Tổng Kết
Tin Mừng
Sự Sống
Lệnh
Truyền Phục Sinh
"Thiên Chúa
muốn tất cả mọi người được cứu
rỗi và nhận biết chân lư" (1Tm.2:4). Để
thực hiện ư định này, "Thiên Chúa đă yêu
thế gian đến ban Con Một ḿnh, để ai tin vào
Con sẽ không bị chết song được sống đời
đời" (Jn.3:16). Và "Đức Kitô, Con Thiên Chúa
hằng sống đă đến trong thế gian"
(Mt.16:16+Jn11:27) "để làm theo ư Đấng đă
sai" (Jn.6:38), bằng việc "hiến mạng
sống ḿnh làm giá chuộc cho tất cả mọi người"
(1Tm.2:6).
Thế nhưng,
khi c̣n sống trong thân xác, tức c̣n ở trong thế gian,
bị giới hạn trong không gian là nước Do Thái, cũng
như trong thời gian là 33 năm, Đức Kitô, con người
lịch sử ấy, như chính Người đă
khẳng định, là "Ta chỉ được sai đến
với chiên lạc của nhà -ch-Diên mà thôi" (Mt.15:24). Cũng
trong khung cảnh lịch sử của ḿnh này, Đức
Kitô chỉ chọn 12 Tông Đồ trong dân Do Thái, và sai 12 Vị
đi rao giảng cho dân Do Thái mà thôi: "Các con đừng đến
lănh địa của dân ngoại hay vào thành của người
Samaritanô, mà hăy đến với chiên lạc của nhà
-ch-Diên th́ hơn" (Mt.10:5-6). Do đó, dân Do Thái mới được
Đức Kitô xác nhận là nơi "bắt nguồn việc
cứu rỗi" (Jn.4:22), và công cuộc loan truyền ơn
cứu rỗi cũng phải được "bắt đầu
từ Gia-Liêm" (Lk.24:47).
Đúng thế,
ngay sau khi phục sinh từ trong kẻ chết, Đức
Kitô, con người lịch sử ấy, con người
"có xương có thịt" ấy (Lk.24:39), không chỉ
là, đúng hơn, không c̣n là con người Do Thái "theo
lề luật" (Gal.4:4), theo gia phả của ḿnh
nữa (x.Mt.1:1-16' Lk.3:23-38), mà chính là "Chúa và Thiên Chúa"
(Jn.20:28), "là sự sống lại và là sự
sống" (Jn.11:25) "của mọi dân tộc"
(Mt.28:19) và "cho mọi dân tộc" (Lk.24:47).
Tuy nhiên, Phúc Âm
theo thánh Marcô thuật lại Lệnh Truyền Phục Sinh
của Chúa Kitô th́ đối tượng nhận lănh Tin Mừng
Phục Sinh không phải chỉ có "mọi dân tộc"
mà c̣n là "mọi tạo vật" nữa: "Các con
hăy đi khắp thế gian công bố tin mừng cho mọi
tạo vật" (Mk.16:15).
Nếu hiểu
theo ư nghĩa của từ ngữ, th́ "mọi tạo
vật" đây sẽ bao gồm cả loài vô h́nh, như
thần thiêng hay ma qủi, lẫn loài hữu h́nh, như
nhân vật (con người), động vật (cầm thú),
thực vật (cỏ cây) và khoáng vật (đất đá).
Nghĩa là bao gồm mọi sự Thiên Chúa đă dựng
nên từ ban đầu "và Ngài thấy mọi sự
rất tốt lành" (Gn 1:31), song "toàn thể tạo
vật đang ngong ngóng chờ đợi sự tỏ hiện
của con cái Thiên Chúa, (v́) tạo vật đă phải chịu
đựng sự hư hoại ngoài ư muốn của ḿnh"
(Rm.8:19-20). V́ khung cảnh để "công bố tin mừng",
theo Lệnh Truyền Phục Sinh của Chúa Kitô trên đây,
chỉ giới hạn ở "khắp thế gian",
do đó, đối tượng mà Tin Mừng Phục Sinh
nhắm tới không được hiểu là bao gồm
cả các thần lành trên trời, cho bằng vào thành
phần thần dữ đă "bị hất nhào
xuống đất" (Rev.12:9), và "đang lang thang
lẩn quẩn trên mặt đất" (Jb 1:7,2:2) thôi. Như
thế, làm thế nào để các vị thừa sai của
Tin Mừng Phục Sinh có thể "loan truyền Tin Mừng"
này cho thành phần qủi ma vô h́nh, và nhất là cho những
loài vô tri thức, như con vật, cỏ cây, gỗ đá
v.v.?
Thật ra,
vấn nạn có vẻ mầu nhiệm này đă nằm
ngay trong ư nghĩa của Tin Mừng Phục Sinh và trong
thẩm quyền của vị thừa sai.
Tin Mừng Phục
Sinh
"Tin Mừng
Phục Sinh" ở đây là ǵ, nếu không phải là Tin
Mừng Đức Kitô đă phục sinh: "Các người
t́m Giêsu Nazarét bị đóng đanh. Người đă
sống lại rồi' không c̣n ở đây nữa"
(Mk.16:6). Lời tuyên bố và loan báo Tin Mừng Phục Sinh
này phát ra từ cửa miệng của "một thanh niên
mặc áo trắng ngồi bên phải ngôi mộ"
(Mk.16:5). Mà theo Phúc Âm của thánh Mathêu, th́ vị "thanh
niên" ấy là một "thiên thần" (Mt.28:5).
Phải, nếu
các thần trời đă "loan báo cho các người (mục
đồng) một tin mừng rất vui cho cả toàn dân
nữa. V́ hôm nay, trong thành Đavít, một Đấng Cứu
Tinh đă giáng sinh cho các người, Ngài là Đức Kitô
và là Chúa" (Lk.2:10-11), th́ cũng chính các thiên thần đă
loan Tin Mừng Phục Sinh cho loài người. Đây c̣n là
lư do loài người không công bố và loan báo Tin Mừng Phục
Sinh cho các thần trời, tuy các ngài cũng là một loài
trong "mọi tạo vật".
Như thế,
nếu căn cứ vào nội dung của những lời
thiên thần loan báo Tin Mừng, th́ Tin Mừng Giáng Sinh là Tin
Mừng "Đấng Cứu Tinh đă giáng sinh", và
Tin Mừng Phục Sinh là Tin Mừng "Người đă
sống lại rồi". Hai Tin Mừng này, (đúng hơn
chỉ có một Tin Mừng về Đức Kitô), "Đấng
Cứu Tinh đă giáng sinh" và "Người đă
sống lại rồi" lại được loan báo
cho loài người. Để làm ǵ? Nếu không phải để
loài Thiên Chúa đă trao quyền "làm chủ trái đất"
(Gn.1:28) loan báo cho "mọi tạo vật". Tại
Manila, Phi Luật Tân, ngày 14-1-1995, Đức Thánh Cha
Gioan-Phaolô II đă nói với Giới Trẻ Thế Giới
về khía cạnh của vai tṛ Tin Mừng Phục Sinh này
như sau: "Cuộc phục sinh của Chúa Giêsu Kitô là ch́a
khóa mở lịch sử thế giới, lịch sử của
toàn thể tạo vật, và đặc biệt là ch́a khóa mở
lịch sử loài người" (The Pope Speaks, Vol.40,
5-6/1995, pg 164).
Đúng thế,
"Người đă sống lại rồi" là Tin Mừng
Phục Sinh đối với loài người và cho loài người
trước tiên. Bởi v́, "nếu kẻ chết không
sống lại th́ Đức Kitô cũng không sống
lại" (1Cor.15:16). Cũng trong bài giảng cho Đại
Hội Giới Trẻ Thế Giới trên đây, Đức
Thánh Cha Gioan-Phaolô II nói tiếp đến ư nghĩa và tác dụng
của Tin Mừng Phục Sinh thế này: "Con người
cũng như toàn thể tạo vật bị lụy thuộc
luật sự chết... Thế nhưng, v́ việc Chúa Kitô
đă thực hiện, luật này đă phải qụi lụy
vào một luật khác - luật sự sống. V́ cuộc phục
sinh của Chúa Kitô, con người không c̣n hiện hữu để
mà chết nữa, họ hiện hữu để sống
sự sống được tỏ hiện nơi chúng
ta" (cùng nguồn trích dẫn). Trong lời nguyện
kết thúc Kinh Ban Mai của Ngày Thứ Năm, tuần thứ
tư Phục Sinh, Giáo Hội cũng hết sức hân hoan
xác nhận: "Lạy Cha, trong việc phục hồi
bản tính nhân loại, Cha đă ban cho chúng con một
phẩm vị c̣n cao cả hơn là chúng con đă có từ đầu..."
(Christian Prayer, Catholic Book Publishing, New York, 1985, large type edition,
pg 512).
Ngoài ra, theo
bản án nguyên tội, chẳng những riêng loài người
đă chủ động phạm tội và đă lănh đủ
án phạt cho ḿnh, mà cả "mọi tạo vật"
nữa, loài thuần thể vô linh cũng bị phạt lây
(x.Rm.8:20) và loài thuần thiêng ma qủi bị phạt chung
(x.Gn.3:14). Thế nên, "Người đă sống lại
rồi" c̣n là Tin Mừng đối với "mọi
tạo vật" và cho "mọi tạo vật". Tuy
nhiên, với riêng loài thần thiêng ma qủi th́ việc
"Người đă sống lại rồi" không
phải là một Tin Mừng, mà là một tin dữ, một
hung tin, một ai tín. Điển h́nh cho sự kiện này là
t́nh trạng hoảng hốt và sợ hăi của đám lính
canh mồ Chúa, cũng như của chính các thượng
tế và kỳ lăo là thành phần bán tín bán nghi về lời
Chúa Giêsu nói liên quan đến việc xác Người
sẽ sống lại (x.Mt.27:63-64). Sau khi biến cố Phục
Sinh xẩy ra, họ đă t́m cách che đậy sự
thật, đả phá Tin Mừng bằng cách tung tin sai, tin
bậy, tin vịt (x.Mt.28:11-15). Như thế "Phản
Kitô", đúng như thư thứ hai của thánh Gioan câu
7 đă chỉ tên vạch mặt, chính là "những người
không công nhận Đức Giêsu Kitô đến trong xác thịt".
Thực tế đă
cho thấy, thành phần "Phản Kitô" tỏ ra vừa
sợ lại vừa hận "Đức Kitô đến
trong xác thịt" này. Bằng không, tại sao: lần thứ
nhất, khi "Đức Kitô giáng sinh... 'ở Bêlem xứ
Giađa'" (Mt.2:4,5), họ đă nhận biết Người
qua Thánh Kinh và chỉ cho "các chiêm tinh gia từ đông phương...
tới để triều bái Người" (Mt.2:1,2) mà chính
họ, qua chính quyền Do Thái lại đi lùng sát hại Người
(x.Mt.2:16-18), và lần thứ hai, khi "Người đă
sống lại rồi", đến phiên giáo quyền Do
Thái cũng không ăn ngon ngủ yên v́ Người?!?
Chính v́ Tin Mừng
Phục Sinh là một hung tin và ai tín cho thần dữ cũng
như kẻ dữ mà Tin Mừng Phục Sinh càng phải được
"loan báo cho mọi tạo vật", để ảnh
hưởng và mănh lực của Tin Mừng Phục Sinh,
phát xuất từ Đấng "được toàn
quyền trên trời dưới đất" (Mt.28:18), có
thể tàn phá vương quốc của Satan mà
"giải ḥa mọi sự dưới đất cũng
như trên trời" (Col.1:20). Thế nhưng,
"ảnh hưởng và mănh lực" của Đấng
"đă thắng thế gian" (Jn.16:33) lại
bắt nguồn từ Giáo Hội "là gịng dơi tư
tế vương giả" (1Pt.2:9).
Quyền Lực
Phục Sinh
Thật vậy,
chính v́ thành phần "tư tế vương
giả" này có sứ mệnh "loan báo tin mừng cho mọi
tạo vật" mà Chúa Kitô Phục Sinh mới thông ban
"Thánh Linh" (Jn.20:22) của Người và từ Người
cho. Để rồi, nhờ "Thánh Linh" như động
lực và bởi "Thánh Linh" như nguyên lư của
Sự Sống Thần Linh, Giáo Hội nói chung và các vị
thừa sai cho Tin Mừng Phục Sinh nói riêng, đă nhận
được chẳng những quyền "tư
tế" để thông ban sự sống đời đời,
qua việc "tha tội" (Jn.20:23), một thừa tác vụ
biểu hiệu cho việc thánh hóa, mà c̣n cả quyền
"vương giả" để chế ngự
sự chết, qua việc "khu trừ ma qủi"
nữa (Mk.16:17).
Nhờ việc
thi hành thừa tác vụ "tư tế" và tư cách
"vương giả" này nơi con người đă
được trao cho quyền "làm chủ trái đất",
Thiên Chúa "là Nguyên Ủy và là Cùng Đích" (Rev.21:6), Đấng
"từ ban đầu đă tạo dựng nên các
tầng trời và đất" (Gn.1:1) cũng sẽ
"canh tân lại tất cả mọi sự"
(Rev.21:5). Bởi v́, nếu "mọi tạo vật bị
lụy thuộc vào sự hư nát... quằn quại...
ngong ngóng chờ đợi cuộc tỏ hiện của
con cái Thiên Chúa" (Rm.8:20,22,19) thế nào, th́ khi con người
đă được Chúa Kitô Phục Sinh "kêu gọi từ
bóng tối ra ánh sáng diệu huyền" (1Pt.2:9) cũng
sẽ nhờ con người và với con người mà được
"thoát khỏi làm nô lệ cho sự hư nát và được
thông phần tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa"
như vậy (Rm.8:21).
Trên thực
tế và trong thực hành, với tư cách là "gịng dơi tư
tế vương giả" của ḿnh, thành phần tín
hữu giáo dân, (bao gồm cả các vị tư tế thừa
tác cũng có thân phận này trên căn bản Bí Tích Rửa
Tội), có hai cách để có thể "loan báo cho mọi
tạo vật" Tin Mừng Phục Sinh, đó là việc
Cử Hành Phụng Vụ (gồm Thánh Lễ và Các Bí Tích),
theo thừa tác vụ "tư tế" của ḿnh, cùng
với hay đi song song với việc Thánh Hóa Đời
Sống (bao gồm cả bản thân và "mọi tạo
vật"), theo tư cách "vương giả" của
ḿnh.
Cử Hành Phụng
Vụ
Trước
hết, "loan báo cho mọi tạo vật" Tin Mừng
Phục Sinh bằng việc Cử Hành Phụng Vụ, cách
riêng Cử Hành Thánh Lễ. Trong việc Cử Hành Phụng
Vụ Thánh Lễ, Giáo Hội, hợp với Đức Kitô
"là trưởng tử của mọi tạo
vật" (Col.1:18) đồng thời cũng "là trưởng
tử của kẻ chết" (Col.1:18), hiến dâng lên,
qua vị tư tế thừa tác, "Chúa là Chúa Tể càn
khôn... bánh là hoa mầu ruộng đất... (và) rượu
bởi cây nho" (lời nguyện dâng lễ). "Ruộng
đất" trong lời nguyện dâng lễ này không
phải là tiêu biểu cho chung loài khoáng vật hay sao? Và
"cây nho" ở đây cũng không phải là tiêu biểu
cho chung loài thực vật hay sao? Tuy nhiên, tự "ruộng
đất" và "cây nho" không thể nào sinh ra
"bánh" hay "rượu" được, để
có thể nhờ đó trở nên chính Ḿnh và Máu Thánh Chúa Kitô
bằng lời truyền phép, nếu không có bàn tay "lao công
của con người".
Như thế, nhờ
việc Cử Hành Phụng Vụ mà mọi sự con người
có ("sản phẩm") và mọi việc con người
làm ("lao công"), hiện thân nơi bánh và rượu, của
lễ của "mọi tạo vật", cả con người
cũng như thiên nhiên, được thần linh hóa bởi
Chúa Thánh Linh: "Lạy Chúa, Chúa thật là Đấng
Thánh, là nguồn mọi sự thánh thiện. V́ thế, chúng
tôi nài xin Chúa dùng ơn Thánh Thần Chúa thánh hóa lễ
vật này, để trở nên cho chúng tôi Ḿnh và Máu Đức
Giêsu Kitô, Chúa chúng tôi" (Kinh Nguyện Thánh Thể 2, theo
Sách Lễ Giáo Dân Việt Nam 1971).
Tuy nhiên, "để
xóa bỏ tội lỗi một lần cho tất cả mọi
người bằng hy tế của ḿnh" (Heb.26), Chúa Kitô
"đă vào cung thánh một lần vĩnh viễn"
(Heb.9:11), bởi thế, trong bữa tiệc ly, Người
đă truyền cho các môn đệ của Người:
"Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày" (Lk.22:19'
1Cor.11:24). Như thế, trong việc Cử Hành Phụng Vụ
Thánh Lễ, những ǵ con người có và con người
làm, hiện thân qua bánh với rượu, chẳng
những được thần linh hóa, mà cả đến
chính bản thân con người là "tư tế" cũng
được thần linh hóa nữa, khi chung Kitô hữu cùng
nhau cử hành "mầu nhiệm thánh" (lời kêu gọi
trong nghi thức sám hối đầu lễ), nhất là
riêng vị chủ tế khi cử hành "với tư
cách Chúa Kitô" ("in persona Christi").
Thánh Hóa Đời
Sống
Sau nữa,
"loan báo cho mọi tạo vật" Tin Mừng Phục
Sinh bằng việc Thánh Hóa Đời Sống. Việc
Thánh Hoá Đời Sống phải đi song song với việc
Cử Hành Phụng Vụ Thánh Lễ. Đúng hơn, nó vừa
là "sản phẩm" của Phụng Vụ Thánh Lễ
đồng thời cũng là "lao công" hướng
về Phụng Vụ Thánh Lễ, v́ "Hiến Tế
Tạ Ơn là nguồn mạch và là thượng đỉnh
của đời sống Kitô hữu" (hiến chế
Công Đồng Vaticanô II về Giáo Hội "Lumen
Gentium", đoạn 11).
Thật vậy,
"ĺa cây nho, cành nho không thể nào tự sinh hoa trái, th́ ngoài
Thày ra các con không thể sinh hoa trái" (Jn.15:4). Do đó,
tất cả mọi "hoa trái" phát sinh từ mỗi
một "cành nho" Kitô hữu đều do bởi
nhựa sống của "cây nho" Chúa Kitô, qua việc họ
Cử Hành Phụng Vụ Thánh Lễ và Các Bí Tích, nơi Người
thực sự "hiện diện" (hiến chế Công
Đồng Vaticanô II về Phụng Vụ Thánh
"Sacrosanctum Concilium", đoạn 7). "Bởi
thế, đối với các phần tử tín hữu dọn
ḿnh xứng đáng th́ các bí tích và á bí tích thánh hóa hầu như
mọi biến cố cuộc đời của họ,
bằng thánh ân tuôn ra từ mầu nhiệm vượt qua
trong cuộc Khổ Nạn, Tử Giá và Phục Sinh của
Chúa Kitô. Từ nguồn mạch (mầu nhiệm vượt
qua) này mà mọi bí tích và á bí tích có được năng
lực" (cùng hiến chế trên, đoạn 61).
Thật vậy,
theo nguyên tắc luân lư thần học và tu đức,
nếu không ở trong t́nh trạng mất ơn nghĩa Chúa
v́ tội trọng, người Kitô hữu, với ư hướng
ngay lành, hay ít là không có ư xấu tỏ tường, làm việc
ǵ cũng có công trước mặt Chúa, dù là việc thánh
thiện, như đọc kinh cầu nguyện, hay việc
lành thánh, như ăn chay hăm ḿnh, hoặc tầm thường
tự nhiên, như ăn uống, chơi đùa, học
hành, ngủ nghỉ, vệ sinh v.v. Nhờ việc làm của
người Kitô hữu c̣n ở trong t́nh trạng được
ơn nghĩa Chúa sống với chủ ư ngay lành như
thế, mà chẳng những việc của họ làm đáng
được gọi là việc thánh, mà cả những phương
tiện và hoàn cảnh họ làm cũng được thánh
hóa nữa. Nghĩa là "mọi tạo vật" liên
quan đến đời sống của họ nói chung và đến
việc làm của họ nói riêng đều, nhờ họ
và qua họ, mà được "tham dự vào sự
tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa" (Rm.8:21). Như
thời gian họ làm việc được trở nên giờ
thánh, không gian họ làm việc được trở nên nơi
thánh, và phương tiện họ làm việc được
trở nên vật thánh. Có thể nói thời gian, không gian và
vật chất là 3 đấu bột được Kitô
hữu làm cho dậy lên men hết nhờ chút men sự
sống thánh sủng của ḿnh.
Chính khi con người
Kitô hữu thánh hóa "mọi tạo vật" như
thế, họ vừa chứng tỏ ḿnh là "một chủng
tộc thánh thiện" lại vừa là một "dân
riêng để loan báo những công việc hiển vinh"
(1Pt.2:9). "Bằng máu của ḿnh, Người (chiên con) đă
chuộc lại cho Thiên Chúa thành phần của mọi chủng
tộc và mọi ngôn ngữ, của mọi dân và mọi nước.
Người đă tạo họ nên một vương
quốc, nên những vị tư tế để phụng
sự Thiên Chúa của chúng ta, rồi họ sẽ cai trị
trên trái đất" (Rev.5:9-10)! Như thế, Kitô hữu
"là những viên đá sống, được xây lên như
một đền đài linh thiêng, làm thành một thánh chức
tư tế, nhờ Đức Giêsu Kitô, hiến dâng lên
những lễ vật thiêng liêng xứng đáng Thiên Chúa
chấp nhận" (1Pt.2:4-5).
Tinh Thần Phụng
Vụ
Việc "loan
báo cho mọi tạo vật" Tin Mừng Phục Sinh, như
tŕnh bày trên đây, được thể hiện qua việc
Cử Hành Phụng Vụ Thánh Lễ và Các Bí Tích, cũng như
đồng thời qua việc Thánh Hóa Đời Sống
và "mọi tạo vật". Tuy nhiên, nếu bản
chất của việc Cử Hành Phụng Vụ, nhất
là việc Cử Hành Thánh Lễ, là việc Giáo Hội
"làm mà nhớ đến Thày", th́ tinh thần của
việc Cử Hành Phụng Vụ này chính là Đức Ái.
Chính v́ thế,
ngay nghi thức thống hối đầu mỗi Thánh Lễ,
mọi người, kể cả vị được gọi
là Đức Thánh Cha, phải tự đấm ngực
"thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em, tôi
đă phạm tội nhiều", nhất là thứ tội
theo như Chúa Kitô khuyên: "Nếu các con mang của lễ
đến bàn thờ, mà bấy giờ nhớ lại
rằng anh em của các con có điều ǵ phạm đến
các con, th́ các con hăy bỏ của lễ lại bàn thờ,
về làm ḥa với anh em của các con trước đă, rồi
hăy đến mà dâng của lễ" (Mt.5:23-24).
V́ Thiên Chúa là Đấng
"cần ḷng nhân lành chứ không phải của lễ"
(Mt.9:13) như thế, nên Kitô hữu dù sống có
vẻ thánh thiện đến đâu, có Thánh Hóa Đời
Sống của ḿnh, cả những ǵ ḿnh có và ḿnh làm đi
nữa, để cả hai thứ ḿnh có và làm ấy trở
nên của lễ hiến dâng lên Thiên Chúa, song nếu họ
lại thiếu mất chính Đức Ái, thần đức
làm nên bản tính là Kitô hữu nơi họ, th́ của lễ
của họ cũng không đáng được Ngài
chấp nhận.
Như thế,
"các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày" không
phải chỉ nguyên có việc Cử Hành nghi thức Phụng
Vụ, mà c̣n ở việc thực thi Đức Ái nữa.
Bởi v́, "việc này" là ǵ, nếu không phải là
"việc Chúa chịu chết" (lời tung hô sau
truyền phép), và "nhớ đến Thày" là ǵ,
nếu không phải là nhớ đến t́nh của "Người
đă yêu những kẻ thuộc về ḿnh ở thế
gian, và Người muốn tỏ ḷng yêu thương họ
đến cùng" (Jn.13:1). Chính v́ thế mà "đời
sống Kitô hữu được diễn tả trong việc
hoàn tất giới răn cao trọng nhất, tức là
trong t́nh yêu Thiên Chúa và tha nhân, một t́nh yêu bắt nguờn
từ Bí Tích Thánh thường được gọi là bí tích
yêu thương" (Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II: Thư
gửi mọi Giám Mục về Mầu Nhiệm và Việc
Tôn Thờ Thánh Thể "Dominicae Cenae", 24-2-1980, trích
Holy Thursday Letters to My Brother Priests, Scepter Publishers, Princeton
& Midwest Theological Forum, Chicago, 1994).
Đó là lư do, trước
khi rước lấy Ḿnh Máu Thánh Chúa Giêsu, người Kitô
hữu phải thưa "Amen", một tiếng thưa
biểu hiệu cho ư thức chấp nhận của họ
trước t́nh yêu vô cùng của Thiên Chúa đối với
chung nhân loại cũng như riêng Giáo Hội, trong đó có
cả họ. Khi thưa "Amen" để lănh nhận
"Ḿnh Thánh Chúa Kitô" tức là họ có ư muốn nói
rằng: Vâng, con xin chấp nhận Thân Ḿnh của Chúa Kitô đă
"bị nộp v́ chúng con" (lời truyền phép). Khi
thưa "Amen" để lănh nhận "Máu Thánh Chúa
Kitô" tức là họ có ư muốn nói rằng: Vâng, con xin
chấp nhận Máu Huyết của Chúa Kitô "đă đổ
ra cho chúng con và nhiều người được tha tội"
(lời truyền phép).
Nguyện Cầu
Toàn Hiến
Với tất
cả ư thức chấp nhận Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô vào trong
thân xác tro bụi của ḿnh như thế, trên đường
về lại chỗ của ḿnh, người Kitô hữu đă
hết sức gắn bó với Chúa bằng lời nguyện
toàn thiêu:
"Lạy
Chúa là T́nh Yêu,
xin
thực hiện mọi sự Chúa muốn nơi con,
để
con được trở nên mọi sự cho mọi người,
cho
tất cả nên một trong Chúa
là Cha và
Con và Thánh Thần.
Amen"
(Lời
Nguyện Toàn Thiêu, trích "Trở Nên Như Trẻ Nhỏ",
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Cao-Bùi, 1994, trang 205)
Về đến
chỗ của ḿnh, họ qùi xuống và ch́m ngập trong Chúa,
tâm trí họ như được Chúa hoàn toàn chiếm đoạt
làm cho họ phải than lên:
"Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa
hằng sống, đă đến trong thế gian và ở cùng
chúng con mọi ngày cho đến tận thế, để
chúng con được sống và sống viên măn hơn! Chúng
con tin thật Chúa đang ngự trong con người của
chúng con, với tất cả Thần Tính hằng sống
và Nhân Tính vinh hiển của Chúa.
Chúng con thờ lạy Thần Tính của Chúa đă hóa thành
nhục thể và ở giữa chúng con. Chúng con chúc tụng
t́nh yêu của Chúa đă yêu chúng con đến tự
hiến, để chúng con được thánh hóa trong chân
lư! Chúng con kính mến Nhân Tính của Chúa đă được
thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Linh, và đă được
hạ sinh bởi ḷng đồng trinh của Mẹ Maria. Chúng
con đền tạ linh hồn của Chúa đă buồn
sầu đến chết v́ tội lỗi của loài người
chúng con. Chúng con cảm tạ Thánh Thể của Chúa đă
trở nên Bánh Bởi Trời xuống nuôi sống thế
gian. Chúng
con nguyện cầu Thập Giá của Chúa, như cây trường
sinh mọng sữa và mật, là nước và máu từ
cạnh sườn của Chúa chảy ra tẩy rửa con
người tự ái đầy yếu nhược của
chúng con và cho chúng con no thỏa chỉ một ḿnh Chúa mà thôi.
Lạy Chúa, từ nay, Chúa chính là sự sống của chúng
con. Và sự sống mà chúng con đang sống đây không c̣n
phải chúng con sống nữa, song chính là Chúa sống trong
chúng con. Để rồi, nhờ Trái Tim Đầy Ơn
Phúc của Mẹ Maria, Mẹ của Chúa cũng là Mẹ của
chúng con:
Xin Ḿnh Thánh và Máu Thánh của Chúa đă được thụ
thai và cưu mang trong cung ḷng trinh nguyên của Mẹ Maria,
ban cho chúng con một tấm ḷng thanh sạch, để chúng
con được xứng đáng chiêm ngưỡng Nhan Chúa.
Xin Ḿnh Thánh và Máu Thánh của Chúa đă được bọc
trong khăn nằm trong máng lừa, bần cùng nghèo khó, ban
cho con tinh thần thanh bần, để chúng con được
Chúa là Nước Trời ở trong chúng con.
Xin Ḿnh Thánh và Máu Thánh của Chúa đă bị lưỡi đ̣ng
đâm vào cạnh sườn làm cho máu và nước
chảy ra, ban cho chúng con được sống và sống
trọn vẹn hơn, để chúng con đạt đến
tầm vóc viên măn của Chúa.
Xin Ḿnh Thánh và Máu Thánh của Chúa đă sống lại từ
trong cơi chết, làm cho chúng con không c̣n sống cho chính ḿnh, mà
là cho Đấng đă kêu gọi chúng con từ bóng tối
tăm ra ánh sáng lạ lùng, để chúng con được
nên một trong Chúa là Cha và Con và Thánh Thần đời đời
chẳng cùng. Amen.
(Đời Cầu Nguyện, Cao Tấn Tĩnh, Cao-Bùi, 1992,
trang 139-141)
Tạ ơn
Thần Linh Thiên Chúa
TGP Los
Angeles ngày 30-9-1996, lễ thánh Giêrônimô
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.
Thần
Linh và Sự Sống