Chúa Nhật
30 Thường Niên
Chiêm Ngắm
Lời Chúa là Thần Linh
A.
"Khi các người Pharisiêu nghe thấy Chúa Giêsu làm cho các
người Sađucê phải ngậm miệng, họ họp
lại thành một nhóm' rồi một người trong họ
là luật sư hỏi người để cố gài bẫy
Người rằng: 'Thưa Thày, giới răn nào trong luật
pháp cao trọng nhất?' Chúa Giêsu nói với người ấy:
'Các ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa mình hết
lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Đó là giới răn
trọng nhất và trên hết. Giới răn thứ hai cũng
như thế: Các ngươi phải yêu thương tha nhân
như bản thân mình. Toàn thể lề luật và cả các
tiên tri đều dựa trên hai giới răn này":
"Các ngươi không được hãm hại hay hà hiếp
ngoại kiều, vì các ngươi đã một lần là
những kẻ ngoại kiều ở đất Ai Cập...
Nếu các ngươi lấy áo xống của tha nhân làm bảo
chứng, các ngươi phải trả lại cho họ trước
khi mặt trời lặn' vì chiếc áo này là đồ che
thân duy nhất của họ. Bằng không họ lấy gì
mà ngủ? Nếu họ kêu lên Ta, Ta sẽ nghe họ' vì Ta xót
thương" - "Lạy Chúa là dũng lực tôi, tôi yêu
mến Chúa"' "... Anh em trở nên những người
theo gương chúng tôi cũng như theo gương Chúa,
khi anh em bất chấp những thử thách lớn lao để
nhận lãnh lời (Chúa) bằng niềm vui do Chúa Thánh Linh
ban cho... Dân chúng ở các miền (như Macedonia và Achaia v.v.)
thuật lại việc anh em tiếp đãi chúng tôi tử
tế biết bao, cũng như việc anh em bỏ những
ngẫu tượng mà trở về cùng Thiên Chúa, để
phụng sự Ngài là Đấng hằng sống và là Thiên
Chúa chân thật, và để mong chờ từ trời Người
Con đã sống lại từ kẻ chết là Đức
Giêsu, Đấng giải cứu chúng ta khỏi cơn thịnh
nộ xẩy ra".
B-
"Lúc Chúa Giêsu cùng với các môn đệ và một đám
đông dân chúng rời thành Giêricô thì gặp một người
ăn xin mù tên là Batimêô ('con của Timêô) ngồi ăn xin bên
vệ đường. Nghe thấy có Chúa Giêsu Nazarét, hắn
bắt đầu kêu lên: 'Hỡi Giêsu, Con vua Đavít, xin thương
lấy tôi!' Nhiều người quát hắn để hắn
im đi, song hắn càng la to hơn: 'Hỡi con vua Đavít,
xin thương tôi cùng!' Bấy giờ Chúa Giêsu đứng
lại mà nói: 'Hãy gọi hắn đến'... Hắn quăng
áo xống sang một bên, nhẩy lên mà đến cùng Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu hỏi hắn: 'Con muốn Ta làm gì cho con?' Người
mù đáp: 'Thưa Thày, con muốn được thấy'.
Chúa Giêsu trả lời: 'Con được toại nguyện.
Đức tin của con đã chữa con'. Lập tức hắn
nhìn được và bắt đầu đi theo Người":
"Vậy Chúa phán: '...Này, Ta sẽ đem họ (dân Ngài, số
còn lại của -ch-Diên) về từ đất bắc'
Ta sẽ tụ họp họ lại từ khắp cùng trái
đất, trong đó có người mù và què quặt, những
bà mẹ và những người mang thai... Ta sẽ dẫn
chúng đến những khe suối nước, trên con đường
bằng phẳng không làm vấp ngã một ai...'" -
"Chúa đã đối xử đại lượng với
chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan"' "Hết mọi
vị thượng tế được chọn trong loài
người để làm đại diện cho loài người
trước mặt Thiên Chúa, mà hiến dâng lễ vật và
hiến tế đền tội... Người ta không thể
tự nhận cho mình vinh dự này, mà là được Thiên
Chúa kêu gọi như Aaron. Cả Đức Kitô cũng không
tự vinh thăng cho mình làm thượng tế' song Người
nhận được bởi Đấng đã nói với
Người rằng: 'Con là Con Cha' hôm nay Cha đã sinh ra Con''
như Ngài phán ở một nơi khác: 'Con là tư tế muôn
đời theo phẩm hàm Melkisêđê'".
C-
"Chúa Giêsu nói dụ ngôn này với những ai tự đắc
cho mình là kẻ công chính rồi khinh khi kẻ khác: 'Có hai người
lên đền thờ cầu nguyện' một người
Pharisiêu và một người thu thuế, Người
Pharisiêu ngẩng đầu lên cầu nguyện: Ôi Thiên Chúa,
tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không như mọi người khác
- trộm cắp, gian lận, ngoại tình - hay ngay cả như
tên thu thuế kia. Tôi ăn chay một tuần hai lần. Tôi
nộp thuế thập phân cho tất cả những gì tôi
có. Còn người kia ở xa xa, không dám ngẩng mặt lên
trời. Hắn chỉ biết đấm ngực mà rằng:
Ôi Thiên Chúa, xin thương lấy tôi là kẻ tội lỗi.
Hãy tin Ta đi, người này ra về thì được nên
công chính, còn người kia thì không. Vì ai tự nâng mình lên sẽ
bị hạ bệ, còn ai tự hạ mình xuống sẽ được
nâng lên'": "Chúa là một vị Thiên Chúa chính trực, Đấng
không biết đến thiên vị là gì... Ai mà tự tình phụng
sự Thiên Chúa thì được lắng nghe' lời nguyện
cầu của họ thấu các tầng trời. Lời cầu
của kẻ hèn mọn xuyên các tầng mây' nó không ngừng
nghỉ cho tới khi đạt được mục tiêu
của mình, nó cũng không rút lui cho tới khi Đấng Tối
Cao đáp lại, xét xử công minh và xác nhận quyền lợi"
- "Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã
nghe"' "...Vào buổi điều trần đầu
tiên của cha ở pháp đường, không ai ở về
phía của cha hết. Thật vậy, mọi người đều
bỏ cha. Chớ chấp họ điều này! Thế nhưng
Chúa đứng về phía của cha và ban cho cha sức mạnh,
để qua cha mà việc rao giảng được hoàn tất
và mọi dân nước nghe thấy phúc âm. Đó là lý do tại
sao cha đã được cứu khỏi hàm sư tử.
Chúa sẽ tiếp tục giải cứu cha khỏi mọi
mưu đồ hạm hại cha và đem cha an toàn đến
vương quốc thiên đình của Ngài".
Cảm
Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:
"Thời gian đã
viên trọn. Triều Đại Thiên Chúa đã đến!
Hãy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm"
(Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh năm
B), như trang 294 nhận định, "đó là chủ
đề của toàn Mùa Thường Niên Hậu Phục
Sinh, được thể hiện qua Phụng Vụ Lời
Chúa ở từng Chúa Nhật trong Mùa". Tuy nhiên, như
trang 417 phân tích và nhận định: "Giai đoạn
thứ ba của Mùa Thường Niên là 15 tuần nối tiếp,
tức kể từ Chúa Nhật 19 Mùa Thường Niên Hậu
Phục Sinh, cho đến Chúa Nhật 33 Thường Niên Hậu
Phục Sinh, một giai đoạn nhắm vào đề tài:
'Hãy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm', để
có thể đón chờ ngày Chúa Kitô đến lần thứ
hai, ý nghĩa của lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Nhật kết
thúc Mùa này". Bởi thế, theo Phụng Vụ Lời Chúa
của Chúa Nhật 30 Thường Niên tuần này, thì "cải
thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc kính
mến Chúa trên hết mọi sự, là việc đi theo sự
dẫn dắt của Chúa, và là việc hạ mình trước
nhan Chúa.
Trước hết,
"cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm"
là việc kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự,
được chứng thực qua Phụng Vụ Lời
Chúa năm A. Điều này đã được biểu lộ
trong bài Phúc Âm, qua câu Chúa Giêsu trả lời cho người
luật sĩ về vấn nạn "giới răn nào
trong luật pháp cao trọng nhất?": "Các ngươi
phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa mình hết lòng, hết linh
hồn và hết trí khôn. Đó là giới răn trọng nhất
và trên hết". Thế nhưng, để tỏ ra
"yêu mến Chúa là Thiên Chúa mình hết lòng, hết linh hồn
và hết trí khôn", con người cần phải thể
hiện hai điều cụ thể, một tiêu cực và
một tích cực sau đây. Về điều tiêu cực,
họ cần phải giống như tín hữu giáo đoàn
Thessanôlica trong bài đọc thứ hai, trong việc "bỏ
những ngẫu tượng mà trở về cùng Thiên Chúa, để
phụng sự Ngài là Đấng hằng sống và là Thiên
Chúa chân thật, và để mong chờ từ trời Người
Con đã sống lại từ kẻ chết là Đức
Giêsu". Về điều tích cực, họ cần phải
"yêu thương tha nhân như bản thân mình" nữa,
đúng như lời Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm, cũng như
lời Thiên Chúa truyền trong bài đọc thứ nhất:
"Các ngươi không được hãm hại hay hà hiếp
ngoại kiều, vì các ngươi đã một lần là
những kẻ ngoại kiều ở đất Ai Cập".
Có như thế, nghĩa là có "bỏ những ngẫu tượng
mà trở về cùng Thiên Chúa", và có "yêu thương
tha nhân như bản thân mình", con người mới có
thể, "bằng niềm vui do Chúa Thánh Linh ban cho", như
bài đọc thứ hai nói với Kitô hữu của giáo đoàn
Thessalônica, kêu lên như câu đáp ca: "Lạy Chúa là dũng
lực tôi, tôi yêu mến Chúa".
Sau nữa, "cải
thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc
đi theo sự dẫn dắt của Chúa, được
chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm B. Điều
này đã sáng tỏ hết sức rõ ràng trong cả bài đọc
thứ nhất cũng như bài Phúc Âm. Trong bài đọc
thứ nhất, chính Chúa đã dùng miệng tiên tri Giêrêmia mà
phán: "Này, Ta sẽ đem họ (dân Ngài, số còn lại
của -ch-Diên) về từ đất bắc' Ta sẽ tụ
họp họ lại từ khắp cùng trái đất,
trong đó có người mù và què quặt, những bà mẹ
và những người mang thai... Ta sẽ dẫn chúng đến
những khe suối nước, trên con đường bằng
phẳng không làm vấp ngã một ai...". Vì những
"người mù và què quặt" được Chúa
"tụ họp lại" và "dẫn đến những
khe suối nước" qua một "con đường
bằng phẳng không làm vấp ngã một ai" như thế,
nên họ làm sao mà không kêu lên như câu đáp ca: "Chúa đã
đối xử đại lượng với chúng tôi, nên
chúng tôi mừng rỡ hân hoan". Điển hình là "người
ăn xin mù tên là Batimêô" trong bài Phúc Âm, khi hắn vừa
nghe được Chúa gọi liền "quăng áo xống
sang một bên, nhẩy lên mà đến cùng Chúa Giêsu", rồi
sau khi được chữa cho khỏi bị mù thì, theo Phúc
Âm thuật lại, "bắt đầu đi theo Người",
Đấng mà bài đọc thứ hai đã nói đến
"là tư tế muôn đời theo phẩm hàm Melkisêđê",
tức là, cũng theo bài đọc thứ hai xác định,
một vị "đại diện cho loài người trước
mặt Thiên Chúa mà hiến dâng lễ vật và hiến tế
đền tội".
Sau hết, "cải
thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc
hạ mình trước nhan Chúa, được chứng thực
qua Phụng Vụ Lời Chúa năm C. Điều này đã
sáng tỏ hết sức rõ ràng ngay trong bài Phúc Âm, qua lời
Chúa Giêsu kết luận cho dụ ngôn mà Người muốn
nói "với những ai tự đắc cho mình là kẻ
công chính rồi khinh khi kẻ khác": "Người này
(thu thuế) ra về thì được nên công chính, còn người
kia (Pharisiêu) thì không". Lý do "người thu thuế
ra về thì được nên công chính, còn người
Pharisiêu thì không", đã được chính Chúa Giêsu cắt
nghĩa tiếp ngay sau đó, là "vì ai tự nâng mình lên sẽ
bị hạ bệ, còn ai tự hạ mình xuống sẽ được
nâng lên". Theo trình thuật của bài Phúc Âm, người
thu thuế hạ mình xuống nên khi "ra về thì được
nên công chính" ở chỗ, tận đáy lòng nhận biết
mình "là kẻ tội lỗi" trước nhan Chúa, nên
bề ngoài đã tỏ ra "ở xa xa, không dám ngẩng mặt
lên... chỉ biết đấm ngực..." ăn năn
thống hối xin Chúa "thương lấy tôi". Còn
người Pharisiêu nâng mình lên ở chỗ, bề trong, cho
mình là "không như mọi người khác - trộm cắp,
gian lận, ngoại tình - hay ngay cả như tên thu thuế
kia", do đó, bề ngoài hắn đã tỏ ra vênh vang
qua cử chỉ "ngẩng đầu lên cầu nguyện".
Tại sao hạ mình xuống lại được nâng lên,
nếu không phải tại Chúa, Đấng mà bài đọc
thứ nhất xác định "là một vị Thiên Chúa
chính trực, Đấng không biết đến thiên vị
là gì", hơn thế nữa, như chính lời Ngài xác nhận
trong bài đọc thứ nhất năm A, "vì Ta xót thương",
mà, như bài đọc thứ nhất năm C hôm nay khẳng
định: "Ai mà tự tình phụng sự Thiên Chúa thì được
lắng nghe' lời nguyện cầu của họ thấu
các tầng trời. Lời cầu của kẻ hèn mọn
xuyên các tầng mây' nó không ngừng nghỉ cho tới khi đạt
được mục tiêu của mình, nó cũng không rút lui
cho tới khi Đấng Tối Cao đáp lại, xét xử
công minh và xác nhận quyền lợi". Thế nên, câu đáp
ca đã có lý để xưng tụng: "Kìa người
đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe". Điển
hình là trường hợp của vị Tông Đồ Các Dân
Ngoại, trường hợp mà chính ngài đã diễn tả
và bầy tỏ cảm nhận của mình trong bài đọc
thứ hai, đó là: "Vào buổi điều trần đầu
tiên của cha ở pháp đường, không ai ở về
phía của cha hết. Thật vậy, mọi người đều
bỏ cha. Chớ chấp họ điều này! Thế nhưng
Chúa đứng về phía của cha và ban cho cha sức mạnh,
để qua cha mà việc rao giảng được hoàn tất
và mọi dân nước nghe thấy phúc âm... Chúa sẽ tiếp
tục giải cứu cha khỏi mọi mưu đồ
hạm hại cha và đem cha an toàn đến vương
quốc thiên đình của Ngài".
Lạy Cha chúng con ở trên trời, trong "Chúa Kitô: Sự
Sống Tái Sinh", và qua Bí Tích Rửa Tội, Cha đã qui
tụ chúng con "từ khắp cùng trái đất" mà
dẫn chúng con về nhà Cha. Xin Cha cho chúng con vì thế luôn
luôn biết yêu mến Cha hết mình và yêu thương anh em
như mình.