Chúa
Nhật 28 Thường Niên
Chiêm
Ngắm Lời Chúa là Thần Linh
A.
"Chúa Giêsu một lần nữa dùng các dụ ngôn mà nói với
các thượng tế và trưởng lăo trong dân. 'Triều
đại Thiên Chúa có thể giống như một ông vua mở
tiệc cưới cho con trai của ḿnh. Vua sai các bầy tôi
đi triệu tập những khách được mời đến
dự tiệc, nhưng họ khiếu không đến.
Lần thứ hai ông sai các bầy tôi khác đi... Số th́
chẳng để ư ǵ đến lời mời, cứ làm
việc của ḿnh, kẻ ra đồng, người đi
buôn. Số c̣n lại ra tay nhục mạ họ và sát
hại họ... Thế rồi vua nói với các bầy tôi của
ḿnh: tiệc đă sẵn sàng, song những kẻ được
mời không đáng đến. Đó là lư do tại sao các ngươi
phải đi ra các ngả đường mà mời đến
dự tiệc cưới những ai các ngươi
gặp. Đám bầy tôi đi ra các ngả đường
tụ tập lại mọi người họ gặp,
xấu cũng như tốt. Thế là pḥng tiệc cưới
đầy cả khách khứa'" (phần chủ
tiệc xuất hiện và tay phạt khách đến
dự mà không mặc áo cưới được bỏ
trong ngoặc đơn): "Trên núi này, Chúa các đạo
binh sẽ khoản đăi tất cả mọi dân tộc một
bữa tiệc cao lương mỹ vị... Trên núi này,
Ngài sẽ hủy đi bức màn che phủ tất cả
mọi dân tộc, hủy đi màng nhện giăng trên
tất cả mọi đất nước' Ngài sẽ tiêu
diệt sự chết đến muôn đời... Vào ngày
ấy, người ta sẽ nói rằng: 'Này là Thiên Chúa của
chúng ta, Đấng mà chúng ta trông mong cứu vớt chúng ta! Đây
là Chúa mà chúng ta trông mong' chúng ta hăy hân hoan hănh diện đă được
Ngài cứu vớt!'" - "Trong nhà Chúa tôi sẽ định
cư cho tới thời gian rất ư lâu dài" (ở đây,
theo Sách Lễ Tiếng Anh, câu đáp ca hơi khác: "I
shall live in the house of the Lord all days of my life" - "Tôi
sẽ sống trong nhà Chúa hết mọi ngày của đời
tôi")' "Tôi nghiệm được thân phận
thấp hèn, song tôi biết làm sao để được
hưởng phong phú... Anh em có ḷng tốt muốn chia sẻ
những khốn khổ của tôi. Phần Thiên Chúa của
tôi sẽ đáp ứng đầy đủ như cầu
của anh em, bằng một thể thức xứng hợp
với những phú túc vinh sang của Ngài nơi Đức
Giêsu Kitô".
B-
"Khi Chúa Giêsu đang đi đường th́ có một
người đến trước mặt Người qùi
xuống mà hỏi: 'Lạy Thày nhân lành, tôi phải làm ǵ để
được hưởng sự sống trường
sinh?' Chúa Giêsu trả lời: '... Ngươi đă biết
có các giới răn...' Người ấy đáp: 'Thưa
Thày, tôi đă giữ tất cả những giới răn
này từ nhỏ'. Bấy giờ Chúa Giêsu tŕu mến nh́n người
ấy mà nói: 'C̣n một điều nữa ngươi
phải làm. Đó là hăy đi bán những ǵ ngươi có mà
thí cho kẻ nghèo khó' th́ ngươi sẽ được
kho báu trên trời. Rồi hăy đến mà theo Ta'. Nghe
thấy những lời này, người ấy xị
mặt xuống. Hắn buồn bă bỏ đi, v́ hắn có
nhiều của cải... Chúa Giêsu nh́n chung quanh mà nói với
các môn đệ: 'Kẻ giầu có khó vào nước Thiên Chúa
biết bao!'... Các môn đệ nghe thế bật ngửa
ra kêu lên: 'Thế th́ ai có thể được cứu rỗi
đây?' Chúa Giêsu nh́n thẳng vào các vị mà nói: 'Con người
th́ không thể chứ Thiên Chúa lại có thể. Với
Thiên Chúa cái ǵ cũng có thể được hết'"
(phần Chúa Giêsu trả lời câu thánh Phêrô hỏi về
việc các tông đồ bỏ mọi sự theo Thày
sẽ được ǵ, được để trong
ngoặc đơn): "Tôi cầu nguyện và tôi đă được
khôn ngoan' tôi kêu xin và thần trí Khôn Ngoan đă đến với
tôi... Tôi yêu mến nàng hơn cả sức khỏe và nhan
sắc, và tôi qúi nàng hơn cả ánh sáng, v́ hào quang của
nàng không bao giờ lịm tắt. Ngược lại, tôi
nhận được tất cả mọi điều
tốt lành ở nơi nàng, cũng như vô vàn phú qúi từ
đôi tay của nàng" - "Xin cho chúng tôi sớm được
no phỉ ân t́nh của Chúa, để chúng tôi mừng rỡ
hân hoan"' "Lời của Thiên Chúa sống động
và hiệu lực, sắc hơn thanh gươm hai lưỡi.
Nó thấu nhập và chia cắt linh hồn cùng thần trí,
xương khớp cùng cách tủy' nó phán xét những
phản ứng và tư tưởng nơi cơi ḷng. Không ǵ
khuất được khỏi Ngài' tất cả mọi
sự phơi trần trước mắt của Ngài, Đấng
chúng ta phải trả lẽ".
C-
"Trên đường lên Gia-Liêm, Chúa Giêsu đi dọc qua
biên giới Samaria và Galilêa. Khi Người vào một làng
kia, có 10 người phong cùi đến gặp Người.
Họ đứng xa mà lên tiếng nói: 'Lạy Thày Giêsu xin
thương xót chúng tôi!' Thấy họ, Người đáp:
'Các người hăy đi mà tỏ ḿnh cho các vị tư
tế'. Trên đường đi họ được
lành sạch. Thấy ḿnh được chữa lành, một
người trong họ trở lại lớn tiếng chúc
tụng Thiên Chúa... Thấy vậy, Chúa Giêsu nói: 'Há chẳng
phải cả 10 người được khỏi hay
sao? Thế th́ c̣n 9 người kia đâu? Không có ai trở
lại tạ ơn Thiên Chúa ngoại trừ người
ngoại này hay sao?'...": "Naaman đi xuống trầm
ḿnh ở sông Dược-Đăng 7 lần theo lời của
Elisa, người của Thiên Chúa. Da thịt của ông trở
nên như da thịt của một đứa nhỏ, và ông
được lành sạch. Ông cùng đám tôi tớ trở
lại với người của Thiên Chúa. Đến nơi,
ông đứng trước vị ấy mà nói: 'Giờ đây
tôi biết được rằng không có một Thiên Chúa
nào khác trên đời ngoại trừ ở -ch-Diên... Ngoài
Ngài, tôi sẽ không hiến dâng của lễ toàn thiêu hay hy
lễ cho bất cứ một thần nào khác nữa'"
- "Chúa đă công bố ơn cứu độ của Người
trước mặt chư dân"' "Hăy nhớ rằng Đức
Giêsu Kitô là gịng dơi Đavít đă từ kẻ chết
sống lại. Đó là phúc âm mà tôi rao giảng'
việc rao giảng phúc âm làm tôi chịu khổ như một
phạm nhân, cho đến nỗi bị xiềng xích, song lời
của Thiên Chúa không bị trói buộc! Bởi thế, tôi
chịu đựng tất cả những điều này
v́ những kẻ được Thiên Chúa tuyển chọn,
để họ được cứu độ nơi Đức
Giêsu Kitô và được vinh quang muôn đời. Anh em có
thể căn cứ như thế này: Nếu chúng ta
chết với Người, chúng ta cũng sẽ sống với
Người' nếu chúng ta bền vững đến cùng,
chúng ta sẽ cùng Người hiển trị. Nếu chúng
ta chối bỏ Người, Người sẽ chối bỏ
chúng ta. Nếu chúng ta bất trung th́ Người vẫn
trung thành, v́ Người không thể chối bỏ chính ḿnh
Người".
Cảm
Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:
"Thời gian đă
viên trọn. Triều Đại Thiên Chúa đă đến!
Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm"
(Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh
năm B), như trang 294 nhận định, "đó
là chủ đề của toàn Mùa Thường Niên Hậu
Phục Sinh, được thể hiện qua Phụng Vụ
Lời Chúa ở từng Chúa Nhật trong Mùa". Tuy nhiên,
như trang 417 phân tích và nhận định: "Giai đoạn
thứ ba của Mùa Thường Niên là 15 tuần nối
tiếp, tức kể từ Chúa Nhật 19 Mùa Thường
Niên Hậu Phục Sinh, cho đến Chúa Nhật 33 Thường
Niên Hậu Phục Sinh, một giai đoạn nhắm vào đề
tài: 'Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm', để
có thể đón chờ ngày Chúa Kitô đến lần thứ
hai, ư nghĩa của lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Nhật kết
thúc Mùa này". Bởi thế, theo Phụng Vụ Lời Chúa
của Chúa Nhật 28 Thường Niên tuần này, th́
"cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm"
là việc đáp lại lời Thiên Chúa mời gọi
hiệp thông với Ngài, là việc t́m kiếm Thiên Chúa để
gắn bó với Ngài, và là việc cảm tạ Thiên Chúa
về các hồng ân Ngài ban.
Trước
hết, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc
Âm" là việc đáp lại lời Thiên Chúa mời
gọi hiệp thông với Ngài, được chứng
thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm A. Điều
này hoàn toàn sáng tỏ ngay trong bài Phúc Âm, qua lời "Chúa
Giêsu một lần nữa dùng các dụ ngôn mà nói với các
thượng tế và trưởng lăo trong dân" về
"triều đại Thiên Chúa có thể giống như một
ông vua mở tiệc cưới cho con trai của ḿnh. Vua
sai các bầy tôi đi triệu tập những khách được
mời đến dự tiệc". Dụ ngôn này Chúa
Giêsu cũng nói với thành phần lănh đạo của
dân Do Thái, thành phần Người đă nói với qua hai dụ
ngôn ở 2 bài Phúc Âm của 2 Chúa Nhật trước
tuần này, một dụ ngôn ám chỉ họ là người
con lớn không chịu đi làm vườn nho cho cha, và một
dụ ngôn ám chỉ họ là những người tá điền
được khoán làm vườn nho cho chủ mà lại
trở thành những tay cướp của giết người.
Trong dụ ngôn tuần này, cũng theo chiều hướng
đó, "những kẻ được mời không đáng
đến" mà Chúa Giêsu ám chỉ không phải là dân Do Thái
hay sao, và đám người ở đầu đường
xó chợ, "tốt cũng như xấu", tự
nhiên được trở thành những khách dự
tiệc cưới này không phải là thành phần "Dân
Ngoại" hay sao? Bởi v́, theo dự án cứu rỗi
phổ quát của ḿnh, "Chúa các đạo binh sẽ
khoản đăi tất cả mọi dân tộc một
bữa tiệc cao lương mỹ vị", đúng như
lời tiên tri Isaia trong bài đọc thứ nhất đă
báo trước. Thế nhưng, bữa tiệc cưới
trong dụ ngôn của bài Phúc Âm, cũng là "bữa
tiệc cao lương mỹ vị" trong bài đọc
thứ nhất này, được tổ chức ở đâu,
nếu không phải, theo bài Phúc Âm là ở trong một
"pḥng tiệc", và "pḥng tiệc" này, như bài
đọc thứ nhất xác định lại ở
"trên núi", một địa điểm mà đă nói đến,
theo ngôn từ Thánh Kinh Cựu Ước, thường ám chỉ
"núi Sion" là thành tŕ của vua Đavít. Thật
vậy, v́ "Lời đă hóa thành nhục thể" (Phúc
Âm Lễ Ngày Giáng Sinh) theo gịng dơi Đavít, nên Thiên Chúa là ông
vua "mở tiệc cưới" giao duyên hiệp
nhất giữa thần tính và nhân tính cho Con ḿnh là "chàng
rể" (Mt.9:15) Giêsu Kitô đă không được cử
hành "trên núi này" hay sao! Do đó, "đến thời
điểm ấn định, Thiên Chúa sai Con Ḿnh sinh hạ
bởi một người nữ" (bài đọc 2
lễ Mẹ Thiên Chúa), th́ theo lời tiên tri của bài đọc
thứ nhất, cũng là thời điểm "trên núi
này, Ngài sẽ hủy đi bức màn che phủ tất
cả mọi dân tộc, hủy đi màng nhện giăng
trên tất cả mọi đất nước' Ngài sẽ
tiêu diệt sự chết đến muôn đời".
Phải, Thiên Chúa đă thực sự "hủy đi bức
màn che phủ tất cả mọi dân tộc" và
"màng nhện giăng trên tất cả mọi đất
nước" nơi cuộc nhập thể của Đức
Kitô, rồi nhờ nhân tính này, Ngài cũng đă hoàn toàn
"tiêu diệt sự chết đến muôn đời"
nơi cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Như
thế, "tiệc cưới" theo bài Phúc Âm đây
chính là cuộc giao duyên đất trời, được
Thiên Chúa mở ra để khoản đăi "tất
cả mọi dân tộc", "tất cả mọi đất
nước", "xấu cũng như tốt", chứ
không riêng ǵ dân tộc Do Thái mà Ngài đă tuyển chọn.
Sự kiện dân Do Thái không chịu đến dự
"tiệc cưới", tức không chấp nhận
"Đức Kitô" là Thiên Chúa nhập thể được
sinh ra bởi gịng dơi của ḿnh, th́ theo bài đọc 2 Chúa
Nhật 20 Thường Niên năm A, lư do sâu xa là v́ "Thiên
Chúa dồn nhốt tất cả mọi người vào
việc bất phục tùng để Ngài có thể xót thương
mọi người". Phần "Dân Ngoại", nhờ
dân Do Thái "bất phục tùng" họ mới tới
phiên được mời đến tham dự
"tiệc cưới" thần linh này, để rồi,
theo bài đọc thứ nhất, "vào ngày ấy, người
ta sẽ nói rằng: 'Này là Thiên Chúa của chúng ta, Đấng
mà chúng ta trông mong cứu vớt chúng ta! Đây là Chúa mà chúng
ta trông mong' chúng ta hăy hân hoan hănh diện đă được
Ngài cứu vớt!'" Tâm t́nh tri ân này đă được
phản ảnh sống động nơi trường hợp
của quan Naaman trong bài đọc thứ nhất năm C,
cũng như nơi trường hợp của người
phong cùi (trong 10 người) ngoại lai được khỏi
trong bài Phúc Âm năm C. Nếu thánh Tông Đồ Dân
Ngoại Phaolô đă xác tín trong bài đọc thứ hai là:
"Phần Thiên Chúa của tôi sẽ đáp ứng đầy
đủ như cầu của anh em, bằng một
thể thức xứng hợp với những phú túc vinh
sang của Ngài nơi Đức Giêsu Kitô", th́ qủa
thật, tất cả mọi người, kể cả
dân Do Thái cũng như Dân Ngoại, một khi đến
tham dự "tiệc cưới" thần linh đầy
"những phú túc vinh sang" như "cao lương
mỹ vị" được dọn sẵn cho ḿnh này, đều
có thể tự nhủ như câu đáp ca tuyên ngôn: "Tôi
sẽ sống trong nhà Chúa hết mọi ngày của đời
tôi", tức là con người nhờ nhân tính của Đức
Kitô mà được kết hợp thần tính và tham hưởng
sự sống đời đời.
Sau nữa,
"cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm"
là việc t́m kiếm Thiên Chúa để gắn bó
với Ngài, được chứng thực qua Phụng Vụ
Lời Chúa năm B. Điều này đă được
sáng tỏ ở trong bài Phúc Âm, qua lời Chúa Giêsu khuyên giục
một kẻ thành thực hỏi Người "tôi
phải làm ǵ để được hưởng sự
sống trường sinh?", sau đó lại thú thực
với Người "tôi đă giữ tất cả
những giới răn này từ nhỏ": "Đó là
hăy đi bán những ǵ ngươi có mà thí cho kẻ nghèo khó'
th́ ngươi sẽ được kho báu trên trời. Rồi
hăy đến mà theo Ta". Theo chi tiết được
thuật lại trong bài Phúc Âm: "Bấy giờ Chúa Giêsu
tŕu mến nh́n người ấy mà nói", th́ Chúa Giêsu có
vẻ hài ḷng với con người thành tâm thiện chí này,
qua thái độ người ấy "đến trước
mặt Người qùi xuống mà hỏi: 'Lạy Thày nhân
lành...", cũng như qua đời sống của người
ấy "đă giữ tất cả những giới
răn này từ nhỏ". V́ "tŕu mến nh́n" con
người này như vậy, mà lời Chúa Giêsu nói với
con người ấy có một tính cách thiết tha kêu gọi.
Tuy nhiên, tự bản chất, câu nói của Chúa Giêsu
thiết tha kêu gọi con người này không phải chỉ
nguyên có tính cách khuyên dụ, mà c̣n mang một tính cách bó buộc
nữa, nếu người này muốn biết
"phải làm ǵ để được hưởng
sự sống trường sinh". Chính v́ thế, Chúa
Giêsu mới nói với người này rằng: "C̣n một
điều nữa ngươi phải làm", nghĩa là,
theo ư nghĩa của câu nói này của Chúa, th́ việc
giữ trọn các luật lệ có tính cách tiêu cực, như
bài Phúc Âm liệt kê: "Không được giết người...
ngoại t́nh... trộm cắp... làm chứng gian..." cũng
chưa đủ xứng đáng và đủ điều
kiện "để hưởng sự sống trường
sinh". Và "một điều nữa mà ngươi
phải làm" đây, như Chúa Giêsu xác định: "Đó
là hăy đi bán những ǵ ngươi có mà thí cho kẻ nghèo
khó' th́ ngươi sẽ được kho báu trên trời.
Rồi hăy đến mà theo Ta". Trong lời xác định
này của Chúa Giêsu, theo thứ tự, việc "được
kho báu trên trời" chỉ xẩy ra sau việc "đi
bán những ǵ ngươi có mà thí cho kẻ nghèo khó", nhưng
lại xẩy ra trước việc "đến mà theo
Ta". Tại sao vậy? Nếu không phải, khi nói theo thứ
tự này, Chúa Giêsu muốn lập lại nguyên tắc
tâm lư chung mà Người đă nói trong Bài Giảng Trên Núi
Về Phúc Đúc: "Kho tàng của các con ở đâu th́ ḷng
của các con cũng ở đó" (Mt.6:21). Nghĩa là, như
bài Phúc Âm Chúa Nhật 4 Thường Niên Hậu Giáng Sinh
năm A nói đến, "ai có ḷng khó khăn ấy là phúc
thật, v́ chưng nước Đức Chúa Trời là của
ḿnh vậy". Như thế, lời Chúa Giêsu nói với
con người thành tâm thiện chí này chẳng khác ǵ một
lời mời gọi đến dự "tiệc cưới"
"nước trời", tuy nhiên lời mời gọi
của Người đă bị người này, hiện thân
của thành phần "người đi buôn" trong dụ
ngôn của Phúc Âm năm A, từ chối, bằng cách, theo
bài Phúc Âm năm B hôm nay diễn tả: "Nghe thấy
những lời này, người ấy xị mặt
xuống. Hắn buồn bă bỏ đi, v́ hắn có
nhiều của cải". Cho dù, như lời Chúa Giêsu
khẳng định trong bài Phúc Âm: "Kẻ giầu có khó
vào nước Thiên Chúa biết bao!", thế nhưng, cũng
theo lời bảo đảm của Người: "Con
người th́ không thể chứ Thiên Chúa lại có
thể. Với Thiên Chúa cái ǵ cũng có thể được
hết". Bởi v́, theo xác tín của bài đọc thứ
hai, th́ "Lời của Thiên Chúa sống động và
hiệu lực, sắc hơn thanh gươm hai lưỡi.
Nó thấu nhập và chia cắt linh hồn cùng thần trí,
xương khớp cùng cách tủy' nó phán xét những
phản ứng và tư tưởng nơi cơi ḷng". Do đó,
nếu con người biết thành tâm t́m kiếm Chúa, như
câu đáp ca khẩn nguyện: "Xin cho chúng tôi sớm được
no phỉ ân t́nh của Chúa, để chúng tôi mừng rỡ
hân hoan", họ sẽ cảm nghiệm đúng như bài
đọc thứ nhất trần t́nh: "Tôi cầu nguyện
và tôi đă được khôn ngoan' tôi kêu xin và thần trí
Khôn Ngoan đă đến với tôi... Tôi yêu mến nàng hơn
cả sức khỏe và nhan sắc, và tôi qúi nàng hơn
cả ánh sáng, v́ hào quang của nàng không bao giờ lịm
tắt. Ngược lại, tôi nhận được
tất cả mọi điều tốt lành ở nơi
nàng, cũng như vô vàn phú qúi từ đôi tay của
nàng".
Sau hết,
"cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm"
là việc cảm tạ Thiên Chúa về các hồng
ân Ngài ban, được chứng thực qua Phụng Vụ
Lời Chúa năm C. Điều này đă sáng tỏ hết
sức rơ ràng trong bài Phúc Âm, qua lời Chúa Giêsu nói với một
trong 10 người phong cùi "thấy ḿnh được
chữa lành... trở lại lớn tiếng chúc tụng
Thiên Chúa": "Há chẳng phải cả 10 người được
khỏi hay sao? Thế th́ c̣n 9 người kia đâu? Không có
ai trở lại tạ ơn Thiên Chúa ngoại trừ người
ngoại này hay sao?". Đó cũng là trường hợp
của một "người ngoại lai" trong bài đọc
thứ nhất: "Naaman đi xuống trầm ḿnh ở
sông Dược-Đăng 7 lần theo lời của Elisa,
người của Thiên Chúa. Da thịt của ông trở
nên như da thịt của một đứa nhỏ, và ông
được lành sạch. Ông cùng đám tôi tớ trở
lại với người của Thiên Chúa. Đến nơi,
ông đứng trước vị ấy mà nói: 'Giờ đây
tôi biết được rằng không có một Thiên Chúa
nào khác trên đời ngoại trừ ở -ch-Diên... Ngoài
Ngài, tôi sẽ không hiến dâng của lễ toàn thiêu hay hy
lễ cho bất cứ một thần nào khác nữa'".
Thật thế, v́ "Chúa đă công bố ơn cứu độ
của Người trước mặt chư dân", đúng
như câu đáp ca tuyên xưng, đă làm cho Naaman, một người
Dân Ngọai tiêu biểu, tuyên xưng niềm xác tín của
ḿnh trước mặt "người của Thiên Chúa":
"Giờ đây tôi biết được rằng không có
một Thiên Chúa nào khác trên đời ngoại trừ ở
-ch-Diên". "Thiên Chúa... ở -ch-Diên" đây là ai,
nếu không phải là Đấng đă tỏ ḿnh ra nơi
"Đức Giêsu Kitô là gịng dơi Đavít đă từ
kẻ chết sống lại", như lời thánh Tông Đồ
Các Dân Ngoại trong bài đọc thứ hai cống bố.
Thế nhưng, theo nguyên tắc: "Lời của Thiên Chúa
không bị trói buộc", như bài đọc thứ hai
nhận định, th́ hồng ân của Thiên Chúa phải có
tính cách nhưng không và tự bản chất có một
thần lực vô cùng hiệu nghiệm, chứ không hoàn toàn
lệ thuộc vào công lênh của con người. Bài đọc
thứ hai c̣n xác tín chân lư này bằng câu tuyên bố:
"Nếu chúng ta chối bỏ Người, Người
sẽ chối bỏ chúng ta. Nếu chúng ta bất trung th́
Người vẫn trung thành, v́ Người không thể
chối bỏ chính ḿnh Người". Một khi ư thức
được chân lư hết sức hệ trọng này, con
người chẳng những sẽ không ỷ lại vào đức
trung tín bất diệt của Chúa, mà c̣n làm cho nó được
sáng tỏ nơi cuộc sống của ḿnh nữa, như
trường hợp của vị Tông Đồ Các Dân
Ngoại trong bài đọc thứ hai: "Bởi thế,
tôi chịu đựng tất cả những điều
này v́ những kẻ được Thiên Chúa tuyển chọn,
để họ được cứu độ nơi Đức
Giêsu Kitô và được vinh quang muôn đời".
Lạy Cha chúng con ở trên trời, trong "Chúa Kitô:
Sự Sống Tái Sinh", và qua Bí Tích Rửa Tội, Cha đă
kêu gọi chúng con, thành phần vốn lang thang vất vưởng
ở đầu đường xó chợ thế gian, đến
tham dự tiệc cưới nước trời mà Cha đă
dọn sẵn cho chúng con nơi Lời Nhập Thể. Xin
Cha cho chúng con luôn luôn biết ơn Cha, bằng cách gắn bó
với Cha trong mọi sự, để chúng con được
trọn vẹn hiệp thông với Cha, đời đời
"no phỉ ân t́nh của Cha".