Chúa Nhật 32 Thường Niên 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh

 

A.        "Chúa Giêsu nói dụ ngôn này với các môn đệ: 'Triều đại Thiên Chúa có thể giống như 10 cô phù dâu cầm đèn đi nghênh đón chàng rể. Năm cô th́ khù khờ c̣n năm cô kia lại tỉnh táo. Năm cô khù khờ cầm đèn mà lại không mang dầu theo, trong khi năm cô tỉnh táo mang theo cả b́nh dầu lẫn đèn. V́ chàng rể măi mới đến, nên tất cả mọi cô đều gật gù rồi ngủ thiếp đi. Vào nửa đêm có tiếng người hô: 'Chàng rể đến ḱa! Hăy ra chào đón chàng !'... Trong khi họ (5 cô khù khờ) đi mua dầu th́ chàng rể đến, và những cô sẵn sàng vào dự tiệc cưới với chàng... Hăy tỉnh thức, v́ các con không biết được ngày giờ'": "Khôn Ngoan th́ sáng tỏa và không tàn lụi, nàng dễ dàng được những ai yêu mến nhận thấy và những ai t́m kiếm gặp mặt. Nàng mau mắn tỏ ḿnh ra theo dự tính của ḷng muốn con người' ai trông mong nàng từ hừng hông sẽ không bị thất vọng, họ sẽ thấy nàng ngồi ở cửa nhà của họ... V́ nàng chu du t́m kiếm những ai xứng với nàng, ưu ái tỏ ḿnh ra cho họ bằng nhiều cách thế, và hết sức ân cần tiếp đón họ" - "Lạy Chúa là Thiên Chúa tôi, linh hồn tôi khao khát Chúa"' "Anh em ơi, chúng tôi muốn anh em rơ ràng về những kẻ đă yên giấc' bằng không anh em để cho ḿnh sầu muộn như những kẻ chẳng có hy vọng ǵ. V́ nếu chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đă chết và đă sống lại, th́ Thiên Chúa sẽ đem những ai đă chết mà tin vào Người (Chúa Giêsu) cũng được từ kẻ chết đến với Người" (phần c̣n lại của bài đọc hai này được để trong ngoặc đơn).

B-        "... Đến ngồi đối diện với ngân khố, Người quan sát đám đông bỏ tiền vào thùng quyên góp. Nhiều người giầu có bỏ vào những món tiền đáng kể' trong khi đó một bà góa đến bỏ có hai đồng bạc cắc nhỏ trị giá độ một xu. Người gọi các môn đệ đến mà nói với các vị: 'Thày muốn các con thấy rằng  bà góa nghèo này đă đóng góp hơn tất cả mọi người khác ủng hộ cho ngân khố. Họ lấy những của dư mà cho, c̣n bà lại lấy của cần mà cho, đó là tất cả những ǵ bà cần để sống c̣n'" (phần đầu của bài Phúc Âm trước đoạn này được để trong ngoặc kép): "Khi Elia đến cổng thành (Zarephath), th́ có một bà góa đang nhặt củi ở đó' vị tiên tri gọi bà: 'Xin mang cho tôi một ly nước uống đầy'. Bà ra đi để lấy th́ tiên tri gọi theo: 'Xin mang theo cả một chút bánh nữa nhé'. Bà trả lời: 'Có Chúa là Thiên Chúa hằng sống của ngài làm chứng, tôi không c̣n ǵ để nướng cả' tôi chỉ c̣n có một nắm bột đầy ở trong vại cùng với một ít dầu ở trong chai thôi. Giờ đây tôi đi lượm ít củi về để nấu nướng chút ǵ cho tôi và thằng con trai của tôi ăn rồi chúng tôi chờ chết'... Bà bỏ đi làm theo như Elia bảo. Bà đă ăn trong một năm, cả vị tiên tri và con bà cũng ăn' cả vại bột không hết lẫn chai dầu cũng không cạn, đúng như Chúa đă dùng Elia mà nói trước" - "Linh hồn tôi ơi, hăy ngợi khen Chúa"' "Đức Kitô đă không vào cung thánh do tay phàm tạo nên, chỉ là một phóng ảnh của cung thánh chân thật' Người đă lên chính tầng trời để nhân danh chúng ta mà xuất hiện trước nhan Thiên Chúa... Như được ấn định là con người chết một lần rồi sau đó bị phán xét thế nào, th́ Đức Kitô cũng đă hiến ḿnh một lần để xóa bỏ tội lỗi cho nhiều người như vậy' Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, không phải để xóa bỏ tội lỗi nữa, mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người".

C-        "Chúa Giêsu nói với họ (những người Sađucê) rằng: 'Con cái đời này gả vợ lấy chồng, nhưng lại không như thế ở những ai được phán xét là xứng đáng đối với nơi chốn ở đời sau và với việc sống lại từ kẻ chết. Họ trở nên giống như các thần trời và không phải chết nữa. Những con cái của sự phục sinh, họ là con cái Thiên Chúa. ... Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết mà là của kẻ sống. Tất cả sống cho Ngài'": "Xẩy ra là có 7 anh em cùng với mẹ của ḿnh bị nhà vua bắt giam và bị hành hạ bằng đ̣n vọt, ép ăn thịt heo phạm đến lề luật của Thiên Chúa. Một người đại diện anh em nói: '... Chúng tôi sẵn sàng chết c̣n hơn vi phạm những lề luật của cha ông chúng tôi'... Người thứ hai: '... Các người lấy được mạng sống của chúng tôi ở đời này, nhưng Đức Vua của hoàn vũ này sẽ làm cho chúng tôi sống lại muôn đời...' ... Người thứ ba: 'Nhờ Trời mà tôi đă nhận được những phần thể này' v́ lề luật của Ngài, tôi coi thường chúng' tôi hy vọng sẽ nhận lại được chúng từ nơi Ngài'... Người thứ bốn: 'Chính tôi chọn lấy cái chết trong tay con người bằng niềm hy vọng nơi Thiên Chúa là được Ngài ban lại sự sống cho' c̣n các người sẽ không có việc phục sinh để được sống đâu'" - "Lạy Chúa, khi thức giấc, tôi no thỏa nh́n chân dung Chúa" (ở đây, theo Sách Lễ Tiếng Anh, câu đáp ca hầu như khác hẳn: "Lord, when your glory appears, my joy will be full" - "Lạy Chúa, khi vinh quang của Chúa tỏ hiện, niềm vui của tôi sẽ được tràn đầy")' "... Anh em hăy cầu nguyện để chúng ta có thể được thoát khỏi những con người sai lạc và gian ác. Không phải mọi người đều có đức tin' thế nhưng, Chúa th́ lại trung tín' chính Ngài là Đấng sẽ kiên cường anh em và canh giữ anh em khỏi tên gian ác... Xin Chúa cai trị cơi ḷng của anh em trong t́nh yêu mến Thiên Chúa và trong niềm liên lỉ trông mong Đức Kitô".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Thời gian đă viên trọn. Triều Đại Thiên Chúa đă đến! Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" (Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh năm B),  như trang 294 nhận định, "đó là chủ đề của toàn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, được thể hiện qua Phụng Vụ Lời Chúa ở từng Chúa Nhật trong Mùa". Tuy nhiên, như trang 417 phân tích và nhận định: "Giai đoạn thứ ba của Mùa Thường Niên là 15 tuần nối tiếp, tức kể từ Chúa Nhật 19 Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, cho đến Chúa Nhật 33 Thường Niên Hậu Phục Sinh, một giai đoạn nhắm vào đề tài: 'Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm', để có thể đón chờ ngày Chúa Kitô đến lần thứ hai, ư nghĩa của lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Nhật kết thúc Mùa này".

 

Thật thế, từ Chúa Nhật 31 tuần trước, (tức chỉ c̣n 3 tuần lễ nữa là kết thúc trọn một Năm Phụng Vụ), qua câu kết thúc của bài đọc thứ hai năm C, Giáo Hội đă báo hiệu cho con cái của ḿnh: "Về vấn đề Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đến và việc chúng ta qui tụ lại với Người, chúng tôi xin anh em đừng quá dễ sôi nổi hay khiếp đảm... tin rằng ngày Chúa đến nơi rồi". Do đó, theo Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 32 Thường Niên tuần này, th́ "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc khôn ngoan sẵn sàng nghênh đón Chúa đến, Đấng mang ơn cứu độ cho những ai thiết tha trông đợi Người, v́ Người là Thiên Chúa của kẻ sống.

 

Trước hết, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc  khôn ngoan sẵn sàng nghênh đón Chúa đến,  Đấng mang ơn cứu độ cho những ai thiết tha trông đợi Người, v́ Người là Thiên Chúa của kẻ sống, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm A. "Khôn ngoan sẵn sàng nghênh đón Chúa đến" ở đây đă được sáng tỏ hết sức rơ ràng trong dụ ngôn "mười cô phù dâu cầm đèn đi nghênh đón chàng rể", mà chỉ có "năm cô tỉnh táo mang theo cả b́nh dầu lẫn đèn", mới có thể "sẵn sàng vào dự tiệc cưới với chàng" mà thôi. V́ "Chúa Giêsu nói dụ ngôn này với các môn đệ", do đó, "10 cô phù dâu" trong dụ ngôn c̣n ai khác hơn ngoài thành phần được thanh tẩy trong Bí Tích Rửa Tội là Kitô hữu nói chung, nhất là thành phần tự t́nh khấn hứa giữ ḿnh đồng trinh là các tu sĩ giáo sĩ nói riêng. Điều này càng tương xứng và tương hợp hơn nữa, khi đem so sánh trường hợp của thành phần môn đệ Chúa Giêsu đối với Giáo Hội của Người, trước trường hợp của thánh Gioan Tẩy Giả về vai tṛ "phù rể" (Jn.3:29) của ngài đối với Chúa Giêsu. Do đó, "chàng rể" trong dụ ngôn đây chính là Chúa Kitô, nhân vật cũng đă được nhắc đến trong lời Chúa Giêsu giải quyết thắc mắc của dân chúng về việc các môn đệ của Người không ăn chay như môn đệ của Gioan Tẩy Giả và của Pharisiêu, như bài Phúc Âm Chúa Nhật 8 Thường Niên Hậu Giáng Sinh đă ghi lại. Và "cô dâu", tuy không được nói đến trong dụ ngôn, cũng được hiểu ngậm là chung nhân tính của con người được "Lời đă hóa thành nhục thể" (Phúc Âm Lễ Giáng Sinh ban ngày) mặc lấy, mà "Giáo Hội, trong Chúa Kitô, theo bản tính nhiệm tích của ḿnh, là dấu hiệu và là phương tiện hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất giữa tất cả loài người" (Hiến Chế "Ánh Sáng Muôn Dân" của Công Đồng Vaticanô II về Giáo Hội "Lumen Gentium", đoạn 1). Như thế, nếu Dân Cựu Ước được tuyển chọn để dọn đường cho Chúa Kitô đến lần thứ nhất thế nào, th́ Dân Tân Ước cũng được tuyển chọn để dọn đường cho Chúa Kitô đến lần thứ hai như vậy, lần Người đến, như bài đọc thứ hai năm B xác định, "không phải để xóa bỏ tội lỗi nữa, mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người". Tuy nhiên, như lời Chúa trong bài Phúc Âm cho biết, "v́ chàng rể măi mới đến", nghĩa là thường vào lúc con người "không ngờ nhất", như lời Chúa cảnh giác các môn đệ của Người trong bài Phúc Âm Chúa Nhật 19 Thường Niên năm C, chẳng hạn "vào nửa đêm", lúc mà "tất cả đều gật gù rồi thiếp ngủ". Do đó mà thành phần "mười cô phù dâu" cần phải khôn ngoan thực hiện lời khuyên của Chúa Giêsu kết luận dụ ngôn của Người trong bài Phúc Âm: "Hăy tỉnh thức, v́ các con không biết được ngày giờ". "Tỉnh thức" đây là ǵ, nếu không phải là tiếng vang của câu đáp ca: "Lạy Chúa là Thiên Chúa tôi, linh hồn tôi khao khát Chúa". Phải, "tỉnh thức", như ngọn lửa đức mến của cây đèn đức tin được "mười cô phù dâu" cầm để đi đón chàng rể, ở đây không có nghĩa ǵ khác ngoài việc luôn luôn "khao khát" Chúa, một khao khát muốn tồn tại phải được nuôi dưỡng bằng một thứ "dầu" đức cậy, một thứ "dầu" được ngọn bấc thiện chí của con người cộng tác với đức tin hút lên cho ngọn lửa đức mến luôn cháy sáng và không bị lịm tắt. Đúng thế, thứ "dầu" đức cậy này đă được thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai nhắn nhủ các Kitô hữu giáo đoàn Thessalônica như sau: "Chúng tôi muốn anh em rơ ràng về những kẻ đă yên giấc' bằng không anh em để cho ḿnh sầu muộn như những kẻ chẳng có hy vọng ǵ. V́ nếu chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đă chết và đă sống lại, th́ Thiên Chúa sẽ đem những ai đă chết mà tin vào Người (Chúa Giêsu) cũng được từ kẻ chết đến với Người". Kết qủa là ngọn lửa đức mến của cây đèn đức tin, nhờ dầu đức cậy không bao giờ thiếu cạn, cho dù "năm cô phù dâu tỉnh táo" có thiếp ngủ đi nữa, luôn cháy sáng và không bị tắt lịm, đúng như đặc tính của Khôn Ngoan được bài đọc thứ nhất diễn tả: "Khôn Ngoan th́ sáng tỏa và không tàn lụi". Chính v́ "Khôn Ngoan th́ sáng tỏa và không tàn lụi" như thế, mà con người mới có thể luôn luôn "tỉnh thức", khi con người, như bài đọc thứ nhất nhận định, được "Nàng mau mắn tỏ ḿnh ra theo dự tính của ḷng muốn con người... V́ nàng chu du t́m kiếm những ai xứng với nàng, ưu ái tỏ ḿnh ra cho họ bằng nhiều cách thế, và hết sức ân cần tiếp đón họ".

 

Sau nữa, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc  khôn ngoan sẵn sàng nghênh đón Chúa đến, Đấng mang ơn cứu độ cho những ai thiết tha trông đợi Người, v́ Người là Thiên Chúa của kẻ sống, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm B. "Đấng mang ơn cứu độ cho những ai thiết tha trông đợi Người" ở đây được bài đọc thứ hai xác nhận như thế. Thật vậy, Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất, như bài đọc thứ hai nhận định: "đă hiến ḿnh một lần để xóa bỏ tội lỗi cho nhiều người", thế nhưng, đến thế gian lần thứ hai, cũng bài đọc thứ hai phân tách: "không phải để xóa bỏ tội lỗi nữa, mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người". Tuy nhiên, "những ai thiết tha trông đợi Người" ở đây không phải chỉ là những người sống ở vào chính thời điểm Người xuất hiện lần thứ hai thôi, mà c̣n là tất cả những ai tin vào Người và trung tín với đức tin của ḿnh đến cùng. Điển h́nh là trường hợp của bà góa nhặt củi trong ba năm hạn hán gần chết ở "thành Zarephath". Bà đă tin vào Elia, người của Chúa, h́nh ảnh của Đức Kitô sẽ đến, mà làm theo những điều vị tiên tri xin ngoài tầm hiểu biết và vượt sức chấp nhận tự nhiên của loài người. Xét về đức tin, bà góa này cũng giống bà góa bỏ "hai đồng bạc cắc nhỏ trị giá độ một xu" vào trong "thùng quyên góp" được Chúa Giêsu chứng kiến mà không hay biết. V́ cả hai bà, về phương diện thực hành đức tin, đều "lấy của cần mà cho, đó là tất cả những ǵ bà cần để sống c̣n", như lời Chúa Giêsu đă lợi dụng tấm gương của bà mà dậy cho các môn đệ, khi "Người gọi các môn đệ đến mà nói với các vị: 'Thầy muốn các con thấy rằng...'". Phải, đức tin sâu xa của con người, như trường hợp cụ thể của hai bà góa trong các bài đọc Lời Chúa hôm nay, chính là một "cung thánh" linh thiêng, nơi mà bài đọc thứ hai diễn tả, "không do tay phàm tạo nên", mà là một "cung thánh chân thật", phản ảnh "chính tầng trời", nơi Đức Kitô "đă lên", như bài đọc thứ hai nhận định, "để nhân danh chúng ta mà xuất hiện trước nhan Thiên Chúa", và cũng để cho chính con người tin tưởng vào Chúa có thể xướng lên như câu đáp ca: "Linh hồn tôi ơi, hăy ngợi khen Chúa".

 

Sau hết, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc  khôn ngoan sẵn sàng nghênh đón Chúa đến, Đấng mang ơn cứu độ cho những ai thiết tha trông đợi Người, v́ Người là Thiên Chúa của kẻ sống, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm C. "Người là Thiên Chúa của kẻ sống" đây là chính lời Chúa Giêsu ở rong bài Phúc Âm "nói với những người Sađucê" là thành phần vốn không tin vào sự sống lại. Thật vậy, nếu Chúa Kitô "sẽ xuất hiện lần thứ hai... để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người", tức những ai tin vào Người, (như được tŕnh bày trong phần lời Chúa năm B vừa rồi), th́ "Người là Thiên Chúa của kẻ sống" đây cũng là Thiên Chúa của những kẻ tin tưởng vào Người, "những ai thiết tha trông đợi Người". Bởi v́, theo câu trả lời của người anh em thứ bốn trong "bẩy anh em cùng với mẹ của ḿnh bị nhà vua bắt giam và bị hành hạ bằng đ̣n vọt, ép ăn thịt heo phạm đến lề luật của Thiên Chúa", như bài đọc thứ nhất thuật lại, th́ "các người sẽ không có việc phục sinh để được sống đâu". Tức là, những người  không tin, như bài đọc hai năm A viết, "rằng Chúa Giêsu đă chết và đă sống lại", tức không tin vào quyền năng của "Thiên Chúa sẽ đem những ai đă chết mà tin vào Người cũng được từ kẻ chết đến với Người", như bài đọc thứ hai năm A cũng viết, th́ họ là thành phần những "kẻ chết", chứ không phải là những "kẻ sống" như gia đ́nh bẩy mẹ con "sẵn sàng chết c̣n hơn vi phạm những lề luật của cha ông", theo lời của người anh em tử đạo đầu tiên được thuật lại trong bài đọc thứ nhất. Là thành phần những "kẻ sống", họ chỉ tin tưởng và trông cậy vào một ḿnh "Thiên Chúa của kẻ sống", Đấng mà theo lời của người anh em tử nạn thứ hai, "sẽ làm cho chúng tôi sống lại muôn đời", nhờ đó, họ có thể cùng nhau tuyên tụng đúng như câu đáp ca xướng lên: "Lạy Chúa, khi vinh quang của Chúa tỏ hiện, niềm vui của tôi sẽ được tràn đầy". Tuy nhiên, chính v́ "không phải mọi người đều có đức tin", như bài đọc thứ hai xác nhận rồi kêu gọi và ước mong, mà "anh em hăy cầu nguyện để chúng ta có thể được thoát khỏi những con người sai lạc và gian ác... Chính Chúa là Đấng sẽ kiên cường anh em và canh giữ anh em khỏi tên gian ác... Xin Chúa cai trị cơi ḷng của anh em trong t́nh yêu mến Thiên Chúa và trong niềm liên lỉ trông mong Đức Kitô". "Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết mà là của kẻ sống" là thế.

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, trong "Chúa Kitô: Sự Sống Tái Sinh", và qua Bí Tích Rửa Tội, Cha đă làm cho chúng con trở thành những "cô phù dâu" của Giáo Hội là Nhiệm Thể Con Cha. Xin Cha cho chúng con luôn biết "tỉnh thức" chờ đón Chúa Kitô đến lần thứ hai, bằng cách cầm cây đèn đức tin cháy sáng ngọn lửa đức mến trong tay, ngọn lửa không bao giờ tắt bởi thiếu dầu đức cậy, để muôn đời chúng con là được làm con cái của Cha, "Thiên Chúa của kẻ sống".