Chúa Nhật 12 Thường Niên

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh

 

A.        "Chúa Giêsu nói với các môn đệ: '... Điều Thày nói với các con trong bóng tối, hăy nói ra giữa thanh thiên bạch nhật. Điều các con một ḿnh nghe được,  hăy công khai loan truyền. Đừng sợ những kẻ chỉ lấy được mạng sống phần xác mà không hủy hoại được linh hồn. Cho bằng sợ Đấng có thể hủy diệt cả thân xác lẫn linh hồn trong hỏa ngục... Ai tuyên nhận Thày trước mặt người ta cũng sẽ được Thày tuyên nhận trước nhan Cha Thày ở trên trời. Ai chối bỏ Thày trước mặt người ta cũng sẽ bị Thày chối bỏ trước nhan Cha Thày ở trên trời'": "Giêrêmia nói: Vâng, tôi nghe thấy những tiếng xôn sao của nhiều người: Chúng ta hăy tố giác hắn!... Nhưng Chúa ở cùng tôi, như một đối thủ hùng mạnh: các kẻ bắt bớ tôi sẽ gục ngă, họ sẽ không thắng được... Hăy hát ca mùng Chúa, hăy chúc tụng Chúa, v́ Ngài đă giải cứu sự sống của kẻ bần cùng khỏi quyền lực của kẻ gian ác" - "Lạy Chúa, xin nhậm lời tôi theo lượng cả đức từ bi"' "Qua một người mà tội lỗi đă nhập vào thế gian thế nào, và cùng với tội lỗi là sự chết, th́ sự chết cũng đến với tất cả mọi người v́ tất cả đă phạm tội như vậy... Thế nhưng, tặng ân lại không giống như vấp phạm. V́ nếu bởi một người vấp phạm mà tất cả đă phải chết thế nào, th́  ân sủng của Thiên Chúa và tặng ân qúi giá của một người là Đức Giêsu Kitô càng dồi dào hơn thế nữa".

 

B-        "Một ngày kia, khi tối đến, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: 'Chúng ta hăy sang bờ bên kia'... Có một cơn giông tố chợt xẩy ra. Sóng tràn vào thuyền làm nó bắt đầu ngập nước. Chúa Giêsu tỉnh bơ ngủ ngon lành ở đằng lái chẳng hay biết ǵ cả. Bấy giờ Họ đánh thức Người dậy mà nói: 'Thày ơi, Thày không biết là chúng con sấp ch́m ngập rồi sao?' Người tỉnh dậy, truyền gió và khiến biển: 'Im đi! B́nh lặng lại!'. Gió ngừng thổi và mọi sự trở nên yên lặng. Đoạn Người nói với họ: 'Sao các con lại kinh hoàng đến thế? Các con thiếu đức tin như thế sao?'": "Từ cơn băo tố, Chúa nói với Gióp: Ai đă ngăn biển cả lại trong các cửa nẻo khi nó bộc phát tuôn ra... Và nói: Vậy ngươi chảy tới đây thôi chứ không được chảy xa hơn, những ngọn sóng ngạo nghễ của ngươi phải dừng lại ở đây" - "Hăy cảm tạ Chúa, bởi đức từ bi Người c̣n muôn thuở"' "T́nh yêu Đức Kitô thúc đẩy chúng ta là những người tin rằng v́ một người đă chết cho tất cả mà tất cả cũng đều chết. Người đă chết cho tất cả mọi người để những ai sống th́ không sống cho ḿnh nữa, mà là cho Đấng đă chết và sống lại v́ họ... Nếu ai ở trong Đức Kitô th́ là một tạo vật mới. Cấp trật cũ đă qua đi' giờ đây tất cả đều mới mẻ".

C-        "Một ngày kia, khi Chúa Giêsu đang cầu nguyện một ḿnh, có các môn đệ ở với Người, Người vấn nạn họ: 'Các đám dân chúng bảo Thày là ai?' Họ đáp: 'Là Gioan Tẩy Giả và cũng có một số nói là 'lia, trong khi đó, có những kẻ khác cho rằng là một trong những tiên tri ngày xưa từ kẻ chết trở về'. Người hỏi họ: 'Thế c̣n các con, các con cho Thày là ai?' Phêrô đáp lại: 'Là Đức Kitô của Thiên Chúa'. Người nghiêm cấm họ không được nói điều này với ai hết. Người phán: 'Con Người trước hết phải chịu nhiều đau khổ, bị các trưởng lăo, thượng tế và luật sĩ chối bỏ và bị sát hại, rồi mới được sống lại vào ngày thứ ba'. Chúa Giêsu nói với tất cả: 'Ai muốn làm môn đồ của Ta phải bỏ chính bản thân ḿnh, vác thập giá ḿnh hằng ngày mà theo chân Ta'": "Ta sẽ đổ xuống trên nhà Đavít và trên các kiều dân Gia-Liêm một thần trí của ân sủng và kêu xin' và họ sẽ nh́n thấy Đấng mà họ đă đâm thâu qua, rồi họ sẽ khóc than Người như khóc than một người con trai duy nhất, họ cũng tiếc thương Người như người ta tiếc thương người con đầu ḷng" - "Lạy Chúa là Thiên Chúa tôi, linh hồn tôi khát khao Chúa"' "Mỗi người trong anh em là con cái của Thiên Chúa v́ đức tin của anh em nơi Đức Giêsu Kitô. Tất cả anh em là những người đă được rửa trong Đức Kitô th́ chính anh em đă mặc lấy Người. Giữa anh em không c̣n Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà. Tất cả là một trong Đức Giêsu Kitô".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

 

"Thời gian đă viên trọn. Triều Đại Thiên Chúa đă đến! Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" (Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh năm B),  như trang 294 nhận định, "đó là chủ đề của toàn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, được thể hiện qua Phụng Vụ Lời Chúa ở từng Chúa Nhật trong Mùa".

 

Thật vậy, trong Chúa Nhật 10 Thường Niên hai tuần trước, qua Phụng Vụ Lời Chúa cho cả chu kỳ 3 năm, "triều đại Thiên Chúa đă đến chính là lúc Thiên Chúa chính thức và trực tiếp tỏ ḿnh ra nơi Đức Giêsu Kitô, tâm điểm của Phúc Âm cứu rỗi, Đấng là chính mạc khải của Thiên Chúa, được tỏ ra cho loài người bằng ân sủng, như Người đă gọi Mathêu trong Phúc Âm năm A, hay bằng rao giảng, như Người đă ở giữa đám đông trong Phúc Âm năm B, hoặc bằng quyền năng, như Người đă làm phép lạ trong Phúc Âm năm C" (trang 340).

 

Rồi qua Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 11 Thường Niên ngay tuần trước, "'triều đại Thiên Chúa đă đến' đầu tiên với 'con chiên lạc của nhà -ch-Diên' (chu kỳ Phụng Vụ năm A), như một 'hạt giống nẩy mầm mọc lên' (chu kỳ Phụng Vụ năm B), nơi con người 'có t́nh yêu cao cả' như 'người phụ nữ có tiếng là một tội nhân trong thành'" (chu kỳ Phụng Vụ năm C) (trang 345).

Tiếp theo chiều hướng của chung một chủ đề đó, Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 12 Thường Niên tuần này tŕnh bầy "triều đại Thiên Chúa đă đến", theo cấp trật ân sủng, trước hết, với các môn đệ của Chúa Kitô, thành phần tầm thường trong dân Do Thái, được Người tuyển chọn để trở nên những chứng nhân của Người, sau khi các vị được chính Người từ từ tỏ ḿnh Người ra cho các vị, qua lời giáo huấn riêng, qua việc làm quyền năng và qua bản thân thần nhiệm của Người.

 

Trước hết, Lời Chúa theo chu kỳ Phụng Vụ năm A của Chúa Nhật Thường Niên 12 tuần này th́ "triều đại Thiên Chúa đă đến", khi các tông đồ được Chúa Kitô tỏ ḿnh Người ra cho, qua lời giáo huấn riêng của Người. Đúng thế, theo bài Phúc Âm, Chúa Giêsu đă chẳng tỏ ḿnh cho các môn đệ qua các lời giáo huấn riêng của Người hay sao, khi Người nói đến: "Điều Thày nói với các con trong bóng tối... Điều các con một ḿnh nghe được". Thế nhưng, v́ "triều đại Thiên Chúa đă đến", đă được "gieo xuống đất" Do Thái cần phải được mọc lên xum xuê cho chim trời từ bốn phương đến náu ẩn, mà Chúa Giêsu đă căn dặn thành phần lănh nhận lời giáo huấn riêng tư của Người rằng: "... hăy nói ra giữa thanh thiên bạch nhật... hăy công khai loan truyền". Thế nhưng, giáo huấn của Chúa Giêsu dạy riêng cho các môn đệ, rồi nhờ các môn đệ để rao truyền lại một cách công cộng, là một mạc khải thần linh chứ không phải là một giáo thuyết tầm thường, do đó, nếu không có ơn Chúa, con người trần gian, như lịch sử chứng thực, chẳng những không thể nào hiểu được, chấp nhận được mà c̣n chống đối và t́m cách thủ tiêu cả các vị thừa sai nữa. Do đó, Chúa Giêsu đă trấn an các nhà truyền giáo, môn đệ đích thực của Người: "Đừng sợ những kẻ chỉ lấy được mạng sống phần xác mà không hủy hoại được linh hồn. Cho bằng sợ Đấng có thể hủy diệt cả thân xác lẫn linh hồn trong hỏa ngục... Ai tuyên nhận Thày trước mặt người ta cũng sẽ được Thày tuyên nhận trước nhan Cha Thày ở trên trời. Ai chối bỏ Thày trước mặt người ta cũng sẽ bị Thày chối bỏ trước nhan Cha Thày ở trên trời". V́ "triều đại Thiên Chúa đă đến" chẳng những ở chính mạc khải Lời Chúa, mà c̣n qua chứng tá của Lời Chúa nữa. Do đó, một khi hạt giống Lời Chúa đă đâm rễ sâu trong ḷng các vị môn đệ thừa sai, th́, theo bài đọc thứ nhất, cho dù thế gian có nổi lên "những tiếng xôn sao của nhiều người: Chúng ta hăy tố giác hắn!... Nhưng Chúa ở cùng tôi, như một đối thủ hùng mạnh: các kẻ bắt bớ tôi sẽ gục ngă, họ sẽ không thắng được... Hăy hát ca mùng Chúa, hăy chúc tụng Chúa, v́ Ngài đă giải cứu sự sống của kẻ bần cùng khỏi quyền lực của kẻ gian ác".

 

Sau nữa, Lời Chúa theo chu kỳ Phụng Vụ năm B của Chúa Nhật Thường Niên 12 tuần này th́ "triều đại Thiên Chúa đă đến", khi các tông đồ được Chúa Kitô tỏ ḿnh Người ra cho, qua việc làm quyền năng của Người. Đúng thế, theo bài Phúc Âm, Chúa Giêsu đă làm cho các môn đệ của Người càng ngày càng tin vào Người hơn, khi "họ đánh thức Người dậy mà nói: 'Thày ơi, Thày không biết là chúng con sấp ch́m ngập rồi sao?'", và "Người tỉnh dậy, truyền gió và khiến biển: 'Im đi! B́nh lặng lại!'. Gió ngừng thổi và mọi sự trở nên yên lặng". Phải, theo Phúc Âm Chúa Nhật 11 Thường Niên năm B, "triều đại của Thiên Chúa... có một người gieo hạt xuống đất. Ngày qua ngày ông ngủ rồi lại thức. Trong khi đó, hạt giống nẩy mầm mọc lên ra sao ông ta không hay biết". Bởi v́, "người gieo hạt xuống đất" này chẳng những là chủ của chính hạt giống mà c̣n làm chủ cả "đất" (biểu hiệu cho thế gian, bao gồm cả thế giới tự nhiên) mà hạt giống được gieo văi nữa, như bài đọc thứ nhất năm B tuần này ám chỉ: "Từ cơn băo tố, Chúa nói với Gióp: Ai đă ngăn biển cả lại trong các cửa nẻo khi nó bộc phát tuôn ra... Và nói: Vậy ngươi chảy tới đây thôi chứ không được chảy xa hơn, những ngọn sóng ngạo nghễ của ngươi phải dừng lại ở đây".

 

Sau hết, Lời Chúa theo chu kỳ Phụng Vụ năm C của Chúa Nhật Thường Niên 12 tuần này th́ "triều đại Thiên Chúa đă đến", khi các tông đồ được Chúa Kitô tỏ chính bản thân của Người ra cho. Đúng thế, theo bài Phúc Âm, Chúa Giêsu, sau khi "vấn nạn họ: 'Các đám dân chúng bảo Thày là ai?' Họ đáp: 'Là Gioan Tẩy Giả và cũng có một số nói là 'lia, trong khi đó, có những kẻ khác cho rằng là một trong những tiên tri ngày xưa từ kẻ chết trở về'. Người hỏi họ: 'Thế c̣n các con, các con cho Thày là ai?' Phêrô đáp lại: 'Là Đức Kitô của Thiên Chúa'. Người nghiêm cấm họ không được nói điều này với ai hết. Người phán: 'Con Người trước hết phải chịu nhiều đau khổ, bị các trưởng lăo, thượng tế và luật sĩ chối bỏ và bị sát hại, rồi mới được sống lại vào ngày thứ ba'". Ở đây, đoạn Chúa Giêsu bộc lộ thân phận "là Đức Kitô của Thiên Chúa", một thân phận gắn liền với khổ nạn rồi mới được phục sinh của ḿnh, không phải là những mạc khải riêng tư cho các môn đệ thân cận của Người hay sao, một mạc khải mà thế gian không thể nào chấp nhận được, nếu họ, không như các vị, nhận biết và tuyên xưng Người "là Đức Kitô của Thiên Chúa". Do đó, Người mới nghiêm cấm các vị không được, đúng hơn, chưa được "nói ra giữa thanh thiên bạch nhật... (hay) công khai loan truyền". Lư do không phải v́ Người "sợ những kẻ chỉ lấy được mạng sống phần xác", cho bằng, chưa đến lúc, đến thời điểm của nó, thời điểm mà bài đọc thứ nhất đă nêu lên: "Ta sẽ đổ xuống trên nhà Đavít và trên các kiều dân Gia-Liêm một thần trí của ân sủng và kêu xin' và họ sẽ nh́n thấy Đấng mà họ đă đâm thâu qua, rồi họ sẽ khóc than Người như khóc than một người con trai duy nhất, họ cũng tiếc thương Người như người ta tiếc thương người con đầu ḷng". 

 

            Lạy Chúa là Cha chúng con ở trên trời, chúng con "cảm tạ Chúa, bởi đức từ bi (Chúa) c̣n muôn thuở" (đáp ca năm A). Thật vậy, theo dự án cứu rỗi vô cùng yêu thương của Chúa, "nếu bởi một người vấp phạm mà tất cả đă phải chết thế nào, th́  ân sủng của Thiên Chúa và tặng ân qúi giá của một người là Đức Giêsu Kitô càng dồi dào hơn thế nữa" (bài đọc 2 năm A). Bởi thế, "Lạy Chúa là Thiên Chúa tôi, linh hồn tôi khát khao Chúa" (đáp ca năm C). Xin Chúa cho chúng con "là những người tin rằng v́ một người đă chết cho tất cả mà tất cả cũng đều chết. Người đă chết cho tất cả mọi người để (chúng con) sống th́ không sống cho ḿnh nữa, mà là cho Đấng đă chết và sống lại v́ (chúng con)" (bài đọc 2 năm B). "Lạy Chúa, xin nhậm lời (chúng con) theo lượng cả đức từ bi" (đáp ca năm B), để "tất cả (chúng con) là những người đă được rửa trong Đức Kitô th́ chính (chúng con) đă mặc lấy Người... là một trong Đức Giêsu Kitô" (bài đọc 2 năm C).