Chương Năm

 

Phẩm Vị của Việc Cử Hành Thánh Thể

 

 

47.       Khi đọc đoạn về việc thiết lập Thánh Thể trong các Phúc Âm Nhất Lăm, chúng ta thấy ngỡ ngàng trước tính cách vừa đơn sơ lại “long trọng” mà Chúa Giêsu trong tối Tiệc Ly đă tỏ ra khi thiết lập đại bí tích này. Có một đoạn đóng góp một cách nào đó như là một dạo khúc cho việc Người thiết lập này, đó là đoạn xức dầu ở Bêthania. Một người phụ nữ được Thánh Kư Gioan nhắc đến là Maria chị của Lazarô, đă đổ một lọ dầu quí trên đầu của Chúa Giêsu, một hành động khiến cho các môn đệ, đặc biệt là Giuđa (x Mt 26:8; Mk 14:4; Jn 12:4), tỏ thái độ bất măn, như thể hành động ấy, trước nhu cầu của thành phần nghèo khổ, như là một thứ “phung phí “ không thể nào chấp nhận được. Thế nhưng, Chúa Giêsu lại phản ứng hoàn toàn khác hẳn. Dù không thể nào làm phân rẽ nhiệm vụ bác ái đối với thành phần nghèo túng cần phải được các môn đệ bao giờ cũng phải tỏ ra quan tâm tới, “các con luôn có những người nghèo khó bên ḿnh” (Mt 26:11; Mk 14:7; x. Jn 12:8), Người hướng hành động ấy đến cái chết và an tang sắp đến của Người, và thấy hành động xức dầu này như là một việc ngưỡng kính được tiếp tục tỏ ra đối với thân xác của Người cho dù sau khi qua đi, một thắt kết bất khả phân ly gắn liền với mầu nhiệm về bản thân của Người.

Đoạn tŕnh thuật theo các Phúc Âm Nhất Lăm ấy tiếp tục kể đến việc Chúa Giêsu trao trách nhiệm cho các môn đệ trong vấn đề cẩn thận sửa soạn “một căn thượng lầu rộng” để ăn Lễ Vượt Qua (x Mk 14:15; Lk 22:12), rồi tới việc thiết lập Thánh Thể. Phản ảnh ít là một phần các nghi thức bữa Vượt Qua của người Do Thái cho tới việc họ hát Hallel (x Mt 26:30; Mk 14:26), đoạn tŕnh thuật này cho thấy tính cách trầm lắng và long trọng, dù có khác biệt về những truyền thống khác nhau, những lời được Chúa Kitô phán trên bánh và rượu, những lời Người cụ thể diễn tả việc Người trao nộp thân thể của Người cũng như việc Người đổ máu của Người. Tất cả những chi tiết này đều được các vị Thánh Kư, theo chiều hướng quen thuộc của việc “bẻ bánh” đă cẩn thận thiết lập trong thời Giáo Hội sơ khai. Thế nhưng, thực sự là từ thời của Chúa Giêsu trở đi, biến cố Ngày Thứ Năm Tuần Thánh đă cho thấy những dấu vết hữu h́nh về một thứ “cảm quan” phụng vụ được h́nh thành theo truyền thống Cựu Ước và hướng đến việc tái h́nh thành theo các việc cử hành của Kitô giáo trung thực phản ảnh nội dung mới mẻ của biến cố Phục Sinh.

48.       Như người phụ nữ xức dầu cho Chúa Giêsu ở Bêthania, Giáo Hội đă không sợ “vấn đề phung phí”, khi cống hiến những ǵ tốt đẹp nhất của ḿnh để tỏ bày nỗi ngất ngây và việc tôn thờ của ḿnh trước tặng ân Thánh Thể khôn sánh. Cũng như những vị môn đệ đầu tiên lănh trách nhiệm sửa soạn “một căn thượng lầu rộng răi”, Giáo Hội cũng cảm thấy nhu cầu, qua các thế kỷ cũng như nơi cuộc gặp gỡ của ḿnh với các nền văn hóa khác nhau, cử hành Thánh Thể ở một khung cảnh xứng đáng với một mầu nhiệm thật là cao cả như thế. Phụng vụ Kitô Giáo đă được h́nh thành theo lời lẽ và hành động của Chúa Giêsu, cũng như dựa vào gia sản nghi lễ của Do Thái Giáo. C̣n phương tiện nào đầy đủ hơn là cách này trong việc Giáo Hội tỏ ra chấp nhận tặng ân ban ḿnh của vị Hôn Phu thần linh liên tục cống hiến cho Hôn Thê là Giáo Hội của Người, bằng Hiến Tế Người hiến dâng một lần vĩnh viễn trên Thập Giá cho các thế hệ tín hữu, nhờ đó trở thành của dưỡng nuôi tất cả mọi tín hữu hay chăng? Mặc dù ư tưởng “bữa tiệc” tự nhiên cho thấy tính cách gia đ́nh thân thương, Giáo Hội vẫn không bao giờ chiều theo khuynh hướng tầm thường hóa “tính cách thân mật” với Vị Hôn Phu của ḿnh, quên rằng Người cũng là Chúa của ḿnh và “bữa tiệc” này bao giờ cũng là một bữa tiệc hy hiến được ghi dấu bằng máu Người đă đổ ra trên đồi Golgôta. Bữa Tiệc Thánh Thể thực sự là một bữa tiệc “linh thánh”, một bữa tiệc có tính cách đơn sơ về dấu hiệu nhưng lại chất chứa sự thánh thiện thăm thẳm của Thiên Chúa: sacrum convivium, in quo Christus sumitur! Tấm Bánh được bẻ ra trên bàn thờ của chúng ta, được cống hiến cho chúng ta như của ăn đàng trên đường lữ thữ trần thế, là bánh thiên thần, panis angelorum, một thứ bánh không thể tiếp nhận nếu thiếu ḷng khiêm tốn của vị đại đội trưởng trong Phúc Âm: “Lạy Thày, tôi chẳng đáng Thày đến nhà tôi” (Mt 8:8; Lk 7:6).

49.       Bằng một ư thức cảm quan về vấn đề mầu nhiệm chúng ta mới hiểu ra sao việc Giáo Hội tin tưởng vào mầu nhiệm Thánh Thể đă được bày tỏ về phương diện lịch sử, chẳng những nơi nhu cầu đ̣i hỏi của ḷng tôn sùng bề trong, mà c̣n ở cả những h́nh thức bề ngoài nhắm đến việc gợi lên và đề cao tính cách uy nghi của biến cố cử hành. Sự kiện này đă dần dần dẫn đến việc phát triển một h́nh thức riêng biệt của vấn đề qui định về phụng vụ Thánh Thể, theo những truyền thống giáo hội khác nhau được hợp lệ thiết định. Từ đó c̣n phát xuất cả một gia sản về nghệ thuật nữa. Kiến trúc, ảnh tượng, hội họa và âm nhạc, những ǵ được mầu nhiệm Kitô Giáo tác động, cũng t́m thấy nơi Thánh Thể rất nhiều hứng khởi, một cách trực tiếp lẫn gián tiếp.

Chẳng hạn trường hợp như vậy đă xẩy ra với việc kiến trúc, một việc kiến trúc đă làm chứng cho t́nh trạng chuyển tiếp, một khi hoàn cảnh lịch sử cho phép, từ việc cử hành Thánh Thể đầu tiên ở domus hay ở các “căn nhà” của những gia đ́nh Kitô hữu đến những đền thờ trang trọng ở những thế kỷ đầu, đến những vương cung thánh đường uy nghi ở thời Trung Cổ, rồi tới các nhà thờ, rộng hay hẹp, dần dần được lan tràn khắp nơi có sự hiện diện của Kitô Giáo. Những kiểu phác họa bàn thờ và nhà tạm trong Nhà Thờ thường không phải chỉ được tác động bởi nỗi hứng khởi về nghệ thuật mà c̣n bởi một ư thức tỏ tường về mầu nhiệm này nữa. Về thánh nhạc cũng thế, chúng ta chỉ cần nghĩ đến những điệu nhạc b́nh ca Grêgorian sinh động, cũng như đến nhiều nhạc sĩ, thường là đại nhạc sĩ, đă t́m cách làm hiện thực những bản văn phụng vụ Thánh Lễ. Tương tự như thế, chúng ta làm sao có thể bỏ qua được vô số những sản phẩm về nghệ thuật, từ những thứ thủ công nghệ nho nhỏ đến những công tŕnh nghệ thuật thực sự, nơi lănh vực làm các đồ dùng và áo lễ được sử dụng để cử hành Thánh Thể?

Có thể nói rằng Thánh Thể, trong việc h́nh thành Giáo Hội và linh đạo của Giáo Hội, cũng đă mănh liệt ảnh hưởng cả đến “văn hóa” nữa, cách riêng đến nghệ thuật.

50.       Trong nỗ lực tôn thờ mầu nhiệm được thể hiện qua các chiều kích về nghi thức và thẩm mỹ của ấy đă diễn ra một cuộc “tranh hùng” giữa Kitô hữu Tây và Đông. Làm sao chúng ta lại không dâng lời đặc biệt tạ ơn Chua về những đóng góp cho nghệ thuật Kitô giáo của những đại công tŕnh về kiến trúc và nghệ thuật nơi truyền thống Greco-Byzantine cũng như nơi toàn miền đất theo văn hóa của sắc dân Slav? Ở Đông phương, nghệ thuật linh thánh đă giữ được một cảm quan hết sức sâu xa về mầu nhiệm là những ǵ khiến cho các nghệ thuật gia t́m thấy nơi những nỗ lực sáng tạo nên cái mỹ lệ của ḿnh không phải chỉ là một thứ diễn dạt tài năng của họ, mà c̣n là một việc thực sự phục vụ đức tin nữa. Vượt trên cả năng khiếu thuần kỹ thuật của ḿnh, họ đă tỏ ra đơn thành dễ dậy trước tác động thần hứng của Thánh Linh.

Những rạng ngời về kiến trúc và nghệ thuật ghép h́nh bằng đá vụn của Kitô Đông và tây là một gia sản thuộc về tất cả mọi tín hữu; chúng chất chứa một niềm hy vọng, thậm chí chất chứa cả một bảo chứng, cho một mối hiệp thông trọn vẹn đáng ước mong theo đức tin và trong việc cử hành phụng vụ. Điều này đă được gợi ư và cần phải có, như nơi họa phẩm nổi tiếng của Rublev về Chúa Ba Ngôi cho thấy, một Giáo Hội sâu xa về Thánh Thể, một giáo hội chất chứa mầu nhiệm về việc Chúa Kitô bẻ bánh như được ch́m đắm trong mối hiệp nhất khôn lường của Ba Ngôi Thần Linh, làm cho chính Giáo Hội trở thành “h́nh ảnh” của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Theo chiều hướng của một thứ nghệ thuật nhắm đến việc diễn đạt, bằng tất cả mọi yếu tố của nó, ư nghĩa về Thánh Thể theo giáo huấn của Giáo Hội, cần phải chú trọng tới những qui chuẩn liên quan đến vấn đề xây cất cũng như vấn đề trưng bày các ṭa nhà linh thánh. Như lịch sử cho thấy, cũng như Tôi đă nhấn mạnh trong Bức Thư gửi Các Nghệ Thuật Gia (100), Giáo Hội bao giờ cũng giành chỗ cho việc sáng tạo của các nghệ thuật gia. Thế nhưng, nghệ thuật thánh cần phải làm sao để nổi bật về khả năng diễn đạt đầy đủ mầu nhiệm này một cách hoàn toàn đúng với đức tin của Giáo Hội cũng như với các chỉ dẫn mục vụ thích hợp được Thẩm Quyền tương xứng phác định. Vấn đề này cũng áp dụng cho cả nghệ thuật về ảnh tượng và thánh nhạc nữa.

51.       Việc phát triển vấn đề nghệ thuật thánh và luật phép về phụng vụ đă diễn tiến nơi những phần đất của gia sản Kitô giáo cổ kính cũng đang xẩy ra ở những lục địa Kitô giáo c̣n trẻ trung mới mẻ. Đó chính là đường lối được Công Đồng Chung Vaticanô II đề cao liên quan đến nhu cầu cần phải thực hiện một thứ “hội nhập văn hóa” lành mạnh và xứng hợp. Qua nhiều cuộc Tông Du Mục Vụ của ḿnh, Tôi đă thấy được trên khắp thế giới tính cách sống động rất nhiều nơi việc cử hành Thánh Thể bởi những h́nh thức, kiểu cách và cảm quan văn hóa khác nhau. Nhờ thích ứng với những điều kiện đổi thay về thời gian và không gian, Thánh Thể đang cống hiến dưỡng chất chẳng những cho cá nhân mà c̣n cho cả toàn thể các dân tộc, Thánh Thể h́nh thành các nền văn hóa được linh hứng từ Kitô Giáo.

Tuy nhiên, vấn đề cần thiết ở đây là công việc thích ứng quan trọng này phải được thực hiện bằng một ư thức liên lỉ về mầu nhiệm khôn thấu này, ngược lại với những ǵ hết  thế hệ được kêu gọi để tự cân nhắc. “Kho tàng” này hết sức quan trọng và quí báu đến nỗi có cơ nguy trở thành cạn kiệt hay bị pha trộn bởi những h́nh thức thí nghiệm hay những việc thực hiện không được thẩm quyền Giáo Hội thích hợp cẩn thận kiểm xét. Ngoài ra, tâm điểm của mầu nhiệm Thánh Thể cũng đ̣i việc thi hành một cuộc kiểm xét như thế phải liên hệ chặt chẽ với Ṭa Thánh nữa. Như Tôi đă viết trong Tông Huấn Giáo Hội Ở Á Châu cho Hậu Thượng Hội Giám Mục Á Châu, “việc hợp tác như thế là một việc thiết yếu, v́ Phụng Vụ Thánh là những ǵ diễn đạt và cử hành một đức tin duy nhất được tất cả mọi người tuyên xưng và là gia sản của toàn thể Giáo Hội, không thể được định đoạt bởi một ḿnh Giáo Hội địa phương mà  không cần đến Giáo Hội hoàn vũ” (101).

52.       Tất cả những điều ấy làm sáng tỏ trách nhiệm quan trọng đặc biệt của các vị linh mục đối với việc cử hành Thánh Thể. Các vị có trách nhiệm phải chủ tế Thánh Thể với tư cách Chúa Kitô in persona Christi, cũng như phải làm chứng và phục vụ mối hiệp thông, chẳng những cho cộng đồng đang trực tiếp tham dự vào việc cử hành này, mà c̣n cho Giáo Hội hoàn vũ nữa, một Giáo Hội hoàn vũ hiện diện nơi hết mọi việc cử hành Thánh Thể. Thật sự phải lấy làm tiếc xót, nhất là vào những năm sau cuộc canh tân phụng vụ hậu công đồng, bởi cảm quan lầm lạc về tính cách sáng tạo và thích ứngđă xẩy ra một số vấn đề lạm dụng đă khiến cho nhiều người cảm thấy đớn đau. Một số phản ứng chống lại “vấn đề h́nh thức” đă khiến cho một vài, nhất là ở một số miền, coi “những h́nh thức”, được truyền thống phụng vụ quan trọng của Giáo Hội cũng như Huấn Quyền của Giáo Hội chọn lựa, là những ǵ không buộc phải tuân giữ, rồi thay vào đó là những sáng tạo không được phép và thường chẳng thích hợp ǵ cả.

Bởi thế, Tôi cảm thấy ḿnh có nhiệm vụ khẩn trương kêu gọi hăy hết sức trung thành tuân giữ các qui chuẩn cử hành Thánh Thể. Những qui chuẩn này là việc diễn đạt cụ thể bản chất giáo hội chân chính của Thánh Thể; đó là ư nghĩa sâu xa nhất của những qui chuẩn ấy. Phụng vụ không bao giờ lại là tư sản của bất cứ ai, của vị chủ tế hay của cộng đồng cử hành những mầu nhiệm này. Thánh Phaolô Tông Đồ đă phải đanh thép ngỏ lời cùng cộng đồng Côrintô, bởi việc họ thiếu sót trầm trọng trong việc cử hành Thánh Thể, phát xuất từ những chia rẽ (schismata) cũng như từ sự xuất hiện của những bè phái (haireseis) (cf. 1Cor 11:17-34). Cả ở thời đại của chúng ta nữa cũng cần đến một ư thức mới và cảm nhận mới về các qui chuẩn phụng vụ như là những ǵ phản ảnh và là chứng từ cho một Giáo Hội hoàn vũ duy nhất được hiện thực nơi mọi cuộc cử hành Thánh Thể. Các vị linh mục trung thành cử hành Thánh Lễ theo các qui chuẩn phụng vụ, cũng như các cộng đồng tuân hợp với những qui chuẩn ấy, tỏ ra, một cách âm thầm nhưng sống động, ḷng họ mến yêu Giáo Hội. Chính v́ muốn làm sáng tỏ hơn nữa ư nghĩa sâu xa này của các qui chuẩn về phụng vụ mà Tôi đă xin các phân bộ có trách nhiệm ở Ṭa Thánh Rôma dọn một văn kiện chuyên biệt hơn, bao gồm những qui định có tính chất pháp lư, về vấn đề rất hệ trọng này. Không ai được coi thường mầu nhiệm đă được kư thác vào tay của chúng ta đây: một mầu nhiệm quá cao cả đến nỗi làm cho người ta cảm thấy như được tự do hành sử một cách thoải mái, bất kể đến tính cách linh thánh và phổ quát của mầu nhiệm ấy.