ÁNH SÁNG SỰ SỐNG
(Jn.8:12)


GIÁO LƯ CẨM NANG

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển hợp và chuyển dịch
 


Nội Dung

Bối cảnh
Cỏ Lùng Trong Ruộng
 “Cỏ Lùng Trong Ruộng”: “Nổi Lên Rất Đông”
“Cỏ Lùng Trong Ruộng”: “Lừa Được Nhiều Người”
“Cỏ Lùng Trong Ruộng”: Các Kitô Ngụy Tạo
“Cỏ Lùng Trong Ruộng”: Bảo Vệ Mùa Màng

Phần 1

Những Chân Lư Đức Tin


I)Thiên Chúa: Duy Nhất và Ba Ngôi
A- Thiên Chúa Duy Nhất
B- Thiên Chúa Ba Ngôi
II)Thiên Chúa: Đấng Tạo Hóa
A- Tác Động Tạo Dựng
B- Các Việc Tạo Dựng
III) Thiên Chúa: Đấng Cứu Chuộc
A- Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp
B- Nhân Tính Đức Kitô
C- Thân Mẫu Đức Kitô
IV) Thiên Chúa: Đấng Thánh Hóa
A- Ân Sủng
1) Hiện Sủng
2) Thường Sủng
B- Giáo Hội
1) Bản Chất
2) Cơ Cấu
3) Đặc Tính
C- Bí Tích
7 Phép Bí Tích

V) Thiên Chúa: Đấng Hoàn Thành
A- Cánh chung con người
B- Cánh chung thế giới

Phần 2
Những Luật Điều Đức Mến


I) CÁC YẾU TỐ
1) Tác Hành
2) Lề Luật
3) Lương Tâm
4) Tội Lỗi
5) Nhân Đức
II) CÁC GIỚI LUẬT
1. Giới Luật Về Thần Đức
a. Giới Luật Về Đức Tin
b. Giới Luật Về Đức Cậy
c. Giới Luật Về Đức Mến
2. Mười Giới Luật Chúa
a. Giới Luật Chúa Thứ Nhất
b. Giới Luật Chúa Thứ Hai
c. Giới Luật Chúa Thứ Ba
d. Giới Luật Chúa Thứ Bốn
e. Giới Luật Chúa Thứ Năm
f. Giới Luật Chúa Thứ Sáu và Chín
g. Giới Luật Chúa Thứ Bảy và Mười
h. Giới Luật Chúa Thứ Tám
3. Các Điều Luật Hội Thánh
a. Luật Điều Ăn Chay Và Kiêng Thịt
b. Luật Điều Xưng Tội Và Rước Lễ
c. Luật Điều Đóng Góp Cho Giáo Hội
d. Luật Điều Về Bí Tích Hôn Phối
e. Luật Điều Chuẩn Duyệt Sách In Ấn

Phần 3
Các Lạc Giáo Trong Giáo Hội

Phần 4
Các Lạc Thuyết Phản Đức Tin

1. Chủ Xướng Cải Cách
2. Hội Kín Tam Điểm
3. Trào Lưu Cấp Tiến
4. Chủ Nghĩa Tân Tiến
 


Phần 5
Các Câu Tóm Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo

Mở Đầu


I) VIỆC TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
1. “Tôi tin” – “Chúng tôi tin”.
2. Tuyên Xưng Đức Tin Kitô Giáo
a. Tôi Tin Kính Thiên Chúa Cha
b. Tôi Tin Kính Chúa Giêsu Kitô
c. Tôi Tin Kính Chúa Thánh Thần


II) VIỆC CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KITÔ GIÁO
1. Công Cuộc Bí Tích
2. Bảy Bí Tích Của Giáo Hội
a.Các Bí Tích Gia Nhập Kitô Giáo
b.Các Bí Tích Để Chữa Lành
c. Các Bí Tích Giúp Hiệp Thông
d.Các Việc Cử Hành Phụng Vụ Khác


III) SỰ SỐNG TRONG CHÚA KITÔ
1. Ơn Gọi Của Con Người Là Sống Trong Thần Linh
a. Phẩm Giá Con Người
b. Cộng Đồng Con Người
c. Việc Cứu Độ của Thiên Chúa: Lề Luật Và Ân Sủng
2. Mười Điều Răn Chúa
a. “Các Ngươi Phải Kính Mến Thiên Chúa…”
b. “Các Ngươi Phải Yêu Thương Tha Nhân…”


IV) KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO
1. Việc Cầu Nguyện Trong Đời Sống Kitô Giáo
a. Mạc Khải Của Việc Cầu Nguyện
b. Truyền Thống Của Việc Cầu Nguyện
c. Đời Sống Cầu Nguyện
2. Kinh Chúa Dạy: “Lạy Cha Chúng Con!”

Phụ Trương
Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lư Công Chính Hóa

Chân Trời
Bộ Mặt Trái Đất
 

 

 

Bối cảnh

Cỏ Lùng Trong Ruộng


Theo chính Lời Chúa Giêsu, Đấng thường lấy các dụ ngôn khác nhau là “những sự dưới đất” để mạc khải “những sự trên trời” (Jn.3:12), đă giải thích về ư nghĩa dụ ngôn “cỏ lùng trong ruộng” (Mt.13:24-30) như sau:

“Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian; hạt giống tốt là công dân Nước Trời; cỏ ḷng vực là thành phần thuộc về tên gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma qủi; mùa gặt là tận thế và nhân công là các thiên thần” (Mt.13:38).

Thực tế hiện nay cho thấy, lịch sử loài người chưa bao giờ có hiện tượng “cỏ lùng trong ruộng” um tùm rậm rạp như bây giờ, ngay trước ngưỡng cửa của “ngàn năm thứ ba đang đến” này, đến nỗi, đám cỏ lùng ấy thật sự đă và đang làm chết nghẹt biết bao nhiêu là “hạt giống tốt”:

“Họ sẽ tống giam các con, sẽ hành hạ và sát hại các con... và v́ có lắm thứ gian ác mà ḷng mến nơi nhiều người sẽ trở nên nguội lạnh” (Mt.24:9,12).

Phải chăng hiện tượng tràn lan khủng khiếp “cỏ lùng trong ruộng” này là dấu hiệu của thời tận thế, như Chúa Giêsu đă báo trước cho các môn đệ của Người biết:

“Có lắm kẻ sẽ đến mạo danh Thày xưng rằng: ‘Ta là Đức Kitô!’ và sẽ lừa đảo (deceive) nhiều người” (Mt.24:5),

“Các tiên tri giả sẽ nổi lên rất đông (great numbers) để lừa được (mislead) nhiều người” (Mt.24:11)?

Dù không dám dứt khoát khẳng định hiện tượng “cỏ lùng trong ruộng” đă làm mọc lên loại “văn hóa tử vong” ngày nay thực sự là dấu báo hiệu loài người đă tới thời tận thế, nhưng cũng không ai phủ nhận được những quái đản chưa từng có trong lịch sử loài người và lịch sử Giáo Hội do hiện tượng này gây ra, về cả phẩm lẫn lượng của nó: về lượng th́ “rất nhiều” (Mt.24:11) và về phẩm th́ “lừa được nhiều người” (Mt.24:11, nhất là chữ “mislead” ở câu 24), đúng như Lời Chúa Giêsu báo trước trong Phúc Âm trên đây.
 

“Cỏ Lùng Trong Ruộng”: “Nổi Lên Rất Đông”


Theo nhận định của văn kiện mang tựa đề “Các Giáo Phái hay Các Trào Lưu Tân Giáo” (Sects or New Religious Movements) do Văn Pḥng Phát Động Hiệp Nhất Kitô Giáo của Ṭa Thánh Rôma phổ biến ngày 3 tháng 5 năm 1986, một văn kiện được Văn Pḥng Dịch Vụ Phát Hành và Phát Động của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ phổ biến (Publication No. 100), th́:

“Hầu hết mọi giáo hội địa phương đều thấy nổi lên và phát triển nhanh chóng đủ mọi loại trào lưu, nhóm hội và hoạt động về tôn giáo hay ngụy giáo (pseudoreligious) mới. Hiện tượng mà hầu hết các hồi đáp viên (được tham khảo) cho đó là một vấn đề nghiêm trọng, c̣n một số khác lại cho là một vấn đề báo động (alarming matter); chỉ ở một số rất ít xứ sở dường như không có mà thôi” (chẳng hạn như ở các xứ sở toàn ṭng Hồi Giáo) (1.2).

(những chỗ dịch được in đậm trong bài là do ư người viết để nhấn mạnh những ư điểm cần)

Trong Tông Huấn “Giáo Hội Tại Mỹ Châu” (Ecclesia in America) là văn kiện đúc kết cuộc Thượng Hội Giám Mục Mỹ Châu được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố ngày 22-1-1999 tại Mexico City, Trung Mỹ, chẳng những đề cập đến việc lan tràn của hiện tượng “cỏ lùng trong ruộng” mà c̣n cho thấy tính cách lấn át của “cỏ lùng” đối với “lúa” nữa:

“Hoạt động mộ giáo (proselytizing) của các giáo phái và các nhóm tân giáo ở nhiều phần đất Mỹ Châu là một trở ngại trầm trọng cho công cuộc truyền bá phúc âm. Chữ ‘mộ giáo’ (proselytism) có ư nghĩa tiêu cực khi nó nói lên đường lối chiếm đoạt tín đồ ngược lại với tự do của những ai nghe họ giảng đạo...” (5)

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 27-1-1999)

Trong bản Instrumentum Laboris là văn kiện đúc kết để làm tài liệu chính thức cho cuộc Thượng Hội Giám Mục Úc Châu trong việc bàn định và giải quyết các vấn đề tại địa lục của ḿnh, cũng công nhận tính cách tràn lan và lấn át này của hiện tượng “cỏ lùng trong ruộng” rất khó phân biệt và đối phó này:

“Việc phát triển các trào lưu tân giáo ngoài Giáo Hội, cả ở các đảo cũng như ở Papua New Guinea, là một hiện tượng trở thành một trong những thách đố cả thể đối với các Giáo Hội địa phương ở Úc Châu ngày nay. Các bản trả lời cho thấy mối quan tâm của các vị Giám Mục về việc các trào lưu tân giáo ngoài Giáo Hội này đang phân rẽ các cộng đồng và đang dẫn người ta xa ĺa Giáo Hội... Vẫn c̣n phải tốn nhiều công phu mới biết được các tôn giáo này cũng như mới t́m ra được chữ nghĩa xứng hợp để mô tả chúng một cách xác đáng. Người Công Giáo thường không phân biệt chắc chắn giữa nhóm này với nhóm khác...” (30)

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 2-9-1998)
 

“Cỏ Lùng Trong Ruộng”: “Lừa Được Nhiều Người”


Chính việc lan tràn nhanh chóng của “cỏ lùng trong ruộng” hiện nay cũng đủ chứng tỏ phẩm chất rất thời trang của hiện tượng này, một phẩm chất có khả năng thu hút đến “lừa được nhiều người”, một phẩm chất được bản Instrumentum Laboris của Thượng Hội Giám Mục Úc Châu diễn tả như sau:

“Thường thấy họ (các trào lưu tân giáo ngoài Giáo Hội) tỏ ra có cảm t́nh nồng nàn, thông cảm, nhiệt t́nh và săn đón trong một nhóm nhỏ gắn bó chặt chẽ với nhau, một cảm nghiệm mà có những người Công Giáo thấy như bị thiếu hụt nơi cộng đoàn của ḿnh. Âm nhạc, ca hát, nhảy múa, giảng dạy hùng hồn và nói tiếng lạ đóng một vai tṛ quan trọng trong việc thu hút người ta tham gia vào các đạo này, nhất là đám trẻ. Các tôn giáo ấy thường lấp đầy cái trống rỗng của cảm xúc mà người ta đang t́m kiếm cho ư nghĩa cuộc đời… Các người Công Giáo, v́ bị trục trặc với vị linh mục hay với nhân viên mục vụ, hoặc bởi t́nh trạng hôn nhân bất b́nh thường của ḿnh, đôi khi cũng bị lôi cuốn theo họ. Những đạo này dùng Thánh Kinh để làm cho người thành tín vô tư lo sợ đến phần rỗi của ḿnh. Họ chú ư tới việc thăm viếng từng gia đ́nh, thường lợi dụng vào những lúc con người đang gặp phải phiền sầu, bệnh tật hay khủng hoảng bản thân. Họ tỏ ra tích cực trong việc đối xử với người ta và làm cho người ta cảm thấy tự nhiên sinh hoạt trong cộng đoàn của ḿnh…” (đoạn 30).

Đúng thế, văn kiện “Các Giáo Phái hay Các Trào Lưu Tân Giáo” (Sects or New Religious Movements) do Văn Pḥng Phát Động Hiệp Nhất Kitô Giáo của Ṭa Thánh Rôma phổ biến ngày 3 tháng 5-1986 cũng đă khảo sát rất kỹ lưỡng hiện tượng “cỏ lùng trong ruộng” rất thời trang này như sau:

“Những lư do đưa đến thành công nơi các người Công Giáo thực sự có nhiều và có thể nhận thấy ở một số lănh vực. Những lư do này nói chung có liên quan đến những nhu cầu và những khát vọng dường như không t́m thấy nơi các giáo hội chính. Những lư do này cũng dính dáng đến những kỹ thuật chiêu mộ và huấn luyện của các giáo phái…

“Hiện tượng này như là một triệu chứng gây ra bởi các cấu tạo tha hóa nơi xă hội đương thời, phần nhiều phát xuất từ Tây Phương rồi được quảng biến khắp thế giới, các cơ cấu tha hóa tạo nên biết bao nhiêu là t́nh trạng khủng hoảng trên b́nh diện cá nhân cũng như xă hội. Những t́nh trạng khủng hoảng này cho thấy các nhu cầu, các khát vọng và các vấn nạn khác nhau cần phải có đáp ứng về tâm lư cũng như tinh thần. Các giáo phái nhận ḿnh nắm trong tay và ban phát những đáp ứng ấy. Họ thực hiện việc này trên cả lănh vực cảm t́nh lẫn tri thức, song thường đáp ứng các nhu cầu t́nh cảm bằng đường lối làm mù quáng các tài năng tri thức.

“Các nhu cầu và khát vọng căn bản này có thể được thấy nơi rất nhiều những bộc lộ của việc con người t́m kiếm tầm vóc viên trọn và ḥa hợp, việc dự phần và hiện thực, ở tất cả mọi lănh vực hiện hữu cũng như cảm nghiệm của con người; chúng cũng có thể được thấy nơi rất nhiều nỗ lực đáp ứng việc con người t́m kiếm chân lư và ư nghĩa cuộc đời, t́m kiếm các giá trị nội tại là những ǵ, trong một số trường hợp, dường như bị che đậy, đổ vỡ hay mất đi theo gịng lịch sử đại đồng cũng như cá nhân, nhất là trong trường hợp của thành phần bị đảo lộn v́ đổi thay nhanh chóng, v́ bị dồn nén căng thẳng, v́ sợ hăi v.v. (1.5)

“Những nhu cầu và khát vọng này có thể được đúc kết thành chín đầu đề chính… (2)

“T́m cầu nơi nương tựa (theo nghĩa đoàn thể): Cơ cấu của nhiều cộng đồng đă bị hủy hoại; các lối sống cổ truyền bị xáo trộn; gia đ́nh tan nát; người ta cảm thấy mất gốc và lẻ loi. Bởi vậy mới có nhu cầu nương tựa… Các giáo phái tỏ ra: cử chỉ nồng hậu, săn sóc và nâng đỡ theo t́nh người trong các cộng đoàn gắn bó nho nhỏ… (2.1.1).

“T́m cầu các giải đáp: Trong những trường hợp phức tạp và bối rối, theo tự nhiên người ta đi t́m kiếm những giải đáp và giải quyết. Các giáo phái tỏ ra: có những giải đáp giản dị và tiện lợi (ready-made) cho các vấn đề và trường hợp phức tạp;… có một thứ thần học thực tiễn (pragmatic theology), một thứ thần học lợi lộc… (2.1.2)

“T́m cầu viên trọn thể: Nhiều người cảm thấy tách ĺa với bản thân ḿnh, với người khác, với văn hóa và môi sinh của họ. Họ cảm thấy đổ vỡ. Họ bị tổn thương bởi cha mẹ hay thầy cô, bởi Giáo Hội hay xă hội… Họ cần được chữa lành, kể cả về phần xác… Các giáo phái tỏ ra: … có thể chữa lành thể lư và tâm linh; có thể giải quyết vấn đề nghiện hút và nghiện ngập… (2.1.3)
“T́m cầu văn hóa bản:… Nơi nhiều xứ sở thuộc Thế Giới Đệ Tam, xă hội thấy ḿnh bị tách ĺa rất nhiều với văn hóa cổ truyền, với các giá trị xă hội và tôn giáo… . Các giáo phái tỏ ra: có nhiều chỗ cho tôn giáo hay văn hóa cổ truyền, … có lối nguyện cầu và giảng dạy gần gũi hơn với các tính chất văn hóa cũng như với các khát vọng của người ta. (2.1.4)

“Nhu cầu cần được biết đến, được nổi nang: Người ta cảm thấy cần vượt ra khỏi t́nh trạng vô danh tiểu tốt, cần làm nên cho ḿnh một cá biệt, cần cảm thấy nổi nang cách náo đó chứ không phải chỉ là một con số hay chỉ là một phần tử mất hút trong đám đông… . Các giáo phái tỏ ra: quan tâm đến cá nhân; có các cơ hội để thi hành thừa tác vụ và vai tṛ lănh đạo, cơ hội để tham gia, chứng tỏ, phát biểu… (2.1.5)

“T́m cầu siêu việt tính: Việc t́m cầu này nói lên một nhu cầu tâm linh sâu xa, một động lực thần hứng trong việc t́m kiếm một cái ǵ đó vượt ra ngoài cái cụ thể, trực tiếp, quen thuộc, khả chế và vật chất, để t́m giải đáp cho những vấn nạn tối hậu của đời sống, cũng như để tin vào một điều ǵ đó có thể làm đổi thay cuộc sống con người một cách đặc biệt… . Các giáo phái tỏ ra:… có thể giúp học hiểu Thánh Kinh; hiểu biết về ơn cứu độ; có các tặng ân Thần Linh; giúp suy niệm… (2.1.6)

“T́m cầu linh hướng: Thiếu sự nâng đỡ của cha mẹ trong gia đ́nh hay thiếu khả năng lănh đạo, kiên nhẫn và tự nguyện dấn thân về phía các vị lănh đạo giáo hội hay các nhà giáo… . Các giáo phái tỏ ra: có thể hướng dẫn bằng khả năng lănh đạo tài khéo vững vàng. Con người của vị sư phụ, của nhà lănh đạo, của cố đạo (guru) đóng vai tṛ quan trọng trong việc làm cho các đồ đệ cảm phục… (2.1.7)

“T́m cầu nhăn quan: Thế giới ngày nay là một thế giới liên thuộc của hận thù và tương khắc, của v lực và sợ bị hủy diệt. Người ta cảm thấy lo sợ về tương lai; họ thường cảm thấy chán chường, vô dụng, vô vọng và bất lực. Họ t́m kiếm những dấu hy vọng, t́m một lối thoát. Một số người có ước vọng, cho dù mơ hồ, trong việc kiến tạo nên một thế giới khá hơn… . Các giáo phái tỏ ra: cho thấy một nhăn quan mới về bản thân, về nhân loại, về lịch sử, về vũ trụ. Họ hứa hẹn khởi sự cho một tân thời, một tân kỷ nguyên. (2.1.8)

“T́m cầu dự phần và tham gia:… Nhiều người t́m cầu chẳng những cảm thấy cần một nhăn quan trong xă hội của thế giới hiện nay cũng như hướng về tương lai, họ c̣n muốn dự phần vào việc quyết định, phác họa và thực hiện nữa… . Các giáo phái tỏ ra: cho thấy họ có một sứ mệnh kiến tạo nên một thế giới khá hơn, có một ơn gọi toàn hiến, một tham phần ở hầu hết các lănh vực. (2.1.9)

“Tóm lại, người ta có thể nói rằng, các giáo phái tỏ ra sống những ǵ họ tin tưởng, với một xác tín (thường có sức hấp dẫn) mănh liệt, nhiệt t́nh và dấn thân; họ chịu khó giao tiếp với người chung quanh một cách nống hậu, thân t́nh, và trực tiếp kéo cá nhân ra khỏi t́nh trạng khuất dạng, kêu mời tham phần, sáng tạo, trách nhiệm, dấn thân…, họ thực hiện việc tận t́nh liên lạc bằng nhiều lần giao tiếp, viếng thăm, tiếp tục nâng đỡ và hướng dẫn. Họ giúp vào việc cắt nghĩa lại cảm nghiệm của người ta, việc tái thẩm định các giá trị của người ta, và việc giải quyết những vấn đề tối hậu bằng đường lối bao gồm hết mọi sự… Tóm lại, họ tỏ ra cho thấy họ là một giải đáp duy nhất, là tin mừng trong một thế giới biến động”.
 

“Cỏ Lùng Trong Ruộng”: Các Kitô ngụy tạo


Trong các giáo phái (sects) từ trước đến nay, điển h́nh nhất, ghê gớm nhất, trắng trợn nhất và kinh hoàng nhất, phải kể đến Đạo Satan (Satanism). Ông tổ của đạo này là Aleister Crowley (1875-1947) người Anh quốc, kẻ xưng ḿnh là một “con mănh thú” trong Sách Khải Huyền, với chủ trương “tất cả lề luật là ở tại làm điều ḿnh muốn”, và đệ nhất tông đồ của đạo này là Anton LaVey bên Hoa Kỳ, nhân vật đă thành lập “giáo hội Satan” và viết cuốn “kinh thánh Satan” với những tuyên ngôn như: “Satan tiêu biểu cho thỏa măn chứ không phải cho cầm hăm (1); Satan tiêu biểu cho hiện sinh chứ không phải cho mơ mộng siêu linh hăo huyền (2); Satan tiêu biểu cho báo oán hận thù chứ không phải cho việc ch́a cả má kia (5); Satan tiêu biểu cho tất cả những ǵ là tội lỗi làm thỏa măn về thể chất, tâm thần hay cảm xúc (8)”, và chủ trương: “Tiếp tục cuộc phản loạn ma quái chống lại Thiên Chúa và bất cứ những ǵ là thần linh (1); Trong tất cả những ǵ Satan đă chọn lựa để loại trừ th́ trên hết phải loại trừ mọi ảnh hưởng của Thiên Chúa hiện diện nơi bất cứ một nơi chốn hay một khía cạnh nào (4)”.

Và trong các trào lưu tân giáo (new religious movements) từ trước đến nay, khó thấy nhất, nguy hiểm nhất và ảnh hưởng nhất phải kể đến Phong Trào Thời Mới (New Age Movement), một phong trào tràn lan từ thập niên 1960 cùng thời với Công Đồng Vaticanô II, một phong trào tân giáo có thể nói đă được phát động bởi Alice Anne Bailey (1880-1949), một chuyên viên thần tri (theosophist) và mật tri (occultist). New Age Movement là một thứ rượu mới (Tây phương) được đựng trong b́nh cũ (Đông phương), ở chỗ, phong trào này có khuynh hướng triết lư theo khoa tâm lư nhân bản hiện đại lại hoàn toàn ḥa hợp với niềm tin của Aán Giáo và Phật Giáo cổ kính. New Age Movement chủ trương đồng nhất tính (monism): tất cả mọi sự hiện hữu kể cả Thiên Chúa đều là một và như nhau; phiếm thần (pantheism): v́ tất cả mọi sự hiện hữu đều là một và như nhau nên mọi sự hiện hữu đều là thần linh, đều là Thiên Chúa, đều có thần tính, nên không cái này hơn kém cái kia; đồng điệu tính (syncretism): đạo nào cũng là đạo, đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành, nên theo đạo nào cũng được rỗi, đường nào cũng dẫn đến Rôma; ngộ thức (gnosticism): con người được giải thoát và biến đổi là nhờ ở kiến thức giác ngộ của ḿnh, một kiến thức chỉ dành cho một số ít người.

Tuy nhiên, giáo phái nào th́ giáo phái, trào lưu tân giáo nào th́ trào lưu, dù họ có làm được phép lạ, như Chúa Giêsu báo trước trong Phúc Âm Thánh Mathêu, đoạn 24 câu 24: “Các ngụy kitô và tiên tri giả sẽ xuất hiện, làm nhiều dấu lạ và sự lạ cả thể đến nỗi lừa được cả thành phần được chọn”, th́ cũng theo lời Chúa Giêsu kêu gọi: “đừng tin” (Mt.24:26). Thế nhưng, làm thế nào để có thể “coi chừng, đừng để ai lừa được” (Mt.24:4) như lời Chúa Giêsu cảnh giác, nếu không phân biệt được đâu là thật đâu là giả, tức làm sao để có thể điểm mặt “các ngụy kitô”, làm sao nhận ra chân tướng của “các tiên tri giả”. Trong cuốn “Thời Điểm Maria: Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ” (Cao-Bùi, 1998, trang 118-119), người viết đă chia sẻ như sau:

Nếu “tinh thần nào công nhận Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt là tinh thần thuộc về Thiên Chúa, c̣n tinh thần nào không nhận biết Người (đến trong xác thịt) là tinh thần không thuộc về Thiên Chúa. Tinh thần như thế là tinh thần phản kitô” (1Jn.4:1-2), th́ thực tế cho thấy, và càng ngày càng cho thấy, “tinh thần phản kitô” ở chỗ không chấp nhận “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” được tỏ hiện r ràng qua bốn dấu hiệu sau đây:

Dấu hiệu thứ nhất của “tinh thần phản kitô” là việc không tin tưởng, khinh thường hay xúc phạm đến “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” đang hiện diện thực sự trong Bí Tích Thánh Thể, bằng chính Ḿnh Thánh và Máu Thánh của Người.

Dấu hiệu thứ hai của “tinh thần phản kitô” là việc không tin tưởng, bất tuân phục hay chống đối “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” nơi quyền bính Giáo Hoàng, một con người bằng xương bắng thịt kế vị Thánh Phêrô, để đại diện Chúa Kitô chăn dắt đoàn chiên của Người trên thế gian.

Dấu hiệu thứ ba của “tinh thần phản kitô” là việc không tin tưởng, khinh thường và bất kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm Nguyên Tội Trọn Đời Trinh Nguyên, người nữ đă thụ thai và hạ sinh “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt”.

Dấu hiệu thứ bốn của “tinh thần phản kitô” là việc khinh bỉ (như kỳ thị), giầy đạp (như ly dị) hay hủy hoại (như phá thai) tất cả những ǵ thấp hèn (như nghèo khổ), yếu kém (như thai nhi) hay bất hạnh (như tật nguyền) là thân phận sống đă được “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” mặc lấy (x.Phil.2:7-8; 2Cor.8:9) để có thể đồng hóa ḿnh với “các người anh em bé mọn nhất của (Người)” (Mt.25:40,45) và cũng để nhờ đó “cứu lấy những ǵ trầm hư” (Lk.19:10).

Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, dù có đủ các dấu hiệu thứ nhất, thứ ba hay thứ bốn trên đây, nếu thiếu dấu hiệu cốt yếu thứ hai là ḷng tuân phục Huấn Quyền và sùng kính Đức Thánh Cha th́ cũng “hăy coi chừng, đừng để ḿnh bị lừa đảo” (Mt.24:4).

Trước hết, đối với dấu hiệu thứ nhất, không thể nào một người tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể mà lại không hiệp nhất với Giáo Hội, mà lại công khai chỉ trích hay đả phá Giáo Quyền và Đức Thánh Cha, như Lá Thư Hoa Kỳ số 14 (20-8-1992) và 23 (1-6-1993) của một giáo dân Việt Nam ở San Dimas Nam California, hay như Tiếng Loa Cảnh Báo 1 (11/98) và 2 (12/98) của một giáo dân Việt Nam khác ở San Jose Bắc California, cả hai phổ biến đều có nội dung hay những mục chống lại Thánh Lễ canh tân theo Công Đồng Chung Vaticanô II.

Thứ đến, đối với dấu hiệu thứ ba, không thể nào tôn sùng Mẹ Maria mà lại mất ḷng tin tưởng Huấn Quyền và Vị Đại Diện Con Mẹ, như trường hợp chính người viết đă gặp trong một lần được mời đến tham dự buổi đọc kinh ngày Chúa Nhật với một nhóm hơn 10 người, tại nhà một người giáo dân ở giáo phận Orange Nam California. Sau cả tiếng đồng hồ mới đọc xong một chuỗi 50 Kinh Mân Côi rất sốt sắng, với những bài hát xen kẽ, kèm theo cử chỉ giang tay và phục ḿnh xuống đất, th́ có một bà già (chứ không phải trẻ), trong lúc chia sẻ sống đạo đă phát biểu thế này: “Giáo Hội nói ǵ th́ nói cũng tùy cái mà tin”.

Sau nữa, đối với dấu hiệu thứ bốn, không thể nào bênh vực luật tự nhiên, bênh vực sự sống con người mà lại chống đối Huấn Quyền và Đức Giáo Hoàng về cùng một vấn đề, như trường hợp của tờ A Voice Crying in the Wilderness số 1 (mà người viết nhận được biếu không vào giữa năm 1998), phát xuất từ Most Holy Family Monastery ở New York miền Đông Bắc Hoa Kỳ, cho rằng Công Đồng Chung Vaticanô II, trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, cũng như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, đă gây ra việc ngừa thai qúa mức, v́ cả Công Đồng lẫn Đức Thánh Cha đă cổ động việc ngừa thai nhân tạo: “Vatican II and John Paul II have promoted NFP (Natural Family Planning)”

Sau hết, đối với dấu hiệu thứ hai, không thể nào tỏ ra bênh vực Giáo Hội mà lại quay ra đả pháchính Giáo Hội cũng như Đấng Đại Diện Chúa Kitô chăn dắt Giáo Hội Chúa trên trần gian, bằng những công khai tuyên bố “Giáo Hoàng Mất Đức Tin”, trong đó có “Giáo Hoàng Phaolô VI” và “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”, như cuốn Trước Cơn Giông Tố (1995) của chính người giáo dân Công Giáo Việt Nam phổ biến tờ nguyệt san Tiếng Loa Cảnh Báo trên đây, hay như bản kết án “101 lạc thuyết của Giáo Hoàng Giả Gioan Phaolô II”, cũng của vị tu sĩ tác giả chủ trương tờ A Voice Crying in the Wilderness trên đây.

 

“Cỏ Lùng Trong Ruộng”: Bảo Vệ Mùa Màng

Để giúp cho con cái ḿnh có thể nhận ra những sai trái hay mặt trái của thành phần “phản kitô”, cũng như để bảo vệ họ khỏi bị “cỏ lùng trong ruộng” tân thời lấn át, từ hậu bán thế kỷ 19, Giáo Hội đă lần lượt ban hành các văn kiện chính thức sau đây:

1. Ngày 8/12/1864, Đức Piô IX đă công bố một Bản Tổng Kê (syllabus) 80 điều sai lầm của thời đại bấy giờ về đủ mọi thứ (như khuynh hướng phiếm thần, tự nhiên, duy lư, khô đạo v.v.)

2. Ngày 20-4-1884, Đức Lêô XIII đă ban bố Thông Điệp Humanum Genus về Hội Kín Tam Điểm.

3. Ngày 3/7/1907, Đức Piô X đă ban hành Thông Điệp Pascendi Dominici Gregis về các giáo điều của thành phần tân tiến thuyết, trong đó ngài bài bác và lên án 65 điều sai lầm của họ trong bản Bản Tổng Kê ở cuối bức thông điệp này.

4. Ngày 19/3/1937, Đức Piô XI đă ban hành Thông Điệp Divini Redemptoris về những sai trái và tai hại của chủ nghĩa cộng sản vô thần.

5. Ngày 12/8/1950, Đức Piô XII đă ban hành Thông Điệp Humani Generis về một số ư nghĩ sai lầm đe dọa tín lư Công Giáo.

6. Ngày 25/7/1968, Đức Phaolô VI đă ban hành Thông Điệp Humanae Vitae về sự sống con người qua việc truyền sinh và phương pháp ngừa thai tự nhiên.

7. Ngày 24/6/1973, Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin ban hành Tuyên ngôn Bảo Vệ Tín Lư Công Giáo về Giáo Hội chống lại một số sai lầm của ngày hôm nay.

8. Ngày 28/6/1974, Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin ban hành Tuyên ngôn về việc T́m Cách Phá Thai.

9. Ngày 29-12-1975, Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin ban hành một Tuyên ngôn về một số vấn đề liên quan đến Luân Lư Tính Dục .

10. Ngày 6/8/1984, Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin ban hành bản Hướng dẫn về một số lănh vực của “Thần học giải phóng”.


11. Ngày 22/3/1986, Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin ban hành một bản Hướng Dẫn về T́nh Trạng Tự Do Kitô Giáo và Vấn Đề Giải Phóng.

12. Ngày 6/8/1993, Đức Gioan Phaolô II ban hành Thông Điệp Veritatis Splendor “để làm sáng tỏ một số khía cạnh tín lư quan trọng đang thực sự bị khủng hoảng … một số vấn đề nồng cốt về giáo huấn luân lư của Giáo Hội” (đoạn 5)

13. Ngày 25/3/1995, Đức Gioan Phaolô II ban hành Thông Điệp Evangelium Vitae “để tái xác định một cách chính xác và cương quyết giá trị của sự sống con người và tính cách bất khả xâm phạm của nó” (đoạn 5)

14. Ngày 14/9/1998, Đức Gioan Phaolô II ban hành Thông Điệp Fides et Ratio “nhấn mạnh đến đề tài về chính chân lư cũng như về nền tảng của nó liên quan tới đức tin” (đoạn 6).

Đúng thế, từ thế kỷ 19 mới có hiện tượng “cỏ lùng trong ruộng” “nổi lên rất nhiều” và “lừa được nhiều người” chưa bao giờ thấy như vậy. Thế nhưng, nếu “kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian; hạt giống tốt là công dân Nước Trời; cỏ ḷng vực là thành phần thuộc về tên gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma qủi; mùa gặt là tận thế và nhân công là các thiên thần” (Mt.13:38), th́ ngay từ khi mới có con người và mới có Giáo Hội nạn “cỏ lùng trong ruộng” đă xuất đầu lộ diện rồi. Không phải từ khi mới có con người, đă không có một Cain lấn át Abel hay sao (xem Khởi Nguyên 4:1-16)? Rồi cũng không phải hay sao, từ khi mới có Giáo Hội đă không có cấm cách (xem Tông Vụ 4:1-22; 5:17-42), tử đạo (xem Tông Vụ 7:1-60) và bách hại (xem Tông Vụ 8:1-3), nhất là đă có các lạc giáo tuyên truyền sai lầm trong thời các Giáo Phụ Hội Thánh, rồi tiếp tục cứ thế “cả hai mọc lên cho tới mùa gặt” (Mt.13:30), phải chăng đó chính là mùa Giáo Hội nỗ lực hướng về mục tiêu Đại Kết sau Công Đồng Chung Vaticanô II cho tới nay?

Thế nhưng, sở dĩ từ thế kỷ 19 mới có nạn “cỏ lùng trong ruộng” “nổi lên rất nhiều” như vậy là v́ tới thời điểm của nó, thời điểm Giáo Hội phát triển đă đến lúc như “lúa lên mạ và trổ bông” (Mt.13:26). Tuy biết rằng “cỏ lùng trong ruộng” có thể nguy hại đến “lúa”, song theo ư định vô cùng khôn ngoan mầu nhiệm của ḿnh, “người gieo hạt giống tốt trong ruộng của ḿnh” (Mt.13:24) vẫn tỉnh bơ “ngủ” (Mt.13:25), dù biết rằng “đó là do kẻ thù làm” (Mt.13:28), lại c̣n không cho phép nhân công “nhổ cỏ” (Mt.13:29) trước khi “tới mùa gặt”, là v́ ông không muốn để việc diệt cỏ lùng lây hại đến cả “lúa” (xem Mt.13:29), một tai hại c̣n tệ hơn cả sự có mặt của “cỏ lùng trong ruộng” cùng với hoạt động phá hoại của nó. Bởi v́, nhờ “cỏ lùng trong ruộng” mà “lúa” mới có cơ hội tốt cũng như mới càng được dịp sống đức tin chân chính và sáng tỏ hơn, một yếu tố thiết yếu để hoàn thành sứ vụ tân phúc âm hóa trong ngàn năm thứ ba, đúng như lời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tông Huấn “Giáo Hội tại Mỹ Châu” trong khoản 73 mang tựa đề “Thách Đố của Các Giáo Phái (sects)“sau đây:

“Hơn bao giờ hết, tất cả mọi tín hữu cần phải tiến từ đức tin thói quen hầu như chỉ được bảo tồn nhờ mối tương quan xă hội, đến đức tin ư thức và tự sống. Việc canh tân đức tin bao giờ cũng là đường lối tốt nhất để dẫn người khác về với Chân Lư là Chúa Kitô”.

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 27-1-1999)

Trong bối cảnh khủng hoảng về cả đạo lư lẫn luân lư hiện nay, và theo ư hướng của Vị Chủ Chăn Tối Cao trên đây, bộ Ánh Sáng Sự Sống xin dành trọn cuốn Giáo Lư Cẩm Nang cuối cùng (thứ 12) này để tổng lược tất cả những ǵ tóm gọn liên quan đến vấn đề giáo lư đă diễn tiến trong suốt gịng lịch sử của Giáo Hội cho đến nay.

Cuốn Cẩm Nang Giáo Lư này gồm có 400 Chân Lư Đức Tin (trang 25-76), 227 Luật Điều Đức Mến (trang 77-136), 92 Lạc Giáo trong Giáo Hội (trang 137-192), 41 Sai Lầm của Chủ Xướng Cải Cách (trang 194-201), 12 Ngụy Trương của Hội Kín Tam Điểm (trang 202-206), 80 Sai Lầm của Trào Lưu Cấp Tiến cận đại (trang 207-219), 65 Sai Lầm của Chủ Nghĩa Tân Tiến cận đại (trang 220-231), 561 khoản Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo cập nhật hóa hiện đại (trang 233-356) và 44 điều Tuyên Ngôn Chung về Tín Lư Công Chính Hóa giữa Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới và Giáo Hội Công Giáo Rôma (trang 211-225).

Xin “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn.1:14) là “ánh sáng chiếu trong tăm tối” (Jn.1:5) luôn soi dẫn chúng ta theo “ánh sáng sự sống” (Jn.8:12)!


(Bài mở đầu trên đây của người soạn tập sách này đă được phổ biến trên Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu 9/1999)

 



Khởi Soạn Lễ Phục Sinh 4-4-1999
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL