Thánh Luigi Orione (1872-1940)

Vị sáng lập một hội ḍng tuyên khấn thêm lời khấn trung thành với Giáo Hoàng

 

Luigi Orione (1872-1940)

Em Luigi Orione vào đời ở Pontecurone, giáo phận Tortona ngày 23/6/1872. Vào năm 13 tuổi em vào Ḍng Phanxicô ở Voghera (Pavia), nhưng sau đó một năm đă không thể tiếp tục v́ lư do kém sức khỏe. Từ năm 1886 đến 1889, em là một học sinh của Thánh Gioan Bosco ở Valdocco Oratory (Trung Tâm Giới Trẻ) ở Turin, Tây Ban Nha.

Ngày 16/10/1889, cậu đă nhập chủng viện giáo phận Tortona. Là một chủng sinh trẻ, cậu dấn thân chăm sóc cho những người khác bằng việc trở thành một phần tử của cả Hội Thánh Marziano Cho Việc Tương Trợ lẫn Hội Thánh Vinh Sơn Phaolô. Ngày 3/7/1892 cậu đă mở một Giảng Pḥng đầu tiên ở Tortona để giáo dục Kitô giáo cho các em trai. Năm sau, vào ngày 15/10/1893, năm 21 tuổi, cậu bắt đầu một trường nội trú cho những em trai nghèo ở khu đất Thánh Bernardinô.

Ngày 13/4/1895, Luigi Orione được thụ phong linh mục, và cũng trong dịp này, ĐGM đă cho 6 học sinh nội trú của ngài mặc áo giáo sĩ. Trong một thời gian ngắn, ngài đă mở thêm những nhà mới ở Mornico Losana (Pavia), Noto ở Sicily, Sanremo và Rôma.

Vị Sáng Lập Viên trẻ tuổi tài cao này đă tập trung được một nhóm những linh mục và chủng sinh để làm thành một nhóm nồng cốt đầu tiên cho tổ chức Công Việc Nhỏ Bé Của Đấng Quan Pḥng Thần Linh. Năm 1899, ngài thành lập ngành Ẩn Sĩ Của Đấng Quan Pḥng Thần Linh. ĐGM ở Tortona là Đức Ông Igino Bandi, qua Sắc Lệnh ban hành ngày 21/3/1903, đă chuẩn nhận hội Những Nam Tử Của Đấng Quan Pḥng Thần Linh (bao gồm các vị linh mục, chủng sinh và ẩn sĩ), một ḍng nam của tổ chức Công Việc Nhỏ Bé Của Đấng Quan Pḥng Thần Linh. Mục đích của tổ chức này là để “hợp tác trong việc mang những con người nhỏ bé, nghèo hèn và dân chúng về với Giáo Hội và Giáo Hoàng, bằng các hoạt động bác ái”. Tu sĩ ḍng này phải tuyên thêm lời khấn thứ tư đặc biệt “trung thành với Đức Giáo Hoàng”. Trong Bản Hiến Pháp đầu tiên năm 1904 hội ḍng mới này c̣n có mục đích hoạt động để “đạt được mối hiệp nhất của các Giáo Hội tách biệt”.

Được thúc đẩy bởi ḷng thiết tha mến yêu Giáo Hội và phần rỗi các Linh Hồn, ngài đă chủ động chú trọng tới những vấn đề mới trong thời của ngài, như vấn đề quyền tự do và mối hiệp nhất của Giáo Hội, vấn đề người Rôma, vấn đề tân tiến thuyết, xă hội thuyết và việc truyền bá phúc âm hóa cho những công nhân làm việc cho ngành kỹ nghệ.

Ngài đă mau mắn giúp đỡ cho những nạn nhân của các cuộc động đất ở Reggio và Messina (1908) cũng như ở miền Marsica (1915). Ngài đă được Thánh Giáo Hoàng Piô X đăt làm Tổng Đại Diện cho giáo phận Messina 3 năm.

Ngày 29/6/1915, 20 năm sau khi thành lập hội ḍng Những Nam Tử Của Đấng Quan Pḥng Thần Linh, ngài đă lập thêm hội ḍng Các Chị Em Thừa Sai Bác Ái Nhỏ Bé. Sau đó, ngài c̣n lập hội ḍng Chị Em Chiêm Niệm Chúa Giêsu Tử Giá.

Về phía giáo dân, ngài lập các hiệp hội như “Các Nữ Lưu Của Đấng Quan Pḥng Thần Linh”, “Cựu Học Sinh” và “Chư Thân Hữu”. Gần đây c̣n xuất hiện những hội hay phong trào mang tên của ngài như Don Orione Secular Institute và Don Orione Lay People’s Movement.

Sau Đại Chiến Thứ Nhất (1914-1918), số học đường, những nhà lưu trú, các trường dạy canh nông, các hoạt động bác ái và an sinh đă tăng phát. Trong số những hoạt động dấn thân và nguyên thủy nhất của ngài c̣n có những “Little Cottolengos” để chăm sóc cho thành phần đau khổ và bị bỏ rơi, những nơi thường được xây cất ở những vùng ngoại ô các thành phố lớn với vai tṛ như “những ṭa giảng mới” để nói về Chúa Kitô và về Giáo Hội là “những ngọn hải đăng thực sự của đức tin và của văn minh”.

Ḷng nhiệt thành truyền giáo của ngài đă được thể hiện vào năm 1913 khi ngài thoạt sai tu sĩ ḍng ngài đến Ba Tây, rồi sau đó đến Á Căn Đ́nh và Uruguay (1921), đến Palestine (1921), đến Balan (1923), đến Rhodes (1925), đến Hiệp Chủng Quốc (1934), đến Anh Quốc (1935), đến Albania (1936). Vào những 1921-1922 và 1934-1937, chính ngài đă thực hiện hai chuyến truyền giáo đến Mỹ Châu Latinh, như đến Á Căn Đ́nh, Ba Tây và Uruguay, tới tận Chí Lợi.

Ngài được các vị giáo hoàng và thẩm quyền Ṭa Thánh trọng vọng, nên ngài được Giáo Hội ủy thác cho những công việc mật kín giải quyết những vấn đề và chữa lành các tổn thương cả bên trong ḷng Giáo Hội lẫn đối với những mối liên hệ với xă hội.

Ngài là một nhà giảng thuyết, một cha giải tội và chuyên viên hăng say tổ chức các cuộc hành hương, các việc truyền giáo, các cuộc rước kiệu, các cảnh hang đá sống cũng như những cuộc biểu lộ và cử hành đức tin.

Ngài hết sức tôn sùng Đức Mẹ và phổ biến ḷng tôn sùng Đức Mẹ bao nhiêu có thể. Bằng lao công của những chủng sinh thuộc thẩm quyền ḿnh, ngài đă xây cất những đền thánh Our Lady of Safe Keeping ở Tortona và Our Lady of Caravaggio ở Fumo. Vào mùa đông năm 1940, ngài đă về nhà Sanremo để dưỡng bệnh tim và phổi. Sau đó 3 ngày, tức vào ngày 12/3/1940, ngài đă qua đời giữa anh em của ḿnh, bằng tiếng thở than: “Giêsu ơi, Giêsu ơi! con ra đi đây”.

Thân thể của ngài c̣n nguyên vẹn sau cuộc cải mộ đầu tiên vào năm 1965. Thi thể này đă được trưng bày cho tín hữu kính viếng ở Đền Thánh Our Lady of Safe Keeping từ ngày 26/10/1980, ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tuyên phong ngài lên hàng chân phước. Và ngài đă được chính vị giáo hoàng này phong thánh ngày 16/5/2004 tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Chúa Nhật VI Phục Sinh, với những lời giảng của ĐTC sau đây:
 

 “Những vị đă liều mạng sống ḿnh v́ Chúa Giêsu Kitô” (Acts 15:26). Những lời này trong Sách Tông Vụ có thể được áp dụng rất hợp vào trường hợp của Thánh Luigi Orione, một con người hoàn toàn sống cho Chúa Kitô cũng như cho Vương Quốc của Người. Việc thừa tác vụ tông đồ của ngài được đánh dấu bằng tất cả những ǵ là đau khổ về thể lư và luân lư, lao nhọc, khốn khó, hiểu lầm và đủ thứ ngăn trở. Ngài đă nói rằng “Chúa Kitô, Giáo Hội và các linh hồn một là được mến yêu và phục vụ trên cậy thập tự và bằng việc bị tử giá, hay là chẳng được mến yêu và phục vụ ǵ hết” ("Scritti" [Writings] 68,81).

Tấm ḷng của chính sách gia bác ái này “vô biên v́ nó hướng về t́nh yêu Chúa Kitô” (ibid 102, 32). Chịu khổ nạn v́ Chúa Kitô là hồn sống nơi cuộc đời can trường của ngài, thứ nội lực của một tấm ḷng hoàn toàn vị tha, nguồn mạch mới mẻ hơn bao giờ hết của một niềm hy vọng bất khả hủy diệt.
Người con trai của người nhân viên làm đường này tuyên bố là “chỉ có đức bác ái mới cứu được thế giới” (ibid. 62,13) và ngài lập lại với tất cả mọi người rằng “hạnh phúc trọn hảo là ở chỗ hoàn toàn hiến ḿnh cho Thiên Chúa cũng như cho con người, cho tất cả mọi người” (ibid.).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS