Chương Một
Mầu Nhiệm Đức Tin
11. “Chúa Giêsu vào đêm Người bị phản nộp” (1Cor 11:23) đă thiết lập Hy Tế Thánh Thể ḿnh máu của Người. Nhũng lời của Thánh Tông Đồ Phaolô mang chúng ta trở về với thảm cảnh hạ sinh Thánh Thể. Thánh Thể được đánh dấu bất khả phai mờ bằng biến cố khổ nạn và tử nạn của Chúa Kitô, nhờ đó Thánh Thể chẳng những là một sự nhắc nhở mà c̣n là một tái hiện thực về bí tích nữa. Chính hy tế Thập Giá đă được kéo dài qua các thế kỷ (9). Chân lư này được diễn tả rơ ràng nơi những lời cộng đồng theo lễ nghi Latinh đáp lời công bố “Mầu Nhiệm Đức Tin” của vị linh mục, đó là “Ôi Chúa, chúng tôi loan truyền việc Chúa chịu chết”.
Giáo Hội đă lănh nhận Bí Tích Thánh Thể từ Đức Kitô là Chúa của ḿnh, không phải như là một tặng ân duy nhất, cho dù quí báu đến đâu chăng nữa, trong số nhiều tặng ân khác, mà là một tặng ân tuyệt hạng, v́ đó là tặng ân chính bản thân Người, tằng ân ngôi vị của Người nơi nhân tính linh thánh của Người, cũng như tặng ân công cuộc cứu độ của Người. Tặng ân này cũng không chỉ giới hạn trong quá khứ, v́ “tất cả những ǵ Chúa Kitô là – tất cả những ǵ Chúa Kitô làm và chịu v́ toàn thể con người – đều tham dự vào sự vĩnh hằng thần linh, do đó siêu việt qua tất cả mọi thời đại” (10)
Khi Giáo Hội cử hành Thánh Thể, cuộc tưởng niệm việc Chúa chịu chết và sống lại, th́ biến cố cứu độ trọng yếu này trở nên hiện tại thực sự và “công cuộc cứu chuộc của chúng ta được thể hiện” (11). Hy tế này quyết liệt cho phần rỗi loài người đến nỗi Chúa Giêsu Kitô đă hiến dâng hy tế này và về cùng Cha chỉ sau khi Người đă để lại cho chúng ta phương tiện để chia sẻ vào hy tế ấy như thể chúng ta đă hiện diện ở đó bấy giờ. Mỗi một phần tử tín hữu đều có thể tham dự vào hy tế này và hái được vô tận hoa trái của hy tế ấy. Đó là niềm tin đă làm cho các thế hệ Kitô hữu sống động qua các thế hệ. Huấn Quyền của Giáo Hội đă liên lỉ tái xác định niềm tin này với một tấm ḷng hân hoan tri ân về tặng ân vô giá này (12). Một lần nữa Tôi muốn nhắc lại sự thật ấy và muốn hợp với anh chị em, hỡi anh chị em thân mến, để tôn thờ trước mầu nhiệm này, một mầu nhiệm cao cả, một mầu nhiệm t́nh thương. Chúa Giêsu c̣n có thể làm ǵ cho chúng ta hơn được nữa đây? Thật vậy, nơi Thánh Thể, Người tỏ cho chúng ta thấy một t́nh yêu “đến cùng” (x Jn 13:1), một t́nh yêu vô hạn.
12. Khía cạnh bác ái đại đồng này của Hiến Tế Thánh Thể được chính Đấng Cứu Thế cống bố. Trong việc thiết lập Hiến Tế Thánh Thể này, Người không chỉ nói: “Này là ḿnh Thày”, “Này là máu Thày”, mà c̣n thêm: “hiến cho các con”, “đổ ra cho các con” (Lk 22:19-20). Chúa Giêsu không chỉ nói rằng những ǵ Người bấy giờ đang ban cho họ để ăn và uống là ḿnh Người và máu Người; Người c̣n cho thấy ư nghĩa hy sinh của Hiến Tế Thánh Thể và làm cho hiến tế của Người hiện diện một cách bí tích, một hiến tế sắp được hiến dâng trên Thập Giá cho phần rỗi của tất cả mọi người. “Thánh Lễ đồng thời không thể tách biệt với việc tưởng niệm hiến tế, một hiến tế Thập Giá được kéo dài và là một bữa tiệc thánh hiệp thông với ḿnh máu Chúa Kitô” (13).
Giáo Hội liên lỉ kín múc sự sống của ḿnh từ hiến tế cứu chuộc này; Giáo Hội tiến đến với hiến tế này chẳng những bằng việc tưởng nhớ đầy tin tưởng, mà c̣n bằng một giao tiếp thực sự nữa, v́ hiến tế này hiện thực một cách hoàn toàn mới mẻ, được kéo dài một cách bí tích, nơi mọi cộng đồng hiến dâng hy tế ấy nơi bàn tay của vị thừa tác viên thánh chức. Như thế, Thánh Thể được áp dụng cho con người nam nữ ngày nay mối ḥa giải Chúa Kitô đă chiếm được một lần dứt khoát cho nhân loại ở mọi thời đại. “Hiến tế của Chúa Kitô và hiến tế Thánh Thể là một hiến tế duy nhất” (14). Thánh Gioan Chrystostom đă nói đúng: “Chúng ta bao giờ cũng hiến dâng cùng một Con Chiên, chứ không phải một con hôm nay và con khác ngày mai, nhưng lúc nào cũng chỉ có một con giống nhau. Bởi thế hiến tế này bao giờ cũng là một hiến tế duy nhất… Ngay cả hiện nay chúng ta hiến dâng tế vật đă một lần được dâng hiến và sẽ không bao giờ bị tiêu hao đi” (15).
Thánh Lễ làm cho hiến tế Thập Giá hiện thực; Thánh Lễ không thêm vào hiến tế ấy cũng như không tăng thêm cho hiến tế ấy (16). Những ǵ được lập lại là việc cử hành tưởng niệm của hiến tế ấy, “việc tưởng nhớ tái hiện thực” của hiến tế này (memorialis demonstratio) (17), việc làm cho hiến tế cứu chuộc tối hậu duy nhất của Chúa Kitô lúc nào cũng hiện thực qua thời gian. Bản chất hiến tế của mầu nhiệm Thánh Thể, bởi thế, không được hiểu như là một điều ǵ tách biệt, không dính dáng ǵ với Thập Giá hay chỉ gián tiếp liên quan đến hiến tế Canvê.
13. V́ mối liên hệ chặt chẽ với hiến tế Gongôta, Thánh Thể là một hiến tế theo nghĩa ngặt, chứ không phải một cách tổng quát, như thể hiến tế này chỉ là vấn đề Chúa Kitô tự hiến cho tín hữu như là lương thực thiêng liêng vậy thôi. Tặng ân của t́nh Người yêu thương và việc Người vâng lời cho đến hy hiến mạng sống ḿnh (x Jn 10:17-18) trước hết là một tặng ân hiến dâng lên Cha của Người. Hiến tế này đă hẳn cũng là một tặng ân ban cho chúng ta nữa, thật ra ban cho tất cả nhân loại (x Mt 26:28; Mk 14:24; Lk 22:20; Jn 10:15), tuy nhiên, trước hết và trên hết là một tặng vật hiến dâng lên Chúa Cha: “một hiến tế được Chúa Cha chấp nhận, khi ban tặng ân phụ thân của ḿnh, tức là ban sự sống bất tử mới ở việc phục sinh, để đáp lại việc toàn hiến này của Người Con đă ‘vâng lời cho đến chết trên thập giá’ (Phil 2:8)” (18).
Trong việc ban cho Giáo Hội hiến tế này của ḿnh, Chúa Kitô cũng làm cho hiến tế của Giáo Hội thành của Người, một Giáo Hội được kêu gọi tự hiến làm một hiến tế với Chúa Kitô. Đây là giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II liên quan đến tất cả mọi tín hữu: “Khi tham dự vào Hiến Tế Thánh Thể, một hiến tế là nguồn mạch và là tuyệt đỉnh của tất cả đời sống Kitô hữu, họ hiến dâng tế vật thần linh lên Thiên Chúa, và hiến dâng bản thân ḿnh làm một với hiến tế đó” (19).
14. Cuộc vượt qua của Chúa Kitô chẳng những bao gồm cuộc khổ nạn và tử nạn của Người mà c̣n cả cuộc phục sinh của Người nữa. Điều này được nhắc nhớ qua lời cộng đồng tung hô sau phần truyền phép: “Chúng tôi tuyên xưng việc Chúa sống lại”. Hy Tế Thánh Thể hiện thực chẳng những mầu nhiệm khổ nạn và tử nạn của Chúa Cứu Thế mà c̣n cả mầu nhiệm phục sinh làm hiển vinh hiến tế của Người nữa. Chính v́ là Đấng hằng sống và phục sinh mà Chúa Kitô mới có thể trở thành “bánh ban sự sống” (Jn 6:35,48), “bánh sống” (Jn 6:51) trong Bí Tích Thánh Thể. Thánh Ambrôsiô đă nhắc nhở thành phần mới được khai tâm Kitô giáo rằng Thánh Thể thể hiện biến cố phục sinh vào cuộc sống của họ: “Hôm nay đây Chúa Kitô là của anh chị em, thế nhưng hằng ngày Người sống lại một lần nữa cho anh chị em” (20). Thánh Cylilô Alexandria cũng làm sáng tỏ vấn đề về việc thông phần vào các mầu nhiệm linh thánh “là một việc thực sự tuyên xưng và là việc tưởng nhớ rằng Chúa đă chịu chết và sống lại v́ chúng ta và cho chúng ta” (21).
15. Việc tái hiện thực một cách bí tích hiến tế của Chúa Kitô, một hiến tế được hiển vinh bởi cuộc phục sinh, nơi Thánh Lễ chất chứa một thứ hiện diện đặc biệt nhất như lời Đức Phaolô VI nói “được gọi là ‘có thực’, không phải kiểu loại trừ tất cả mọi kiểu hiện diện khác như những kiểu hiện diện ấy ‘không có thực’, song bởi đây là kiểu hiện diện trọn nghĩa nhất, một hiện diện chính yếu nhờ đó Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa Làm Người, hiện diện một cách trọn vẹn và hoàn toàn” (22). Điều này là điều lập lại giáo huấn bền vững của Công Đồng Chung Triđentinô, đó là “việc thánh hiến bánh và rượu làm biến đổi tất cả bản thể bánh thành bản thể thân ḿnh của Đức Kitô Chúa chúng ta, và tất cả bản thể rượu thành bản thể máu của Người. Giáo Hội Công Giáo thánh thiện đă gọi việc biến đổi này một cách xác đáng và xứng hợp là việc biến thể” (23). Thánh Thể thực sự là một mysterium fidei mầu nhiệm đức tin, một mầu nhiệm vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta và chỉ có thể chấp nhận bằng đức tin mà thôi, như vẫn thường được nhắc đến trong những bài giáo lư của các Vị Giáo Phụ liên quan tới bí tích thần linh này. Thánh Cylilô Giêrusalem đă khuyến dụ: “Đừng thấy nơi bánh và rượu này chỉ là những chất tự nhiên, v́ Chúa đă tỏ tường phán chúng là ḿnh và máu của Người: đức tin bảo đảm với anh em về điều này, cho dù giác quan có cảm thấy khác đi nữa” (24).
Cùng với vị Tiến Sĩ Thiên Thần chúng ta hăy tiếp tục xướng lên rằng adoro te devote, latens Deitas. Trước mầu nhiệm yêu thương này, trí khôn nhân loại hoàn toàn cảm thấy cái hạn hẹp của nó. Người ta hiểu được tại sao qua các thế kỷ chân lư này đă từng kích thích khoa thần học nỗ lực t́m hiểu nó mỗi ngày một sâu xa hơn.
Đó là những nỗ lực đáng khen, những nỗ lực lại càng hữu ích và minh tường hơn nữa ở chỗ chúng góp phần suy tư cần thiết vào “đức tin sống động” của Giáo Hội, một đức tin được đặc biệt nắm giữ bởi Huấn Quyền liên quan đến “đặc sủng vững vàng về chân lư” cũng như đến “cảm quan sâu xa về các thực tại linh thiêng” (25) là những ǵ được thành phần đặc biệt các thánh nhân đạt tới. Đức Phaolô VI c̣n đề cập đến một giới hạn như sau: “Hết mọi thứ giải thích của thần học t́m cách hiểu được phần nào mầu nhiệm này, để am hợp với đức tin Công Giáo, đều phải mạnh mẽ chủ trương rằng nơi thực tại khách quan, hoàn toàn độc lập với lư trí của chúng ta, bánh và rượu không c̣n hiện hữu nữa sau lời truyền phép, để từ giây phút đó ḿnh và máu đáng tôn thờ của Chúa Giêsu thực sự hiện diện ở trước chúng ta dưới các h́nh dạng bí tích bánh rượu (26).
16. Hiệu năng cứu độ của hiến tế này được hoàn toàn hiện thực khi lănh nhận ḿnh máu Chúa lúc hiệp lễ. Hiến Tế Thánh Thể tự bản chất nhắm đến việc hiệp nhất nội tâm của tín hữu với Chúa Kitô qua việc hiệp lễ; chúng ta lănh nhận chính Đấng đă hiến ḿnh cho chúng ta, chúng ta lănh nhận thân thể Người đă trao nộp cho chúng ta trên Thập Giá cũng như lănh nhận máu Người “đă đổ ra cho nhiều người được tha tội” (Mt 26:28). Chúng ta được lời Người nhắc nhớ rằng: “Như Cha hằng sống đă sai Tôi và Tôi sống bởi Cha thế nào, th́ ai ăn Tôi cũng sẽ sống bởi Tôi như vậy” (Jn 6:57). Chính Chúa Giêsu đă bảo đảm với chúng ta rằng việc hiệp nhất này, một thứ hiệp nhất được Người so sánh với việc hiệp nhất sự sống Ba Ngôi, được thực sự thể hiện. Thánh Thể thực sự là một bữa tiệc Chúa Kitô đă tự hiến ḿnh làm của dưỡng nuôi chúng ta. Vào lần đầu tiên Chúa Giêsu nói về thứ dưỡng nuôi này, thành phần nghe Người bấy giờ lấy làm lạ lùng và bối rối khiến Vị Thày này bắt buộc phải nhấn mạnh đến chân lư khách quan của những lời Người nói: “Thật vậy, thật vậy, Tôi nói cho quí vị hay, trừ phi quí vị ăn thịt Con Người và uống máu của Người, bằng không quí vị sẽ không có sự sống nơi bản thân quí vị” (Jn 6:53). Đây không phải là thứ lương thực bóng bẩy mỹ từ, bởi v́ “Thịït Tôi thực sự là của ăn và máu Tôi thực sự là của uống” (Jn 6:55).
17. Qua việc chúng ta được hiệp thông với ḿnh máu của Người, Chúa Kitô cũng ban cho chúng ta Thần Linh của Người nữa. Thánh Ephrem viết: “Người đă gọi thứ bánh này là thân ḿnh của Người và Người đă làm cho bánh ấy tràn đầy Người cùng với Thần Linh của Người…
Ai lấy đức tin mà ăn bánh ấy là ăn Lửa và Thần Linh… Hăy nhận lấy mà ăn, tất cả anh chị em, và hăy ăn Thánh Linh nơi bánh này. V́ đó thật là ḿnh của Tôi nên ai ăn bánh ấy sẽ được sự sống đời đời” (27). Giáo Hội kêu xin Tặng Ân thần linh này, nguồn mạch của hết mọi tặng ân khác, nơi việc nguyện cầu Thánh Thần xuống để biến đổi bánh rượu thành Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô. Trong Giờ Thần Vụ của Thánh John Chrysostom chẳng hạn, chúng ta thấy có lời nguyện rằng: “Chúng tôi cầu khẩn, kêu xinvà van nài Chúa hăy sai Thánh Thần của Chúa xuống trên tất cả chúng con cũng như trên những lễ vật này… để những ai lănh nhận những lễ vật ấy được tinh sạch trong tâm hồn, được ơn tha thứ lỗi lầm, và được thông phần Thánh Thần” (28). Trong Sách Lễ Rôma, vị chủ tế nguyện rằng: “Xin ban cho chúng con là những kẻ được nuôi dưỡng bởi ḿnh máu Người được tràn đầy Thánh Thần của Người, và được trở nên một thân thể, một tinh thần duy nhất trong Chúa Kitô” (29). Như thế, nhờ tặng ân ḿnh máu của Người, Chúa Kitô làm tăng lên trong chúng ta tặng ân Thàn Linh của Người đă được tuonân đå xuống trên chúng ta qua Phép Rửa cũng như đă được ban xuống cho chúng ta như “dấu ấn” qua bí tích Thêm Sức.
18. Lời tung hô của cộng đồng sau phần truyền phép được chấm dứt một cách rất thích đáng với câu diễn tả cái trục cánh chung là yếu tố làm nên đặc tính của việc cử hành Thánh Thể (x 1Cor 11:26), đó là câu “cho đến khi Chúa lại đến”. Thánh Thể là một vươn rộng kéo dài tới đích điểm, là một tiên hưởng niềm vui trọn vẹn như Chúa Kitô hứa hẹn (x Jn 15:11); Thánh Thể là tiên vọng được thừa hưởng nước trời một cách nào đó, là “một bảo chứng cho vinh quang mai hậu” (30). Thánh Thể chất chứa tất cả những ǵ là tin tưởng đợi trông “với một niềm hân hoan hy vọng về việc tái giáng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế của chúng ta” (31). Những ai được Chúa Kitô dưỡng nuôi bằng Thánh Thể không cần phải đời chờ cho đến đời sau mới thừa hưởng sự sống trường sinh, v́ họ đă chiếm hữu được sự sống này ngay trên trần gian, như là những hoa trái đầu mùa của một t́nh trạng toàn măn mai hậu, một t́nh trạng sẽ làm cho con người nên thành toàn trọn vẹn. V́ nơi Thánh Thể, chúng ta cũng có cả bảo chứng về việc phục sinh của thân xác vào ngày tận thế: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi th́ có sự sống đời đời, và Tôi sẽ làm cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Jn 6:54). Lời bảo chứng cho việc sống lại sau này ấy phát xuất từ sự kiện là xác thịt của Con Người được ban hiến như lương thực, là thân thể của Người ở trong t́nh trạng vinh hiển sau cuộc phục sinh. Lănh nhận Thánh Thể là chúng ta thực sự tiêu hóa “cái bí mật” của việc phục sinh vậy. Đó là lư do Thánh Ignatiô Antiôkia đă có lư cho Bánh Thánh Thể là “một phương dược bất tử, là một kháng tố chống tử vong” (32).
19. Chiều kích cánh chung được Thánh Thể thắp lên đă thể hiện và củng cố mối hiệp thông của chúng ta với Giáo Hội thiên đ́nh. Không phải là ngẫu nhiên mà các bài Kinh Nguyện Thánh Thể Đông Phương và Latinh đă tôn kính Mẹ Maria, người Mẹ trọn đời Trinh Nguyên của Đức Giêsu Kitô là Chúa và là Thiên Chúa của chúng ta, tôn kính các thiên thần, các thánh tông đồ, các vị tử đạo hiển vinh cùng tất cả mọi vị thánh nam nữ. Đây là một khía cạnh của Thánh Thể cần phải chú trọng hơn nữa, ở chỗ, khi cử hành hiến tế của Con Chiên là chúng ta được hiệp nhất với “phụng vụ” thiên đ́nh, và trở thành một phần trong trong đám đông vô số người kêu lên rằng: “Ơn cứu độ là của Thiên Chúa, Đấng ngự trên ngai, và của Con Chiên!” (Rev 7:10). Thánh Thể thực sự là một thoáng nh́n về trời xuất hiện trên thế gian này. Thánh Thể là một tia sáng hiển vinh của Thành Giêrusalem thiên quốc xuyên thấu các tầng mây lịch sử của chúng ta để soi đường dẫn lối cho cuộc lữ hành của chúng ta.
20. Thành quả đáng kể của chiều kích cánh chung chất chứa nơi Thánh Thể c̣n ở sự kiện là Thánh Thể thúc đẩy chúng ta tiến bước lữ hành qua gịng lịch sử và gieo một mầm mống hy vọng sống động nơi việc dấn thân hằng ngày của chúng ta đối với công việc trước mắt. Nhăn quan Kitô giáo bao giờ cũng dẫn đến niềm trông đợi “trời mới” và “đất mới” (Rev 21:1), thế nhưng nhăn quan này thay v́ làm suy yếu lại làm tăng thêm cảm quan trách nhiệm của chúng ta đối với thế giới hôm nay (33). Tôi muốn tái xác nhận điều này một cách mạnh mẽ vào lúc mở màn cho một tân thiên niên kỷ đây, để Kitô hữu cảm nhận được hơn bao giờ hết trách nhiệm không được lơ là với nhiệm vụ là công dân trần thế của ḿnh. Nhiệm vụ của họ đó là việc họ theo tinh thần Phúc Âm đóng góp vào vấn đề xây dựng một thế giới nhân bản hơn, một thế giới hoàn toàn ḥa hợp với dự án của Thiên Chúa.
Nhiều vấn đề đă làm tăm tối cả chân trời thời đại của chúng ta. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến nhu cầu khẩn trương trong việc hoạt động cho ḥa b́nh, trong việc đặt các mối liên hệ giữa các dân tộc trên những nền tảng công lư và đoàn kết vững vàng, cũng như trong việc bênh vực sự sống con người từ khi được hoài thai cho đến khi tự nhiên qua đi. Và chúng ta phải nói làm sao về cả hàng ngàn thứ bất nhất ở một thế giới “được toàn cầu hóa”, nơi mà thành phần yếu kém nhất, thành phần bất lực nhất và thành phần bần cùng nhất là những thành phần dường như chẳng có hy vọng là bao! Chính trong một thế giới như vậy mà niềm hy vọng Kitô giáo cần phải sáng tỏ! Cũng chính v́ lư do này nữa mà Chúa Kitô muốn ở lại với chúng ta trong Thánh Thể, bằng cách biến việc hiện diện của Người qua h́nh thức bữa ăn và hiến tế thành một niềm hứa hẹn cho một thứ nhân loại được canh tân bởi t́nh yêu của Người. Thật vậy, qua tŕnh thuật về Bữa Tiệc Ly của ḿnh, trong khi các Phúc Âm Nhất Lăm đă kể lại việc thiết lập Thánh Thể, th́ Phúc Âm Thánh Gioan, như để mang lại ư nghĩa sâu xa của việc thiết lập này, lại kể đến đoạn “rửa chân”, đoạn cho thấy Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra như một vị tôn sư về mối hiệp thông và phục vụ (x Jn 13:1-20). Về phần ḿnh, Thánh Tông Đồ Phaolô đă nói rằng thật là “bất xứng” cho một cộng đồng Kitô hữu tham phần vào Bữa Tối của Chúa mà lại ở trong t́nh trạng chia rẽ và dửng dưng với thành phần nghèo khổ (x 1Cor 11:17-22,27-34) (34).
Lời công bố việc Chúa chịu chết “cho đến khi Chúa lại đến” (1Cor 11:26) đ̣i tất cả những ai tham dự vào Thánh Thể phải quyết tâm thay đổi cuộc đời của ḿnh và làm cho nó hoàn toàn là “Thánh Thể” một cách nào đó. Chính hoa trái của một cuộc sống được biến đổi cũng như của một cuộc dấn thân biến đổi thế giới theo tinh thần Phúc Âm này là những ǵ làm sáng tỏ rạng ngời chiều kích cánh chung được chất chứa nơi cả việc cử hành Thánh Thể cũng như nơi đời sống Kitô hữu: “Lạy Chúa Giêsu, xin hăy đến!” (Rev 22:20).