3- Mùa Giáng Sinh
"Chúng ta đă được
thấy vinh hiển của Người"
Mùa Giáng Sinh, theo Phụng Niên, chính
thức kể từ Đại Lễ Giáng Sinh, 25-12
hằng năm. Ngoài Đại Lễ Giáng Sinh, Mùa Giáng Sinh c̣n
bao gồm những Lễ liên quan trực tiếp đến
mầu nhiệm và biến cố "Lời đă hóa thành
nhục thể và ở giữa chúng ta". Như được
liệt kê ở trang 21, những Lễ trong Mùa Giáng Sinh sau Đại
Lễ Giáng Sinh và trực tiếp liên quan đặc biệt
đến Đại Lễ Giáng Sinh là:
1-
Lễ Thánh Gia (Chúa Nhật trong Tuần Bát Nhật sau Lễ
Giáng Sinh, hay vào ngày 30-12 nếu không có Chúa Nhật này)
2-
Lễ Mẹ Thiên Chúa (Ngày Đầu Năm Dương Lịch
1-1 cũng là ngày cuối Tuần Bát Nhật sau Lễ Giáng
Sinh)
3-
Chúa Nhật 2 sau Lễ Giáng Sinh
4-
Lễ Hiển Linh (luôn cử hành vào Chúa Nhật, từ
giữa ngày 2 đến 8 Tháng Giêng. Nếu trùng với Lễ
Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, một lễ thường được
cử hành vào Chúa Nhật sau ngày 6-1 hằng năm, th́ Lễ
Chúa Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa sẽ được dời
lại vào ngày hôm sau là ngày thứ hai ngay sau đó, như đă
xẩy ra trong những năm 1989, 1990, 1995 và 1996)
Nhận Thức Mùa Giáng
Sinh
Theo Dự Án Cứu Rỗi của
Thiên Chúa, như Nội Dung (trang 4) của cuốn sách này
phác họa, th́ Phụng Niên có thể được chia làm
3 phần tiêu biểu cho 3 Mùa Phụng Vụ chính: "Chúa
Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", "Chúa Kitô: Sự
Sống Thông Ban"' và "Chúa Kitô: Sự Sống Tái
Sinh".
Chủ đề của chung Mùa Phụng
Vụ thứ nhất, bao gồm Mùa Vọng, Đại Lễ
Giáng Sinh, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh,
là "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện". Thế nhưng,
"Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" là ai và ra sao,
được Mùa Phụng Vụ thứ nhất của Phụng
Niên tưởng niệm theo như trang 44 đă phân tách và đúc
kết.
"Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ
Hiện" là ai? Người chính là "Lời đă hóa
thành nhục thể" (Mùa Vọng) "và ở giữa
chúng ta" (Đại Lễ Giáng Sinh). "Chúa Kitô: Sự
Sống Tỏ Hiện" ra sao? Ở chỗ "chúng ta đă
được thấy vinh hiển của Người"
(Mùa Giáng Sinh, mà chóp đỉnh của mùa này là lễ
Hiển Linh), "vinh hiển của Người Con Duy
Nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân
lư" (Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, bắt đầu
là lễ chịu phép rửa của Chúa Giêsu, "Con yêu
dấu đẹp ḷng Cha mọi đàng": "đầy
ân sủng và chân lư" ).
Theo nội dung của chung Mùa Phụng
Vụ thứ nhất, dưới chủ đề:
"Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" này, Mùa Vọng
là mùa mở đầu cho cả Phụng Niên để Giáo
Hội tưởng niệm "Lời đă hóa thành nhục
thể".
Trong Mùa Vọng, Giáo Hội hướng
về mầu nhiệm "Lời đă hóa thành nhục
thể", để dọn ḷng cho con cái của ḿnh long
trọng mừng biến cố "Lời ở giữa
chúng ta", bằng việc cử hành Phụng Vụ Đại
Lễ Giáng Sinh. Trong Mùa Giáng Sinh nối tiếp Đại Lễ
Giáng Sinh, qua Lời Chúa được công bố nơi các
bài đọc chọn lọc, Giáo Hội tiếp tục tưởng
niệm mầu nhiệm và biến cố "Lời đă
hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta", mà
thực sự "chúng ta đă được thấy vinh
hiển của Người".
Chính v́ thế mà Mùa Phụng Vụ
thứ nhất trong 3 mùa của Phụng Niên mang ư nghĩa
"Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", và cũng v́
thế mà Thánh Lễ trọng kết thúc Mùa Giáng Sinh là Lễ
Hiển Linh, Lễ Chúa tỏ ḿnh ra và "chúng ta đă được
thấy vinh hiển của Người".
Qua các bài đọc được
Giáo Hội chọn đọc dành cho những Thánh Lễ đặc
biệt trong Mùa Giáng Sinh, như những lễ được
trích dẫn ở trang 74 trên đây, là con cái của Giáo Hội,
"chúng ta đă được thấy vinh hiển của
Người" như sau:
1.
Tỏ hiện ra trong Thánh Gia
2.
Tỏ hiện ra nơi Thiên Mẫu
3.
Tỏ hiện ra từ dân Do Thái
4.
Tỏ hiện ra cho dân ngoại
Lễ Thánh Gia
Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần
Linh:
"Thiên thần Chúa hiện ra với Giuse trong giấc mộng
ở bên Ai Cập... Ông đă chỗi dậy, đem con
trẻ và mẹ Người trở về đất Do
Thái... đến miền Galilêa. Ở đó, ông định
cư trong một tỉnh gọi là Nazarét" (năm A)'
"Khi đến ngày thanh tẩy theo luật Moisen, Maria và
Giuse mang con trẻ Giêsu lên Gia-Liêm để dâng Người
cho Chúa... Con trẻ lớn lên, khỏe mạnh, đầy
khôn ngoan, và ân sủng Thiên Chúa ở với Người"
(năm B)' "Khi cha mẹ Người thấy Người
th́ bỡ ngỡ và mẹ Người nói với Người
rằng: 'Con ơi, sao con lại đối xử với
chúng ta như thế? Con thấy đó cha con và mẹ đă
sầu khổ t́m kiếm con'. Người nói với các
ngài: 'Sao cha mẹ lại t́m con? Cha mẹ không biết
rằng Con phải ở trong nhà của Cha con hay sao?'... Đoạn
Người theo các ngài về Nazarét và tùng phục các
ngài" (năm C): "Chúa đặt vinh dự của người
cha trên con cái và củng cố uy quyền của người
mẹ nơi các con" - "Phúc thay những bạn
nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường
lối của Người"' "V́ anh em là những người
được tuyển chọn, thánh hảo và yêu dấu của
Thiên Chúa, anh em hăy mặc lấy tâm t́nh nhân hậu, từ
ái, khiêm hạ, nhu ḿ và nhẫn nại... Vợ hăy phục tùng
chồng. Đây là phận sự của qúi chị trong Chúa...
Chồng hăy yêu thương vợ. Đừng làm khổ vợ...
Con cái hăy vâng lời cha mẹ của ḿnh trong mọi sự
như một đường lối đáng theo trong Chúa...
Những người làm cha đừng nạt nộ con cái
kẻo chúng nhát sợ".
Cảm Nghiệm Lời
Chúa là Sự Sống
"Chúng ta đă được
thấy vinh hiển của Người" tỏ hiện
ra trong Thánh Gia. Ngay từ ban đầu, theo ư định
tạo dựng của Thiên Chúa, được mạc
khải qua những đoạn đầu Thánh Kinh (x.KN
1:26-28), gia đ́nh là một cộng đoàn yêu thương
phát sinh sự sống. Do đó gia đ́nh là h́nh ảnh tiêu
biểu cho Thiên Chúa Ba Ngôi, Một Thực Tại Thần
Linh: Thực Tại Yêu Thương Trọn Hảo và Viên
Măn Sự Sống.
"Lời đă hóa thành nhục
thể và ở giữa chúng ta" trong đời sống
gia đ́nh là để Người có thể thánh hóa
mối liên hệ làm nên đời sống gia đ́nh. Nhờ
đó, gia đ́nh được thực sự phản
ảnh Thực Tại Thần Linh là Thiên Chúa Ba Ngôi, và do đó,
gia đ́nh mới xứng đáng được trở nên
nơi Chúa ngự, nên "nhà của Thiên Chúa" (1Tim.3:15),
nên một "giáo hội tại gia - Ecclesia Domestica"
(Hiến Chế của Công Đồng Chung Vaticanô II ngày
21-11-1964 về Giáo Hội "Lumen Gentium": 11' Sắc Lệnh
của Công Đông Chung Vaticanô II ngày 18-11-1965 về Tông Đồ
Giáo Dân "Apostolicam Actuositatem": 11' Tông Huấn của Đức
Gioan-Phaolô II ban hành ngày 22-11-1981, đúc kết Thượng
Hội Đông Giám Mục nhóm họp ngày 26/9-25-10/1980,
về Vai Tṛ của Gia Đ́nh Kitô Giáo trong Thế Giới
Tân Tiến "Familiaris Consortio": 49)
Theo cấp trật tự nhiên trong
cơ cấu gia đ́nh, người chồng và người
cha là đầu của gia đ́nh. Ở chỗ: "Chồng
hăy yêu thương vợ. Đừng làm khổ vợ"
(bài đọc 2), và "Chúa đặt vinh dự của người
cha trên con cái" (bài đọc 1). Do đó, "chúng ta đă
được thấy vinh hiển của Người"
trước hết tỏ ra cho Giuse, Thánh Gia Trưởng,
qua việc "thiên thần Chúa hiện ra với ông trong
giấc mộng" (Phúc Âm năm A), và ngài "đă chỗi
dậy đem con trẻ và mẹ Người" (Phúc Âm
năm A) làm theo những ǵ được tỏ ra cho ngài.
Về phần người vợ,
"là đồng bạn xứng hợp" (KN 2:18,20) của
người chồng trong gia đ́nh, bà cũng phải tỏ
ra "phục tùng chồng" (bài đọc 2), trong việc
nghe theo chồng và đi theo chồng, như trường hợp
Mẹ Maria theo Thánh Gia Trưởng Giuse sang Ai Cập hay
về đất Do Thái (Phúc Âm năm A). Trong vai tṛ làm
mẹ để cộng tác với người cha trong việc
dưỡng dục con cái, người mẹ đă được
"Chúa củng cố uy quyền nơi các con" (bài đọc
1): "Con ơi, sao con lại đối xử với chúng
ta như vậy? Con thấy đó cha con và mẹ đă
sầu khổ t́m kiếm con" (Phúc Âm năm C).
V́ đôi bạn Thánh Gia Giuse-Maria tỏ
ra hết sức chu toàn phận sự làm cha và làm mẹ của
ḿnh đối với "Lời hoá thành nhục thể và
ở giữa chúng ta", đúng như Thiên Chúa trao phó cho
các ngài, nhất là qua việc chu toàn "luật Moisen ...
mang con trẻ Giêsu lên Gia-Liêm để dâng Người cho
Chúa" (Phúc Âm năm B). Bởi thế, các ngài qủa đáng
được chúc tụng: "Phúc thay những bạn nào
tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường
lối của Người" (đáp ca).
Đôi bạn Thánh Gia Giuse-Maria
"phúc thay" ở chỗ, chính các ngài là những vị
"được thấy vinh hiển của Người",
khi các ngài thấy "con trẻ lớn lên, khoẻ
mạnh, đầy khôn ngoan, và ân sủng Thiên Chúa ở với
Người" (Phúc Âm năm B), một phát triển toàn diện
nơi bản thân Thiếu Nhi Giêsu, cả về thể lư
(khỏe mạnh), tâm lư (khôn ngoan) lẫn đạo lư (ân sủng).
T́nh trạng phát triển toàn diện
này nơi bản thân Thiếu Nhi Giêsu được tỏ
hiện ra trong trường hợp cụ thể là
"năm lên 12 tuổi" Người "phải ở
trong nhà của Cha" (Phúc Âm năm C), "ngồi giữa
các vị thầy, nghe họ nói và đặt vấn đề
với họ" (Phúc Âm cùng năm). "Vinh hiển của
Người" tỏ ra trong trường hợp này đă
làm cho chẳng những "tất cả những ai nghe Người
đều sửng sốt về sự thông biết của
Người và những đối đáp của Người"
(Phúc Âm cùng năm), mà ngay cả chính cha mẹ của Người
cũng "không hiểu được điều Người
nói với các ngài" (Phúc Âm cùng năm).
Lạy Cha chúng con ở trên trời, "Lời đă hóa
thành nhục thể và ở giữa chúng con và chúng con đă
được thấy vinh hiển của Người"
tỏ ra một cách toàn vẹn nơi con người của
Thiếu Nhi Giêsu. Một vinh hiển chẳng những làm
cho các bậc thầy trong dân Do Thái bấy giờ thán phục,
mà nhất là qua việc "Người theo các ngài (thánh
Giuse và Mẹ Maria) về Nazarét và vâng phục các ngài" (Phúc
Âm cùng năm) - Xin Cha làm cho "vinh hiển của Người"
tiếp tục tỏ hiện nơi Kitô hữu chúng con, khi
chúng con biết "vâng lời cha mẹ của ḿnh trong mọi
sự như một đường lối đáng theo của
Thiên Chúa" (bài đọc 2).
Lễ Mẹ Thiên Chúa
Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần
Linh:
"Maria lưu giữ tất
cả những điều này (các mục đồng đến
thấy Maria, Giuse và thấy hài nhi nằm trong máng cỏ) mà
suy niệm trong ḷng... Đến ngày thứ tám để
cắt b́ cho Người (hài nhi), Người được
đặt tên là Giêsu, tên mà thiên thần đă gọi Người
trước khi Người được thụ
thai": "Đây là cách thức các ngươi (Aaron và các
con của ông) chúc lành cho dân Do Thái:... Chúa tỏ thiên nhan của
Ngài chiếu soi trên các người, và tỏ ḷng sủng ái đối
với các người" - "Xin Thiên Chúa xót thương
và ban phúc lành cho chúng tôi"' "Khi đến thời điểm
ấn định, Thiên Chúa sai Con Ngài được sinh ra
bởi một người nữ, được sinh ra
theo lề luật, để giải cứu những ai lụy
thuộc lề luật, ngỏ hầu chúng ta có thể được
hưởng t́nh trạng làm con cái thừa nhận."
Cảm Nghiệm Lời
Chúa là Sự Sống:
"Chúng ta đă được
thấy vinh hiển của Người" tỏ hiện
ra nơi Thiên Mẫu. Nếu dân Do Thái được Thiên
Chúa dùng Aaron và các con cái tư tế của ông chúc lành cho
bằng câu: "Chúa tỏ thiên nhan của Ngài chiếu soi
trên các người và tỏ ḷng sủng ái đối với
các người" (bài đọc 1), th́ Mẹ Maria qủa
là Đấng được "đầy ơn phúc"
(Lk.1:28). Bởi v́ cả con người của Mẹ đă
được "Chúa tỏ thiên nhan của Ngài" ra cho,
đó là khi Con Thiên Chúa "là phản ảnh vinh quang Cha, là
hiện thân đích thực của hữu thể Cha"
(bài đọc 2 Thánh Lễ Giáng Sinh Ban Ngày) được
thụ thai trong cung ḷng trinh nguyên của Mẹ.
Đúng thế, "khi đến
thời điểm ấn định, Thiên Chúa đă sai Con
Ngài do một người nữ sinh ra" (bài đọc
2). Như thế, "Lời đă hóa thành nhục thể
và ở giữa chúng ta", "được đặt
tên là Giêsu" (Phúc Âm), trước hết đă ở với
cá nhân Mẹ Maria, nhờ đó, Mẹ Maria cũng chính là
con người đầu tiên "được thấy
vinh hiển của Người". Đến khi "vinh
hiển của Người" tỏ ra cho các mục đồng,
Mẹ "đă nh́n thấy vinh hiển của Người"
qua việc Mẹ "lưu giữ tất cả những
điều này mà suy niệm trong ḷng" (Phúc Âm).
Thật ra, theo tác dụng ân sủng,
Mẹ Maria đă "nh́n thấy vinh hiển của Người"
trước hết mọi người. Ở chỗ, trong
cả loài người sa đọa (x.Rm.5:12), chỉ có duy
một ḿnh Mẹ được hưởng trước ơn
cứu độ, "được hưởng t́nh
trạng làm con cái thừa nhận" (bài đọc 2), đó
là Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội ngay từ khi Mẹ
được đầu thai trong ḷng thai mẫu, như
Giáo Hội tuyên tín qua Tông Hiến "Ineffabilis Deus" của
Đức Piô IX ban hành ngày 8-12-1854.
Đó là lư do Lễ Mẹ Thiên Chúa,
trước kia được kính vào ngày 11-10 hằng
năm, nhưng sau Công Đồng Chung Vaticanô II, theo lịch
tŕnh canh tân Phụng Vụ, Giáo Hội đă chuyển lễ
này vào ngay ngày đầu năm Dương Lịch, 1-1, như
đă được nhắc lại trong Tông Huấn
"Marialis Cultus" (số 5) của Đức Phaolô VI ban
hành ngày 2-2-1974 về Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ
Maria .
Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha là "Thiên Chúa
xót thương và ban phúc lành cho chúng con" (đáp ca), bởi
thế, "trong thời sau hết này, (Cha) đă (tỏ ḿnh
cho nhân loại chúng con qua) Người Con là phản ảnh
vinh quang của Cha, là hiện thân đích thực của
hữu thể Cha" (bài đọc 2 Lễ Giáng Sinh Ban
Ngày). Thế nhưng, trong tất cả mọi tạo
vật nói chung và loài người chúng con nói riêng,chỉ có một
ḿnh Mẹ Maria là tạo vật diễm phúc nhất, v́
Mẹ đă được Cha tiền định cho làm
Mẹ của Con Cha. Xin Cha cho chúng con thấu hiểu được
thân phận tạo vật của chúng con, đối với
Cha là Thiên Chúa hằng sống muốn thông ḿnh ra, như
Mẹ Maria, chỉ là "một người nữ"
(bài đọc 2), một thân phận tiêu biểu cho ơn gọi
phổ quát của loài người tạo vật là "xin
vâng" (Lk.1:38), trong việc chấp nhận mọi sự
theo Thánh Ư của Cha, để Thần Linh Cha có thể hoàn
toàn chiếm dùng chúng con trong việc thông ban "Chúa Kitô:
Sự Sống Tỏ Hiện" cho trần gian.
Chúa Nhật Thứ Hai sau
Lễ Giáng Sinh
Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần
Linh:
"Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng
ta, và chúng ta đă được thấy vinh hiển của
Người, vinh hiển của Người Con duy nhất
đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư... Từ
sự viên măn của Người, tất cả chúng ta
nhận được hết ơn này đến ơn
khác.": "Đấng Hóa Công của tất cả mọi
sự truyền lệnh cho ta (Sự Khôn Ngoan) và Đấng
h́nh thành ta đă chọn địa điểm cho túp
lều của ta. Ngài nói: 'Hăy ở trong nhà Giacóp, hăy hưởng
gia nghiệp nơi nhà -ch-Diên'...Ta cắm lều ở
giữa dân hiển vinh, nơi cơ phần của Chúa là
gia nghiệp của Ngài" - "Ngôi Lời đă hóa thành
nhục thể và đă cư ngụ giữa chúng ta"'
"Thiên Chúa đă chọn chúng ta trong Người (Chúa Giêsu
Kitô) trước khi thế gian hiện hữu, để
nên thánh hảo và vô t́ tích trước nhan Ngài, cho được
tràn đầy t́nh yêu' đồng thời Ngài đă
tiền định chúng ta nhờ Đức Giêsu Kitô được
làm những đứa con thừa nhận, để
tất cả có thể chúc tụng hồng ân linh thánh mà
Ngài ban cho chúng ta trong Con yêu dấu của Ngài... Xin Thiên Chúa
của Chúa Giêsu Kitô, Cha vinh hiển, ban cho anh em tinh thần
khôn ngoan và thấu hiểu để anh em nhận biết
Ngài một cách rơ ràng..."
Cảm Nghiệm Lời
Chúa là Sự Sống:
"Chúng ta đă được
thấy vinh hiển của Người" tỏ hiện
ra từ dân Do Thái. "Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể
và đă cư ngụ giữa chúng ta" (đáp ca Chúa
Nhật 2 sau Lễ Giáng Sinh)... "từ sự viên măn của
Người, tất cả chúng ta nhận được
hết ơn này đến ơn khác" (Phúc Âm).
"Tất cả chúng ta" đây là ai, nếu không
phải là chung nhân loại và riêng Kitô hữu, bao gồm
thành phần tin vào Chúa Kitô, không kể họ là dân Do Thái hay
Dân Ngoại.
Tuy nhiên, theo ư định của
Thiên Chúa, "ơn cứu chuộc phát xuất từ dân Do
Thái" (Jn.4:22). Do đó mà "Đấng Hóa Công của
tất cả mọi sự truyền lệnh cho ta (Sự
Khôn Ngoan hay Lời nhập thể) và Đấng h́nh thành ta
đă chọn địa điểm cho túp lều (h́nh
ảnh ám chỉ nhân tính của Lời nhập thể) của
ta. Ngài nói: 'Hăy ở trong nhà Giacóp, hăy hưởng gia nghiệp
nơi nhà -ch-Diên, nơi cơ phần của Chúa là gia nghiệp
của Ngài" (bài đọc 1).
Cho dù "Lời đă hóa thành nhục
thể" như "nụ hoa nở ra từ các rễ của
(chồi Đavít)" (bài đọc 1 Chúa Nhật 2 Mùa Vọng
năm A), thế nhưng, nhân tính mà Người mặc
lấy đây là "gia nghiệp" của chung loài người.
Do đó, theo ư định của ḿnh, "Thiên Chúa đă chọn
chúng ta trong Người (Chúa Giêsu Kitô) trước khi
thế gian hiện hữu... đồng thời, qua Đức
Giêsu Kitô, Ngài đă tiền định chúng ta được
làm những đứa con thừa nhận" (bài đọc
2).
Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha là "Thiên Chúa của
Đức Giêsu Kitô" (bài đọc 2), "Đấng
mà (Cha) đă đặt làm thừa tự của tất
cả mọi sự" (bài đọc 2 Thánh Lễ Ban Ngày
Giáng Sinh) - xin Cha "ban cho (chúng con) tinh thần khôn ngoan và
thấu hiểu để (chúng con có thể) nhận
biết Người một cách rơ ràng" (bài đọc
2), nhờ đó, "tất cả (chúng con) có thể chúc tụng
hồng ân linh thiêng mà (Cha) ban cho chúng (con) trong Con yêu dấu
của (Cha)" (bài đọc 2).
Lễ Hiển Linh
Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần
Linh:
"Sau khi Chúa Giêsu được sinh ra ở Bêlem xứ
Giuđêa trong triều đại vua Hêrôđê, có các nhà chiêm
tinh từ phương đông đến Gia-Liêm hỏi
rằng: 'Tân sinh vương của dân Do Thái ở đâu?
Chúng tôi đă thấy ngôi sao của Người hiện lên
nên chúng tôi đến để triều bái Người'...
Sau khi hội kiến với vua, họ lên đường...
Nh́n thấy ngôi sao, họ vui mừng hớn hở, và khi
tiến vào nhà, họ thấy con trẻ với Mẹ Người
là Maria. Họ phục xuống thờ lạy Người.
Đoạn họ mở kho báu của ḿnh ra, dâng cho Người
các lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược":
"Hỡi Gia-Liêm, hăy chỗi dậy trong quang sáng! Ánh sáng của
ngươi đă đến, vinh quang của Chúa chiếu tỏa
trên ngươi. Ḱa, tối tăm bao phủ trái đất,
và những đám mây mù đang che lấp các dân' thế nhưng,
trên ngươi Chúa đang chiếu sáng và nơi ngươi
vinh quang của Ngài xuất hiện. Các dân tộc sẽ bước
đi nhờ ánh sáng của ngươi và các vua cũng
sẽ bước đi nhờ ánh quang rực rỡ của
ngươi" - "Lạy Chúa, mọi dân tộc
trên địa cầu đều thờ lạy Chúa"'
"Dự án kín mật của Thiên Chúa đối với
con người trong những thời xưa kia nay đă được
mạc khải nhờ Thần Linh... Đó là không ngoài điều
này: Trong Chúa Giêsu Kitô, các Dân Ngoại giờ đây cũng được
thừa tự với những người Do Thái, họ là
những phần thể của cùng một thân thể, đồng
thời nhờ việc rao giảng Phúc Âm họ cũng
là các người thừa tự của lời hứa".
Cảm Nghiệm Lời
Chúa là Sự Sống:
"Chúng ta đă được
thấy vinh hiển của Người" tỏ hiện
ra cho dân ngoại. Phải, như Phụng Vụ Lời Chúa
trong Chúa Nhật Thứ Hai sau Lễ Giáng Sinh đă tỏ
bầy, và Lời Chúa trong chính Lễ Hiển Linh này cũng
lập lại, đó là "chúng ta đă được
thấy vinh hiển của Người" trước
hết phát ra từ dân Do Thái: "Hỡi Gia-Liêm, hăy chỗi
dậy trong quang sáng! Ánh sáng của ngươi đă đến,
vinh quang của Chúa chiếu tỏa trên ngươi. Ḱa,
tối tăm bao phủ trái đất, và những đám
mây mù đang che lấp các dân' thế nhưng, trên ngươi
Chúa đang chiếu sáng và nơi ngươi vinh quang của
Ngài xuất hiện. Các dân tộc sẽ bước đi
nhờ ánh quang rực rỡ của ngươi" (bài đọc
1).
Lời Thánh Kinh Cựu Ước
của dân Do Thái này đă hoàn toàn ứng nghiệm nơi
sự việc: "Sau khi Chúa Giêsu được sinh ra ở
Bêlem xứ Giuđêa trong triều đại vua Hêrôđê, có
các nhà chiêm tinh từ phương đông đến
Gia-Liêm" (Phúc Âm). Bởi v́: "Dự án kín mật của
Thiên Chúa... đó là trong Chúa Giêsu Kitô, các Dân Ngoại nay cũng
được thừa tự với những người
Do Thái, họ là những phần thể của cùng một
thân thể, và nhờ việc rao giảng Phúc Âm mà họ cũng
là các người thừa tự của lời hứa"
(bài đọc 2).
"Lời đă hóa thành nhục
thể và ở giữa chúng ta" đă tỏ hiện vinh
hiển của Người ra cho Dân Ngoại thấy qua
"ngôi sao của Người" (Phúc Âm). Và Dân Ngoại
quả thực "đă thấy... nên chúng tôi đến để
triều bái Người" (Phúc Âm). Qua "các nhà chiêm tinh
từ phương đông", Dân Ngoại đă
"tiến vào nhà (tác động biểu hiệu cho việc
gia nhập Giáo Hội, nơi Chúa ngự trên thế gian), họ
thấy con trẻ với Mẹ Người là Maria" (Phúc
Âm).
Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha là "Thiên Chúa đă
chọn chúng (con) trong Người (Đức Giêsu Kitô) trước
khi thế gian hiện hữu, để (chúng con được)
nên thánh hảo và vô t́ tích trước nhan (Cha), cho (chúng con) đươc
tràn đầy t́nh yêu" (bài đọc 2 Chúa Nhật Thứ
Hai sau Lễ Giáng Sinh) - Xin Cha cho chúng con, như các chiêm gia đông
phương, sau khi đă "được nh́n thấy
vinh hiển của Người" th́ "phục
xuống thờ lạy Người. Đoạn mở kho
báu của ḿnh ra, dâng cho Người các lễ vật là vàng
bạc (biểu hiệu vương quyền tuyệt đối
của Người trên tất cả mọi sự), nhũ
hương (biểu hiệu thiên chức thượng
tế đời đời của Người để
làm trung gian duy nhất giữa Cha và loài người), và mộc
dược (biểu hiệu hiến tế của Người
dâng lên Cha để cứu chuộc loài người)"
(Phúc Âm). Ôi, "lạy Chúa, mọi dân tộc trên địa
cầu đều thờ lạy Chúa" (đáp ca).
Hiện Thực Mùa Giáng
Sinh
Mùa Giáng Sinh là thời gian Giáo Hội
tiếp tục tưởng niệm biến cố "Lời
đă hóa thành nhục thể ở giữa chúng ta, và chúng ta
đă được thấy vinh hiển của Người".
C̣n Chúa Giêsu, tuy đă về trời, nhưng Người
vẫn "luôn ở lại với (Giáo Hội) cho đến
tận thế" (Mt.28:20). Do đó, qua Phụng Vụ của
Giáo Hội trong Mùa Giáng Sinh, "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ
Hiện", "Ánh Sáng đă đến... (vẫn) đang
chiếu sáng" (bài đọc 1 Thánh Lễ Hiển Linh) nơi
chi thể của Giáo Hội mà Người là Đầu
(x.Eph.1:22'5:23).
Phần
mỗi Kitô hữu, chung Phụng Niên và riêng mỗi Mùa Phụng
Vụ chính là thời gian "ơn cứu độ
gần hơn lúc mới chấp nhận đức tin"
(bài đọc 2 CN1MV năm A), tức gần họ hơn
lúc họ mới lănh nhận Bí Tích Rửa Tội. Thế
nhưng, trên thực tế, người Kitô hữu vẫn
có thể mắc phải t́nh trạng đáng tiếc là
"có một Đấng ở giữa qúi vị mà qúi vị
không biết" (Phúc Âm CN3MV năm B). Bởi vậy để
có thể "thấy ơn cứu độ của Thiên
Chúa" (Phúc Âm CN2MV năm C), được tỏ ra nơi
"Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", trong Phụng
Vụ của Mùa Giáng Sinh này, người Kitô hữu chúng ta
c̣n cần phải luôn luôn biết "chúc tụng hồng
ân linh thiêng mà Ngài ban cho chúng ta trong Con yêu dấu của
Ngài" (bài đọc 2 Chúa Nhật Thứ Hai sau Lễ
Giáng Sinh).