chúng tôi!’ Thật vậy, Chúa Giêsu tiếp tục phán: ‘Thày đă nguyện cầu cho con để con không bị mất đức tin’ (Lk 22:32).

 

Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu là những ǵ giới hạn quyền năng của ma quỉ. Lời nguyện cầu của Chúa Giêsu là những ǵ bảo vệ Giáo Hội. Chúng ta có thể t́m nương náu dưới việc bảo vệ ấy, gắn bó với nó để được an toàn. Thế nhưng, như Người nói trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cầu nguyện cách riêng cho Phêrô rằng ‘để con không bị mất đức tin’.

 

Lời nguyện cầu của Chúa Giêsu đồng thời cũng là một lời hứa hẹn và là một nghĩa vụ. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu bảo toàn đức tin của Phêrô, đức tin được ngài tuyên xưng ở Caesarea Philippi: ‘Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống’ (Mt 16:16). Bởi thế, đừng bao giờ để cho niềm tin này bị câm nín; hăy tiếp tục củng cố nó, cho dù có phải đối đầu với thập giá cũng như với tất cả những ǵ là nghịch phản của thế gian: đó là công việc của Phêrô.

 

Thế nên, vấn đề ở đây đó là Chúa Kitô chẳng những cầu nguyện cho niềm tin riêng của Phêrô mà c̣n cho đức tin của ngài trở thành việc phục vụ cho người khác nữa. Đó chính là những ǵ Người muốn nói khi phán: ‘Bao giờ con trở lại th́ hăy củng cố an hem con’ (Lk 22:32).

 

‘Bao giờ con trở lại’: những lời này vừa là một lời tiên báo vừa là một lời hứa hẹn. Chúng tiên báo nỗi yếu hèn của Simon, người chối trước một nữ tỳ và một người tôi tớ rằng ngài chẳng hề biết Chúa Kitô. Qua việc sa ngă này, Thánh Phêrô – và cùng với ngài là Giáo Hội qua mọi thời đại – học biết rằng riêng sức mạnh của ḿnh thôi không đủ để xây dựng và hướng dẫn Giáo Hội Chúa. Không ai thành đạt tự sức riêng của ḿnh. Cho dù Phêrô có khả năng và tinh khéo đi chăng nữa – ngài đă sa ngă ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc thử thách.

 

‘Bao giờ con trở lại’: Chúa Kitô, Đấng đă báo trước việc sa ngă của thánh nhân, cũng hứa làm cho ngài được hoán cải: ‘Và Chúa đă quay lại nh́n Phêrô…’ (Lk 22:61). Cái nh́n của Chúa Giêsu thực hiện việc biến đổi và trở thành ơn cứu độ cho Phêrô: ‘ngài đă ra đi và thảm thiết khóc’ (Lk 22:62).

 

Chúng ta hăy van xin ánh mắt cứu độ này của Chúa Giêsu hằng được lập lại: đối với tất cả những ai có trách nhiệm trong Giáo Hội; đối với tất cả những ai đang chịu đựng t́nh trạng hoang mang rối loạn của những thời buổi này; đối với người lớn và kẻ nhỏ: Lạy Chúa, xin hằng nh́n đến chúng con, xin hăy nâng chúng con dậy mỗi khi chúng con sa ngă và hăy ǵn giữ chúng con trong bàn tay nhân lành của Chúa.

 

Chính nhờ lời hứa này ở việc Người nguyện cầu mà Người đă ủy thác cho Phêrô công việc đối với anh em. Trách nhiệm của Phêrô được gắn liền với lời nguyện cầu của Chúa Giêsu. Chính điều ấy đă hiến cho ngài niềm tin tưởng là ngài sẽ kiên tŕ vượt qua tất cả mọi nỗi khốn khổ của con người.

Và Chúa ủy thác công việc này cho ngài trong bối cảnh của Bữa Tiệc Ly, liên quan tới tặng ân Thánh Thể Rất Thánh Hảo.

 

Giáo Hội, được thiết dựng nơi việc lập Thánh Thể, tận thẳm cung của ḿnh, là một cộng đồng Thánh Thể, bởi thể, là mối hiệp thông vào Thân Thể của Chúa Kitô. Công việc của Phêrô là chủ tŕ trên mối hiệp thông phổ quát này; là giữ cho nó hiện hữu trên thế giới như là một mối hiệp nhất hữu h́nh hiện thực.

 

Ngài, cùng với toàn thể Giáo Hội Rôma – như Thánh Ư Nhă thánh Antiôkia đă nói – cần phải chủ tŕ trong đức bác ái: chủ tŕ trên cộng đồng này bằng một t́nh yêu thương xuất phát từ Chúa Kitô và là một t́nh yêu thương hằng vượt trên những giới hạn của lănh vực riêng tư trong việc mang t́nh yêu của Thiên Chúa đến tận cùng trái đất.

 

Chi tiết thứ ba liên quan tới Quyền Bính này được thấy trong Phúc Âm Thánh Gioan (21:15-19). Chúa Kitô đă sống lại, và là Đấng Phục Sinh, Người đă ủy thác đàn chiên của ḿnh cho Phêrô. Cả ở đây nữa, thập giá và Phục Sinh đan kết với nhau. Chúa Giêsu tiên báo cho Phêrô biết rằng ngài phải đi đàng thánh giá.

 

Nơi Đền Thờ được xây trên ngôi mộ của Thánh Phêrô này – một ngôi mộ của người nghèo – chúng ta thấy rằng nơi chính cách thức ấy Chúa Kitô, bằng thập giá, bao giờ cũng là Vị chiến thắng. Quyền lực của ngài không phải là một thứ quyền lực hợp với những đường lối của thế gian. Nó là một quyền lực của sự thiện hảo: của sự thật và của yêu thương, một thứ yêu thương mạnh hơn cả sự chết.

 

Phải, lời Người hứa hẹn là những ǵ chân thực, ở chỗ, các quyền lực của sự chết, các cửa của hỏa ngục, sẽ không thể nào làm chủ được Giáo Hội được Người xây dựng trên Phêrô (x Mt 16:18) và là Giáo Hội, qua chính đường lối ấy, tiếp tục đích thân xây dựng.

 

Vào ngày Lễ Trọng Kính Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô này, tôi đặc biệt ngỏ lời cùng quí huynh, thưa quí tổng giám mục, những vị đến từ nhiều quốc gia trên thế giới để lănh nhận giây tông phẩm từ Vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Tôi xin gửi đến quí huynh lời chào thân ái, cùng với tất cả những ai đi theo với quí huynh.

 

Tôi cũng đặc biệt vui mừng chào phái đoàn đại biểu của Ṭa Thượng Phụ Toàn Cầu, được dẫn đầu bởi Đức Zizioulas, Tổng Giám Mục Pergamon và là Chủ Tịch của Ủy Ban Hỗn Hợp Quốc Tế Về Đối Thoại Thần Học giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo.

 

Tôi xin cám ơn Đức Thượng Phụ Bartholomew I cũng như Holy Synod về dấu hiệu huynh đệ chứng tỏ ḷng mong muốn và quyết tâm tiến mau chóng hơn nữa trên con đường trọn vẹn hiệp nhất nên một được Chúa Kitô cầu xin cho tất cả thành phần môn đệ của Người.

 

Chúng ta cảm thấy cùng có một ḷng thiết tha mong ước, đă có lần được Đức Thượng Phụ Athenagoras và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tỏ bày, trong việc cùng nhau uống cùng một Chén và cùng ăn Bánh là chính Chúa. Chúng ta hăy van xin một lần nữa vào dịp này để tặng ân này sớm được ban cho chúng ta.

 

Chúng ta hăy cám ơn Chúa là chúng ta liên kết trong niềm tin được Thánh Phêrô tuyên xưng thay cho tất cả mọi môn đệ ở Caesarea Philippi: ‘Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống’. Chúng ta hăy cùng nhau mang lời tuyên xưng này đến cho thế giới hiện đại.

 

Chớ ǵ Chúa Kitô giúp chúng ta vào chính lúc này đây của lịch sử chúng ta trở thành những chứng nhân đích thực của những khổ đau Chúa Kitô cũng như trở nên thành phần tham dự vào vinh quang sẽ được tỏ hiện (x 1Pt 5:1). Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/7/2006

Ư nghĩa sâu xa nhất của Công Giáo tính

 

 

ĐTC BĐXVI đă chủ tế Thánh Lễ Trọng Kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô tại Đền Thờ Thánh Phêrô, và trong Thánh Lễ, ngài đă ban giây choàng tông phẩm cho ĐHY Angelo Sodano, trưởng hồng y đoàn và 32 vị tân Tổng Giám Mục thuộc 21 quốc gia mới được bổ nhiệm năm vừa qua. Theo truyền thống, Thánh Lễ này cũng có sự hiện diện của phái đoàn đại biểu thuộc Giáo Hội Chính Thống hoàn vũ ở Contantinople, năm nay với 3 vị dẫn đầu là Loannis (Zizioulas), TGP Pergamo, và hai vị nữa là Gennadios (Limouris), TGP Sassima, và đan viện trưởng Bartolome, phó bí thư Hội Đồng Thượng Phụ Hoàn Vũ. Sau đây là nguyên văn bài giảng của ĐTC trong Thánh Lễ về công giáo tính của Giáo Hội Chúa Kitô.

 

Lễ Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô vừa là một tưởng nhớ tri ân về những vị chứng nhân cao cả của Chúa Giêsu Kitô, vừa là một cuộc long trọng tuyên xưng về một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Trước hết, lễ này là một lễ của công giáo tính. Dấu hiệu của Ngày Lễ Hiện Xuống – một cộng đồng mới nói đủ mọi ngôn ngữ và hiệp nhất tất cả mọi dân tộc lại thành một dân duy nhất, thành một gia đ́nh duy nhất của Thiên Chúa – đă trở thành thực tại.

 

Cộng đồng phụng vụ của chúng ta, một cộng đồng qui tụ các vị giám mục từ khắp nơi trên thế giới, qui tụ dân chúng thuộc nhiều văn hóa và quốc gia, là h́nh ảnh gia đ́nh Giáo Hội lan tràn khắp thế giới. Kẻ xa lạ thành bạn hữu; chúng ta nh́n nhận nhau là anh em vượt mọi biên giới. Như thế, sứ vụ của Thánh Phaolô được hoàn thành, vị đă biết cách để “trở thành mộït thừa tác viên của Chúa Giêsu Kitô đối với Dân Ngoại…. Nhờ đó việc hiến dâng của Dân Ngoại được chấp nhận, được Thánh Thần thánh hóa” (Rm 15:16).

 

Mục đích của sứ vụ này là một nhân loại được trở thành vinh hiển sống động của Thiên Chúa, một cuộc tôn thờ chân thực Thiên Chúa mong muốn: Đó là ư nghĩa sâu xa nhất của công giáo tính – một công giáo tính đă được ban cho chúng ta và bởi thế chúng ta phải tiếp tục hướng ḿnh đến chỗ đó. Công giáo tính không tỏ hiện theo chiều hoành kích mà thôi, chiều kích nhiều dân tộc qui tụ lại với nhau; nó c̣n thể hiện theo chiều tung kích nữa: chỉ cần hướng ánh mắt về Thiên Chúa, chỉ cần mở ḷng ra cho Ngài chúng ta mới thực sự trở nên duy nhất.

 

Như Thánh Phaolô, Thánh Phêrô cũng đến Rôma, một thành phố đă trở thành nơi hội tụ của tất cả mọi dân tộc, và chính v́ điều này đă trở thành một thể hiện hơn hết cái phổ quát tính của Phúc Âm. Khi thực hiện chuyến đi từ Giêrusalem đến Rôma, Thánh Phêrô chắc chắn cảm thấy ḿnh được soi dẫn bởi tiếng nói của các vị tiên tri, bởi đức tin và bởi lời cầu nguyện của dân Do Thái.

 

Sứ vụ truyền giáo cho toàn thế giới thực sự cùng là một phần của việc loan báo Cựu Ước nữa: Dân Do Thái được ấn định trở thành ánh sáng cho các Dân Ngoại. Bài đại Thánh Vịnh Thương Khó, bài Thánh Vịnh 21, với câu đầu tiên là “Lạy Chúa Trời con, Lạy Thiên Chúa của con, nhân sao Chúa bỏ rơi con?” được Chúa Giêsu đă thốt lên trên cây thập tự giá, được chấm dứt bằng nhăn quan là “Tận cùng trái đất sẽ nhớ tới Chúa và trở về cùng Chúa; và tất cả mọi gia đ́nh chư quốc sẽ tôn thờ trước tôn nhan Ngài” (Ps 21:28). Khi tông đồ Phêrô và Phaolô đến Rôma th́ Chúa, Đấng đă sử dụng bài thánh vịnh này trên thập tự giá, đă sống lại; việc chiến thắng này của Thiên Chúa bấy giờ cần phải được loan báo cho tất cả mọi dân nước, nhờ đó hoàn tất lời hứa kết thúc bài thánh vịnh ấy.

 

Công giáo tính tức là phổ quát tính – thứ đa dạng tính trở nên hiệp nhất; một thứ hiệp nhất vẫn có tính cách đa dạng. Từ lời lẽ của Thánh Phaolô về phổ quát tính của Giáo Hội chúng ta thấy rằng một phần của mối hiệp nhất này là khả năng của các dân tộc trong việc thắng vượt bản thân ḿnh, trong việc hướng về một Vị Thiên Chúa duy nhất.

 

Vị sáng lập thực sự thần học Công giáo là Thánh Irenaeus thành Lyon đă diễn tả mối liên hệ giữa công giáo tính và mối hiệp nhất này một cách thật là tuyệt vời: “Tín lư này và đức tin này được Giáo Hội, một Giáo Hội được truyền bá khắp thế giới, chuyên chăm ǵn giữ, làm nên hầu như một gia đ́nh duy nhất: cùng một đức tin với một linh hồn và một con tim duy nhất, với cùng một việc rao giảng, cùng một việc giảng dạy, cùng một truyền thống như thể chỉ có một tiếng nói duy nhất. Các Giáo Hội ở Đức quốc không có một đức tin hay truyền thống khác, những Giáo Hội ở Tây Ban Nha, ở Gaul, ở Ai Cập, ở Libya, ở Hướng Đông, ở trung tâm trái đất, như mặt trời thụ tạo của Thiên Chúa chỉ là một và đồng nhất trên khắp thế giới, để ánh sáng của việc rao giảng thực sự chiếu sáng mọi nơi và soi sáng tất cả mọi người muốn nhận biết chân lư” ("Adversus Haereses" I, 10,2).

 

Mối hiệp nhất của con người nơi đa dạng tính của họ có thể thực hiện v́ Thiên Chúa, vị Thiên Chúa duy nhất của trời đất này, đă tỏ ḿnh ra cho chúng ta; v́ sự thật chính yếu của cuộc sống chúng ta, sự thật về việc chúng ta “từ đâu mà có?” và “sẽ đi về đâu?”, đă trở nên hữu h́nh khi Ngài tỏ ḿnh cho chúng ta và nơi Chúa Giêsu Kitô Ngài đă cho chúng ta thấy dung nhan của Ngài, cho thấy chính Bản Thân của Ngài. Sự thật về yếu tính liên quan đến con người của chúng ta đây, đến việc chúng ta sống và việc chúng ta chết đây, sự thật nhờ Thiên Chúa đă trở thành hiện tỏ ấy, đă liên kết chúng ta và làm cho chúng ta trở nên anh em với nhau. Công giáo tính và hiệp nhất tính là những ǵ đồng hành với nhau. Và duy nhất tính có một nội dung đó là một đức tin đă được các vị tông đồ thay Chúa Kitô truyền đạt cho chúng ta.

 

Hôm qua, nhân dịp lễ Thánh Irenaeus và là áp lễ trọng kính Thánh Phêrô và Phaolô, tôi đă có thể cống hiến cho Giáo Hội một bản hướng dẫn mới để truyền đạt đức tin, bản hướng dẫn giúp chúng ta hiểu biết hơn nữa và sống tốt đẹp hơn nữa đức tin liên kết chúng ta, đó là cuốn Tổng Lược Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo. Những ǵ trong cuốn Giáo Lư lớn, với những chứng từ của các thánh thuộc mọi thế kỷ cùng với những suy tư thần học chín mùi được tŕnh bày một cách chi tiết, đều được tóm gọn lại thành những ǵ thiết yếu trong cuốn tổng lược này, những điều sau đó được chuyển dịch thành ngôn ngữ của đời sống thường nhật và trở thành thực tiễn hơn.

 

Cuốn sách này được tŕnh bày như một cuộc đối thoại với những câu vấn đáp; 14 bức h́nh liên quan tới các lănh vực khác nhau của đức tin để mời gọi con người chiêm ngắm và suy niệm. Có thể nói rằng chúng tóm gọn một cách tượng h́nh những ǵ được lời lẽ diễn tả theo chi tiết. Mở đầu là một bức h́nh từ thế kỷ thứ sáu về Chúa Kitô, bức h́nh được thấy trên Núi Athos và tiêu biểu cho Chúa Kitô nơi phẩm vị là Chúa Tể Trái Đất của ḿnh, thế nhưng cũng tiêu biểu cho Người như là vị rao giảng Phúc Âm Người cầm trong tay.

 

“Ta là Đấng Hiện Hữu” – tên gọi nhiệm mầu này được viết lên trong Cựu Ước – được nói đến trong cuốn sách này như là danh riêng của Ngài: bởi v́, hết mọi sự hiện hữu đều xuất phát từ Ngài; Ngài là nguồn mạch nguyên thủy của hết mọi hữu thể. Và v́ Ngài là duy nhất mà Ngài bao giờ cũng hiện hữu, bao giờ cũng gần chúng ta song đồng thời đi trước chúng ta, như “Đấng ấn định” cho đường đi nước bước của đời chúng ta sống, Ngài tự ḿnh thực sự là đường lối. Cuốn sách này không thể nào được đọc như là một cuốn tiểu thuyết. Nó phải được suy niệm một cách thâm trầm từng phần th́ nội dung của nó, qua những h́nh ảnh, mới thấm vào tâm hồn được. Tôi hy vọng nó sẽ được đón nhận như thế và sẽ trở nên một bản hướng dẫn bổ ích trong việc truyền đạt đức tin.

 

Chúng ta đă nói rằng công giáo tính và hiệp nhất tính của Giáo Hội là những ǵ đi với nhau. Sự kiện là giữa hai tính chất này có những chiều kích được nói đến hữu h́nh đối với chúng ta nơi h́nh ảnh của các vị tông đồ đă cho chúng ta thấy đặc tính sau đó của Giáo Hội: một Giáo Hội tông truyền.

 

Điều này nghĩa là ǵ? Chúa đă thiết lập 12 Tông Đồ, để từ bấy giờ trở đi bao gồm tất cả mọi dân tộc, giống như 12 người con của Giacóp xưa, đối với Người là các chi tộc lănh đạo Dân Chúa, một sự kiện bấy giờ đă trở thành phổ quát. Thánh Marcô đă nói cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu kêu gọi các vị tông đồ “đến ở với Người và sai các vị ra đi” (3:14). Điều này hầu như tương khắc nhau. Chúng ta có thể nói rằng: Một là các vị ở với Người hay là các vị được sai đi và lên đường.

 

Có một lời về các vị thiên thần được thánh Giáo Hoàng Gêgôriô Cả nói tới giúp chúng ta giải quyết được điều tương phản ấy. Ngài nói rằng các thiên thần bao giờ cũng được sai đi lại đồng thời lúc nào cũng ở trước nhan Thiên Chúa: “Bất cứ khi nào các vị được sai đi, bất cứ nơi nào các vị đến, bao giờ các vị cũng chuyển động trong cung ḷng của Chúa Cha” (Homily 34,13). Mạc khải đă diễn tả các vị giám mục như là “các thiên thần” của Giáo Hội các vị, và bởi thế chúng ta áp dụng điều này như sau: các vị tông đồ cũng như các vị thừa kế các tông đồ lúc nào cũng phải ở với Chúa, và chỉ có như thế, bất cứ đi đâu, các vị cũng luôn hiệp thông với Ngài và sống cuộc hiệp thông này. 

 

Giáo Hội tông truyền v́ Giáo Hội tuyên xưng đức tin của các vị tông đồ và t́m cách sống đức tin ấy. Chính mối hiệp nhất làm nên đặc tính của 12 Vị được Chúa Kitô kêu gọi, thế nhưng đồng thời cũng có một sự liên tục nơi sứ vụ tông đồ nữa. Trong Bức Thư Thứ Nhất của ḿnh, Thánh Phêrô đă diễn tả ḿnh là “anh cả” đối với những người anh được ngài gửi thư cho (5:1). Bằng lời lẽ ấy, ngài nói lên nguyên tắc của việc thừa kế tông đồ: cùng một thừa tác vụ ngài đă lănh nhận từ Chúa giờ đây được tiếp tục trong Giáo Hội qua việc truyền chức tư tế. Lời Chúa không những được viết ra mà c̣n là một lời sống động qua những chứng từ được Chúa Kitô ở trong bí tích này đưa vào thừa tác vụ tông đồ.

Bởi thế, giờ đây tôi hướng về quí huynh, quí huynh giám mục thân mến: tôi thân ái chào quí huynh cũng như họ hàng thân thuộc và phái đoàn hành hương thuộc các giáo phận đương nhiệm của quí huynh. Quí huynh sắp sửa lănh nhận giây choàng tông phẩm từ tay của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Chúng tôi đă ban phép lành cho nó, như từ chính Thánh Phêrô, đặt nó ở bên mộ của ngài. Giờ đây nó là một thứ thể hiện cho trách nhiệm chung của chúng ta trước “Vị Tổng Mục Tử” Giêsu Kitô được Thánh Phêrô nói đến (2Pt 5:4).

 

Giây tông phẩm là một biểu hiệu cho sứ vụ tông đồ của chúng ta. Nó là biểu hiện cho mối hiệp thông của chúng ta, một mối hiệp thông có tính cách cao cả hữu h́nh của nó nơi thừa tác vụ Thánh Phêrô. Liên hệ với duy nhất t́nh cũng như với tông đồ tính là thừa tác vụ Thánh Phêrô, một thừa tác vụ qui tụ một cách hữu h́nh Giáo Hội của tất cả mọi phần thể cũng như của tất cả mọi thời đại, nhờ đó bênh vực mỗi một người trong chúng ta khỏi rơi vào t́nh trạng tự lập sai lầm là những ǵ quá dễ dàng bị biến thành những thứ riêng biệt hóa nội tại trong Giáo Hội và có thể làm tổn thương rất nhiều đến t́nh trạng độc lập nội tại của Giáo Hội. Ư thức như thế, chúng ta không muốn quên rằng ư nghĩa của tất cả mọi phận vụ và thừa tác vụ cuối cùng là “để tất cả chúng ta chiếm được mối hiệp nhất về đức tin và về việc nhận biết Con Thiên Chúa, chiếm được con người trưởng thành, chiếm được tầm vóc trọn vẹn của Chúa Kitô”, nhờ đó thân thể của Chúa Kitô được phát triển “và tự xây dựng trong yêu thương” (Eph 4:13,16).

 

Theo chiều hướng ấy, tôi thành thật và biết ơn gửi lời chào đến phái đoàn đại biểu của Giáo Hội Chính Thống Constantinople, một phái đoàn được Đức Thượng Phụ hoàn vũ Bartholomew I sai đến, vị thượng phụ tôi xin bày tỏ niềm tưởng mến. Phái đoàn này, được lănh đạo bởi TGM loannis, đă đến mừng và tham dự cuộc lễ của chúng ta đây. Cho dù chúng ta vẫn chưa đồng ư với nhau về vấn đề cắt nghĩa và quyền bính của thừa tác vụ Thánh Phêrô, chúng ta vẫn cùng nhau được thừa hưởng việc thừa kế tông đồ, chúng ta liên kết chặt chẽ với nhau bằng thừa tác vụ giáo phẩm cũng như bằng bí tích linh mục, và chúng ta cùng nhau tuyên xưng đức tin của các vị tông đồ như được ghi nhận trong Thánh Kinh cũng như theo những lời dẫn giải của các đại Công Đồng Chung. 

 

Vào giờ khắc này của thế giới đầy những hoang mang và ngờ vực nhưng khắc khoải mong ước Thiên Chúa, chúng ta lại nh́n nhận sứ vụ chung của chúng ta trong việc cùng làm chứng cho Chúa Kitô, và, trên căn bản hiệp nhất ấy là những ǵ được ban cho chúng ta, chúng ta giúp cho thế giới có thể tin tưởng. Chúng ta khẩn xin Chúa bằng cả tấm ḷng của ḿnh hăy hướng dẫn chúng ta đạt tới mối hiệp nhất trọn vẹn, để ánh quang chân lư là những ǵ duy nhất có thể kiến tạo hiệp nhất một lần nữa lại trở nên hữu h́nh trước mắt thế giới.

 

Bài Phúc Âm hôm nay nói với chúng ta về lời tuyên xưng của Thánh Phêrô được Giáo Hội lấy đó là lúc khởi đầu của ḿnh: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16). Hôm nay đây, khi nói về một Giáo Hội duy nhất, công giáo và tông truyền song chưa là Giáo Hội thánh thiện, chúng ta muốn nhắc lại vào lúc này đây một lời tuyên xưng khác của Thánh Phêrô nhân danh Mười Hai Vị vào giờ phút bị bỏ rơi nhất: “Chúng con đă tin tưởng và nhận biết rằng Thày là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Jn 6:69).

 

Điều này nghĩa là ǵ? Chúa Giêsu, trong lời nguyện tư tế cao cả, đă nói đến việc Người tự hiến cho các môn đệ, ám chỉ cuộc hy sinh tử giá của ḿnh (Jn 17:19). Qua lời nói ấy Chúa Giêsu mặc nhiên diễn tả phận sự của Người là Vị Thượng Tế chân thật, Đấng làm hiện thực mầu nhiệm của “Ngày Ḥa Giải”, không c̣n chỉ ở nơi các nghi lễ thay thế nữa mà là ở nơi cái cụ thể của ḿnh máu Người. Lời “Đấng Thánh của Thiên Chúa” trong Cựu Ước ám chỉ Aaron là Thượng Tế, vị có nhiệm vụ hoàn tất việc thánh hóa dân Do Thái (Ps 105:16; x Sir 45:6). Việc Thánh Phêrô tuyên xưng vào Chúa Kitô, Đấng được ngài tuyên bố là Đấng Thánh của Thiên Chúa, lại ở trong bối cảnh của bài giảng về Thánh Thể, một bài giảng Chúa Giêsu loan báo Ngày đại Ḥa Giải bằng việc hiến dâng chính ḿnh làm lễ hy sinh: “Bánh Tôi sẽ ban để thế gian được sự sống đó là thịt của Tôi” (Jn 6:51). 

 

Bởi thế, trong bối cảnh của lời tuyên xưng này là mầu nhiệm tư tế của Chúa Giêsu, hiến tế của Người cho tất cả chúng ta. Đúng hơn, hiến tế này luôn được tái thánh hóa bằng t́nh yêu tinh tuyền của Chúa Kitô. Thiên Chúa không phải chỉ nói: Ngài đă yêu thương chúng ta một cách rất thực hữu, đă yêu thương chúng ta cho đến độ tử giá của Con Ngài. Chính từ đây mà chúng ta thấy được tất cả những ǵ là cao cả của một mạc khải có vết thương in ấn trên trái tim của chính Thiên Chúa. Giờ đây, mỗi một người trong chúng ta có thể tự ḿnh nói với Thánh Phaolô rằng: “Sự sống tôi hiện sống trong xác thịt này là tôi sống bởi niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đă yêu thương tôi và ban ḿnh cho tôi” (Gal 2:20). Chúng ta hăy cầu nguyện cùng Chúa để sự thật của lời này được in ấn một cách sâu xa trong tâm can của chúng ta với niềm hân hoan và trách nhiệm của nó; chúng ta hăy cầu nguyện để được rạng ngời bởi Thánh Thể chân lư này càng ngày càng trở nên mănh liệt hơn trong việc h́nh thành cuôc sống của chúng ta.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 29/6/2005