Thánh Joseph Freinademetz

(1852-1908)

Josef Freinademetz (1852-1908)

Một người Trung Hoa giữa người Trung Hoa

 

Bé Joseph Freinademetz vào đời ngày 15/4/1852, tại Oies, một thôn nhỏ có 5 ngôi nhà tọa lạc ở Dolomite Alps thuộc miền bắc Nước Ư. Miền này được gọi là South Tyrol, bấy giờ là một phần của đế quốc Áo-Hung. Bé đă được rửa tội vào chính ngày ra đời, và được thừa hưởng từ gia đ́nh của ḿnh một đức tin chân thành nhưng vững chắc.

Khi cậu Joseph đang học thần ở chủng viện giáo phận Bressanone (Brixen), cậu bắt đầu suy nghĩ nhiều về những xứ truyền giáo ở nước ngoài như là một lối sống. Cậu được chịu chức linh mục ngày 25/7/1875, và được chỉ định đến phục vụ cho cộng đồng Thánh Martin rất gần gia đ́nh của ḿnh, nơi vị tân linh mục này chẳng bao lâu chiếm được ḷng dân chúng. Tuy nhiên, tiếng gọi phục vụ truyền giáo vẫn không ĺa xa cha. Chỉ sau 2 năm chịu chức, ngài đă liên lạc với cha Arnold Janssen, vị sáng lập một nhà truyền giáo đă phát triển nhanh chóng và đă trở thành Hội Ḍng Ngôi Lời.

Được phép giám mục của ḿnh, cha Joseph đă gia nhập nhà truyền giáo này ở Steyl, Netherlands, vào tháng 8/1878. Ngày 2/3/1879, ngài đă lănh nhận cây thập giá truyền giáo và đă lên đường đi Trung Hoa với cha John Baptist Anzer, một vị thừa sai của cùng hội ḍng. Năm tuần sau cả hai vị đă đến Hồng Kông, nơi các ngài ở đó 2 năm, sửa soạn cho bước kế tiếp. Năm 1881, các ngài đến địa điểm truyền giáo mới ở South Shantung, một tỉnh có 12 triệu dân cứ song chỉ có 158 Kitô hữu.

Đó là những tháng năm khốn khổ, với những chuyến hành tŕnh xa xôi cực nhọc, những cuộc tấn công bởi thổ phỉ, cùng với việc khó khăn để thành lập những cộng đồng Kitô hữu tiên khởi. Một cộng đồng vừa mới chập chững phát triển th́ ngài nhận được chỉ thị của Giám Mục phải rời bỏ hết mọi sự để bắt đầu lại mới hoàn toàn.

Chẳng bao lâu cha Joseph cảm nhận được tầm quan trọng của việc giáo dân dấn thân, nhất là của các giáo lư viên, đối với việc truyền bá phúc âm hóa. Ngài đă dồn lực vào việc huấn luyện họ và dọn một cuốn cẩm nang giáo lư bằng tiếng Trung Hoa. Cùng với cha Anzer (bấy giờ đă trở thành giám mục), ngài cũng dồn lực vào việc sửa soạn, huấn luyện thiêng liêng và giáo dục liên tục cho các vị linh mục Trung Hoa cũng như cho các vị thừa sai khác. Tất cả đời sống của ngài được đánh dấu bằng một nỗ lực cố gắng trở thành một người Trung Hoa giữa người Trung Hoa, đến nỗi ngài đă viết cho gia đ́nh của ngài rằng: "Tôi yêu Trung Hoa và người Trung Hoa. Tôi muốn chết giữa họ và được an nghỉ giữa họ".

Năm 1898, cha Freomademetz bị bệnh viêm thanh quản và bắt đầu bị lao phổi gây ra bởi công việc gồng gánh và nhiều khó khăn khốn khó khác. Bởi thế, đức giám mục và các vị linh mục khác đă cương quyết gửi ngài đi nghỉ ở Nhật Bản, hy vọng rằng ngài sẽ hồi sức. Hơi b́nh phục ngài đă trở lại Trung Hoa song vẫn chưa hoàn toàn khỏi hẳn.

Khi vị giám mục cần phải du hành khỏi Trung Hoa vào năm 1907, vị linh mục này đă phải gánh thêm vai tṛ quản nhiệm giáo phận nữa. Trong thời gian ấy xẩy ra một cơn bệnh sốt phát ban. Cha Joseph, như một vị mục tử nhân lành, đă không ngừng ra tay trợ giúp và viếng thăm nhiều cộng đồng cho đến khi chính ngài cũng bị lây nhiễm. Ngài đă trở về Taikia là ṭa giám mục và chết ở đó ngày 28/1/1908. Ngài đă được an táng ở chặng Đường Thánh Giá thứ 12, và mộ của ngài chẳng mấy chốc trở thành địa điểm hành hương cho Kitô hữu.

Cha Freinademetz đă biết cách khám phá ra những ǵ cao cả và đẹp đẽ của văn hóa Trung Hoa và yêu mến thành phần con người ngài được sai đến. Ngài đă hiến đời ḿnh để loan báo sứ điệp Phúc Âm của t́nh yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi người, cũng như vào việc hiện thực t́nh yêu này qua hoạt động h́nh thành các cộng đồng Kitô hữu Trung Hoa. Ngài đă làm sinh động các cộng đồng này với tinh thần cởi mở kết đoàn trước thành phần dân cư chung quanh họ. Ngài đă phấn khích nhiều Kitô hữu Trung Hoa trở thành các nhà thừa sai cho dân chúng của ḿnh với vai tṛ giáo lư viên, tu sĩ nam nữ và linh mục. Đời sống của ngài là một biểu hiệu cho câu tâm niệm của ngài: "Thứ ngôn ngữ tất cả mọi người hiểu được là thứ ngôn ngữ của yêu thương".

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ VIS của Ṭa Thánh