Chúa Nhật 5 Thường Niên

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        "Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người: 'Các con là muối đất... Các con là ánh sáng thế gian... ánh sáng của các con cũng phải chiếu giăi ra trước mặt người ta, để họ có thể thấy sự thiện hảo nơi hành động của các con mà chúc tụng Cha trên trời của các con": "Nếu ngươi loại trừ khỏi giữa ngươi sự đàn áp, lời cáo gian và tiếng mạ lị' nếu ngươi ban bánh của ḿnh cho kẻ bị đói và thỏa măn kẻ bị sầu khổ' th́ trong tăm tối ánh sáng sẽ bừng lên cho ngươi, và sự mờ tối sẽ trở nên cho ngươi như giữa ban ngày" -  "Trong u tối người xuất hiện như sự sáng soi kẻ ḷng ngay" (ở đây, câu đáp ca theo sách lễ Tiếng Anh có vẻ rơ ràng hơn: "Trong tăm tối người công chính là ánh sáng soi cho kẻ ḷng ngay" - "The just man is a light in darkness to the upright")' "Tôi xác định là trong khi tôi ở với anh em tôi không nói ǵ khác ngoài Chúa Giêsu Kitô và về Đấng chịu đóng đanh... Sứ điệp của tôi và lời rao giảng của tôi không cậy dựa vào những sức thu hút theo kiểu biện luận khôn khéo, mà bởi sức lôi cuốn của Thần Linh. Nhờ đó, đức tin của anh em mới không lệ thuộc vào sự khôn ngoan của loài người mà là vào quyền năng của Thiên Chúa".

B-            "Chúng ta hăy tiến đến các làng lân cận để Thày có thể loan truyền tin mừng ở đó nữa. Đó là điều Thày đến để thực hiện'. Vậy Người vào các hội đường của họ mà rao giảng tin mừng và khu trừ ma qủi khắp cả xứ Galilêa": "Ông Gióp nói: 'Đời sống của con người trên mặt đất không phải là một cuộc lao công hay sao? Những tháng ngày của họ không phải là những ngày tháng làm công hay sao? Họ là một người nô lệ trông mong bóng mát, một người làm công chờ mong lương lậu" - "Hăy chúc tụng Chúa, Đấng cứu chữa những kẻ dập nát tâm can"' "Rao giảng phúc âm không phải là một vấn đề kiêu hănh' tôi bị buộc làm và không c̣n chọn lựa nào hết. Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng phúc âm... Khi rao giảng, tôi hiến phúc âm cách nhưng không và không lợi dụng mọi quyền hành mà phúc âm ban cho tôi. Cho dù tôi không bị ai bó buộc, tôi cũng tự làm nô lệ cho tất cả mọi người để chiếm được nhiều người bao nhiêu có thể".

 

C-        "Khi Người (ngồi trên thuyền mà) giảng dậy xong, Người bảo Phêrô: 'Hăy chèo thuyền ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá'... Làm theo, họ đă bắt được nhiều cá đến nỗi gần như rách cả lưới... Thấy thế, Simon Phêrô phục xuống chân Chúa Giêsu mà nói: 'Lạy Chúa, xin tránh xa con. Con là một kẻ tội lỗi'... Chúa Giêsu nói với Simon: 'Đừng sợ. Từ nay trở đi con sẽ đánh cá người ta'". "Tôi (tiên tri Isaia) nói: 'Khốn thân tôi, tôi chết mất! V́ tôi là một người miệng lưỡi ô nhơ...' Ngài (một thiên thần Sêraphim) chạm cục than hồng vào miệng tôi. Ngài nói: 'Đó, giờ đây... yếu hèn của ngươi đă hết, tội lỗi của ngươi đă được đền bù'... Đoạn tôi nghe thấy tiếng Chúa phán: 'Ta sẽ sai ai đây? Ai là người sẽ ra đi cho chúng ta?' Tôi thưa: 'Này tôi đây, xin hăy sai tôi đi!'" - "Lạy Chúa, trước mặt các thiên thần, tôi đàn ca mừng Chúa"' "Tôi đă truyền lại cho anh em, trước hết, điều chính tôi nhận được, đó là Đức Kitô đă chết cho tội lỗi chúng ta theo như Sách Thánh' Người đă chịu mai táng và đă sống lại theo lời Sách Thánh' Người đă tỏ ḿnh ra cho... tôi là người sau cùng, như cho một con người được sinh ra ngoại thường' ... Tôi là một kẻ bé mọn nhất trong các tông đồ..."

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" như ánh sáng mặt trời lên cần phải được dần dần lan tỏa "đến các làng lân cận" (Phúc Âm năm B). "Đó là điều", như chính Người đă xác quyết "Thày đến để thực hiện" (Phúc Âm năm B).

 

Tuy nhiên, việc "loan truyền tin mừng ở đó nữa" (Phúc Âm năm B), như ánh sáng chiếu tỏa này, chẳng những xuất phát từ nguồn sáng là "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư", mà c̣n qua "các môn đệ của Người:... là ánh sáng thế gian... ánh sáng chiếu giăi ra trước mặt người ta" (Phúc Âm năm A). Do đó, thiên chức tông đồ chẳng qua chỉ là việc "truyền lại... điều nhận được" (bài đọc 2 năm C), là "hiến phúc âm cách nhưng không và không lợi dụng mọi quyền hành mà phúc âm ban cho (ḿnh)" (bài đọc 2 năm B). Như thế, theo cấp trật ân sủng, "trong tăm tối, người công chính (mới quả thực) là ánh sáng soi cho kẻ ḷng ngay" (đáp ca năm A).

 

Thế nhưng, để ánh sáng từ "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" có thể phát ra qua "các môn đệ của Người", thành phần tự bản chất, vốn "là một kẻ tội lỗi" (Phúc Âm năm C), "là một người miệng lưỡi ô nhơ" (bài đọc 1 năm C), "một con người được sinh ra ngoại thường" (bài đọc 2 năm C), th́ chính các ngài cũng cần phải được thanh tẩy cho khỏi "yếu hèn... tội lỗi" (bài đọc 1 năm C), trước khi các ngài có thể thân thưa: "Này tôi đây, xin hăy sai tôi đi" (bài đọc 1 năm C) "đánh cá người ta" (Phúc Âm năm C), bằng không, các ngài sẽ cảm thấy rằng: "Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng phúc âm" (bài đọc 2 năm B).

 

Bởi v́, việc "đánh cá người ta" không phải là một việc hoàn toàn thuần túy tự nhiên, do "khôn ngoan của loài người (nhờ) những sức thu hút theo kiểu biện luận khôn khéo" (bài đọc 2 năm A) mà được, cho dù có "vất vả thâu đêm" (Phúc Âm năm C) đi nữa. Trái lại, việc "chèo thuyền ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá" (Phúc Âm năm C) này là một việc hoàn toàn "lệ thuộc vào quyền năng của Thiên Chúa... bởi sức lôi cuốn của Thần Linh" (bài đọc 2 năm A) thôi. Do đó, đối với "các môn đệ của Người", của "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư", th́ việc "rao giảng phúc âm không phải là một vấn đề kiêu hănh (mà là) bị buộc phải làm và không c̣n chọn lựa nào hết" (bài đọc 2 năm B).

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, trong "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" của Cha, và qua Bí Tích Thánh Tẩy Tái Sinh, Cha "đă kêu gọi (Kitô hữu chúng con) từ tối tăm vào ánh sáng diệu huyền của (Cha)" (1Pt.2:9), tức là được "ánh sáng thế gian" (Jn.8:12) là Đức Giêsu Kitô, Con Cha, soi sáng và thắp sáng "như một thành xây trên núi không dấu được nữa, (hay như) một ngọn đèn được đặt trên giá soi sáng cho cả nhà" (Phúc Âm năm A) - xin Cha cho chúng con, bởi thế, biết "loại trừ khỏi (giữa chúng con) sự đàn áp, lời cáo gian và tiếng mạ lị, (trái lại, cho chúng con biết) ban bánh của ḿnh cho kẻ bị đói và thỏa măn kẻ bị sầu khổ' (nhờ đó) trong tăm tối ánh sáng sẽ bừng lên cho (chúng con), và sự mờ tối sẽ trở nên cho (chúng con) như giữa ban ngày" (bài đọc 1 năm A), "những tháng ngày (chúng con) làm công chờ mong lương lậu" (bài đọc 1 năm B), đó là "chiếm được nhiều người bao nhiêu có thể" (bài đọc 2 năm B), để chúng con cùng nhau hân hoan chúc tụng "Đấng hoàn tất mọi sự trong mọi người" (bài đọc 2 Chúa Nhật 2 Thường Niên năm C): "Lạy Chúa, trước mặt các thiên thần, (chúng con) đàn ca mừng Chúa" (đáp ca năm C). 

 

Chúa Nhật 6 Thường Niên

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        "Đừng tưởng rằng Thày đến để hủy bỏ lề luật và các tiên tri. Thày đến không phải để hủy bỏ chúng mà là làm cho chúng nên trọn... Thày bảo các con, các con sẽ không được vào nước Thiên Chúa, nếu các con không thánh thiện hơn các người luật sĩ và biệt phái...": "Sự sống và sự chết ở trước con người, tùy theo họ chọn lựa mà họ sẽ nhận lấy. Mắt của Thiên Chúa thấy hết tất cả mọi sự Ngài đă làm' Ngài hiểu được mọi việc của con người ta. Không ai làm theo lệnh Ngài truyền mà lại phạm tội, Ngài không ban sức mạnh cho ai làm những điều gian dối" - "Phước đức những ai tiến thân trong pháp luật của Chúa"' "Điều chúng tôi nói là sự khôn ngoan của Thiên Chúa: đó là một mầu nhiệm, một khôn ngoan kín mật. Thiên Chúa đă hoạch định trước tất cả mọi thời đại cho vinh hiển của chúng ta. Không một vị thủ lănh nào trên thế gian này biết được mầu nhiệm này... Nhưng Thiên Chúa đă dùng Thần Linh mạc khải sự khôn ngoan này cho chúng ta. Thần Linh thấu suốt tất cả mọi sự vật, ngay cả những điều sâu thẳm của Thiên Chúa".

 

B.        "Người đó (là người được Chúa Giêsu chữa khỏi bệnh cùi)... đi và bắt đầu công khai loan truyền tất cả sự việc xẩy ra. Do đó, Chúa Giêsu không c̣n có thể tự do ra vào phố xá được nữa. Người đă ở ngoài các nơi hoang vắng' thế mà dân chúng từ các nơi vẫn cứ kéo đến với Người": "Nếu ai có da ... như dấu vết bị cùi lở, họ phải được đem đến cho... một trong những vị tư tế... sẽ sống tách biệt ở vị trí xa khỏi khu trại" -  "Chúa là chỗ dung thân, Chúa giữ tôi khỏi điều nguy khổ" (ở đây, câu đáp ca theo sách lễ Tiếng Anh hầu như khác biệt: "Tôi hướng về Chúa, lạy Chúa, trong lúc khốn khó, và Chúa làm cho tôi tràn đầy niềm vui ơn cứu độ" - "I turn to you, Lord, in time of trouble, and you fill me with the joy of salvation")' "Dù anh em ăn hay uống, bất cứ anh em làm ǵ, anh em phải làm mọi sự cho vinh danh Thiên Chúa. Đừng gây vấp phạm cho người Do Thái hay Hy Lạp hoặc cho Giáo Hội của Thiên Chúa, như tôi đă cố gắng hết sức có thể để làm hài ḷng mọi người, ở chỗ không t́m kiếm tiện ích cho riêng ḿnh, mà là cho nhiều người, hầu họ có thể được cứu độ".

 

C.        "Khi Chúa Giêsu xuống núi, Người dừng lại ở một chỗ bằng phẳng, nơi có nhiều môn đệ của Người' cùng với một đám đông đảo dân chúng đến từ khắp xứ Giuđêa và Gia-Liêm cũng như mạn biển Tyrô và Siđôn. Bấy giờ, ngước mắt về phía các môn đệ, Người phán: 'Phúc cho các con ... Nhưng khốn cho các con...": "Vậy Chúa phán: 'Khốn cho người tin tưởng vào nhân loại, kẻ t́m kiếm sức mạnh nơi xác thịt và tâm can ĺa bỏ Chúa... Phúc cho người tin tưởng nơi Chúa với niềm hy vọng là Chúa. Họ như cây trồng bên các gịng nước, rễ đâm đến mạch suối" - "Phúc cho người đặt niềm tin cậy vào Chúa"' "Nếu hy vọng của chúng ta nơi Chúa Kitô chỉ giới hạn ở đời này thôi th́ chúng ta là người đáng thương nhất. Nhưng thực sự là Chúa Kitô đă được phục sinh từ kẻ chết, hoa trái đầu mùa cho những ai đang thiếp ngủ"

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" như ánh sáng mặt trời lên để chiếu xuống trần gian. Đó là "khi Chúa Giêsu xuống núi, Người dừng lại ở một chỗ bằng phẳng, nơi có nhiều môn đệ của Người' cùng với một đám đông đảo dân chúng đến từ khắp xứ Giuđêa và Gia-Liêm cũng như mạn biển Tyrô và Siđôn. Bấy giờ, ngước mắt về phía các môn đệ, Người phán: 'Phúc cho các con ... Nhưng khốn cho các con..." (Phúc Âm năm C).

 

Phải, v́ là lúc mặt trời mới lên, ánh sáng chưa gay gắt cho lắm, do đó, "Người dừng lại ở một chỗ bằng phẳng", chỗ mà mọi người có thể tiếp nhận ánh sáng từ Người tỏa ra, "nơi có nhiều môn đệ của Người' cùng với một đám đông đảo dân chúng...". Tuy nhiên, cũng vẫn theo cấp trật ân sủng (xin xem lại trang 115 và 120), ánh sáng từ Người tỏa ra, trước hết, trực tiếp nhắm vào thành phần mà Người cố ư tuyển chọn và cũng là thành phần đă tự nguyện đi theo Người (xin xem lại Phúc Âm Chúa Nhật 3 Thường Niên năm B): "Bấy giờ, ngước mắt về phía các môn đệ, Người phán..."

 

"Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư", như ánh sáng mặt trời lên, mới đầu tuy có chiếu "vào các hội đường" (Phúc Âm Chúa Nhật 3 Thường Niên năm A), nhưng ánh sáng chói chang và chan ḥa hơn bao giờ cũng vẫn là "ở ngoài các nơi hoang vắng" (Phúa Âm năm B). Bởi v́, trong "các hội đường", ánh sáng tự nhiên thường bị giới hạn và gặp trở ngại, nên con người khó có thể dễ dàng và hoàn toàn tiếp nhận: "Nghe thấy những lời ấy, toàn thể thính giả trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ nhào đến để tống khứ Người ra khỏi thị trấn" (Phúc Âm Chúa Nhật 4 Thường Niên năm C). Trái lại, "ở ngoài các nơi hoang vắng" th́ "dân chúng từ các nơi vẫn cứ kéo đến với Người" (Phúc Âm năm B).

 

Sở dĩ "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" là "ánh sáng thật" (Phúc Âm Lễ Ban Ngày Giáng Sinh) chưa chiếu được "vào các hội đường", nơi dân Do Thái tụ họp lại để nghe Lời Chúa qua các sách lề luật và tiên tri, là v́ họ "tưởng rằng (Người) đến để hủy bỏ lề luật và các tiên tri" (Phúc Âm năm A). Thật ra, v́ là "ánh sáng thật", do đó, như chính Người tự minh định với các môn đệ của ḿnh: "Thày đến không phải để hủy bỏ chúng mà là làm cho chúng nên trọn" (Phúc Âm năm A). Bởi đó, đối với thành phần được gần gũi với "ánh sáng thật" này, nên tự bản chất, là phản ảnh của Người, chính họ cũng "là ánh sáng thế gian" (Phúc Âm Chúa Nhật 5 Thường Niên năm A), th́ Người đă dứt khoát khẳng định thế này: "Thày bảo các con, các con sẽ không được vào nước Thiên Chúa, nếu các con không thánh thiện hơn các người luật sĩ và biệt phái" (Phúc Âm năm A).

 

Thành phần "luật sĩ và biệt phái" mà các môn đệ của "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" phải "thánh thiện hơn (mới) được vào nước Thiên Chúa" đây là ai, nếu không phải là "người tin tưởng vào nhân loại, kẻ t́m kiếm sức mạnh nơi xác thịt và tâm can ĺa bỏ Chúa" (bài đọc 1 năm C). Họ chính là thành phần tự công chính hóa, chứ không phải là thành phần "tin tưởng nơi Chúa với niềm hy vọng là Chúa. Họ (thành phần tin tưởng) như cây trồng bên các gịng nước, rễ đâm đến mạch suối" (bài đọc 1 năm C).

 

"Rễ" của thành phần tin tưởng đây là ǵ, nếu không phải là niềm "tin tưởng nơi Chúa" của họ, một niềm tin tưởng không "chỉ giới hạn ở đời này thôi" (bài đọc 2 năm C), trái lại, một niềm "tin tưởng" "đâm đến mạch suối" là "Thần Linh thấu suốt tất cả mọi sự vật, ngay cả những điều sâu thẳm của Thiên Chúa" (bài đọc 2 năm A), "Thần Linh" mà "Thiên Chúa đă dùng để mạc khải sự khôn ngoan" (bài đọc 2 năm A), "đó là một mầu nhiệm (mà) không một vị thủ lănh nào trên thế gian này biết được" (bài đọc 2 năm A).

"Phúc cho người đặt niềm tin cậy vào Chúa" (đáp ca năm C) là thế. Được "Đấng ở bên trong" (bài đọc 2 Chúa Nhật 2 Thường Niên năm B) là "Thần Linh thấu suốt tất cả mọi sự vật, ngay cả những điều sâu thẳm của Thiên Chúa",  như "mắt của Thiên Chúa thấy hết tất cả mọi sự Ngài đă làm" (bài đọc 1 năm A), họ sẽ "được chữa lành" (Phúc Âm năm B) nơi bản thân ḿnh những "dấu vết bị cùi lở" (bài đọc 1 năm B), để họ có thể "tiến thân trong pháp luật của Chúa" (đáp ca năm A) mà không sợ "phạm tội (v́ Thiên Chúa) không ban sức mạnh cho ai làm điều gian dối" (bài đọc 1 năm A).

 

            Lạy Chúa là Cha chúng con ở trên trời, "(chúng con) hướng về Chúa, lạy Chúa, trong lúc khốn khó, và Chúa làm cho (chúng con) tràn đầy niềm vui ơn cứu độ" (đáp ca năm B), ơn cứu độ mà chúng con, như một người phong cùi đă được chữa cho lành sạch bởi "vị tư tế" (bài đọc 1 năm B) là "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" của Chúa, bằng nước Rửa Tội tái sinh - Xin Cha cho chúng con, sau khi đă được lành sạch khỏi phong cùi tội lỗi, th́ cũng không c̣n làm lây nhiễm tội lỗi của ḿnh nữa, khi chúng con "gây vấp phạm" (bài đọc 2 năm B) cho nhau, trái lại, xin cho chúng con biết "làm mọi sự cho vinh danh (Cha, và) cố gắng hết sức làm hài ḷng mọi người, ở chỗ không t́m kiếm tiện ích cho riêng ḿnh, mà là cho nhiều người, hầu họ có thể được cứu độ" (bài đọc 2 năm B).

 

 

Chúa Nhật 7 Thường Niên

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A-        "Chúa Giêsu nói với các môn đệ: 'Đừng chống lại tổn thương... Hăy yêu thương kẻ thù ḿnh, hăy cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ các con... Tóm lại, các con phải nên trọn lành như Cha trên trời trọn lành của các con": "Chúa phán cùng Moisen: 'Hăy nói cùng toàn thể cộng đồng -ch-Diên mà bảo họ: hăy thánh hảo v́ Ta là Chúa, Thiên Chúa thánh hảo của các người... Các người hăy yêu thương tha nhân như bản thân ḿnh. Ta là Chúa" - "Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót"' "Anh em lại chẳng biết hay sao anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thần Linh của Thiên Chúa ở trong anh em?.. V́ đền thờ của Thiên Chúa th́ thánh hảo, mà anh em là đền thờ đó... Tất cả mọi sự là của anh em... anh em là của Đức Kitô và Đức Kitô là của Thiên Chúa".

 

B-        "Người nói với họ (với mấy luật sĩ thấy Chúa Giêsu chữa người tê liệt bằng lời nói mà họ cho là lộng ngôn): Để các người thấy rằng Con Người có quyền tha tội trên thế gian này (Người nói với kẻ bị tê liệt) 'Ta truyền cho con: Hăy đứng dậy vác chơng mà về": "Vậy Chúa phán: Này Ta đang làm điều mới mẻ!... Trong sa mạc Ta làm nên đường nẻo, nơi hoang địa Ta tạo nên các sông ng̣i... Chính là Ta, Ta, Đấng v́ ḿnh xóa bỏ các xúc phạm của các người' tội lỗi của các người Ta không c̣n nhớ đến nữa" - "Xin Chúa chữa khỏi hồn tôi, v́ tôi đă phạm tội phản nghịch Ngài" (ở đây, phần đầu của câu đáp ca có thể được đọc là: "Lạy Chúa, xin chữa cho hồn tôi lành mạnh...")' "Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà Silvaniô, Timôthêu và tôi rao giảng cho anh em như Con Thiên Chúa, không phải lúc th́ 'có' lúc th́ 'không'' Người không bao giờ là ǵ khác ngoài 'có'. Bất cứ lời hứa nào th́ Thiên Chúa cũng đă làm hoàn tất nơi Người' bởi thế, chính nhờ Người mà khi cùng nhau phụng thờ chúng ta thưa với Thiên Chúa Amen".

 

C-        "Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người: 'Thày nói với các con là những người đang nghe Thày: Hăy yêu thương các kẻ thù của các con, hăy làm lành cho những kẻ ghét bỏ các con' hăy chúc lành cho những kẻ nguyền rủa các con và hăy cầu nguyện cho những kẻ bạc đăi các con... Hăy xót thương như Cha của các con thương xót": "Đavít nói với Abishai: 'Đừng hại đến ngài, v́ ai có thể chạm đến Đấng Chúa xức dầu mà lại không bị trừng phạt'... ' Chúa sẽ tưởng thưởng mỗi một người về đức chính trực và ḷng trung thành của họ. Hôm nay, mặc dầu Chúa trao ngài trong tay tôi, tôi vẫn không hại đến Đấng Chúa xức dầu" - "Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót"' "Theo Sách Thánh  th́ Adong, con người trước, đă trở nên một hồn sống' Adong mới đă trở nên một thần linh ban sự sống...  Như chúng ta giống con người bởi đất, chúng ta cũng sẽ mang h́nh ảnh tương tự con người bởi trời".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" là "ánh sáng thật" tiếp tục tỏ ḿnh ra rơ ràng hơn qua lời giảng dạy của Người. Căn cứ vào nội dung của Phụng Vụ Lời Chúa của 9 Chúa Nhật được Giáo Hội chọn đọc cho cả Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, th́ 3 Chúa Nhật đầu (1-3) Lời Chúa qui về chính bản thân của "Người Con duy nhất", 3 Chúa Nhật giữa (4-6) Lời Chúa huớng đến đối tượng được "Người Con duy nhất" tỏ ḿnh ra cho, đó là các môn đệ của Người cùng với đám đông ở trong nơi hoang địa, và 3 Chúa Nhật cuối (7-9) Lời Chúa giăi bày đạo lư trọn lành của "Người Con duy nhất" mà các môn đệ của Người được Người đặc biệt truyền dạy riêng cho.

 

Đạo lư trọn lành của "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" có thể được tóm gọn là: "Các con phải nên trọn lành như Cha trên trời trọn lành của các con" (Phúc Âm năm A), ở chỗ "hăy xót thương như Cha của các con thương xót" (Phúc Âm năm C). Để áp dụng nguyên tắc trọn lành cao cả này, nghĩa là để tỏ ra cố gắng "nên trọn lành như Cha trên trời trọn lành", Người dạy các môn đệ của Người phải có những thái độ thực tế như sau: "Đừng chống lại tổn thương" (Phúc Âm năm A), trái lại, "hăy yêu thương các kẻ thù của các con, hăy làm lành cho những kẻ ghét bỏ các con' hăy chúc lành cho những kẻ nguyền rủa các con và hăy cầu nguyện cho những kẻ bạc đăi các con" (Phúc Âm năm C).

 

Sở dĩ các môn đệ của "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" "phải nên trọn lành như Cha trên trời trọn lành" là v́ hai lư do sau đây. Lư do thứ nhất liên quan đến Thiên Chúa: "Hăy thánh hảo, v́ Ta là Chúa, Thiên Chúa thánh hảo của các người" (bài đọc 1 năm A), và lư do thứ hai liên quan đến bản thân, "anh em lại chẳng biết hay sao anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thần Linh của Thiên Chúa ở trong anh em?... V́ đền thờ của Thiên Chúa th́ thánh hảo, mà anh em là đền thờ đó" (bài đọc 2 năm A). Cả hai lư do này có thể được tóm lại ở chỗ: V́ "tất cả mọi sự là của anh em... anh em là của Đức Kitô và Đức Kitô là của Thiên Chúa" (bài đọc 2 năm A).

 

Và sở dĩ các môn đệ của "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" cần phải "xót thương như Cha thương xót" là v́ nguyên tắc luân lư phổ quát này: "Các người hăy yêu thương tha nhân như bản thân ḿnh" (bài đọc 1 năm A). Đúng thế, nhờ mầu nhiệm "Lời đă hóa thành nhục thể", nếu nhân tính "giống con người bởi đất" (bài đọc 2 năm C) nói chung đă được "mang h́nh ảnh tương tự con người bởi trời" (bài đọc 2 năm C), được trở nên "đền thờ của Thiên Chúa và (được) Thần Linh của Thiên Chúa ở trong", th́ bản thân của tôi cũng như của anh em tôi đều là "đền thờ này", tức là một nơi đă được Thiên Chúa xức dầu bằng Thần Linh của Ngài, đến nỗi "ai chạm đến Đấng Chúa xức dầu mà lại không bị trừng phạt" (bài đọc 1 năm B), và "ai hủy hoại đền thờ của Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ tiêu diệt họ" (bài đọc 2 năm A).

 

Do đó, "đừng chống lại tổn thương" là v́, theo như ư thức và thái độ của Đavít, cha ông của "Người Con duy nhất" theo nhân tính, th́ "Chúa sẽ tưởng thưởng mỗi một người về đức chính trực và ḷng trung thành của họ. Hôm nay, mặc dầu Chúa trao ngài (vua Saolê đang lùng giết Đavít) trong tay tôi, tôi vẫn không hại đến Đấng Chúa xức dầu" (bài đọc 1 năm C). "Đừng chống lại tổn thương", như thế, chính là việc nhận biết "Lời đă hóa thành nhục thể", Đấng "không bao giờ là ǵ khác ngoài 'có'" (bài đọc 2 năm B), và cũng là một việc tuyên xưng chỉ "Con Người (mới) có quyền tha tội trên thế gian này" (Phúc Âm năm B) mà thôi.

 

            Lạy Chúa là Cha chúng con ở trên trời, "Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót" (đáp ca năm A và C), trong "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư", Chúa "v́ ḿnh (đă) xóa bỏ các xúc phạm của (chúng con)" (bài đọc 1 năm B) trong Bí Tích Rửa Tội Tái Sinh - "Xin Chúa chữa cho hồn của (chúng con) lành mạnh, v́ (chúng con) đă phạm tội phản nghịch Ngài" (đáp ca năm B), để "khi (chúng con) cùng nhau phụng thờ (Chúa), nhờ Người (Đức Giêsu Kitô), (chúng con) thưa với Chúa Amen".

 

Chúa Nhật 8 Thường Niên

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        "Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người: 'Không ai có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể hiến ḿnh cho cả Thiên Chúa lẫn bạc tiền được. Bởi thế, Thày cảnh giác các con' đừng lo lắng đến cuộc sống của các con... Cha trên trời của các con biết tất cả những ǵ các con cần. Các con trước hết hăy lo t́m nước của Ngài, đường lối nên thánh của Ngài, rồi tất cả mọi sự ấy (của ăn, áo mặc) cũng sẽ được ban cho các con": "Cho dù người mẹ có quên đứa con nhỏ của ḿnh đi nữa, Ta sẽ không bao giờ quên ngươi (Sion)" - "Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi được an vui" (ở đây, theo kiểu văn nơi sách lễ Tiếng Anh, cũng như theo kiểu nói có vẻ Việt Nam hơn, th́ câu đáp ca có thể được đọc là: "Linh hồn tôi ơi, hăy nghỉ yên nơi một ḿnh Thiên Chúa" - "Rest in God alone, my soul")' "Người ta phải coi chúng tôi như những tôi tớ của Đức Kitô và là những quản trị viên cho các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Điều kiện tiên quyết của một quản trị viên đó là họ phải tỏ ra đáng tin cậy... Tôi không phán đoán chính ḿnh... Tuyên bố như thế tôi không có ư cho ḿnh là vô tội. Chúa mới là Đấng phán xét tôi, v́ thế mà đừng có đoán xét trước lúc Người trở lại".

 

B.        "Dân chúng đến thách thức Chúa Giêsu: 'Tại sao  các môn đệ của Gioan và các người Pharisiêu ăn chay mà các môn đệ của Người lại không?' Chúa Giêsu trả lời: 'Khách dự tiệc cưới làm sao lại có thể ăn chay đang khi chàng rể c̣n ở với họ được chứ?... Rượu mới phải được đổ vào các b́nh mới": "Vậy Chúa phán: 'Ta sẽ dẫn nàng vào sa mạc mà nói với ḷng của nàng... Ta sẽ cưới lấy ngươi trong trung tín, và ngươi sẽ nhận biết Chúa" "Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót"' "Anh em rơ ràng là bức thư của Đức Kitô mà tôi đă gửi, bức thư được viết không phải bằng mực, mà là bằng Thần Linh của Thiên Chúa hằng sống, bức thư không phải được viết trên những bia đá mà là trên những tấm bia xác thịt in vào cơi ḷng... Uy tín của chúng tôi có được là do một ḿnh Thiên Chúa, Đấng đă làm cho chúng tôi thành những thừa tác viên xứng đáng của một giao ước mới, một giao ước không được kư kết bằng luật thành văn mà bằng thần linh".

 

C.        "Chúa Giêsu dùng những h́nh ảnh mà nói với các môn đệ: 'Một người mù có thể nào làm chỉ đạo cho người mù được chăng? Cả hai sẽ chẳng ngă xuống hố hay sao?... Một người tốt sẽ trổ sinh điều lành từ sự thiện nơi ḷng của ḿnh' một người xấu trổ sinh sự dữ từ nơi chất chứa sự dữ của họ. Từ tâm trạng tràn đầy của ḿnh mà mỗi người nói năng phát biểu": "Lời phát biểu của người ta bộc lộ ra cái hướng chiều của tâm trí họ. Đừng ca tụng người nào trước khi họ nói, v́ bấy giờ là lúc họ trải qua cơn thử thánh" - "Lạy Chúa, thiện hảo thay việc khen ngợi Chúa"' "Nọc của sự chết là tội lỗi, và tội lỗi có quyền lực là do lề luật. Nhưng tạ ơn Thiên Chúa là Đấng đă ban cho chúng ta chiến thắng nhờ Chúa Giêsu Kitô... Anh em biết rằng lao nhọc của anh em không hư luống khi nó được thực hiện trong Chúa".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" là "ánh sáng thật" tiếp tục tỏ ḿnh ra qua lời giảng dạy của Người. Nếu trong Chúa Nhật 7 Thường Niên, lời giảng dạy của "Người Con duy nhất" tỏa ra một đạo lư trọn lành, hướng ḷng của các môn đệ về tinh thần và thái độ yêu thương tha nhân "như Cha trên trời" (Phúc Âm Chúa Nhật 7 Thường Niên năm A và C), th́ trong Chúa Nhật 8 Thường Niên này, lời giảng dạy của Người cũng vẫn phát ra một đạo lư trọn lành, song hướng ḷng các ngài về việc t́m kiếm và tin yêu  Thiên Chúa.

 

Thật ra, Phụng Vụ Lời Chúa của hai Chúa Nhật 7 và 8 Thường Niên cho thấy, qua đạo lư trọn lành của ḿnh, "Người Con duy nhất" đă bắt đầu mạc khải "Cha trên trời" của Người ra. Nếu Phụng Vụ Lời Chúa của 3 tuần giữa (trong 9 tuần) thuộc Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, như đă phân tách (ở trang 130), hướng đến đối tượng của ḿnh là các môn đệ và đám dân chúng ở ngoài hoang địa, th́ Phụng Vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật 7 và 8 Thường Niên này cũng vẫn nhắm vào các môn đệ, song với một mục đích duy nhất là để siêu linh hóa tâm hồn của các ngài, thành phần "là ánh sáng thế gian" (Phúc Âm Chúa Nhật 5 Thường Niên năm A), một thành phần, do đó, không thể sống một cuộc đời tự nhiên như "những người thu thuế (hay) các dân ngoại" (Phúc Âm Chúa Nhật 7 Thường Niên năm A), hoặc tầm thường như "các người luật sĩ và biệt phái" (Phúc Âm Chúa Nhật 6 Thường Niên năm A).

 

Bởi v́, theo chức phận của ḿnh, các ngài "như những tôi tớ của Đức Kitô và là những quản trị viên cho các mầu nhiệm của Thiên Chúa" (bài đọc 2 năm A). Thế nhưng, "điều kiện tiên quyết của một quản trị viên đó là họ phải tỏ ra đáng tin cậy" (bài đọc 2 năm A), ở chỗ, "không làm tôi hai chủ... (trái lại), trước hết lo t́m nước của (Thiên Chúa), đường lối nên thánh của Ngài" (Phúc Âm năm A). Có như thế các ngài mới không phải là "người mù chỉ đạo cho người mù" (Phúc Âm năm B). Trái lại, như "một người tốt sẽ trổ sinh điều lành từ sự thiện nơi ḷng của ḿnh" (Phúc Âm năm C), các ngài sẽ "phát biểu... cái hướng chiều của tâm trí" (bài đọc 2 năm C), để có thể viết những "bức thư của Đức Kitô, bức thư được viết không phải bằng mực, mà là bằng Thần Linh của Thiên Chúa hằng sống, bức thư không phải được viết trên những bia đá, mà là trên những tấm bia xác thịt in vào cơi ḷng..." (bài đọc 2 năm B) của các tín hữu cũng là thành phần làm môn đệ của Chúa Kitô như các ngài.

 

Thật vậy, là môn đệ của "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư", một khi linh hồn không c̣n "lo lắng đến cuộc sống của (ḿnh)" (Phúc Âm năm A), cho bằng hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng mà "cho dù người mẹ có quên đứa con nhỏ của ḿnh đi nữa, (Ngài cũng) sẽ không bao giờ quên (con cái của Ngài)" (bài đọc 1 năm A), th́ họ sẽ được kết hợp với Ngài, được Ngài "dẫn vào sa mạc mà nói với ḷng của (họ)..., cưới lấy (họ)" (bài đọc 1 năm B). Ngoài ra, v́ được "chàng rể ở với" (Phúc Âm năm B), họ "biết rằng lao nhọc của (ḿnh) không hư luống khi nó được thực hiện trong Chúa" (bài đọc 2 năm C).

 

            Lạy Chúa là Cha chúng con ở trên trời, "Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót" (đáp ca năm B), "Đấng đă ban cho (chúng con) chiến thắng nhờ Đức Giêsu Kitô" (bài đọc 2 năm C), "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" của Chúa - Xin cho chúng con biết luôn luôn biết chế ngự "nọc của sự chết là tội lỗi" (bài đọc 2 năm C) để được "nghỉ yên nơi một ḿnh Chúa" (đáp ca năm A). Ôi, "Lạy Chúa, thiện hảo thay việc khen ngợi Chúa" (đáp ca năm C).

 

 

Chúa Nhật 9 Thường Niên

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        "Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người: 'Không có một người nào kêu lên: Lạy Chúa, lạy Chúa, được vào nước Thiên Chúa cả, mà chỉ là người thực hiện ư Cha Thày ở trên trời thôi... Ai nghe những lời của Thày mà đem ra thực hành th́ giống như người khôn ngoan xây nhà ḿnh trên đá...'": "Moisen nói với dân chúng: 'Hăy giữ những lời của tôi đây trong tâm khảm và trong linh hồn của các người... Hôm nay đây tôi đặt trước mặt các người cả phúc lẫn họa: Phúc cho việc tuân hành các giới răn của Chúa là Thiên Chúa các người' họa là khi các người... theo các vị thần mà các người không biết'" - "Lạy Chúa, xin Chúa trở thành núi đá cho tôi trú ẩn"'  "Giờ đây sự công chính của Thiên Chúa đă được tỏ hiện không dính dáng ǵ đến lề luật... một sự công chính của Thiên Chúa thực hiện cho tất cả những ai nhờ đức tin chấp nhận Chúa Giêsu Kitô... V́ chúng tôi chủ trương là con người được công chính nhờ đức tin, không liên hệ ǵ đến việc tuân giữ lề luật". 

 

B.        "Đoạn Người nói với họ (những người Pharisiêu): 'Ngày hưu lễ được lập ra cho con người, chứ không phải con người cho ngày hưu lễ. Đó là lư do Con Người là chúa của cả ngày hưu lễ'": "Hăy cẩn thận giữ cho thánh hảo ngày hưu lễ như Chúa, Thiên Chúa của các người, truyền cho các người... Nô lệ nam nữ của các người cũng nghỉ như các người. V́, hăy nhớ lại mà xem, cả các người cũng đă làm nô lệ ở nước Ai Cập, và Chúa là Thiên Chúa các người đă mạnh tay và thẳng tay mang các người ra đi. Đó là lư do tại sao Chúa là Thiên Chúa các người đă truyền cho các người tuân giữ ngày hưu lễ" - "Hăy reo mừng Thiên Chúa là Đấng phù trợ chúng ta"' "Thiên Chúa, Đấng phán: 'Ánh sáng từ tối tăm hăy tỏ rạng', đă chiếu soi vào tâm hồn của chúng ta, để chúng ta cũng có thể làm cho vinh quang của Thiên Chúa sáng tỏ trên dung nhan của Chúa Kitô được nhận biết... Trong khi chúng ta sống, v́ Chúa Giêsu, chúng ta liên lỉ bị trao vào tay sự chết, để sự sống của Chúa Giêsu được tỏ hiện nơi xác thịt hư vong của chúng ta".

 

C.        "Khi Chúa Giêsu hoàn tất bài thuyết giảng của Người cho dân chúng nghe th́ Người vào thành Caphanaum... Chúa Giêsu lấy làm lạ khi nghe như thế (lời của một đại đội trưởng xin Chúa chữa cho người đầy tớ của ḿnh bị bệnh gần chết), đoạn Người quay về phía đám đông đang theo Người mà nói: 'Ta nói cho các người nghe, Ta chưa hề thấy một đức tin mạnh như thế nơi con cái -ch-Diên'": "Salômôn cầu nguyện trong đền thờ mà rằng: '... Xin hăy làm cho người ngoại bang tất cả những ǵ họ xin Chúa, để tất cả mọi dân tộc trên thế gian  nhận biết danh Chúa, biết kính sợ Chúa như dân -ch-Diên của Chúa" - "Hăy đi rao giảng tin mừng khắp thế gian"' "Tôi xin lập lại điều tôi vừa nói: nếu bất cứ ai giảng dậy một phúc âm nào cho anh em khác với phúc âm mà anh em đă lănh nhận th́ khốn cho kẻ ấy!".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" là "ánh sáng thật" tiếp tục tỏ ḿnh ra qua lời giảng dạy của Người.

 

Theo ư nghĩa của Phụng Vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ 7 Thường Niên, th́ lời giảng dạy của "Người Con duy nhất" hướng ḷng các môn đệ về tha nhân là thành phần được Chúa xức dầu, đối tượng mà các ngài "là ánh sáng thế gian", phản ảnh "Con Người có quyền tha tội trên thế gian này", cần phải soi chiếu tới.

 

Theo ư nghĩa của Phụng Vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ 8 Thường Niên, th́ lời giảng dạy của  "Người Con duy nhất" lại hướng ḷng các môn đệ về chính Thiên Chúa là Đấng luôn thương yêu ở với các ngài trong Con của ḿnh, "chàng rể đang ở với" các ngài, Người Con mà các ngài "là ánh sáng thế gian" phải kết hợp mới có khả năng làm tông đồ.

Theo ư nghĩa của Phụng Vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ 9 Thường Niên này, cũng là Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, th́ lời giảng dạy của "Người Con duy nhất" hướng ḷng của các môn đệ về chính bản thân các ngài "là ánh sáng thế gian", để lời giảng dạy của "Con Người là chúa của cả ngày hưu lễ" (Phúc Âm năm B), một khi được đâm rễ sâu "trong tâm khảm và trong linh hồn của các (ngài)" (bài đọc 1 năm A), các ngài mới "có thể làm cho vinh quang của Thiên Chúa sáng tỏ trên dung nhan của Chúa Kitô được nhận biết" (bài đọc 2 năm B).

 

Tuy nhiên, không phải là tự việc "nghe những lời của Thày mà đem ra thực hành" (Phúc Âm năm A), hay việc "tuân giữ ngày hưu lễ (như) Thiên Chúa đă truyền" (bài đọc 1 năm B), hoặc "việc tuân hành các giới răn của Chúa là Thiên Chúa" (bài đọc 1 năm A), làm cho con người nên công chính. Trái lại, "con người được công chính nhờ đức tin, không liên hệ ǵ đến việc tuân giữ lề luật" (bài đọc 2 năm A).

 

Thật vậy, v́ "sự công chính của Thiên Chúa đă được tỏ hiện không dính dáng ǵ đến lề luật" (bài đọc 2 năm A) như thế mà "không có một người nào kêu lên: 'Lạy Chúa, lạy Chúa, được vào nước Thiên Chúa cả, mà chỉ là người thực hiện ư Cha Thày ở trên trời thôi" (Phúc Âm năm A). Chính ư muốn của Thiên Chúa, được mạc khải qua lời của Ngài, mới thực sự là nguyên lư công chính hóa con người, "một sự công chính của Thiên Chúa thực hiện cho tất cả những ai nhờ đức tin chấp nhận Chúa Giêsu Kitô" (bài đọc 2 năm A), như trường hợp của viên đại đội trưởng được Chúa Giêsu tuyên dương: "Ta chưa hề thấy một đức tin mạnh như thế nơi con cái -ch-Diên" (Phúc Âm năm C). Đúng là "con người được công chính nhờ đức tin" (bài đọc 2 năm B), tức là hoàn toàn nhờ ân sủng của Thiên Chúa, mà "tất cả mọi dân tộc trên thế gian nhận biết danh Chúa, biết kính sợ Chúa như dân -ch-Diên của Chúa" (bài đọc 1 năm C).

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, trong "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư", như "núi đá cho (chúng con) trú ẩn" (đáp ca năm A), chúng con đă được công chính hóa, nên chúng con "reo mừng (Cha) là Đấng phù trợ chúng (con)" (đáp ca năm B) - Xin Cha cho chúng con biết "rao giảng tin mừng khắp thế gian" (đáp ca năm C), bằng cách, "trong khi chúng (con) sống, v́ Chúa Giêsu, chúng (con) liên lỉ bị trao vào tay sự chết, để sự sống của Chúa Giêsu được tỏ hiện nơi xác thịt hư vong của chúng (con)" (bài đọc 2 năm B), nhờ đó, chúng con luôn luôn trung thành "giảng dậy một phúc âm... mà (chúng con) đă lănh nhận" (bài đọc 2 năm C).

 

Biệt chú: Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, sau lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa, thường được bắt đầu từ tuần thứ 10, trừ năm 1989 của Chu Kỳ Phụng Vụ C, từ tuần thứ 9, trùng với tuần cuối cùng của Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh. Tuy nhiên, trong Chúa Nhật 9 có thể trùng hợp này, ư nghĩa Phụng Vụ Lời Chúa cũng hướng đến việc làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh, trọng tâm của toàn Phụng Niên, như đoạn kết của lời nguyện trong phần "cảm nghiệm Lời Chúa là Sự Sống" trên đây chứng thực.

 

Hiện Thực Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh

 

Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh là thời điểm Giáo Hội cử hành Phụng Vụ để tưởng niệm biến cố "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta, chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" (Phúc Âm Lễ Ban Ngày Giáng Sinh).

 

Phần Chúa Giêsu, tuy đă về trời, nhưng "luôn ở lại với (Giáo Hội) cho đến tận thế" (Mt.28:20). Do đó, qua Phụng Vụ của Giáo Hội trong Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" là "ánh sáng thật đă đến trong thế gian để chiếu soi tất cả mọi người" (Phúc Âm Lễ Ban Ngày Giáng Sinh), nhất là thành phần các môn đệ của Người, "một thành xây trên núi không thể ẩn khuất" (Phúc Âm Chúa Nhật 5 Thường Niên năm A), để các ngài có thể thực sự trở thành "ánh sáng thế gian" (Phúc Âm Chúa Nhật 5 Thường Niên năm A), nhờ đó, "làm cho vinh quang của Thiên Chúa sáng tỏ trên dung nhan của Chúa Kitô được nhận biết" (bài đọc 2 Chúa Nhật 9 Thường Niên năm B).

 

C̣n đối với mỗi Kitô hữu, thành phần "được công chính nhờ đức tin... chấp nhận Chúa Giêsu Kitô" (bài đọc 2 Chúa Nhật 9 Thường Niên năm A), th́ chung Phụng Niên và riêng mỗi Mùa Phụng Vụ chính là thời gian "ơn cứu độ gần hơn lúc mới chấp nhận đức tin" (bài đọc 2 Chúa Nhật 1 Mùa Vọng năm A), tức gần họ hơn lúc họ mới lănh nhận Bí Tích Rửa Tội.

 

Thế nhưng, người Kitô hữu cần phải tránh khỏi t́nh trạng đáng tiếc là "có một Đấng ở giữa qúi vị mà qúi vị không biết" (Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Vọng năm B).  Ngược lại, họ c̣n cần phải làm sao để thực sự cảm nghiệm "thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa" (Phúc Âm Chúa Nhật 2 Mùa Vọng năm C), được tỏ ra nơi "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", qua việc Giáo Hội tưởng niệm "vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" trong Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh này.

 

"Được rửa để làm nên một thân thể... là thân thể của Chúa Kitô" (bài đọc 2 Chúa Nhật 3 Thường Niên năm C), Kitô hữu được sống động bởi và phát triển trong sự sống của Chúa Kitô là Đầu, nhờ đó, họ có thể và có trách nhiệm "rao giảng tin mừng khắp thế gian" (đáp ca Chúa Nhật 9 Thường Niên năm C), tin mừng đó không là ǵ khác hơn chính sự sống của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Trên thực tế, mỗi một cũng như toàn thể Kitô hữu, ở trong mọi hoàn cảnh, sống trong mọi ơn gọi, lúc nào cũng có thể rao giảng tin mừng sự sống này "khi (họ) sống, (mà) v́ Chúa Giêsu, (họ) liên lỉ bị trao vào tay sự chết, để sự sống của Chúa Giêsu được tỏ hiện nơi xác thịt hư vong của (họ)" (bài đọc 2 Chúa Nhật 9 Thường Niên năm B).