THÁNH NHÂN TỪNG NGÀY
 hay

SỐNG THÁNH CHỨNG NHÂN

 

1) Phụng vụ chư thánh quanh năm

2) Một thoáng nh́n về hậu trường của tiến tŕnh phong thánh

3) Tại sao tiến tŕnh phong thánh đ̣i phải có điều kiện phép lạ?

 
1) Phụng vụ chư thánh quanh năm

 

Phụng Vụ là cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Bởi thế, Phụng Niên là lịch tŕnh cử hành toàn bộ Mầu Nhiệm Chúa Kitô, từ Mầu Nhiệm Nhập Thể (Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh), Mầu Nhiệm Thừa Sai (Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh), Mầu Nhiệm Vượt Qua (Mùa Chay, Tuần Thánh và Đại Lễ Phục Sinh), Mầu Nhiệm Chứng Nhân (Đại Lễ Thánh Thần Hiện Xuống và Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh), và Mầu Nhiệm Cánh Chung (Lễ Chúa Kitô Vua). Các Thánh Nam Nữ, nhất là Mẹ Maria đầy ơn phúc, là những vị đă sống trọn Mầu Nhiệm Chúa Kitô, đến độ, các vị đă trở thành h́nh ảnh sống động nhất của Người trên trần thế, trở thành chứng nhân đích thực nhất của Người trước mắt thế gian. Tuy nhiên, theo ơn gọi nên thánh đặc thù của ḿnh: Các Thánh ẩn tu hay khổ tu phản ảnh Mầu Nhiệm Chúa Kitô Nhập Thể; Các Thánh phục vụ xă hội (dạy học sinh, coi trại cùi, mở nhà thương, trại tế bần, viện mồ côi, trại cải huấn v.v.) phản ảnh Mầu Nhiệm Chúa Kitô Thừa Sai, Các Thánh Tử Đạo phản ảnh Mầu Nhiệm Chúa Kitô Vượt Qua, Các Thánh truyền giáo cho các dân tộc phản ảnh Mầu Nhiệm Chứng Nhân Chúa Kitô v.v. nhưng tất cả đều hướng về Mầu Nhiệm Cánh Chung, đều cùng nhau phục vụ cho đến khi “Nước Cha trị đến” (Mt 6:10), để cùng với Giáo Hội sửa soạn nghênh đón (xem Mt 25:6; Rev 21:2) Chúa Kitô Vua đến trong vinh quang (xem Mt 25:31). Bởi thế, cử hành lễ kính Các Thánh Nam Nữ là chúng ta cũng cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, một Chúa Kitô đă đạt đến tầm mức viên trọn của Người (xem Eph 4:13,15) nơi cuộc đời mỗi một vị thánh, và chúng ta ôn lại hạnh tích của các ngài là chúng ta chiêm ngắm Chân Dung Chúa Kitô.

Kể từ sau Công Đồng Vatican II, một Công Đồng canh tân về mọi mặt, Phụng Vụ Các Thánh đă được điều chỉnh lại theo chiều hướng Aùnh Sáng Muôn Dân Lumen Gentium (nhan đề của Hiến Chế Tín Lư về Bản Chất của Giáo Hội) cũng như chiều hướng Vui Mừng và Hy Vọng Gaudium et Spes (Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến) của Giáo Hội. Bởi thế, chỉ c̣n một số những vị thánh đặc biệt trong niên lịch phụng vụ hằng năm của Giáo Hội mà thôi. Tuy nhiên, những vị thánh này, tùy theo vai tṛ của ḿnh trong Công Cuộc Cứu Độ của Thiên Chúa cũng như trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô, được Giáo Hội chia theo bậc lễ để cử hành tưởng kính. Theo phụng vụ của Giáo Hội có tất cả là bốn bậc lễ: Lễ Trọng (solemnity), Lễ Kính (feast), Lễ Nhớ (memorial), Lễ Tùy (optional)

Ở Bậc Lễ Trọng có Lễ Thánh Giuse 19/3, Lễ Mẹ Thai Lời 25/3, Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả 24/6, Lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô 29/6, ngoài ra, trong bậc Lễ Trọng này c̣n có những Lễ Trọng Buộc nữa, đó là Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8, Lễ Các Thánh Nam Nữ ngày 1/11, và Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tộii 8/12.

Ở Bậc Lễ Kính (bao gồm các thánh tông đồ): Thánh Philiphê và Giacôbê 3/5; Thánh Mathia 14/5, Thánh Tôma 3/7; Thánh Giacôbê (anh em với Thánh Gioan) 25/7; Thánh Batôlômêô 24/8; Thánh Mathêu 21/9; Thánh Simon và Thađêô 28/10; Thánh Anrê 30/11; Thánh Gioan 27/12. Lễ kính c̣n bao gồm hai vị Thánh Kư (ngoại trừ Thánh Mathêu và Gioan trong số các Tông Đồ c̣n có Thánh Luca 18/10 và Marcô 25/4, và cả Thánh Phaolô trở lại 25/1. Ngoài ra, trong bậc lễ kính c̣n có Lễ Mẹ Dâng Con 2/2, Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5; Lễ Thánh Laurensô, phó tế tử đạo, 10/8, Lễ ba vị tổng thần Micae, Gabiên và Raphiên 29/9, Lễ Thánh Stêphanô, Vị Tử Đạo Tiên Khởi, 26/12, và Lễ Các Thánh Anh Hài 28/12.

Ở Bậc Lễ Nhớ, (thường là nhớ các thánh tiến sĩ, giám mục, tử đạo và lập ḍng có ảnh hưởng lớn), gồm có Các Thánh sau đây.


 Tháng Một: ngày 2 Thánh Basiliô Cả; 4 Elizabét Seton (kính riêng tại Mỹ); 5 Gioan Neumann (kính riêng tại Mỹ); 17 Antôn Đan Viện Phụ; 21 Agnes đồng trinh tử đạo; 24 Phanxicô Salêsiô giám mục tiến sĩ; 26 Timôthêu và Titô, giám mục; 28 Tôma Aquina tiến sĩ; 31 Don Boscô lập ḍng.


 Tháng Hai: ngày 5 Thánh Agata đồng trinh tử đạo; 6 Thánh Miki và các bạn tử đạo; 10 Thánh Scholastica đồng trinh; 14 Thánh Cyliô đan sĩ và Mêthôđiô giám mục; 23 Thánh Pôlycapô giám mục tử đạo.


 Tháng Ba: ngày 7 Thánh Perpetua và Fecilia tử đạo.


 Tháng Tư: ngày 7 Thánh John de la Salle lập ḍng; 29 Thánh Catarina Sienna đồng trinh tiến sĩ.


 Tháng Năm: ngày 2 Thánh Anathasiô giám mục tiến sĩ; 26 Thánh Philiphê Nêri sáng lập.


 Tháng Sáu: ngày 1 Thánh Justinô tử đạo; 3 Thánh Charles và các bạn tử đạo; 5 Thánh Bonifaciô giám mục tử đạo; 11 Thánh Barnabê tông đồ; 13 Thánh Antôn Padua linh mục tiến sĩ; 21 Thánh Louis Gonzaga tu sĩ; 28 Thánh Irêniô.


 Tháng Bảy: ngày 11 Thánh Bênêđictô đan viện phụ; 15 Thánh Bônaventura giám mục tiến sĩ; 22 Thánh Maria Mai Đệ Liên trong Phúc Âm; 26 Thánh Gioakim và Anna, thân phụ mẫu của Mẹ Maria; 29 Thánh Matta trong Phúc Âm; 31 Thánh Ignatiô lập ḍng.


 Tháng Tám: ngày 1 Thánh Anphonsô lập ḍng, giám mục tiến sĩ; 4 Thánh Gioan Vianney, linh mục; 8 Thánh Đaminh lập ḍng; 11 Thánh Clara đồng trinh; 20 Thánh Bênađô đan viện phụ tiến sĩ; 21 Thánh Giáo Hoàng Piô X; 22 Lễ Mẹ Nữ Vương; 28 Thánh Mônica mẹ của Thánh Au-Quốc-Tinh; 29 Thánh Âu Quốc Tinh giám mục tiến sĩ; 29 Thánh Gioan Tẩy Giả tử đạo.


 Tháng Chín: ngày 3 Thánh Grêgôry Cả giáo hoàng tiến sĩ; 9 Thánh Phêrô Clavê linh mục (nhớ riêng tại Hoa Kỳ); 13 Thánh Gioan Chrysostom giám mục tiến sĩ; 15 Mẹ Đau Thương; 16 Thánh Cornêliô giáo hoàng tử đạo và Thánh Cyprian giám mục tử đạo; 27 Thánh Vinhsơn đệ Phaolô lập ḍng; 30 Thánh Giêrônimô linh mục tiến sĩ.


 Tháng Mười: ngày 1 Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đồng trinh tiến sĩ; 2 Thánh Thiên Thần Bản Mệnh; 4 Thánh Phanxicô Khó Khăn lập ḍng; 7 Mẹ Mân Côi; 15 Thánh Têrêsa Avilla đồng trinh tiến sĩ; 17 Thánh Ignatiô Antikô giám mục tử đạo; 19 Thánh Isaac Jogues và các bạn tử đạo (nhớ riêng tại Hoa Kỳ).


 Tháng Mười Một: ngày 4 Thánh Charles Bôrômêô, giám mục; 10 Thánh Leo Cả; 11 Thánh Martinô de Tours giám mục; 12 Thánh Giosaphát giám mục tử đạo; 13 Thánh Frances Xavier Cabrini đồng trinh (nhớ riêng tại Hoa Kỳ); 17 Thánh Elizabét Hung Gia Lợi nữ tu; 21 Mẹ Dâng Ḿnh; 22 Thánh Cêcilia đồng trinh tử đạo.


 Tháng Mười Hai: ngày 3 Thánh Phanxicô Xavier linh mục thừa sai; 7 Thánh Ambrôsiô giám mục tiến sĩ; 12 Mẹ Guađalúp (nhớ riêng tại Hoa Kỳ); 13 Thánh Lucy đồng trinh tử đạo; 14 Thánh Gioan Thánh Giá linh mục tiến sĩ.

Ở Bậc Lễ Tùy (có tên trong phụng niên của Giáo Hội, song không buộc phải cử hành)


 Tháng Một: ngày 7 Thánh Raymunđô Penapho linh mục; 13 Thánh Hilary giám mục tiến sĩ; 20 Thánh Fabianô giáo hoàng tử đạo và Thánh Sêbastinô tử đạo; 22 Thánh Vinhsơn phó tế tử đạo; 27 Thánh Angela Merici đồng trinh.


 Tháng Hai: ngày 3 Thánh Blase giám mục tử đạo và Ansgar giám mục; 8 Thánh Giêrônimô Emiliani; 11 Mẹ Lộ Đức; 17 Bảy Thánh Lập Ḍng Tôi Tớ Đức Mẹ; 21 Thánh Phêrô Đamiên giám mục tiến sĩ.


 Tháng Ba: ngày 4 Thánh Casimir; ngày 8 Thánh Gioan Thánh Giá tu sĩ; 9 Thánh Frances Rôma; 17 Thánh Patrick giám mục; 18 Thánh Cyriô Giêrusalem giám mục tiến sĩ; 23 Thánh Turibiô Mongrovejo giám mục.


 Tháng Tư: ngày 2 Thánh Francis Paola ẩn tu; 4 Thánh Isidiô giám mục tiến sĩ; 5 Thánh Vinhsơn Ferriê linh mục; 11 Thánh Stanislau giám mục tử đạo; 13 Thánh Martinô giáo hoàng tử đạo; 21 Thánh Ansênmô giám mục tiến sĩ; 23 Thánh George tử đạo; 24 Thánh Fidelis Sigmaringen linh mục tử đạo; 30 Thánh Giáo Hoàng Piô V.


 Tháng Năm: ngày 1 Thánh Giuse Thợ; 12 Thánh Nerues, Achilleus và Pancras tử đạo; 15 Thánh Isidore (riêng tại Hoa Kỳ); 18 Thánh giáo hoàng Gioan I tử đạo; 20 Thánh Bernadino Siena linh mục; 25 Thánh Beda linh mục tiến sĩ , Thánh giáo hoàng Grêgôriô VII, và Thánh Maria Maiđệliên de Pazzi đồng trinh; 27 Thánh Augustinô Cantebury giám mục; Lễ Trái Tim Mẹ (thường vào cuối Tháng Năm đầu Tháng Sáu, ngay sau Thứ Sáu Lễ Trọng Kính Thánh Tâm).


 Tháng Sáu: ngày 2 Thánh Marcellinô và Phêrô tử đạo; 6 Thánh Norbert giám mục; 9 Thánh Ephrem phó tế tiến sĩ; 19 Thánh Romuandô đan viện phụ; 22 Thánh Paulinô Nola giám mục, Thánh Gioan Fisher giám mục tử đạo và Thánh Tôma More tử đạo; 27 Thánh Cyrilô Alezandria giám mục tiến sĩ; 30 Các Vị Tử Đạo của Giáo Hội Rôma.


 Tháng Bảy: ngày 5 Thánh Antôn Zacaria linh mục; 6 Thánh Maria Goretti dồng trinh tử đạo; 13 Thánh Henry; 14 Thánh Camilô Lellis linh mục; 16 Mẹ Carmêlô; 21 Thánh Laurensô Brindisi linh mục tiến sĩ; 23 Thánh Bridgita nữ tu; 30 Thánh Phêrô Chriysologus giám mục tiến sĩ.


 Tháng Tám: ngày 2 Thánh Eusebiô Vercelli giám mục; 7 Thánh giáo hoàng Sixtô II tử đạo cùng các bạn, và Thánh Cajetanô linh mục; 13 Thánh Pontianô giáo hoàng tử đạo và Thánh Hippôlytus linh mục tử đạo; 16 Thánh Stephanô Hung Gia Lợi; 19 Thánh Gioan Euđê linh mục; 25 Thánh Louis Joseph Calansan linh mục.


 Tháng Chín: ngày 17 Thánh Robert Bellarmine giám mục tiến sĩ; 19 Thánh Januariô giám mục tử đạo; 26 Thánh Cosma và Damianô tử đạo; 28 Thánh Wenceslaua tử đạo.


 Tháng Mười: ngày 6 Thánh Brunô linh mục; 9 Thánh Denis giám mục tử đạo và các bạn, và Thánh Gioan Leonardi linh mục; 14 Thánh giáo hoàng Callitus I tử đạo; 16 Thánh Hedwig nữ tu và Thánh Magarita Maria Alacoque đồng trinh; 19 Thánh Phaolô Thánh Giá, linh mục lập ḍng; 24 Thánh Anton Claret giám mục.


 Tháng Mười Một: ngày 3 Thánh Martinô Porres tu sĩ; 15 Thánh Albertô Cả giám mục tiến sĩ; 16 Thánh Margarita Tô Cách Lan và Thánh Giêtruđê đồng trinh; 23 Thánh giáo hoàng Clêmentê I tử đạo và Thánh Columban đan viện phụ.


 Tháng Mười Hai: ngày 4 Thánh Gioan Damacênô linh mục tiến sĩ; 6 Thánh Nocholas giám mục; 11 Thánh giáo hoàng Damascô I; 12 Thánh Jane Frances de Chantal nữ tu lập ḍng; 21 Thánh Phêrô Canisiô linh mục tiến sĩ; 23 Thánh Gioan Kanty linh mục; 29 Thánh Thomas Becket giám mục tử đạo; 31 Thánh giáo hoàng Sylvêtô I.


Tuy nhiên, không phải tất cả danh sách Các Thánh Nam Nữ của Giáo Hội Công Giáo chỉ có bằng ấy vị, như được liệt kê trong các bậc lễ trên đây: (ngoại trừ Mẹ Maria, ba Tổng Thần, và các Nhóm Thánh Tử Đạo) có 4 vị ở bậc lễ trọng, 15 vị ở bậc lễ kính, 65 vị ở bậc lễ nhớ và 90 vị ở bậc lễ tùy. Ngoài ra, c̣n những vị mới được Giáo Hội tuyên phong sau Công Đồng Chung Vaticanô II, như 117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam kính ngày 24/11 hằng năm, hay những vị trước đó song không c̣n được liệt kính theo niên lịch phụng vụ cũ. Thường Giáo Hội chọn ngày mừng kính Các Thánh vào ngày chết cũng là Sinh Nhật Thiên Đ́nh của các ngài. Bởi thế, trong mục Thánh Nhân Từng Ngày đây sẽ cố gắng trưng lại rất vắn tắt mỗi ngày một vị cho suốt 365 ngày trong một năm. H́nh ảnh và những lời tóm tắt rất ngắn gọn tiểu sử (về sinh tử, quê quán, khả năng, hoạt động) của mỗi vị ở đây chúng tôi xin mạn phép trích dịch hầu như nguyên văn (song cách tŕnh bày hơi khác) từ Tấm Bảng H́nh “A Year of Saints” do Our Sanday Visitor Books phát hành. Chúng tôi cũng không trích lại các vị thánh trùng ngày cũng được liệt kê ở Tấm Bảng H́nh này. Tuy nhiên, v́ chú trọng đến h́nh ảnh hơn là thánh sử như thế, nên có những vị thánh được chính thức liệt kê trong phụng niên của Giáo Hội trên đây chúng ta sẽ không thấy xuất hiện ở đây, song các vị này được thay bởi một vị khác có h́nh ảnh. Chẳng hạn như ngày 7/1 ḱnh thánh Penapho được thay bằng thánh Lucian, hay ngày 26/1 kính hai thánh giám mục Timôthêu và Titô được thay bằng thánh Paula v.v. Tiểu sử mỗi Thánh Nhân Từng Ngày đây hết sức vắn tắt ngắn ngủi, nhưng ngay bên cạnh mấy lời tiểu sử này c̣n có h́nh ảnh của các ngài, nhất là c̣n được đan kết với các vị thánh khác của cả năm, do đó, tất cả làm nên một bức tranh vĩ đại cho thấy tính cách măn thiên hoa vũ của Chân Dung Chúa Kitô.

Chớ ǵ Kitô hữu chúng ta luôn là những vị thánh giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân để trở thành những vị giám mục thánh, linh mục thánh, tu sĩ thánh và giáo dân thánh.


Giáo Phận San Bernađinô 19/11/2001
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

2) Một Thoáng Nh́n về Hậu Trường của Tiến Tŕnh Phong Thánh


ĐHY Jose Saraiva Martins, bộ trưởng Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh, đă khai mở cho Ngày Thứ Hai về Những Tra Cứu trong Việc Điều Tra Phong Thánh do TGP Ma Ní Tây Ban Nha tổ chức. Khoảng chứng 200 vị ở Âu Châu đến tham dự cuộc hội họp ba ngày này ở El Escorial, với đề tài “Phép Lạ trong tiến tŕnh phong thánh”.


Vấn     Có phải hồ sơ phong thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta nhanh nhất trong thời gian gần đây chăng?


Đáp     Phải, v́ mấy lư do. Tiêu chuẩn giáo luật hiện nay cho phép dễ dàng hơn những nơi chưa có thánh hay chân phước nào. Mặc dù Mẹ Têrêsa không phải là người bản xứ Ấn Độ, mẹ cũng đă sống ở đó lâu năm, và có thể được coi là của xứ sở đó. Ngoài ra, các phần tử của các hội ḍng do Mẹ Têrêsa sáng lập đă làm việc rất tốt như là một nhóm với nhau, và đă dọn 80 tập văn kiện trong ṿng một thời gian rất ngắn.


Vấn     Phải chăng dầu sao chúng ta đang thấy được một người phụ nữ phi thường?


Đáp     Có lẽ mẹ là một nhân vật ngoại hạng đệ nhất trong hạnh tích thánh nhân đương thời. Mẹ đă tạo nên một ngỡ ngàng rất lớn chẳng những nơi Giáo Hội mà c̣n nơi cả những người vô tín ngưỡng nữa. Mẹ được thế giới coi như là một vị thánh.


Vấn     Có tất cả bao nhiêu hồ sơ phong thánh hiện nay tại thánh bộ này?


Đáp     Khoảng 2200 hồ sơ đă qua tiến tŕnh giáo phận và đang ở Rôma.


Vấn     Một số người nghĩ rằng có quá nhiều vị thánh đang được tuyên phong.


Đáp     Giáo Hội ngày nay cần nhiều mẫu gương. Hơn nữa, thế giới của chúng ta hiện nay thiếu các thứ giá trị và xă hội đang cần đến các thứ lư tưởng cho con người. Thánh thiện là việc loan truyền sự tuyệt hảo nhân bản và Kitô giáo. Thật vậy, thánh thiện không là ǵ khác ngoài tầm mức con người viên trọn. Chúng ta nói về Chúa Giêsu Kitô rằng Người là một con người hoàn hảo v́ Người là một con người thánh thiện.


Vấn     Thế nhưng Giáo Hội được những ǵ nơi việc phong thánh?


Đáp     Hoa trái chính yếu nơi bất cứ một cuộc phong chân phước hay phong thánh nào đó là việc tôn vinh dâng lên Thiên Chúa với một số lượng rất nhiều về “các phép lạ về luân lư” kèm theo đó. Mỗi một cuộc phong chân phước và phong thánh đều được gắn liền với một làn sóng ân sủng thúc giục phải cải thiện đời sống và trung thành, cũng như khơi động ước muốn thánh thiện nơi người khác. Những cuộc tuyên phong này làm phát sinh hoa trái thiêng liêng phi thường.


Vấn     Trong những ngày học hỏi này đă bàn đến vấn đề các phép lạ. Tại sao Giáo Hội đ̣i phải có dấu hiệu phép lạ mới công bố con người là chân phước hay thánh nhân?


Đáp     Các phép lạ bao giờ cũng được coi như là một thứ ấn tín Thiên Chúa bảo đảm về sự thánh thiện của một con người. Ngoài ra nó là một điều kiện cần thiết v́ người ta thấy tính cách mong manh nơi các thứ chứng cớ của loài người. Việc điều tra lịch sử về đời sống của một con người dù có kỹ lưỡng mấy đi nữa bao giờ cũng chỉ là mặt nổi mà thôi: v́ nó không thể nào phân tích được tất cả mọi giây phút cuộc đời của người tôi tớ Chúa hay của những ǵ con người này xác tín. Phép lạ xác nhận những ǵ chúng ta trực giác thấy nơi đời sống của một con người.


Vấn     Phải chăng đa số các phép là là việc chữa lành các thứ bệnh tật?


Đáp     Đúng thế, và điều này tỏ ra cho thấy công việc cứu chuộc của Chúa Kitô chẳng những chạm đến linh hồn mà c̣n cả thân xác của con người nữa. Đó là lư do tại sao trời mới đất mới được ngưỡng vọng một cách nào đó nơi phép lạ.


Vấn     Ngài có nghĩ rằng thế giới của chúng ta dường như đầy hoài nghi đây có chấp nhận được các thứ phép lạ chăng?


Đáp     Con người đương thời t́m kiếm siêu nhiên. Đó là lư do tại sao các thứ phép lạ và sự thánh thiện tạo nên nỗi ngỡ ngàng cả thể. Thậm chí con người khó tính nhất cũng phải nh́n nhận sự kiện phi thường.


Vấn     Phải chăng Giáo Hội đang ngặt nghèo về việc nh́n nhận một phép lạ?


Đáp     Ở thánh bộ Vatican này của chúng tôi th́ các phép lạ được nghiên cứu hết sức nghiêm chỉnh. Trước khi Đức Giáo Hoàng chuẩn nhận một phép lạ, nó được phân tích bởi một ủy ban rất ngặt nghèo, gồm bác sĩ hay các khoa học gia chuyên môn, các thần học gia, các vị hồng y và giám mục.


Vấn     Bản tường tŕnh về y khoa hay khoa học cần phải có để nh́n nhận một phép lạ. Phải chăng những người viết bản tường tŕnh này là Công Giáo?


Đáp     Không. Nhiều khi họ là thành phân bất khả tri hay thuộc các tôn giáo khác. Trường hợp của Thánh Faustina Kowalska đă được trao phó cho một người Do Thái ở Hoa Kỳ; những trường hợp khác họ là những người bất khả tri. Trong những trường hợp như thế, tất cả những ǵ chúng tôi cần biết đó là họ nói rằng việc lành bệnh không thể giải thích theo trần gian.

 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 18/9/2003
 

 

3)    Tại sao tiến tŕnh phong thánh đ̣i phải có điều kiện phép lạ?

Tại Vatican, trong cuộc phỏng vấn của Nguyệt San 30 Ngày bằng Ư ngữ Đức Ông Michele Di Ruberto, phó thư kư của Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh, vị đă từng phục vụ ở phaân bộ này 35 năm và trong hai thập niên qua đă là thành viên của văn pḥng Tham Vấn Y Khoa, vị đă là thâu thập viên kiêm biên tập viên cho vụ phong thánh của vị chân phước Gianna Beretta Molla được ĐTC GPII phong thánh ngày 16/5/2004, cho biết vấn đề này như sau.


“Đối với việc phong chân phước cho một người tôi tớ Chúa không phải là tử đạo, Giáo Hội cần 1 phép lạ; đối với việc phong hiển thánh, bao gồm cả việc phong hiển thánh cho vị tử đạo, cần phải có một phép lạ khác. Chỉ khi nào những sự cho là phép lạ được qui ghép cho việc chuyển cầu của người tôi tớ Chúa hay của một vị chân phước th́ ‘post mortem’ mới có thể trở thành đối tượng để được chứng thực mà thôi”.


Phép lạ là một “biến cố vượt trên những năng lực tự nhiên, một biến cố được nhận biết là bởi Thiên Chúa mà ra, nhờ lời chuyển cầu của một người tôi tớ hay của một vị chân phước, vượt ra ngoài những ǵ b́nh thường thuộc toàn thể lănh vực thiên nhiên tạo vật”.


Đức Ông này c̣n cho biết việc điều tra phép lạ hoàn toàn tách biệt khỏi việc điều tra về các nhân đức anh hùng hay về biến cố tử đạo. Tiến tŕnh nh́n nhận một phép lạ có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất ở cấp giáo phận là nơi biến cố lạ xẩy ra; đó cũng là nơi thu thập những lời phát biểu của các chứng nhân cùng những văn kiện và tài liệu. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn thánh bộ ở Vatican xem xét tất cả các hồ sơ do giáo phận đệ tŕnh.


Tiến tŕnh điều tra “những nhân đức anh hùng, qua tất cả các việc thu thập chứng từ và tài liệu để làm chứng cớ” cũng như việc thực hiện “những thẩm định về thần học” cho đến khi tiến đến chỗ “chắc chắn về luân lư và đi đến chỗ kết luận”, cho dù có vững chắc, thận trọng và chính xác, cũng vẫn không thoát khỏi những lầm lẫn khả dĩ.


“Chúng ta có thể vấp phải sai lầm, có thể lừa dối ḿnh. Trái lại, các phép lạ chỉ có thể được nhận biết bởi Thiên Chúa mà ra, và Thiên Chúa là Đấng không lừa dối”.


Các phép lạ là những “dấu hiệu bảo đảm cho thấy mạc khải, nhắm đến việc tôn vinh Thiên Chúa, đến việc làm bừng tỉnh và kiên cường đức tin của chúng ta, và v́ thế chúng cũng là một xác nhận về sự thánh thiện của con người được cầu khấn”.


Bởi thế, việc nh́n nhận phép lạ “là để có thể chắc chắn ban phép tôn sùng”. Đó là lư do cho thấy “tầm quan trọng chính yếu đối với việc giữ các phép lạ như là một điều kiện trong việc điều tra phong thánh”.

Văn pḥng Tham Vấn Y Khoa bao gồm 5 chuyên viên về y khoa và hai chuyên nghiệp viên. Văn pḥng này chịu trách nhiệm về việc khảo sát theo khoa học những ǵ được cho là phép lạ xẩy ra. Phán quyết của tiểu ban này hoàn toàn có tính cách khoa học. Bởi thế không thành vấn đề về việc họ là những người vô thần hay thuộc những tôn giáo khác.


“Điể được coi là đối tượng của một phép lạ khả dĩ, việc chữa khỏi cần phải được các chuyên viên cho rằng xẩy ra nhanh chóng, hoàn toàn, lâu dài và không thể giải thích, theo kiến thức khoa học và y học hiện tại”.


Phép lạ được chia làm 3 thứ: phèp lạ làm cho kẻ chết sống lại; phép lạ hoàn toàn chữa lành một bệnh nhân được cho là bất trị, hay phép lạ chữa khỏi một chứng bệnh có thể được chữa khỏi trong một thời gian nhưng lại được chữa khỏi tức thời.


“Nếu có những điều không nắm chắc th́ việc tham vấn đặt lại vấn đề thẩm định và cần nhiều chuyên viên và tài liệu hơn. Sau khi việc bỏ phiếu có kết quả đa số hay hoàn toàn th́ việc cứu xét về y khoa được gửi đến ủy ban tham vấn về thần học” để “xác định vấn đề nhân quả giữa việc cầu nguyện với Người Tôi Tớ Chúa với việc chữa lành bất khả cắt nghĩa, và họ cho biết phán đoán biến cố lạ lùng ấy thực sự là một phép lạ”.


“Khi các thần học gia cũng bày tỏ bằng việc bỏ phiếu th́ việc cứu xét được gửi đến Thánh Bộ để các Vị Giám Mục và hồng y, sau khi nghe một phát ngôn viên bày giải, bàn đến tất cả yếu tố của phép lạ xẩy ra. Rồi mỗi một vị sẽ nêu lên ư nghĩ của ḿnh, những ư nghĩ được tŕnh lên Đức Thánh Cha để được phê chuẩn”.


Sau hết, chính ĐTC là vị “xác nhận phép lạ và quyết định về việc cho công bố sắc lệnh” phong chân phước hay phong thánh, sắc lệnh được Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh ban bố được ĐTC phê chuẩn, sắc lệnh có nội dung công nhận “biến cố lạ thực sự là một phép lạ”.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 7/5/2004


 

 

Sách Lễ Rôma mới đă được đệ tŕnh ĐTC.


Hôm nay Sách Lễ Rôma được ĐTC chuẩn y từ Tháng Tư trong Năm Thánh 2000 đă được hoàn tất và đệ tŕnh lên Ngài để được chính thức ban hành. ĐTGM Francesco Pio Tamburrino, thư kư của Thánh Bộ Phụng Tự Thánh và Qui Luật Bí Tích đă cắt nghĩa về tính cách mới mẻ của việc làm này qua những ǵ phát biểu với Đài Phát Thanh Vatican vào cuối buổi ra mắt. Ngài nói: “Đây là một văn bản tiếp tục cuốn sách lễ đă được canh tân theo Công Đồng Chung Vaticanô II cũng như đă được Đức Phaolô VI ban hành trước đây. Rơ ràng là sau bẩy năm trời làm việc này cuốn sách lễ này đă có một số điều chỉnh, nhất là nơi lịch về ngày kính các thánh, như có thêm 16 lễ nữa, đúng hơn 16 lễ nhớ vào lịch chung của Giáo Hội; do đó các lễ nhớ này đă được ghi trong sách lễ mới. 16 lễ nhớ này, nhất là lễ nhớ các thánh và các vị quan thày, được trải ra trong cả năm”. C̣n những điều chỉnh khác, theo vị TGM thư kư thánh bộ này, là “những điều chỉnh nho nhỏ cần thiết, căn cứ vào bản hướng dẫn ‘Varietates Legitimae’ đă được ban hành để chỉ dẫn những trường hợp thích ứng nhất là nơi những khu vực truyền giáo”. Thánh Bộ này đă ban hành bản hướng dẫn này năm 1994. ĐTGM kết luận: “Ngoài ra, những ǵ đă được pháp thi hành ở một số sách lễ của các nước cũng đă được cho vào luôn trong sách lễ này, đó là Các Kinh Nguyện Thánh Thể về Ḥa Giải, và Các Kinh Nguyện Thánh Thể cho các nhu cầu khác nhau nữa”. ƠTrong phần hướng dẫn tổng quan “Institutio Generalis” cho cuốn sách lễ mới này có đề cập tới những vấn đề chính yếu liên quan đến việc thay đổi của qui chế phụng vụ. Chẳng hạn như các vấn đề về thừa tác vụ của giáo dân. Thánh Bộ này cũng đă gửi cho các vị giám mục chi tiết về số 283 trong sách lễ mới là số “bao gồm những điều kiện khác nhau cho phép Hiệp Lễ hai h́nh chỉ trong phạm vi lễ nghi Rôma”. Việc dịch cuốn sách lễ mới này sẽ do các hội đồng giám mục phụ trách, và bản dịch phải được thánh bộ này chuẩn y trước khi ban hành.

 

Bức Thư cuối cùng của Thánh Maximilian Kolbe


Nhân dịp kỷ niệm 20 năm phong thánh cho vị tu sĩ Ḍng Anh Em Hèn Mọn người Balan này, bức thư cuối cùng thánh nhân viết gửi cho mẹ như sau:


“Mẹ dấu ái. Vào cuối Tháng Năm, con được đoàn toa xe lửa đưa đến trại tập trung ở Auschwitz. Mẹ yêu dấu, tất cả mọi sự đều tốt đối với con. Mẹ cứ an tâm về con cũng như về sức khỏe của con, v́ Thiên Chúa ḷng lành ở khắp mọi nơi và Ngài hết sức yêu thương nghĩ đến hết mọi người và hết mọi sự. Tốt hơn là mẹ đừng viết ǵ cho con hết cho tới khi con gửi mẹ lá thư khác, v́ con không biết con sẽ ở đây bao lâu. Ưu ái chào mẹ và hôn mẹ. Raymond Kolbe”.


Thánh nhân đă chết vào ngày 14/8/1941. Hai tuần trước đó, Thánh nhân không được ăn uống ǵ, sống sót với 16 tù nhân khác bị kết án bởi tội tẩu thoát hụt. Cha Kolbe là người chết cuối cùng trong số họ. Sau một năm lên ngôi giáo hoàng, tại Auschwitz, ĐTC Gioan Phaolô II đă nói: “Maximilian Kolbe đă làm như Chúa Giêsu đă thực hiện, đó là Ngài không chịu chết nhưng đă hiến mạng sống ḿnh”. Câu ĐTC nói đây ám chỉ những lời Cha Kolbe đă viết trước mấy tuần Balan bị Nazi Đức chiếm vào ngày 1/9/1939: “Để chịu khổ, để hoạt động và để chết đi như một người hiệp sĩ, không phải bằng một cái chết b́nh thường, như bằng một viên đạn vào đầu, nhưng, như một người hiệp sĩ thực sự ôm ấp t́nh yêu đối với Mẹ Vô Nhiễm đổ máu ḿnh ra cho đến giọt cuối cùng, để làm cho Mẹ mau chiến thắng toàn thể thế giới. Tôi không thể nào nghĩ được ǵ cao quí hơn nữa cả”.