9- Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 

Nguyên Lư Sự Sống

 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh

 

Lễ Vọng

            "Vào ngày cuối cùng cũng là ngày trọng đại nhất của mùa lễ, Chúa Giêsu đứng dậy kêu lên: 'Nếu ai khát, hăy đến với Ta' ai tin vào Ta th́ hăy uống. Thánh Kinh có lời chép: Từ trong họ sẽ tuôn ra những con sông chảy nước sự sống'. (Ở đây Người nói về Thần Linh là Đấng mà những ai tin Người sẽ lănh nhận. Dĩ nhiên, v́ Chúa Giêsu chưa được tôn vinh nên cũng chưa có Thần Linh)": "Bấy giờ, cả thế giới nói cùng một ngôn ngữ, sử dụng những từ ngữ giống nhau... Họ nói: 'Nào, chúng ta hăy tự xây nên một đô thị và một tháp canh có đỉnh cao ngất tầng trời, để lưu danh của chúng ta' bằng không, chúng ta sẽ bị tản mác khắp thế giới'... Đó là lư do nó được gọi là tháp Babel, v́ Chúa đă làm cho tiếng nói của cả thế giới bị lẫn lộn ở nơi đây. Chính từ chỗ này mà Ngài đă phân tán họ rải rắc khắp trái đất" (có thể đọc bài Cựu Ước 1 này, hay đọc 1 trong 3 bài Cựu Ước sau đây)' "Moisen lên núi gặp Thiên Chúa. Bấy giờ Chúa gọi ông mà phán: Vậy ngươi sẽ nói với nhà Giacóp' nói với các người -ch Diên là... nếu các người lắng nghe tiếng của Ta và giữ giao ước của Ta, các người sẽ là gia sản đặc biệt của Ta, qúi hơn tất cả mọi dân tộc khác, cho dù tất cả trái đất là của Ta. Đối với Ta, các người sẽ là một vương quốc tư tế, một dân tộc thánh hảo'... Vào ngày thứ ba... Núi Sinai hoàn toàn bị khói bao phủ, v́ Chúa ở trong lửa mà xuống núi... Khi Chúa xuống đỉnh Núi Sinai, Ngài triệu Moisen lên đỉnh núi" (bài đọc 2)' "Bàn tay Chúa đến trên tôi, Ngài dẫn tôi đi theo thần trí của Chúa, và đặt tôi ở giữa một đồng bằng đầy những khúc xương. Ngài làm cho tôi bước đi ở giữa khắp các khúc xương, để tôi thấy chúng nhiều như thế nào trên cánh đồng bằng! Chúng khô cứng thế nào nữa! Ngài hỏi tôi: 'Hỡi con người, có thể nào những khúc xương này sống lại không?'... Đoạn Ngài nói cùng tôi: Hăy nói tiên tri trên những khúc xương này, mà phán với chúng rằng: Những khúc xương khô ơi, hăy nghe lời Chúa!.. Này! Ta sẽ mang lại cho các ngươi thần trí để các ngươi hồi sinh... Chúa là Thiên Chúa phán: Hăy nói tiên tri với thần trí mà phán với thần trí rằng: Hỡi thần trí, từ bốn hướng gió hăy đến mà thổi vào những kẻ bị sát hại này để chúng được hồi sinh. Tôi nói tiên tri như Ngài bảo tôi, và thần trí nhập vào chúng' chúng sống động và thẳng đứng, như một đạo quân hùng hậu. Đoạn Ngài nói với tôi: 'Con người ơi, những khúc xương này là toàn thể nhà -ch Diên!... Vậy Chúa là Thiên Chúa phán: Ôi dân của Ta, Ta sẽ mở cửa mồ của các ngươi, làm cho các người từ đó mà chỗi dậy... Ta sẽ đặt thần trí của Ta nơi các ngươi để các ngươi được sống, và Ta sẽ định cư các ngươi trên mảnh đất của các ngươi' như thế, các ngươi sẽ biết rằng Ta là Chúa" (bài đọc 3)' "Vậy Chúa phán: 'Ta sẽ đổ thần trí Ta trên cả nhân loại... Và Ta sẽ thực hiện những sự lạ trên các tầng trời và trên mặt đất... Đoạn ai kêu cầu danh Chúa sẽ được giải cứu" (bài đọc 4) - "Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất"' "Chúng ta biết rằng tất cả mọi tạo vật quằn quại và ở trong thương đau cho đến nay. Chẳng những thế, ngay cả chúng ta, mặc dầu như những hoa trái đầu tiên đă có Thần Linh, cũng rên xiết tâm can trong khi chúng ta đang đợi chờ việc cứu chuộc của thân xác chúng ta... Trong nỗi yếu hèn của ḿnh, v́ chúng ta không biết cầu nguyện làm sao cho phải, Thần Linh c̣n hộ giúp chúng ta nữa' chính Thần Linh gợi lên cho chúng ta những lời than không lời nào tả được... V́ Thần Linh cầu bầu cho các thánh theo đúng như chính ư muốn của Thiên Chúa".

 

Lễ Chính Ngày

            "Vào tối ngày thứ nhất trong tuần, dù các môn đệ, v́ sợ những người Do Thái, đă khóa các cửa nẻo nơi các vị ở, Chúa Giêsu cũng đến đứng trước các vị. Người phán: 'Bằng an cho các con'. Khi phán điều này, Người giơ cho các vị xem hai bàn tay của Người và cạnh sườn của Người. Các môn đệ hớn hở khi thấy Chúa. Người lại phán: 'B́nh an cho các con. Như Cha đă sai Thày, Thày cũng sai các con'. Thế rồi Người thở hơi trên các vị mà phán: 'Các con hăy nhận lấy Thánh Linh.  Một khi các con tha tội lỗi cho con người th́ họ được tha tội'  bằng các con cầm buộc tội lỗi th́ tội lỗi liền bị cầm buộc'": "Đến ngày Lễ Ngũ Tuần, anh em tụ họp lại một chỗ. Th́nh ĺnh từ trên bầu trời xẩy ra một tiếng động mọi người nghe thấy như một cơn gió đẩy mạnh lùa vào khắp nhà nơi họ ngồi. Có những lưỡi như lửa xuất hiện phân tán đến đậu trên từng người. Tất cả được đầy Thánh Linh. Họ bắt đầu diễn đạt bằng những tiếng lạ, và hiên ngang loan báo như Thần Linh thúc đẩy họ. Vào lúc ấy, ở Gia-Liêm có những người Do Thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm trời. Những người này nghe thấy tiếng vang và tụ họp lại thành một đám đông lớn. Họ lạ lùng bỡ ngỡ v́ mỗi người đều nghe thấy các vị này nói theo ngôn ngữ của họ" - "Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất"' "Không ai có thể nói: 'Giêsu là Chúa mà lại không ở trong Thánh Linh'. Có nhiều tặng ân khác nhau nhưng cùng một Thần Linh' có nhiều sứ vụ khác nhau song cùng một Chúa' có nhiều công việc khác nhau song cùng một Thiên Chúa là Đấng hoàn tất mọi sự trong mọi người. Sự biểu lộ của Thần Linh được ban cho từng người là để phục vụ công ích. Thân thể tuy là một mà lại có nhiều chi thể, nhưng tất cả mọi chi thể, tuy nhiều, song lại là một thân thể' đối với Đức Kitô cũng thế. Chính trong một Thần Linh mà tất cả chúng ta, dù Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đều được rửa để làm nên một thân thể. Tất cả chúng ta đă được ban cho để uống cùng một Thần Linh".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

Thánh Thần là Nguyên Lư Sự Sống. Đây là đề tài của Phụng Vụ Lời Chúa cho riêng Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Nếu Chúa Kitô "là Sự Sống Lại và là Sự Sống", đề tài của Đại Lễ Chúa Phục Sinh và Mùa Phục Sinh, th́ Chúa Thánh Thần đúng "là Đấng ban Sự Sống" (Kinh Tin Kính), nghĩa là Đấng ban Chúa Kitô cho nhân loại, hay là làm cho nhân loại nhận biết Chúa Kitô cũng vậy. Ở chỗ, như Chúa Kitô minh xác: "Khi Đấng An Ủi đến, đến từ Cha và chính Thày cũng từ Cha sai Ngài đến, là Thần Chân Lư, Ngài sẽ làm chứng về Thày" (Jn.15:26). Bằng cách nào? Chúa Giêsu cũng đă diễn giải thêm cho rơ ràng hơn qua Phúc Âm của Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi năm C: "Ngài sẽ nhận lănh từ Thày điều Ngài sẽ loan báo cho các con". Bởi thế, "Thày đi th́ tốt cho các con hơn nhiều. Nếu Thày không đi, Đấng An Ủi sẽ không bao giờ đến với các con, trong khi đó, nếu Thày đi, Thày sẽ sai Ngài đến với các con" (Jn.16:7). Do đó, trước khi về trời, qua Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên năm C, Người c̣n dặn ḍ các tông đồ rằng: "Các con hăy ở lại đây trong thành (Gia-Liêm) cho đến khi các con được mặc lấy quyền lực từ trên cao".

"Các con được mặc lấy quyền lực từ trên cao" từ đâu và để làm ǵ? Nếu không phải, như Người đă minh định với các tông đồ, qua bài đọc 1 Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên: "Các con sẽ nhận được quyền lực khi Thánh Thần xuống trên các con' rồi các con phải làm chứng nhân cho Thày ở Gia-Liêm... cho đến tận cùng trái đất nữa". Tại sao thế? Nếu không phải "bởi v́ các con đă ở với Thày ngay từ ban đầu" (Jn.15:27). Như vậy, "Chúa Thánh Thần là Đấng ban Sự Sống" nhờ  các "tặng ân" (bài đọc Tân Ước 2 Lễ Chính Ngày) mà Ngài ban cho Giáo Hội Chúa Kitô như tác nhân duy nhất của Ngài, được thể hiện qua các "sứ vụ" (bài đọc Tân Ước 2 Lễ Chính Ngày) mà các thừa tác viên thánh chức thi hành linh quyền Chúa Kitô ban cho, cũng như qua  các "công việc" (bài đọc Tân Ước 2 Lễ Chính Ngày) mà các vị tông đồ thực hiện theo tinh thần Chúa Kitô.

 

Như thế, một linh hồn được tái sinh trong Chúa Kitô, hay nói ngược lại, "Chúa Kitô: Sự Sống Tái Sinh" (chủ đề của toàn Mùa Phục Sinh Hậu Phục Sinh này) nơi các linh hồn tin vào Người, th́ chẳng khác ǵ "từ trong họ sẽ tuôn ra những con sông chảy nước sự sống", đó là "Thần Linh là Đấng mà những ai tin Người sẽ lănh nhận" (Phúc Âm Lễ Vọng) sau khi người từ trong kẻ chết sống lại, tức là sau khi Người "được tôn vinh" (Phúc Âm Lễ Vọng).

 

Thật vậy, v́ nguyên tội, con người đă phải chết, một biểu hiệu cho t́nh trạng phân rẽ nơi con người. Trước hết, t́nh trạng phân rẽ nơi chính bản tính nhân loại, khi linh hồn ĺa thân xác, một t́nh trạng chết về thể lư, được tiêu biểu nơi h́nh ảnh "những khúc xương... khô" (bài đọc Cựu Ước 3 Lễ Vọng). Sau nữa là t́nh trạng phân rẽ nơi thân phận con người, một t́nh trạng bất an, được bộc lộ qua tâm trạng "rên xiết tâm can" (bài đọc Tân Ước Lễ Vọng). Sau hết là t́nh trạng phân rẽ nơi cộng đồng con người, một t́nh trạng bất ḥa, được tiêu biểu nơi biến cố "Tháp Babel... Chính từ chỗ này mà Ngài (Thiên Chúa) đă phân tán họ rải rác khắp trái đất" (bài đọc Cựu Ước 1 Lễ Vọng).

 

"Thế rồi Người thở hơi trên các vị" (Phúc Âm Lễ Chính Ngày), đó là các vị tông đồ, một nhóm người đại diện cho riêng Giáo Hội và cho chung loài người, nhóm người chẳng những đă nhận được "Thánh Linh" (Phúc Âm Lễ Chính Ngày), mà c̣n "nhận được quyền lực từ trên cao" (Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên năm C) nữa, khi mà "th́nh ĺnh từ trên bầu trời xẩy ra một tiếng động mọi người nghe thấy như một cơn gió đẩy mạnh lùa vào khắp nhà nơi họ ngồi. Có những lưỡi như lửa xuất hiện phân tán đến đậu trên từng người. Tất cả được đầy Thánh Linh" (bài đọc Tân ước 1 Lễ Chính Ngày).

 

Từ bấy giờ, nhờ các vị này, như Thiên Chúa đă nhờ 'zêkiên "nói tiên tri trên những khúc xương (cũng như) với thần trí" (bài đọc Cựu Ước 3 Lễ Vọng), "họ bắt đầu diễn đạt bằng những tiếng lạ, và hiên ngang loan báo như Thần Linh thúc đẩy họ" (bài đọc Tân Ước 1 Lễ Chính Ngày), con người như "những kẻ bị sát hại" (bài đọc Cựu Ước 3 Lễ Vọng), nói chung, mới có thể "hồi sinh... sống động và thẳng đứng, như một đạo quân hùng hậu" (bài đọc Cựu Ước 3 Lễ Vọng). Trước hết, về thân phận, con người "hồi sinh" lấy lại bằng an khi "được tha tội" (Phúc Âm Lễ Chính Ngày)' sau nữa, về bản tính, con người "sống động" mới có thể "đợi chờ việc cứu chuộc của thân xác" (bài đọc Tân Ước Lễ Vọng)' và sau hết, về phương diện cộng đồng, con người "thằng đứng" mới có thể tự nhủ "tất cả chúng ta, dù Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đều được rửa để làm nên một thân thể" (bài đọc Tân ước 2 Lễ Chính Ngày). Một khi "mối hiệp nhất của họ được nên trọn" (Phúc Âm Chúa Nhật 7 Mùa Phục Sinh năm C) nhờ "làm nên một thân thể" như thế, con người cũng mới có thể hiểu được mọi người và làm cho mọi người hiểu được ḿnh, như đă xẩy ra trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, khi mà, "vào lúc ấy, ở Gia-Liêm có những người Do Thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm trời. Những người này nghe thấy tiếng vang và tụ họp lại thành một đám đông lớn. Họ lạ lùng bỡ ngỡ v́ mỗi người đều nghe thấy  các vị này nói theo ngôn ngữ của họ" (bài đọc Tân Ước 1 Lễ Chính Ngày).

 

            Lạy Chúa là Cha chúng con ở trên trời, "xin sai Thánh Thần Chúa đến và xin canh tân bộ mặt trái đất" (đáp ca Lễ Vọng), để "hoàn tất lời hứa của Cha" (bài đọc 1 Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên), đó là "Ta sẽ đổ thần trí Ta trên cả nhân loại... Và Ta sẽ thực hiện những sự lạ trên các tầng trời và trên mặt đất... Đoạn ai kêu cầu danh Chúa sẽ được giải cứu" (bài đọc Cựu Ước 4 Lễ Vọng). Xưa kia, "Núi Sinai hoàn toàn bị khói bao phủ, v́ Chúa ở trong lửa mà xuống núi... Khi Chúa xuống đỉnh Núi Sinai, Ngài triệu Moisen lên đỉnh núi" (bài đọc Cựu Ước 2 Lễ Vọng) thế nào, th́ nay, qua Bí Tích Rửa Tội, chúng con đă được Chúa "kêu gọi từ tối tăm vào ánh sáng diệu kỳ" (bài đọc 2 Chúa Nhật 5 Mùa Phục Sinh năm A), được trở nên "những hoa trái đầu tiên đă có Thần Linh" (bài đọc Tân Ước Lễ Vọng), và "đă được ở trong Thánh Linh" (bài đọc Tân Ước 2 Lễ Chính Ngày), nhờ đó, chúng con mới "có thể nói: Giêsu là Chúa" (bài đọc Tân Ước 2 Lễ Chính Ngày), và mới "biết cầu nguyện làm sao cho phải, (bởi v́) chính Thần Linh gợi lên cho chúng (con) những lời than không lời nào tả được... V́ Thần Linh (là Đấng) cầu bầu cho các thánh theo đúng như chính ư muốn của Chúa" (bài đọc Tân Ước Lễ Vọng). Bởi thế, ôi "lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất" (đáp ca Lễ Chính Ngày).