“Chúa có thương ma quỉ và các linh hồn bị hư đi trong hỏa ngục hay chăng?”
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Trong thời gian ngột ngạt căng thẳng sắp sửa xẩy ra trận chiến Hoa Kỳ tấn công Iraq vào ngày Lễ Thánh Giuse 19/3/2003, tôi đă kêu gọi gia đ́nh tôi cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới vào mỗi buổi kinh tối chung nhà. Có một lần đứa con trai thứ hai 17 tuổi của tôi đặt vấn đề đại ư thế này: Bố có nghĩ là thế giới sẽ có ḥa b́nh hoàn toàn hay chăng? Nếu không th́ cầu nguyện làm ǵ, v́ ḥa b́nh không bao giờ có, không bao giờ sẽ xẩy ra cả. Tôi đột nhiên bị chưng hửng trước vấn nạn bất ngờ nhưng rất hữu lư của một con người trẻ đang lớn trong một thế giới đầy bạo loạn ngày nay. Xin xem Bài 19: Nếu không thể có ḥa b́nh th́ cầu mà làm ǵ? Cháu là đứa trẻ ngay từ nhỏ đă có những suy tư về đạo rất nan giải.
Thế rồi, vào hôm Chúa Nhật II Mùa Vọng 10/12/2006, trong buổi nói chuyện riêng vào buổi tối hằng tháng giữa hai cha con với nhau, cháu lại đặt ra cho tôi một vấn đề khác. Cháu nói rằng, tuần trước, con nghe bố nói với ông bà ngoại về (một trong những người con của ông bà cần nhiều lời cầu nguyện và khuyên bảo) rằng chúng ta là cha mẹ, sinh ra con cái về phần xác, mà c̣n biết thương đến phần hồn của con cái ḿnh, th́ Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên họ cả hồn lẫn xác, c̣n thương họ biết bao. Thiên Chúa vô cùng nhân từ chỉ mong muốn cứu độ con người, th́ chẳng lẽ ḿnh cầu nguyện cho nhau được rỗi lại không đúng ư Chúa hay sao, lại không được Chúa nhận lời hay sao?! Nếu chính việc chúng ta mong muốn cho con cái ḿnh được rỗi và cầu nguyện cho họ cũng là do Chúa tác động, th́ Ngài cũng sẽ hoàn tất những ǵ Ngài tác động nơi chúng ta. Trong trường hợp này, chính Ngài thương hosẽ hoàn tất những ǵ Ngài tác động nơi chúng ta. Trong trường hợp này, chính Ngài thương họ qua cha mẹ vậy.
Căn cứ vào những ư tưởng mà cháu, từ trong pḥng riêng của ḿnh, nghe được những điều tôi chiasẻ với ông bà ngoại của cháu ở bàn ăn hôm ấy như thế, một sinh viên như cháu, đang học triết năm thứ 3 (ở một đại học đời v́ chưa được Chúa gọi), đă tự nhiên suy nghĩ từ lúc bấy giờ cho tới buổi gặp gỡ với tôi. Sau khi bố con nói chuyện với nhau về nhiều vấn đề khác nữa gần một tiếng đồng hồ, cuối cùng cháu hỏi tôi rằng:
“Bố, Chúa có thương ma quỉ và các linh hồn bị hư đi trong hỏa ngục hay chăng?”
Nói chuyện với cháu, tôi vẫn sẵn sàng và đă sẵn sàng để nghe thấy những vấn nạn bất ngờ và nan giải như thế. Mỗi lần đi lễ về, nghe các bài đọc trong Lễ hay nghe những ǵ cha giảng giải, nếu có thắc mắc ǵ, cháu vẫn t́m đến với tôi để t́m câu trả lời cho đến khi cảm thấy hoàn toàn thỏa đáng. Kể cả những vấn đề trong lớp học, cháu cũng mang ra bàn luận với bố, bất cứ lúc nào cháu cần. Bởi vậy, lần này, cũng như mọi lần, căn cứ vào Thánh Kinh và giáo lư, tôi đă từ từ trả lời cháu như thế này:
Theo Thánh Kinh Tân Ước, v́ ‘Thiên Chúa là t́nh yêu’ (1Gioan 4:8,16), nên Thiên Chúa không thể nào không yêu và không lúc nào không yêu. Bằng không, Ngài không c̣n là Thiên Chúa nữa hay không phải là Thiên Chúa, một Vị Thiên Chúa toàn thiện vô cùng từ ái, như Ngài đă tỏ ḿnh ra nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă tỏ cho con người thấy Thiên Chúa đă yêu thương nhân loại là loài tạo sinh và tội lỗi đến không dung tha cho Con Ḿnh, nhưng đă phó nộp Người v́ tất cả chúng ta (xem Rôma 8:32).
Như thế, nếu mặt trời không bao giờ thôi chiếu sáng thế nào, Thiên Chúa bao giờ cũng yêu thương như vậy, nhưng, như ánh sáng mặt trời làm nhức nhối những con mắt bị đau thế nào, t́nh yêu vô biên vô cùng của Thiên Chúa cũng thế, đối với thành phần hư đi trong hỏa ngục là ma quỉ và các linh hồn, cũng làm cho họ cảm thấy khổ sở đớn đau, đến nỗi, lúc nào cũng ‘khóc lóc nghiến răng’ (xem Mathêu 8:12, 13:42, 13:50, 22:13, 24:51, 25:30), đúng như thành ngữ Chúa Giêsu vẫn sử dụng để nói về t́nh trạng hư đi của các linh hồn. Họ ‘khóc lóc’ v́ đau khổ bị đời đời mất đi vị Thiên Chúa là T́nh Yêu, cùng đích của cuộc đời họ, Đấng làm cho hữu thể họ được nên trọn. Và họ ‘nghiến răng’ v́ họ cảm thấy t́nh trạng bị hư mất đời đời vô cùng bất hạnh này của họ là do chính họ gây ra, chứ không phải vị Thiên Chúa là T́nh Yêu, vị Thiên Chúa đă chẳng những yêu thương chung nhân loại, mà c̣n yêu thương từng người, dù họ là con chiên lạc duy nhất (xem Luca 15:4-7), khi hóa thành nhục thể (xem Gioan 1:14), đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, để hiến ḿnh làm giá chuộc cho nhân loại (xem Mathêu 20:28).
Thấy bố chưa trả lời trực diện và dứt khoát vấn nạn của ḿnh, cháu lập lại câu hỏi ở thể khẳng định thế này: “Như vậy là Chúa có thương ma quỉ và các linh hồn bị hư đi trong hỏa ngục!” Thông cảm với cháu, tôi tiếp tục dẫn giải thêm:
Theo lời Thánh Phaolô, trong Thư gửi cho giáo đoàn Do Thái th́ ‘nếu chúng ta phủ nhận Ngài th́ Ngài phủ nhận chúng ta – If we deny him he will deny us. Nếu chúng ta có bất trung th́ Ngài vẫn trung thành, v́ Ngài không thể phủ nhận chính ḿnh Ngài – If we are unfaithful he will still remain faithful, for he cannot deny himself’ (2Timôthêu 2:12-13). Cho dù chúng ta có bất trung với Chúa, tức tiếp tục sống trong t́nh trạng tội lỗi, không trung thành với lề luật của Ngài, không tuân phục Thánh Ư của Ngài, th́ Ngài vẫn trung thành thương yêu chúng ta, như Ngài vẫn thương yêu dân Do Thái, như được thuật lại trong Cựu Ước, chỉ v́ Ngài không thể phủ nhận chính ḿnh Ngài, tức lúc nào Ngài cũng yêu thương, dù chúng ta có tội lỗi bất trung với Ngài đi nữa.
Thế nhưng, cho đến khi, thường xẩy ra vào giây phút cuối cùng của cuộc sống trên trần gian, chúng ta phủ nhận Người, tức cho tới khi chúng ta dứt khoát không chấp nhận t́nh yêu của Ngài, không tin rằng Ngài có thể tha thứ tội lỗi của chúng ta và cho chúng ta, mà phủ nhận t́nh yêu vô cùng nhân hậu ấy là phủ nhận chính vị Thiên Chúa có bản tính T́nh Yêu, là chúng ta phạm đến Chúa Thánh Thần, một tội không thể tha được cả đời này lẫn đời sau (xem Mathêu 12:32). Khi chúng ta đi đến chỗ hoàn toàn phủ nhận Thiên Chúa ở giây phút cuối cùng của ḿnh như thế là tự nhiên chúng ta tự rước lấy h́nh phạt trầm luân vào thân, v́ Ngài vẫn là T́nh Yêu, vẫn không thể phủ nhận chính ḿnh Ngài – he cannot deny himself, mà v́ Ngài vẫn là T́nh Yêu, vẫn như mặt trời không thể không soi chiếu như thế, mà t́nh yêu của Ngài đă trở thành một cái ǵ trừng phạt nhân loại chúng ta trong t́nh trạng chúng ta cùng với ma quỉ bị hư đi đời đời, như thể “Ngài phủ nhận chúng ta – he will deny us”.
Thấy bố vẫn cứ tiếp tục như đi ṿng vo ḷng ṿng làm sao ấy, cháu tiếp tục nhấn mạnh đến cái cốt lơi của vấn đề là “Chúa có thương ma quỉ và các linh hồn bị hư đi trong hỏa ngục hay chăng?” Tôi mỉm cười nhẩn nha dẫn giải tiếp, v́ muốn hiểu được vấn đề gai góc hóc búa này, một vấn đề cháu tưởng là giản dị đối với bố của cháu, và theo máu hung hăng của tuổi trẻ, cháu mong có câu giải đáp tức khắc, yes or no!
Vấn đề con hỏi ở đây liên quan tới một vấn đề hết sức quan trọng đó là vấn đề “của ngươi ở đâu ḷng ngươi ở đó” (xem Mathêu 6:21). Tức là nếu con thương ai th́ con luôn nghĩ tới người ḿnh yêu, ḷng con luôn gắn bó với họ, ở với họ, dù con không ở gần họ về không gian. Bởi đó tiếng Việt mới có một câu nói rất hay: ‘Hữu duyên thiên lư năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”. (Tất nhiên là tôi phải bỏ giờ ra dẫn giải thêm cho người con sinh tại Mỹ đang cố gắng nói chuyện với bố bằng Việt ngữ này từng chữ của câu Hán Việt ấy để cháu hiểu được ư nghĩa của vấn đề tôi đang nói tới). Tức là, nếu Chúa thực sự c̣n thương thành phần vô cùng bất hạnh đời đời hư đi trong hỏa ngục, bao gồm cả ma quỉ và nhân loại, th́ ḷng Ngài vẫn ở với họ, tức Thánh Linh là mối Hiệp Thông Thần Linh nội tại (internal divine communion) giữa Cha và Con cũng sẽ ở với họ, tức họ cũng có Thánh Linh như thành phần được muôn đời vinh phúc hưởng kiến Thiên Chúa vô cùng toàn thiện của Thiên Chúa trên thiên đàng, và nhờ Thánh Linh này, họ cũng được Sự Sống Thần Linh để hiệp thông với Thiên Chúa chân thật duy nhất là Cha và Con và Thánh Thần. Như thế th́ đâu c̣n ǵ là khoảng cách vô cùng không thể vượt qua giữa hỏa ngục và thiên đàng nữa (xem Luca 16:26).
Căn cứ vào yếu tố yêu thương hay nguyên tắc yêu thương ở chỗ thông ban Thánh Linh này th́ Thiên Chúa không thể nào yêu thương thành phần hư đi được. Thế nhưng, vấn đề nan giải ở đây là ‘he cannot deny himself – không thể phủ nhận bản thân ḿnh’, không thể phủ nhận Ngài là T́nh Yêu, không thể nào không yêu thương mà c̣n là Thiên Chúa. Vậy th́ chẳng lẽ chúng ta đi đến chỗ ‘no way out – không lối thoát’, hay đi đến ‘dead end – đường cùng’ hay sao về vấn đề này?
Theo bố, nếu thành phần loài người bị hư đi trong hỏa ngục, giống như thành phần loài người được vĩnh phúc trên thiên đàng, cũng nhận biết Thiên Chúa là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, Vị Thiên Chúa yêu thương nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô được Ngài sai đến cứu chuộc nhân loại, một nhận biết được Phúc Âm Thánh Kư Gioan cho là chính sự sống đời đời (xem Gioan 17:3), nhưng thành phần hư đi trong hỏa ngục chỉ nhận biết chân lư này, v́ sự thật thần linh này tự bản chất vô cùng hiển nhiên họ không thể chối căi hay phủ nhận (deny) được nữa trong cơi đời đời, chứ không phải họ nhận biết v́ có Thánh Linh tràn đầy trong họ, vị Thánh Linh thấu suốt thâm tâm Thiên Chúa (xem 1Côrintô 2:10), như thành phần được hưởng kiến trên thiên đàng, th́ Thiên Chúa vẫn yêu thương thành phần hư đi trong hỏa ngục theo bản tính là t́nh yêu của Ngài, v́ Ngài không thể phủ nhận chính ḿnh Ngài – he cannot deny himself, nhưng thành phần hư đi đời đời chẳng những không thể lănh nhận Thánh Thần yêu thương được nữa, không đáp ứng t́nh yêu được nữa, mà c̣n cảm thấy vô cùng nhức nhối đến ‘khóc lóc nghiến răng’. Dù Thiên Chúa cũng hiện diện ở ngay trong hỏa ngục đi nữa, nhưng Ngài hiện diện ở đấy bằng quyền năng và đức công minh của Ngài, và v́ Ngài ‘là Thần Linh’ (Jn 4:24), một Đấng toàn tri, thông biết mọi sự và mọi sự ở trước nhan Ngài.
Tôi không biết người con trai có bộ lông mày thật là đậm rậm này của tôi hiểu tới đâu những ǵ tôi cố gắng tŕnh bày cho nó ở tầm mức có thể lĩnh hội của nó. Chỉ biết rằng, theo bản tính tự nhiên thích lập luận của ḿnh, nó sẽ tiếp tục hỏi tiếp nếu chưa cảm thấy măn nguyện với những ǵ được giải đáp. Cuối cùng, cháu nh́n tôi mà nói: “Con cám ơn bố!”
Viết đến đây tôi nhớ đến một cuộc trao đổi khác giữa tôi và một em Thiếu Nhi Fatima ở Tổng Giáo Phận Los Angeles qua điện thư mà tôi c̣n giữ rất kỹ. Sau đây là nguyên văn điện thư của em và những ǵ tôi trả lời cho em.
From: kissme18@hotmail.com
To: hailmaryqueen@thoidiemmaria.net
Sent: Wednesday, April 06, 2005 6:06 PM
Xin thân mến chào Chú và lời thăm đến gia đ́nh. Cháu có câu hỏi nhờ Chú elaborate dùm thêm. Cho cháu xin đánh bằng tiếng Anh. I have learned that everytime we sin, i'm encouraged, or maybe mandatory to go confession right after. And during confession, i'm seriously sorry for my sins and honestly try my best to not sin again. From this confession, i gained graces and blessings if i'm not mistaken. And from these graces and blessings, it helps me not to sin. But as we all know...that's not likely the case. I am doomed to fail and sin the same sins over and over again. So my question is, is God's graces and blessings stronger? or is the evil and temptation stronger?? Because evidently....everyone sins over and over again, which seems like sins and temptation over shadows the graces of our God. Cháu muốn nghe thêm về sự suy nghĩ của Chú. Xin cám ơn.
From: hailmaryqueen@thoidiemmaria.net
Sent: Friday, April 08, 2005 1:28 PM
Về những ǵ Q. đặt ra, từ cảm nghiệm sống đạo đến vấn đề đức tin, có thể tóm như sau:
1) Cảm nghiệm sống đạo: Con người chúng ta không thể nào giữ ḿnh sạch tội - "But as we all know...that's not likely the case. I am doomed to fail and sin the same sins over and over again."
2) Vấn đề đức tin: Nếu con người không thể giữ ḿnh sạch tội th́ ơn cứu độ (salvation) của Thiên Chúa không có công hiệu hay tác dụng (effect) nơi con người - "So my question is, is God's graces and blessings stronger? or is the evil and temptation stronger?? Because evidently....everyone sins over and over again, which seems like sins and temptation over shadows the graces of our God."
Vấn đề của Quân đặt ra ở đây có thể tóm lại như sau: Con người tội nhân chúng ta có thể nên thánh được hay chăng? Trước hết, không ai có thể chối căi (deny) được rằng trên thế gian này có những vị thánh, cho dù không phải là Kitô hữu.
Chẳng hạn Đức Phật (Buddha: 560-477 BC) bên Phật giáo (Buddhism), hay Đức Khổng (Confucius: 551-479 BC) bên Khổng giáo (Confucianism) v.v., những con người không có hay chưa có ơn cứu độ của Chúa Kitô (v́ sinh ra trước Ngài) mà cũng đă có thể sống vượt trên tầm mức của một con người tự nhiên, đến nỗi có thể giảng dạy cho con người con đường cứu độ, con đường giải thoát (the way of salvation), làm cho con người cảm phục và tôn sùng cho tới ngày nay cả 2500 năm.
C̣n Kitô giáo chúng ta, ngay trong thời hiện đại của chúng ta đây (in our modern/comtemporary time), đă có những vị nổi tiếng là thánh ngay khi c̣n sống, điển h́nh nhất là Mẹ Têrêsa Calcutta, hay ngay khi vừa qua đời, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Những vị này có một đời sống phi thường, đến nỗi, đă làm cho cả thế giới phải cảm phục và suy tôn, một ḷng cảm phục và suy tôn được tỏ ra một cách rơ ràng nhất qua tang lễ (funeral ceremony/Mass) vĩ đại chưa từng thấy của các vị trong lịch sử loài người.
Nếu chúng ta không thể chối căi được trên thế gian này có những con người phi thường (extraordinary persons), dù rất hiếm, những con người được Kitô hữu chúng ta gọi là Thánh nhân (saint), như Mẹ Têrêsa Calcutta hay Đức Gioan Phaolô II, và gọi là thánh nhân quân tử hay vĩ nhân tôn giáo (great man), như Đức Phật hay Đức Khổng, th́ chúng ta cũng không thể phủ nhận được vấn đề con người có thể nên thánh.
Đó là lư do vấn đề cần phải giải quyết hay giải đáp ở đây là làm sao (how) những nhân vật được gọi là Thánh nhân hay vĩ nhân ấy, cũng là người tội lỗi như chúng ta, lại có thể nên Thánh, nên cao cả như vậy?
Theo tín lư (doctrine) và tu đức (spirituality) Kitô giáo th́:
1) Con người không thể tự cứu độ (self-saved), như bên Phật giáo chủ trương (Buddhism's belief/conviction). Đó là lư do, sau khi hai nguyên tổ sa ngă phạm tội theo tự do của ḿnh, làm điều nghịch lại ư muốn tối cao của Đấng Tạo Dựng nên ḿnh, th́ Thiên Chúa đă tự động hứa ban đấng cứu độ cho con người là Chúa Giêsu Kitô (xem Genesis 3:15);
2) Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể (God incarnate) thực sự đă cứu độ con người bằng cuộc Vượt Qua (Paschal) của Người, tức bằng việc Người Tử Nạn (Passion) và Phục Sinh (Resurrection), để chẳng những giải thoát con người khỏi tội lỗi và sự chết (free human being from sin and death), mà c̣n ban sự sống thần linh (divine life) cho con người bằng Thánh Thần Người thông cho con người nữa (xem John 3:1-5 and 20:22).
3) Con người mắc nguyên tội (original sin) được cứu độ, tức được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết cũng như được sự sống thần linh khi họ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, một bí tích làm cho họ trở thành con cái Thiên Chúa, làm cho họ được hiệp thông với Thiên Chúa (communion with God), nhờ Thánh Thần (Holy Spirit) ngự trong họ, vị Thánh Thần sẽ làm cho họ nhận biết Chúa Kitô, nên một với Chúa Kitô (union with Christ), nên giống Chúa Kitô (become another Christ), cho đến khi họ thực sự trở thành chứng nhân của Chúa Kitô (Christ's witness), như một Mẹ Têrêsa Calcutta hay một Đức Gioan Phaolô II.
4) Cho dù con người, nhờ Bí Tích Rửa Tội, đă được cứu độ, thế nhưng, sự sống thần linh con người lănh nhận từ ban đầu ấy mới chỉ như là một hạt giống (seed) gieo vào mảnh đất nhân tính (the ground of our humnanity) của con người Kitô hữu mà thôi, một hạt giống thần linh chỉ có thể nẩy nở (develop) thành một cây cao lớn khi gặp được một mảnh đất tốt (good soil), bằng không, theo tự nhiên (according to natural law), nó sẽ bị chết đi (corrupted) hay chẳng sinh hoa trái ǵ, như trong dụ ngôn người gieo giống cho thấy (xem Matthew 13:4-23).
5) Như thế, việc nên thánh của con người tội nhân chúng ta, nhất là của thành phần tội nhân song đă được thánh hóa (sanctification), đă trở nên Thánh, nhờ sự sống thần linh nơi linh hồn của chúng ta khi chúng ta lănh nhận Phép Rửa, là việc chúng ta cộng tác với ơn Chúa, tức là việc chúng ta làm sao cho tâm hồn ḿnh trở thành một mảnh đất tốt, để cho sự sống thần linh như một hạt giống được gieo nơi chúng ta sau khi chúng ta lănh nhận Phép Rửa ấy có thể nẩy mầm, mọc lên và phát triển.
6) Để cho mảnh đất tâm hồn của chúng ta có thể trở thành một mảnh đất tốt cho sự sống thần linh như hạt giống nẩy mầm, mọc lên và phát triển trọn vẹn (completely), Kitô hữu chúng ta cần phải làm hai điều, nhổ cỏ (về phương diện tiêu cực - negatively) và chăm bón (về phương diện tích cực - positively): "Nhổ cỏ" ở chỗ hy sinh hăm ḿnh, tránh dịp tội và sửa các tính mê nết xấu; "chăm bón" ở chỗ đọc kinh cầu nguyện và năng chịu các bí tích, nhất là Bí Tích Ḥa Giải và Thánh Thể. Không một vị thánh Kitô giáo nào đă nên thánh mà lại không làm hai điều căn bản tối ư quan trọng và bất khả châm chước (no exception) này.
7) Nếu thực sự chúng ta đă cố gắng hết sức (try our best) để thực hiện cả hai phương diện tiêu cực lẫn tích cực như thế, tức chúng ta tỏ ra thực sự muốn nên thánh, muốn sống xứng đáng với ơn gọi làm con Thiên Chúa của ḿnh, th́ chắc chắn 100%: "Ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, v́ chưng sẽ được no thỏa vậy - Blest are they who hunger and thirst for holiness; they shall have their fill" (Matthew 5:6).
8) Nếu chúng ta thực sự có ḷng khao khát nhân đức trọn lành này, chúng ta chẳng những không nản chí khi thấy ḿnh cứ sa đi ngă lại hoài một tội ḿnh muốn chừa và xưng thú, trái lại, c̣n v́ thế và chính v́ thế (v́ cảm thấy ḿnh vô cùng yếu đuối bất lực) mà tin tưởng mănh liệt hơn nữa vào ḷng thương xót Chúa, để rồi, chính khi chúng ta biết ḿnh và vào sâu trong ḷng thương xót Chúa là chúng ta đă nên thánh một cách short cut – đốt giai đoạn rồi vậy, như trường hợp của người trộm ở bên phải thập giá Chúa Kitô (xem Luca 23:39-43).
9) Như thế, nên thánh ở đây c̣n là và chính là biết ḿnh vô cùng yếu đuối bất lực và hoàn toàn tin tưởng vào ḷng thương xót Chúa, nhờ đó, con người tội nhân chúng ta chẳng những không dám khinh thường bất cứ một tội nhân nào (xem Luke 18:9-14), trái lại, c̣n biết cảm thông với những ai sa ngă phạm tội, để hy sinh cầu nguyện cho họ như Thiếu Nhi Fatima Giaxinta, nhất là biết tha thứ cho cả những người làm khốn ḿnh, phạm đến ḿnh, th́ không phải ḿnh đă nên giống Chúa Kitô (xem Luke 23:34), đă nên trọn lành như Cha trên trời (xem Matthew 5:43-48; Lk 6:35-36) rồi hay sao?
10) Tóm lại, việc nên thánh là do Chúa hơn là do con người. Chúa muốn chúng ta nên thánh thế nào th́ chúng ta nên thánh như vậy. Nếu chúng ta không thể nên thánh như Mẹ Têrêsa Calcutta hay như Đức Gioan Phaolô II, chúng ta vẫn có thể nên thánh short cut như người trộm lành, bằng cách không thôi khao khát nhân đức trọn lành, một ḷng khao khát được tỏ ra bằng nhận thức con người vô cùng yêu đuối bất lực của ḿnh để hoàn toàn tin tưởng vào ḷng thương xót Chúa. Dù nên thánh cách nào đi nữa, Kitô hữu chúng ta cũng gặp nhau ở chỗ ḷng thương xót Chúa: Nếu con người nên thánh "lớn" là con người đă được ḷng thương xót Chúa chiếm đoạt để trở thành dụng cụ ban phát ḷng thương xót Chúa cho tội nhân, như Mẹ Têrêsa Calcutta và Đức Gioan Phaolô II, th́ con người nên thánh "nhỏ" là con người cần đến ḷng thương xót Chúa hơn, để càng ngày họ càng nhật biết ḿnh yếu đuối bất lực mà tin tưởng vào ḷng thương xót Chúa.
Lời Nguyện Fatima sau mỗi chục kinh như Đức Mẹ dạy: "Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn".
Lời than thở Chúa Giêsu dạy chị Thánh Faustina viết ở dưới bức ảnh Chúa T́nh Thương: "Chúa Giêsu ơi, con tin tưởng nơi Chúa".
Chúc Thiếu Nhi Fatima Q. trở thành Tông Đồ của Ḷng Thương Xót Chúa.