CÁC VỊ THỪA SAI CÔNG GIÁO TỬ ĐẠO HIỆN ĐẠI

2006...2005...2004...2003...2002

Tổng Kết 24 Các Vị Thừa Sai Bị Sát Hại trong Năm 2006

Người Nữ Tu bị ám sát chết có thể liên quan tới bài diễn văn của ĐTC Biển Đức XVI không ngờ gây bạo lực ở thế giới Hồi Giáo

“Danh Sách 25 Vị Tử Đạo của Giáo Hội Hiện Đại” Năm 2005

Một Linh Mục thừa sai Ḍng Phanxicô bị đâm chết ở Congo v́ ...

ĐTC Biển Đức XVI Nhắc Lại Truyện Những Vị Tử Đạo

Chết V́ Thánh Lễ Chúa Nhật dưới Thời Hoàng Đế Diocletian

Ngày Tôn Kính Các Vị Thừa Sai Bị Thảm Sát

Ṭa Thánh liệt kê 17 Vị Tử Đạo trong Năm 2004 trên Thế Giới

Trong Năm 2003 có ít là 29 vị thừa sai Công Giáo bị sát hại

25 Vị đă bỏ ḿnh v́ đức tin trong năm 2002

 

 

 Tổng Kết 24 Các Vị Thừa Sai Bị Sát Hại trong Năm 2006

Trong năm 2006 có 24 vị thừa sai bị sát hại, chỉ thua năm 2005 1 vị. Con số được ghi nhận ở đây là con số nắm chắc trong tay, c̣n một số bị sát hại không biết tới tất nhiên không được kể đến.

 

Điều đặc biệt ở đây là cho dù tất cả những vị bị sát hại này có cảm thấy được cái nguy hiểm đến tính mạng sống vẫn không sợ dấn thân chu toàn sứ vụ truyền giáo của ḿnh.

 

Phi Châu là châu lục có nhiều vị thừa sai bị sát hại nhất năm vừa rồi, với 9 linh mục, một nữ tu và 1 giáo dân t́nh nguyện viên. Ở Kenya có 3 vị linh mục bị sát hại và ở Nigeria có 2 vị linh mục bị mất tích.

 

Nam Mỹ Châu là nơi xẩy ra những vụ sát hại này đứng hàng thứ hai, với 6 vị linh mục, 1 nữ tu và 1 giáo dân. Giáo Hội bị thiệt hai nhân viên của ḿnh ở Ba Tây.

 

Á Châu có 2 vị linh mục, 1 nữ tu và 1 giáo dân.

 

Đại Dương Châu có 1 tu sĩ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/1/2007

 

 

TOP

 

Người Nữ Tu bị ám sát chết có thể liên quan tới bài diễn văn của ĐTC Biển Đức XVI không ngờ gây bạo lực ở thế giới Hồi Giáo

 

Hôm Thứ Hai 18/9/2006, khi ngỏ lời cùng Hội Đồng Thường Trực của hội đồng giám mục Ư quốc, ĐHY Camillo Ruini, đại diện Giáo Phận Rôma kiêm chủ tịch hội đồng giám mục Ư, đă bày tỏ mối nghi ngờ của ngài về sự liên hệ giữa cái chết của nữ tu này với bài diễn văn của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hôm Thứ Ba 12/9/2006 gây phẫn nộ thế giới Hồi Giáo.

 

Thật vậy, vào trưa Chúa Nhật 17/9/2006, nữ tu ḍng truyền giáo Consolata là Leonella Sgorbati, người Ư, 65 tuổi, đang băng ngang qua đường giữa Bệnh Viện SOS là nơi nữ tu làm việc và Làng SOS là nơi nữ tu và 4 chị em khác cư trú, th́ bị hai tay súng xuất hiện đằng sau gần những chiếc xe taxi và những hàng quán bên đường bắn. Nữ tu này đă vội chạy đến Bệnh Viện SOS và chết sau đó ít lâu.

 

Theo tường thuật của chị em cùng ḍng ở tại đó cho cơ quan Tín Vụ Công Giáo Phi Châu (CISA: Catholic Information Service of Africa) ở Nairobi biết vào cùng ngày th́ “Chị biết rằng chị sắp chết, v́ chị cứ nói rằng ‘tôi không thở được’. Những lời cuối cùng của chị là ‘tôi tha thứ, tôi tha thư’”.

 

Cũng theo chị em cùng ḍng, th́ thi thể của người nữ tu này bị những vết thương gây ra bởi 7 viên đạn. Hai kẻ t́nh nghi đă bị bắt giam và các cuộc điều tra đă được thực hiện bởi Khối Ṭa Án Hồi Giáo. Thánh Lễ an táng được cử hành hôm Thứ Năm 21/9 tại Giáo Xứ Đền Thánh Consolata ở Westlands, Nairobi, và sau đó thi thể của nữ tu nạn nhân được chôn táng tại nghĩa trang Bệnh Viện Nazarét ở Kiambu, Kenya.

 

Nữ tu Leonella Sgorbati vào đời ở Gaoăola, Piacenza, Ư quốc ngày 9/12/1940. Chị nhập ḍng Chị Em Thừa Sai Consolata ở San Fre, Cuneo, vào Tháng 5/1963, và tuyên lời khấn vĩnh thệ vào tháng 11/1972.

 

Sau khi tốt nghiệp trường y tá ở Anh quốc (1966-1968), chị được chỉ định đến phục vụ ở Kenya, và chị đến đó vào tháng 9/1970. Từ đó cho tới năm 1983, chị phục vụ luân chuyển tại Bệnh Viện Consolata, ở Mathari, Nyeri, và Bệnh Viện Nazareth ở Kiambu thuộc các vùng ngoại ô phía bắc của Nairobi.

 

Vào giữa năm 1983, chị bắt đầu khóa y tá cao cấp và vào năm 1985 chị trở thành người dạy kèm chính ở trường y tá sát liền Bệnh Viện Nkubu ở Meru. Vào tháng 11/1993, chị được chọn làm bề trên vùng Chị Em Thừa Sai Consolata ở Kenya, và chị kiêm nhiệm chức vụ này 6 năm trời.

 

Sau một thời gian nghỉ ngơi, vào năm 2001, chị đă sống mấy tháng ở Mogadishu, t́m cách mở một trường y tá ở bệnh viện được điều hành bởi tổ chức SOS Village. Để rồi chị là người điều khiển Hermann Gnemer School của Registered Community Nursing là nơi được khai trương vào năm 2002, và cũng là nơi huấn luyện măn khóa cùng năm cho 32 y tá, với cấp bằng được chính Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới WHO, v́ Somalia đă không có chính phủ từ năm 1991.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/9/2006

 

TOP

 

“Danh Sách Tử Đạo của Giáo Hội Hiện Đại” Năm 2005

 

Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc, như thông lệ hằng năm, đă phổ biến một tập sách nhan đề “Danh Sách Tử Đạo của Giáo Hội Hiện Đại”, trong đó, có tất cả 26 vị, 1 giám mục, 20 linh mục, 2 nam tu sĩ, 2 nữ tu sĩ và 1 giáo dân.

 

Những vị này chẳng những là những vị thừa sai đúng nghĩa mà c̣n là viên chức của Giáo Hội đă bị sát hại để minh chứng niềm tin của ḿnh nữa. 

 

Có cái lạ là, Mỹ Châu là một châu lục hầu như toàn ṭng Kitô Giáo, thế mà lại là nơi có nhiều vị tử đạo nhất, với 8 vị linh mục, 2 nam tu và 2 nữ tu.

 

Phân bộ của Ṭa Thánh xuất bản tập sách liệt kê các vị tử đạo trong năm 2005 này đă nhận định rằng: “Colombia, với 4 vị linh mục và 1 nữ tu bị giết, vẫn là quốc gia mà các cuộc xung đột xă hội xẩy ra dữ dội và là nơi Giáo Hội phải trả bằng giá cao cho việc dấn thân ḥa giải và công lư xă hội nhân danh Phúc Âm”.

 

“Hai vị linh mục bị giết ở Mễ Tây Cơ. Các vị làm việc ở những miền hết sức là tồi tệ”.

 

Nữ tu Dorothy Stang, 73 tuổi, thuộc ḍng Chị Em Đức Bà Namur, chết vào ngày 12/2 ở Ba Tây. Bà thi hành việc tông đồ của ḿnh 40 năm ở những cộng đồng nhỏ bé trong vùng Amazon. Bà bị hai tay súng bắn sau long ở khu cư trú Esperanca thuộc tiểu bang tây nam Para. Trước đó chưa đầy 1 tuần, bà đa ă9ược cho biết là có 4 nông gia trong vùng dọa giết.

 

Vào ngày 27/10, các phần tử thuộc hội ḍng Thừa Sai Người Nghèo, một hội ḍng c̣n thuộc giáo phận, đă bị giết ở Kingston, Jamaica. Suresh Barwa, 31 tuổi, là một thổ dân Da Đỏ, và Filipino Marco Candelario Lasbuna, 22 tuổi, trở thành nạn nhân của một viên đạn vào đầu trong khi đang làm việc oơ nhà bếp của một Ḍng Thừa Sai Người Nghèo.

 

Ngoài ra, bản tường tŕnh cho biết rằng “Phi Châu đă tắm máu của 1 vị giám mục, 6 vị linh mục và 1 giáo dân”.

 

Nạn nhân bị giết hoặc “có lẽ bởi những thành phần tội phạm muốn kiếm chác tiền bạc, hay chủ ư loại trừ một cách dă man đẫm máu ở Kenya, Công Ḥa Dân Chủ Congo, Congo-Braoăaville, và Nigeria”.

 

Trong số những người bị chết ở Phi Châu có Cha Thomas Richard Heath, 85 tuổi, một tu sĩ ḍng Đaminh ở Hoa Kỳ. Ngài bị chết vào ngày 13/1, những ngày sau cuộc tấn công để anăcướp ở một nhà tu viện ở Kisumu, Kenya”.

 

Thêm vào danh sách này là những vị đă bị giết là Nữ Tu ḍng Ursuline Thụy Sĩ Margaret Branchen, 74 tuổi, một y tá sản khoa, chết ngày 28/12. Bà bị tấn công ở một y viện là nơi bà làm việc ở Ngqeleni, gần Mthatha, Nam Phi. Cảnh sát tin rằng tội ác này xẩy ra v́ muốn ăn cướp.

 

Bốn vị linh mục mất mạng của ḿnh ở Á Châu: 3 ở Ấn Độ và 1 ở Nam Dương. Bỉ cũng là cảnh sát hại 1 vị linh mục, cũng như ở Nga vậy.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit 1/1/2006

TOP

 

Một Linh Mục thừa sai Ḍng Phanxicô bị đâm chết ở Congo v́ bất ngờ cán chết một em gái nhỏ 3 tuổi

 

Linh mục người Ư ḍng Phanxicô là cha Angelo Redaelli, 40 tuổi, hôm Thứ Hai 12/9/2005, đă bị đâm chết bởi thân quyến của một em nhỏ 3 tuổi, một em nhỏ bị cha bất ngờ cán chết ở vùng Obuye, khoảng 800 cây số (500 dặm) phía bắc thủ đô Braozzaville Cộng Ḥa Congo.

 

Theo Cơ Quan Tín Vụ Truyền Giáo cho biết th́ ĐTGM Andres Carrascosa Coso đă chủ tế thánh lễ an táng của cha hôm Thứ Tư, có các vị giám mục thuộc hàng giáo phẩm nước này đồng tế, và hằng ngàn người tham dự, trong số đó có dân cư địa phương, có tu sĩ nam nữ, các phong trào và hội đoàn giáo xứ, chật cả vương cung thánh đường Braozzaville.

 

Cha Francesco Bravi là phó tổng về trên ḍng Phanxicô, đă nói với tờ nhật báo Avvenire Ư quốc rằng vị linh mục bị sát hại này bấy giờ lái chiếc xe Land Rover “đă thấy một chiếc xe đầy người đậu ở bên đường, có lẽ v́ tai nạn xẩy ra, và ngài đă giảm tốc độ rồi”, nhưng khi ngài lái qua chỗ này th́ “bất ngờ một em gái nhỏ xuất hiện”, nên ngài không thể nào tránh đụng phải em.

 

Vị linh mục này đă ngừng ngay xe lại, xuống xe, và những người theo ngài cũng thế, 5 tu sĩ người Congo và 3 nữ tu ḍng Thánh Clara, nhưng không làm sao cứu sống em nhỏ được nữa. Thế là họ hàng thân thuộc của em bé ấy đă nhào tới tấn công đâm chém vị linh mục, làm cho những người theo ngài bỏ chạy trốn vào rừng.

 

Cha Ernesto Breozza thuộc tỉnh ḍng Phanxicô Lombard đă cho cơ quan tín vụ Fides biết rằng cái chết của vị linh mục nạn nhân ấy là “do hoàn cảnh thê lương chứ không do thù hận chống lại các vị thừa sai tí nào cả”.

 

Cha Giulio Albanese, một vị linh mục người Comboni và là kư giả đă nhận định trên Đài Phát Thanh Vatican rằng: “Cần phải nhớ rằng những thứ tấn công ở các trường hợp như thế là những ǵ rất thường xẩy ra nơi các xứ sở của vùng hạ mạc Sahara Phi Châu”. Vị linh mục này c̣n cho biết thêm rằng, bởi thế mà đừng có ngừng lại sau khi xẩy ra tai nạn, và hăy chạy ngay đến trạm cảnh sát.

 

Cha Bravi phó giám tỉnh đă cắt nghĩa trên Đài Phát Thanh Vatican rằng cha Angelo nạn nhân đă dừng lại, mặc dù đồng bạn của ngài “thôi thúc ngài hăy đến ngày trạm cảnh sát, v́ bấy giờ sợ có ǵ bất hạnh xẩy ra chăng. Cha Angelo quyết định dừng lại, tôi nghĩ rằng v́ lúc ấy, lương tâm của ngài, chiều kích của một người an hem và của nhà truyền giáo, không cho phép ngài làm bất cứ một điều ǵ khác”.

 

Trong bài giảng cho thánh lễ an táng của vị linh mục nạn nhân, ĐTGM Carrascosa đă nói rằng: “Chính v́ yêu thương ngài đă quyết dừng lại để giúp em gái nhỏ, và cũng v́ yêu thương mà ngài đă hiến mạng sống ḿnh”.

 

Hiện diện trong thánh lễ an táng c̣n có các viên chức chính quyền, như bộ trưởng an ninh Paul Bot; bộ trưởng nội vụ Francois lbovi, tổng giám đốc cảnh sát Jean-Francois Ndengue, và một nhân viên của bộ ngoại giao là Daniel Ouassa.

 

Cha Angelo Redaelli, vị đă sống hai năm ở giáo xứ Makua, thuộc Giáo Phận Owando, và ở một trung tâm thuộc thủ đô Braozzaville giúp trẻ em buị đời, sẽ được an táng ở Turate, Ư quốc.

 

 

TOP

 

ĐTC Biển Đức XVI Nhắc Lại Truyện Những Vị Tử Đạo Chết V́ Thánh Lễ Chúa Nhật đưới Thời Hoàng Đế Diocletian

Trong thời đại đầy những khô đạo, ĐTC Biển Đức 16 đưa ra những mẫu gương của các anh hùng tử đạo ở Bắc Phi, những vị đă liều mạng sống ḿnh v́ việc cử hành thánh lễ Chúa Nhật.

Chủ tế thánh lễ bế mạc Hội Nghị Thánh Thể Toàn Quốc ở Ư lần thứ 24 ngày hôm nay, (29/5/2005), ĐTC, trong bài giảng, đă nói về một nhóm Kitô hữu đă hy sinh năm 304 trong cuộc bách hại dưới thời hoàng đế Rôma Diocletian.

Chủ đề của hội nghị là khẩu hiệu của các vị tử đạo: “Chúng tôi không thể sống thiếu ngày Chúa Nhật.”

ĐTC tường thuật rằng, vị hoàng đế Diocletian này đă cấm Kitô hữu, “phải chịu án tử nếu có các Sách Thánh, gặp gỡ nhau vào Chúa Nhật để cử hành Thánh Thể, và xây dựng các cơ sở để hộp họp”.

ĐTC nói như sau: Tại Abitene, một làng nhỏ mà ngày nay gọi là Tunis, “có 49 người công giáo họp mặt trong nhà của Octavius Felix, đă bị đột ngột bắt đi khi cử hành Thánh Thể vào Chúa Nhật v́ bất chấp lệnh cấm của hoàng đế. Sau khi bị bắt nhốt, các vị đă bị giải đến Carthage cho thống đốc Anulinus chất vấn”.

ĐTC nhắc lại: ” Điều đặc biệt đáng chú ư ở đây là lời đối đáp của Emeritus đối với  câu thống đốc hỏi tại sao ông ta đă vi phạm lệnh của hoàng đế”.

ĐTC nói rằng: ”Ông ta đă nói rằng: ‘Chúng tôi không thể sống nếu không tham dự ngày Chúa Nhật để cử hành Thánh Thể. Chúng tôi sẽ không có đủ nghị lực để đối diện với những khốn khó hằng ngày và sẽ không chống nổi. Sau khi bị tra tấn tàn nhẫn, 49 vị anh hùng tử đạo ở Abitence đă bị giết chết.”

”Thế là các vị đă minh chứng đức tin của ḿnh bằng việc đổ máu ḿnh ra. Các vị đă chết nhưng các vị đă khải hoàn: Giờ đây chúng ta tưởng nhớ đến các vị trong vinh quang của Đức Giêsu Kitô phục sinh”.

ĐGH đă gọi những người Kitô hữu này của thế kỷ 21 hăy suy nghĩ về kinh nghiệm này, v́ “đối với chúng ta cũng không dễ sống đời Kitô hữu đâu” trong một thế giới  “đầy xu hướng hưởng thụ, khô khan nguội đạo, và chủ trương thế tục khép kín trước siêu việt tính”.

Trần Đại (dịch theo Zenit ngày 29/5/2005)

 

Ngày Tôn Kính Các Vị Thừa Sai Bị Thảm Sát

Như vốn được tổ chức, ngày 24 tháng 3 hằng năm là ngày được cử hành như là một Ngày Nguyện Cầu và Chay Tịnh để tưởng nhớ tới các vị thừa sai bị sát hại v́ Phúc Âm.

Việc này được khởi xướng ở Ư quốc từ Phong Trào Giới Trẻ của Chư Hội Truyền Giáo của Ṭa Thánh vào năm 1993, và đă được phổ biến tới những quốc gia khác. Sở dĩ ngày 24/3 được chọn là v́ ngày này là ngày kỷ niệm cuộc ám sát ĐTGM Oscar Romero ở San Salvador năm 1980.

Đề tài năm nay cho ngày này, như được cơ quan truyền giáo Vatican là Fides cho biết, đó là “Tấm Bánh được bẻ ra cho người khác”. Năm nay, ngày 24/3 trùng vào Thứ Năm Tuần Thánh và là ngày đặc biệt tưởng nhớ tới 15 vị thừa sai bị sát hại năm 2004.

Bản công báo của hiệp hội truyền giáo này của Ṭa Thánh kêu gọi các giáo xứ, các cộng đồng tu tŕ, các chủng viện, các nhóm truyền giáo, các nhóm giới trẻ và tất cả mọi người thiện tâm hăy cùng nhau cử hành ngày này. Thành phần bệnh nhân được kêu gọi hiến dâng khổ đau của ḿnh để nhớ đến các vị tử đạo cũng như để truyền bá Phúc Âm. Mọi người được khuyến khích viếng thăm một nơi khổ đau, như nhà thương, dưỡng lăo viện, và an ủi thành phần đang gặp khổ đau.

 

 

Ṭa Thánh liệt kê 17 Vị Tử Đạo trong Năm 2004 trên Thế Giới

 

Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc đă phổ biến bản thống kê về các vị thừa sai và viên chức của giáo hội bị sát hại hay hy sinh mạng sống ḿnh trong năm 2004, nhận thức được những hiểm nguy các vị phải đương đầu khi thi hành việc tông đồ của ḿnh và làm chứng cho đức tin.

 

Phi châu là nơi được ghi nhận có nhiều vị tử đạo nhất: 5 linh mục và một nam tu sĩ cùng 1 nữ tu. Ở Mỹ Châu (Mễ Tây Cơ, Guatemala và Chí Lợi) có 3 vị linh mục bị chết và 1 vị linh mục bị thảm sát ở Colombia.

 

Á Châu “dường như đặc biệt sống trong t́nh trạng bảo thủ căng thẳng. Có 3 người trẻ Pakistan đă bị đánh đập cho tới chết v́ bị cáo buộc sai lầm hay bị áp lực bắt phải bỏ đức tin của họ.

 

Ở Ấn Độ, một vị linh mục bị giết chết sau khi bị những đe dọa về việc viếng thăm các gia đ́nh người Ấn giáo, nơi ngài rất được thương mến.

 

ĐHY Crescenzio Sepe, tổng trưởng thánh bộ này cho biết: “Chúng ta không biết hết tất cả mọi động lực gây nên cái chết của các vị. Trong số những động lực ấy là rơ ràng là có động lực  v́ đức tin, một động lực thúc đẩy các vị đi đến chỗ làm chứng.

 

“Chúng ta cũng không thể quên được bản liệt kê dài những người Công giáo bị thảm sát ở Iraq hay ‘nhiều quân binh đức tin vô danh’ ở tất cả mọi nơi trên thế giới, bản liệt kê của những ai có lẽ sẽ không bao giờ được tiết lộ”.

 

Sau đây là danh sách của những vị thừa sai bị thảm sát:

 

1.      Thày Ignacio García Alonso, bề trên Nhóm Các Sư Huynh Học Đường Kitô giáo ở Bobo dioulasso, Burkina Faso, bị giết bằng một con dao băm ở pḥng làm việc của ngài ngày 6/2. Sư huynh 63 tuổi người Tây Ban Nha này đă sống trên 40 năm truyền giáo ở Morocco, Niger và Burkina Faso.

 

2.      Cha César Darío Pena Garcia, 43 tuổi, 1 vị linh mục coi xứ tại Raudal ở Valdivia, Colombia, bị bắt cóc ngày 16/3 bởi Lực Lượng Vơ Trang Cách Mạng Colombia (FARC: Revolutionary Armed Forces of Colombia) Vào ngày 30/7 vị tổng đại diện của giáo phận Santa Rosa de Osos xác nhận là giáo hội địa phương tin chắc rằng vị linh mục này đă bị giết chết trong khi bị giam giữ.

 

3.      Cha Luciano Fulvi, 76 tuổi, người Colombia, bị giết chết bởi vết thương đâm ngày 31/3 trong pḥng của ngài ở Khu Truyền Giáo Công Giáo Layibi, ngoại ô Gulu Uganda. Vị thừa sai người Ư này đă ở Uganda từ năm 1956 đến 1964 và từ 1990. Công việc chính của ngài là giáo dục và gần đây lo hoạt động cho ơn gọi.

 

4.      Sinh viên Javed Anjum, 19 tuổi người Công giáo Pakistan ở Quetta, chết ngày 2/5 ở nhà thương bởi bị 26 nhát đâm do tay một người thày Hồi giáo cùng 1 nhóm học sinh trường Jamia Hassan bin Almurtaza của Hồi giáo gần Islamabad. Họ muốn ép con người trẻ này phải trở lại Hồi giáo. Vào ngày 17/4 các sinh viên đă bắt cóc Javed và hành hạ anh 5 ngày trời. Rồi họ mang anh đến trạm cảnh sát và tường tŕnh là anh bị bắt phạm tội ăn trộm. Cảnh sát đă mang anh tới bệnh viện là nơi anh chết sau đó 10 ngày bởi các thương tích trên người.

 

5.      Samuel Masih, một con người trẻ Công giáo Pakistan, vị giam nhốt và tố cáo là phạm tội lộng ngôn phạm đến tiên tri Mohammed vào tháng 8/2003, và đă chết ở bệnh viện ngày 28/5. Anh đă bị hạnh hạ nhiều tháng trong tù ở tay của những viên cai ngục bảo thủ Hồi giáo. Con người trẻ này đă bị gan tội lộng ngôn sau khi chủ một tiệm sách nói với cảnh sát rằng ông thấy anh ta đổ rác gần những bức tường một đền thờ ở Lahore.

 

6.      Cha Ramon Navarrete Islas, một vị linh mục 56 tuổi người Mễ Tây Cơ, được t́m thấy tử thi trong một căn nhà gần nhà thờ giáo xứ là nơi ngài đang phục vụ ở Ciudad Juarez. Thi thể của ngài được khám phá ra vào ngày 6/7 với nhiều vế đâm trên ngực. Cảnh sát cho biết thành phần rat ay giết ngài là một hay những tay trộm cướp.

 

7.      Cha Faustino Gaoăiero ḍng Servite, 69 tuổi, bị đâm tới chết ngày 24/7 vào cuối Thánh Lễ tối ở vương cung thánh đường Santiago, Chí Lợi. Vị linh mục gốc Ư này bị tấn công và dâm bởi một người trẻ giả làm linh mục trở lại pḥng áo. Cha Gaoăiero đi truyền giáo ở Chí Lợi vào năm 1960, thi hành nhiều nhiệm vụ khác nhau, và mới mấy năm nay giữ chức chủ tịch của Hội Santa Teresa quản trị một số trường học ở Chí Lợi.

 

8.      Cha Eusebio Manuel Sazo Urbina, 45 tuổi, linh mục coi xứ tại Dinive Savior of The World Church ở ngoại ô Guatemala City, bị giết ngày 31/7. Vị linh mục người Guatemala này đang trên đường đến nhà của một bệnh nhân th́ bị một tay súng tấn công để cố gắng ăn cướp điện thoại lưu động của ngài. Vị linh mục đă chết trong bệnh viện.

 

9.      Nasir Masih, một người Công giáo Pakistan, 26 tuổi, bị bắt cóc tại nhà của ḿnh hôm 16/8 trong quận hạt Baldia Siekhupoura, 45 cây số (28 dặm) cách Lahore, bởi một nhóm Hồi giáo bảo thủ tố cáo người này phạm tội ăn trộm. Một ít tiếng đồ hồ sau đó, cảnh sát đă báo cho gia đ́nh của nạn nhân rằng anh ta đă bị giam giữ. Ba ngày sau cảnh sát cho biết anh ta đă bị chết trong tù. Thi thể của anh cho thấy anh bị nhiều vết thương và bầm tím.

 

10.  Cha Job Chittilappilly, 71 tuổi, được khám phá ra bị chết bởi nhiều vế đâm ngày 28/8 tại nhà của ngài gần nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Ban Ơn o83 làng Thuruthiparambu, Kerala, Ấn Độ. Vị linh mục Ấn độ này bị tấn công và sát hại đang khi lần hạt Mân Côi trước Thánh Lễ. Vị linh mục theo lễ nghi Syro-Malabar này đă nhận được nhiều đe dọa và cảnh cáo trong việc ngưng vấn đề “dụ giáo”.

 

11.  Cha Gerald Fitzsimons, 63 tuổi, được t́m thấy thi thể ngày 2/10 tại nhà của ngài gần Nhà Thờ Thánh Maria và Thánh Giuse ở Colesberg, Nam Phi. Vị linh mục người Hiệp Vương quốc này đă từng truyền giáo ở Nam Phi 7 năm và dấn thân hỗ trợ thành phần nghèo khổ và nạn nhân bị Vi Khuẩn Liệt Kháng hay Hội Chứng Liệt Kháng.

 

12.  Cha Macrino Nájera Cisneros, một vị linh mục coi xứ 42 tuổi tại Jilotlan Mễ Tây Cơ, bị thảm sát ngày 18/10 trong cuộc tiếp tân sau Thánh Lễ cho rước lễ lần đầu. Ngài bênh vực một em gái 15 tuổi khỏi bị một kẻ ve văn nhất định muốn nhảy với em. Kẻ ve văn này đă rời cuộc tiếp tân và trở lại với một khẩu súng bắn vị linh mục và hai người khác chết và làm cho một em gái khác bị thương.

 

13.  Cha Gerard Nzeyimana, 65 tuổi, đại diện giám mục ở giáo phận Bururi, nước Burundi, bị giết vào ngày 19/10 khi đang di chuyển với những người khác trên một chiếc xe từ Bururi đến Bujumbura. Một nhóm vơ trang đă chặn chiếc xe này lại và bảo những người trên xe nộp tiền bạc cùng cách thứ đồ quí báu. Sauk hi khám xét kỹ lưỡng giấy tờ căn cước của vị linh mục, họ đă giết ngài bằng mất phát súng vào đầu, đánh đập và gây đổ máu cho những người hành khách khác rồi để họ nằm bên đường. Cha Nzeyimana có tiếng là cổ vơ ḥa b́nh và bái bác bạo động phạm đến thành phần dân chúng.

 

14.  Cha John Hannon, 65 tuổi, một vị Thừa Sai thuộc Hội Các Nhà Truyền Giáo Phi Châu, được t́m thấy thi thể vào ngày 25/11 tại Giáo Xứ Thánh Barnaba ở Matasia, thuộc Giáo Phận Ngong, gần Nairobi, Kenya. Theo cảnh sát th́ một băng nam nhân đă đột nhập vào khu giáo xứ khoảng nửa đêm sau khi trói nhân viên canh gác. Những tay đột nhập có lẽ muốn ăn cắp nhưng cuối cùng lại tấn công và hạ sát vị linh mục người Ái Nhĩ Lan này.

 

15.  Cha Kazimir Viseticki, 66 tuổi, bị giết vào đêm 17/11. Thi thể của ngài được t́m thấy vào ngày hôm sau, bị trói và đẫm máu ở nhà gần giáo xứ là nơi ngài coi xứ, đó là giáo xứ Thánh Roko ở Bosanska Grandiska, miền bắc Bosnia Herzegovina, gần biên giới Croatia. Vị linh mục này có lẽ bị giết bởi những kẻ ăn trộm tấn công ngài bằng cây gậy sắt khi họ bị ngài thấy.

 

16.  Cha Javier Francisco Montoya, 45 tuổi, thuộc Giáo Phận Istmina-Tado, bị bắt làm con tin bởi Lực Lượng Vơ Trang Cách mạng ở Colombia (FARC) ngày 8/12, trong khi ngài đang trên đường đến tỉnh Novita. Ở vùng đ1 bấy giờ đang có một trận đụng độ giữa du kích quân và lực lượng bán quân sự. Vị linh mục người Columbia này phục vụ dân chúng ở miền quê và thôådân trong vùng Choco. Vào ngày 24/12 đức giám mục địa phận được cho biết là vị linh mục ấy đă bị hành quyết và chôn táng.

 

17.  Nữ tu Christiane Philippon, 58 tuổi, bề trên vùng của Hội Ḍng Đức Bà Chư Vị Tông Đồ, bị giết sáng sớm ngày 26/12, trên đường từ Ba Hilli đến N’Djamena. Vị nữ tu này đang di chuyển với ba nữ tu khác đến thủ đô để dự một phiên họp của hội ḍng. Chiếc xe đă bị tấn công bởi những kẻ cướp giật bắn vào chiếc xe làm cho Nữ Tu này chết và 3 nữ tu c̣n lại bị thương. Nữ tu người Pháp này đă ở Chad 20 năm và 5 năm cuối cùng đă tham gia hoạt động mục vụ gia đ́nh trong Giáo Phận Sahr. Một năm trước đây nữ tu này được bầu làm chủ tịch hiệp hội giáo phận các tu hội nữ giới.

 

TOP

 

Trong Năm 2003 có ít là 29 vị thừa sai Công Giáo bị sát hại

Theo tường tŕnh hằng năm của cơ quan truyền giáo Fides của Ṭa Thánh Vatican th́ trong năm 2003 có ít là 29 nhà thụa sai Công Giáo đă bị sát hại trong khi hành sự, nhiều hơn năm 2002 bốn vị và ít hơn năm 2001 4 vị. Vị cuối cùng của năm 2003 là ĐTGM Michael Coutney, 58 tuổi, người Ái Nhĩ Lan, khâm xứ ṭa thánh ở Burundi, bị phục kích hôm Thứ Hai 29/12. Trước đó mấy hôm, vào ngày áp Lễ Giáng Sinh, 24/12, là 1 vị linh mục người Đức tên Anton Probst, 68 tuổi, tu sĩ Con Cái Truyền Giáo của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, bị giết chết ở Akono, Cameroon, khi ngài trở về pḥng và gặp bọn trộm đă bóp cổ ngài, dằn vật ngài và đập chết ngài. Tất cả là 4 giáo dân, 20 linh mục, 1 tu sĩ, 3 chủng sinh và 1 giám mục. Mỹ Châu có 10 vị, 6 ở Colombia, 2 ở El Salvador, 1 ở Ba Tây và 1 ở Guatemala. Phi Châu có 17 vị, 6 ở Uganda, 5 ở Congo và 1 ở Cameroon, 1 ở Burundi, 1 ở Nam Phi, 1 ở Equatorial Guinea, 1 ở Somalia và 1 ở Kenya. Á Châu có 2 vị, 1 ở Ấn Độ và 1 ở Pakistan.

Sau đây là danh sách các vị thừa sai tử đạo trong năm 2003, kể cả 2 vị trên, theo thống kê của cơ quan Fides:

-- Cha Dieudonné Mvuezolo-Tovo ở Congo, phối hợp viên các trường Công Giáo ở khu vực Bas, Congo, bị bắn chết ngày 11/3 bởi một người đàn ông mặc quân phục trên Tshimpi Matadi Road.

-- Cha Nelson Gĩmez Bejarano ở Colombia, 52 tuổi, linh mục coi xứ Shrine of the Miraculous Medal ở Armenia, Colombia. Bị những kẻ trộm cướp giết chất ngày 22/3.

-- Cha Martin Macharia Njoroge ở Kenya, 34 tuổi, chết ngày 11 tháng 4 tại một bệnh viện ở Nairobi v́ những thương tích gây ra do những kẻ cướp bóc gây ra cho ngài ở ngoại ô thành phố. Những kẻ cướp bóc này đă bắt ngài phải ra khỏi xe và bắn vào ngài. Họ đă tẩu thoát bằng chiếc xe của ngài rồi bỏ chiếc xe này ở một khoảng xa khỏi hiện trường. Ngài là vị linh mục phụ trách giáo xứ Thánh Phanxicô Xavier ở Parklands. Ngài có một linh mục anh em cũng bị giết chết trong năm 2000.

-- Cha Raphael Ngona ở Congo bị bắn chết ngày 6/5 tại khu vực văn pḥng làm việc của giáo phận Bunia nơi ngài tạm sống sau khi đă được bổ nhiệm làm cha xứ ở Drodro. Ngoài ra c̣n có 41 bé trai đă bị nhóm loạn quân bắt cóc, trong đó có một số đă tẩu thoát.

- Cha Aimé Njabu và cha Francois Xavier Mateso, ở Congo, được t́m thấy xác vào ngày 10/5 ở giáo xứ Nyakasanza thuộc ngoại ô Bunia. Cha Njabu bị giết chết bằng một con dao phay và cha Mateso bị bắn chết. Người ta cũng t́m thấy xác chết của một số giáo dân trong giáo xứ.

-- Cha Jairo Garavito, 36 tuổi, người Colombia, bị giết chết ngày 15/5 bởi một nhóm phạm pháp đột nhập vào nhà xứ ở Yerbabuena di Chia, thuộc miền Cundinamarca. Ngài đă bị nghẹt thở chết sau khi bị đánh đập, nôn mửa và dằn vặt.

-- Cha ḍng Phanxicô Manus Campbell, người Ái Nhĩ Lan, bịỉ giết chết ngày 21/5 bởi những kẻ trộm cướp đột nhập vào nhà xứ ở ngoại ô Durban, Nam Phi, nơi ngài đă truyền giáo 45 năm trời.

-- Cô Ana Isabel Sánchez Torralba, 22 tuổi, người Tây Ban Nha, lần đầu tiên đi truyền giáo ở hải ngoại như một t́nh nguyện viên của Nhóm Thừa Sai T́nh Nguyện Calasanziano, bị giết chết ở Mongomo, Equatorial Guinea, ngày 1/7 trong một cuộc đột kích của cảnh sát.

-- Cha George Ibrahim, 38 tuổi, người Pakistan, bị giết chết vào lúc tờ mờ sáng ngày 5/7 bởi những nam nhân mang vũ khí đột nhập vào nhà xứ Đức Bà Fatima ở Renala Khurd, thuộc khu vực Okara.

-- Cha ḍng Capuchin Taddeo Gabrieli, 73 tuổi, người Ư, bị chém chết ngày 19/7 tại Imperatriz, Brazil, bởi 1 người ngài đang cố gắng giúp đỡ nhưng lại quá say rượu.

-- Vị linh mục thừa sai ḍng Comboni là Mario Mantovani, 84 tuổi, người Ư, và một tu sĩ Comboni là Godfrey Kiryowa, 29 tuổi người Uganda, bị bắn chết ngày 14/8 trên đoạn đường giữa Capeto và Kotido, Uganda, bởi những kẻ trộm cắp đàn vật. Cha Mantovani đă phục vụ những người tật phong ở Uganda 45 năm.

-- Cha Alphonse Kavendiambuku thuộc giáo phận Matadi, ở Congo, bị giết chết ngày 26/8 tại Kavuaya, bởi 5 cựu quân nhân là những người tấn công một chiếc xe hơi chở ngài và 2 người khác.

-- Cha Lawrence Oyuru, cha xứ ở Ocero, thuộc giáo phận Soroti ở Uganda, bị giết chết cùng với 25 người khác bởi một cuộc phục kích của loạn quân trên đạo lộ Soroti-Manasale ngày 1/9.

-- Cha William de Jesús Ortez, 32 tuổi, sinh ở Jucuapa, El Salvador, là cha xứ ở nhà thờ chính ṭa Santiago giáo phận Maria. Ngài bị bắn chết trong vương cung thánh đường ngày 5/10. Người coi cung thánh là Jaime Noel Quintanilla, 23 tuổi cũng bị bắn chết nữa.

-- Bà Annalena Tonelli, 63 tuổi, người Italy, một nhân viên y tế t́nh nguyện bị bắn chết ngày 5/10 khi bà rời bệnh viện do chính bà mở ra và là nơi bà đă chăm sóc cho dân chúng địa phương 33 năm ở Borama, Somalia.

-- Cha Sanjeevananda Swami, 52 tuổi, người Ấn Độ, chết v́ những thương tích gây ra bởi những kẻ tấn công ngài ở khu vực Belur Kolar, thuộc giáo phận Bangalore ngày 7/10.

-- Cha Saulo Carređo, 38 tuổi, người Colombia, linh mục giáo xứ ở Saravena, bị bắn chết trong xe của ngài ngày 3/11. Ông Maritza Linares, một nhân viên nhà thương cũng bị bắn chết với ngài, có lẽ bởi những tay sống ngoài ṿng pháp luật đang tranh đấu để giành quyền kiểm soát vùng dồi dào dầu hỏa gần bệnh viện Sarare tọa lạc trên con đường Saravena-Fortul.

-- Cha Henry Humberto Lĩpez Cruz, 44 tuổi, một cha xứ ở Villavicencio, bị chém chết ở nhà xứ trong đêm 3/11. Thân thể của ngài bị trói vào ghế và được khám phá ra vào ngày hôm sau bởi một bà thu pḥng.

-- Cha José Rubín Rodríguez, 51 tuổi, người Colombia, cha xứ ở La Salina, Casanare, bị bắt cóc ngày 14/11và bị giết ở một vùng quê Tame. Thi thể của ngài được t́m thấy ngày 21/11.

-- Cha José Maria Ruiz Furlan, 69 tuổi, người Guatemala, bị bắn chết ngày 14/12 ở giáo xứ của ngài thuộc khu vực nghèo nàn trong Thành Phố Guatemala. Ngài có tiếng là tay hoạt động bảo vệ nhân quyền để cải tiến đời sống của kẻ nghèo.

TOP

 

25 Vị đă bỏ ḿnh v́ đức tin trong năm 2002


Theo cơ quan thống tấn Fides của Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Cho Các Dân Nước th́ tgrong năm 2002 có tất cả 25 vị bỏ ḿnh v́ đức tin, trong đó nguyên ở Colombia đă chiếm kỷ lục 10 vị, như sau: 1 TGM, 18 LM, 1 nam tu, 2 nữ tu, 2 chủng sinh và 1 giáo dân. Thứ tự theo thời gian trong năm như sau:

1. TGM Isaías Duarte Cancino TGP Cali, ở Colombia, bị bắn chết ngày 16/3, sau khi cử hành Thánh Lễ ở một giáo xứ trong TGP của ḿnh.

2. Cha Declan O'Toole, Ḍng Thừa Sai Mill Hill Irish, bị giết ở một bụi cây ngày 21/3 trong vùng Ugandan Kotido.

3. Cha Boniface, người Congolese, bị giết ở Goma, Congo, ngày 24/3, Chúa Nhật Lễ Lá, v́ một kẻ lạ mắt ném bom vào quần chúng, trong đó có cả một em bé tên Karine cũng bị thiệt mạng

4. Cha Juan Ramón Núnez, người Colombian, linh mục coi xứ ở Argentina, bị giết ngày 6/4 khi cử hành Thánh Lễ.

5. Cha Roger Morin, người Canada, Ḍng Anh Em Thánh Tâm Chúa, bị giết ngày 12/4 tại Fianarantsoa, Madagascar, trong một cuộc nổi loạn trên đường phố.

6. Cha Alois Lintner, người Ư, thuộc Fidei Donum, bị giết ngày 16/5 tại San Salvador da Bahia, Ba Tây.

7. Cha Arley Arias Garcia, người Colomba, bị giết ngày 18/5 tại một bụi cây ở Florencia, vị này là chủ tịch của hội đồng vận động ḥa b́nh của địa phương đang t́m cách cho hai bên đi đến chỗ thương thảo.

8. Cha Jorge Altafulla, người Panama, bị giết ngày 19/5 ở Panama City.

9. Cha José Ilario Arango, người Colomba, bị giết ngày 27/6 ở Cali, sau khi cử hành Thánh Lễ.

10. Nữ tu Marta Inés Vélez Serna, người Colomba, thuộc Ḍng Các Chị Em Nghèo của Thánh Peter Claver, Ơbị giết ngày 14/7 tại Mogotes-Santander.

11. Chủng sinh Carlos Herrao Jiménez, người Colomba, bị giết ngày 21/7 ở Medellin.

12. Thày Ivo M. Dominique Lascanne, người Pháp, thuộc Ḍng Anh Em Nhỏ Bé của Phúc Âm, vị sáng lập ƠFoyer of Hope cho trẻ em lang thang ở Yaounde, được một trong những em trai thuộc tổ chức của thày t́m thấy thi thể thày ngày 30/7 gần Maroua, Cameroon.

13. Cha Pierre Tondo, người Burunda, linh mục coi xứ ở Kiguhu giáo phận Ruyigi, bị giết ngày 5/8 bởi một băng đảng vơ trang chặn xe của cha trên đường đi Gitega, kéo cha ra khỏi xe và bắn chết.

14. Cha Jean Guth, người France, thuộc Ḍng Chúa Thánh Thần, bị bắt cóc ngày 31/3 ở Mayama, gần Brazzaville, Cộng Ḥa Congo và qua đời ở nơi giam giữ ngày 10/8.

15. Nữ tu Cecilia, người Chaldea, bị giết ngày 15/8 ở Baghdad, Iraq.

16. Cha Augustin Geve, vị linh mục Công Giáo đầu tiên của Quần Đảo Solomon, bị giết ngày 20/8 ở Guadalcanal, Quần Đảo Solomon, nơi cha đến đến làm môi giới cho cuộc thương thảo ḥa b́nh.

17. Chủng sinh Leonardo Muakalia Livongue, người Angola, bị đám cướp giật giết ngày 8/9 ở Malanje.

18. Cha José Luis Arroyave, người Colomba, bị giết ở Medellin ngày 20/9, cha làm đầu của những chương tŕnh phát triển xă hội của giáo phận cho những khu vực nghèo nhất ở Medellin.

19. Cha Jorge Sánchez Ramírez, người Colomba, giáo phận Antioquia, bị giết tại Valle del Cauca ngày 27/9.

20. Cha José Luis Cardenas, bị giết ở Chalan, Colombia, ngày 17/10, sau khi cử hành Thánh Lễ một chút.

21. Cha Gabriel Arias Posadas, tổng đại diện của giáo phận Armenia ở Colombia, bị giết ngày 18/10, tại một văn pḥng ở Caldas, nơi cha tới để điều đ́nh thả một con tin.

22. Giáo dân Alberto Neri Fernandez, người Uruguay, thuộc Phong Trào Focolare, bị đám ăn trộm giết ở Ba Tây ngày 19/10.

23. Cha Declan Collins, Ḍng Salesian Irish, bị đám ăn trộm giết ngày 16/11 ở Johannesburg, Nam Phi, nơi cha phục vụ giáo xứ và dấn thân giúp người nghèo.

24. Cha James Iyere, TGP Kaduna, ở Nigeria, chết ngày 29/11 v́ những thương tích và vết cháy cha bị trong những cuợc nổi loạn ở Kaduna.

25. Cha Jean-Claude Kilamong, người Nước Cộng Ḥa Trung Phi, bị nhóm nổi loạn chặn đường ở Bossangoa ngày 8/12 và thi thể cha được t́m thấy ngày hôm sau.
 

TOP