Thánh nhân là ai? Một cái nh́n sơ lược về sự thánh thiện

 

Trần Mỹ Duyệt

 

(Biệt chú: xin xem phần nhận định phụ họa về bài viết này của thoidiemmaria ở bài sau đó:

"Thánh Thiện là của Chúa, thuộc về Chúa, và Nên Thánh là tiến tŕnh con người được Thánh Hóa 'trong tinh thần và chân lư')

 

 

Nếu để ư theo dơi sinh hoạt Giáo Hội vào những thập niên qua, chúng ta sẽ thấy rằng càng ngày Giáo Hội càng tôn phong nhiều Hiển Thánh và Chân Phước. Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă đưa vào sổ bộ các thánh 117 Hiển Thánh và 1 Chân Phước Việt Nam. Đây là con số đông đảo các thánh so với các Giáo Hội trong vùng Đông Nam Á như Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa, Đài Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan, Cao Mên hay Lào.

 

Nh́n chung toàn thể Giáo Hội Hoàn Vũ, Đức Bênêđíctô XVI, theo chân vị tiền nhiệm cũng đă đưa lên bàn thờ nhiều Hiển Thánh và Chân Phước. Chúa Nhật ngày 15 tháng 10 năm 2006, tại quảng trường Thánh Phêrô, 4 vị Chân Phước đă được Đức Bênêđíctô XVI tôn phong Hiển Thánh. Các vị gồm:

 

- Thánh Rafael Guizar Valencia ((1878-1938). Sinh quán Mễ Tây Cơ. Là Giám Mục Giáo Phận Veracruz. Vị Thánh Giám Mục đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh.

 

- Thánh Filippo Smaldone (1848-1923). Sinh quán tại Ư. Sáng lập Ḍng Nữ Tử Salasien Thánh Tâm Chúa.

 

- Thánh Rosa Venerini (1656-1728). Sinh quán tại Ư. Sáng lập Ḍng Các Sư Huynh Venerini.

 

- Thánh Teodora Guérin (1798-1856). Sinh quán tại Anne-Thérésa, Pháp. Sáng lập Ḍng Các Nữ Tử Chúa Quan Pḥng tại Woods College, Hoa Kỳ.

 

Ngoài ra, ngày 17 tháng 10 năm 2006, Giáo Hội vừa công bố 4 vị tân Chân Phước, đó là:

 

- Chân Phước Paul Jose Nardini (1821-1862), linh mục giáo phận, người Ư. Sáng lập Ḍng Các Chị Em Phanxicô Của Thánh Gia. Ngài đă được Phong Chân Phước vào Chúa Nhật Truyền Giáo, 22 tháng 10 năm 2006, tại nhà thờ Chính Ṭa Speyer, Đức.

 

- Chân Phước Margarita Maria López de Maturana (18884-1934), người Tây Ban Nha. Sáng lập Tu Hội Các Chị Em Truyền Giáo Của Ḷng Thương Xót. Ngài cũng đă được phong Chân Phước vào Chúa Nhật Truyền Giáo, ngày 22 tháng 10 năm 2006, tại nhà thờ Chính Ṭa Bibao, Tây Ban Nha.

 

- Chân Phước Mariano de la Mata Aparicio (1905-1983), người Tây Ban Nha, thuộc Ḍng Truyền Giáo Thánh Augustinô. Người được mệnh danh là “sứ giả bác ái” giữa những người nghèo khó ở Ba Tây. Ngài sẽ được phong Chân Phước vào ngày 5 tháng 11 năm 2006, tại nhà thờ Chính Ṭa Sao Paulo, Ba Tây.

 

- Chân Phước Eufrasia Eluvathingai Thánh Tâm Chúa (1877-1952), đan sỹ người Ấn Độ thuộc Ḍng Camêlô. Ngài sẽ được phong Chân Phước vào ngày 3 tháng 12 năm 2006, tại Ollur, thuộc Tổng Giáo Phận Trichur, Ấn Độ.

 

Theo Bộ Nghi Lễ Phượng Tự, th́ “Giáo Hội đă ghi vào danh sách các thánh và những vị sẽ được tôn phong như một tấm gương cho tất cả các tín hữu về những người nam và nữ đă để lại tất cả để theo chân Chúa Kitô là Thiên Chúa, và là Thầy của họ, để trao cho những kẻ bé mọn, nghèo đói sức sống viên măn và sự khôn ngoan tuyệt đối”.

 

Chúng ta đang sống trong một thời đại có nhiều Hiển Thánh và Chân Phước, trong đó có những vị mà chúng ta đă có lần gặp gỡ, bắt tay, truyện tṛ, hoặc được nh́n thấy, nghe thấy các ngài trên truyền h́nh hoặc truyền thanh. Nhưng như Thánh Augustinô, chúng ta cần hỏi ḿnh: “Ông kia, bà nọ nên thánh được, tại sao tôi lại không?”.

 

THÁNH NHÂN LÀ AI?

 

Là Phêrô, Gioan, Phaolô, Augustinô, Gioan Vianey, Gioan Boscô, Đaminh Saviô,  Maria Gorétti, Anê Lê Thị Thành, Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Têrêsa Calcutta...

 

Trên đây chỉ là một số thánh nhân có những giá trị và trường hợp đặc biệt. Theo đó, qua những vị này, chúng ta có thể t́m được những nét rất người, và rất trung thực để có thể bắt chước. Dĩ nhiên, có những thánh nhân cao cả mà cuộc sống anh hùng của các ngài là những tấm giương để chúng ta kính phục, thí dụ, Tôma A’quinas, Tiến Sỹ Hội Thánh. Ignatiô sáng lập Ḍng Tên. Bênêđíctô sáng lập Ḍng Bênêđíctô, và nhiều, nhiều vị thánh lẫy lừng khác nữa trong Giáo Hội.

 

Căn cứ vào một số vị thánh như vừa kể trên, câu hỏi được đặt ra là: “Thánh nhân là những ai?”, và: “Thánh nhân là người như thế nào?”.

 

Quan niệm chung vẫn cho rằng thánh là những con người siêu phàm. Từ ngữ thánh dính liền với ăn chay, đền tội, phạt xác, hăm dẹp ngũ quan, hăm dẹp t́nh dục. Thánh là phải đi lễ mỗi ngày dù mưa hay gió, nóng hay lạnh. Thánh là những con người lúc nào cũng chu chu, chắm chắm, mắt nh́n xuống đất, không cười, không khóc, không nh́n đàn bà nếu là đàn ông, và không nh́n đàn ông nếu là đàn bà. Thánh không bao giờ biết giận, biết nóng nảy, biết mệt mỏi và lúc nào cũng vậy không ai biết họ nghĩ ǵ, phản ứng ra sao.

 

Đó là những khái niệm về thánh mà khi c̣n nhỏ người viết đă được chỉ dậy, và điều này đă phát sinh những trăn trở không ít. Nhiều khi không hiểu một ông thánh hay bà thánh làm sao mà lại có thể sống như vậy được. Và càng nghĩ đến câu nói của Thánh Augustinô: “Ông kia, bà nọ nên thánh được, tại sao tôi lại không?”, th́ lại càng cảm thấy khó hiểu đôi khi đem đến mặc cảm.

 

Nhưng rồi nhờ đọc Thánh Kinh, và có dịp t́m kiếm kỹ lại lịch sử và đời sống của các thánh mà tôi đă hoàn toàn thay đổi quan niệm và cái nh́n về những vị thánh. Nhất là khi suy ngắm cuộc đời Chúa Giêsu – Thánh trên hết các thánh – cuộc đời Đức Mẹ, cuộc đời Thánh Giuse, tôi mới hiểu rằng mọi người đều được kêu gọi làm thánh, và đều có bổn phận phải nên thánh. Và nhất là nên thánh là việc làm mà ai cũng có thể làm được.

 

ĐI T̀M H̀NH ẢNH MỘT VỊ THÁNH

 

Thánh Gioan Boscô đă diễn tả h́nh ảnh một vị thánh không ǵ hơn là một con người như chúng ta. Một con người trưởng thành với chủ ư sống và thực hành những đ̣i hỏi tâm linh. Ngài nói: “Muốn làm thánh phải làm người trước đă”.

 

Như vậy, thánh nhân không ǵ hơn là chính mỗi người chúng ta, là những người mà chúng ta gặp gỡ thường ngày. Hơn thế nữa, là những người vui vẻ, yêu đời, ḥa đồng, dễ cảm, dễ mến. Những người biết khóc, biết cười, biết buồn và biết vui. Là những người như chúng ta và chúng ta có thể bắt chước được. Vẫn theo Thánh Gioan Boscô: “Một ông thánh hay buồn là một ông thánh đáng buồn!”.

 

Mặt ủ mày chau. Chu chu chắm chắm. Ăn chay trường. Lúc nào cũng nh́n xuống đất. Sợ không dám cười, không dám nói. E ấp, rụt rè... Những cái vẻ bề ngoài thánh thiện ấy, theo Thánh Gioan Boscô chưa chắc là thánh thiện. Ngược lại, những cử chỉ và cách sống ấy có khi cần phải xét lại. Bởi v́ nó không phản ảnh trung thực được con người và nếp sống thường ngày của con người. Vậy thánh thật là những ai?

 

Truớc hết, chúng ta hăy nh́n vào Thánh Gia: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Trước con mắt người đời trẻ Giêsu cũng chỉ là một em bé tầm thường, và c̣n hơn tầm thường là em bé thất học. Thất học v́ gia cảnh nghèo nên bố mẹ không giử đến trường được. Tiếp đến là Giuse, gia trưởng là một bác phó mộc ít nói và kín đáo. Khả năng tay nghề của ngài chỉ mua được cho gia đ́nh một con lừa. Và sau cùng là Đức Maria, một người vợ, người mẹ cũng âm thầm, hiền ḥa, và không có ǵ khác người.

 

Rồi đến Phêrô, một Tông Đồ nhiệt thành của Chúa Giêsu nhưng lại là người nóng nẩy, bộc trực, hấp tấp, phản ứng hầu như theo tự nhiên. Hơn thế nữa, c̣n mang tội chối Thầy ḿnh. Một người mà đă có lần Chúa Giêsu gọi là “Satan”.

 

Gioan, người môn đệ được Chúa Giêsu yêu thương cũng chỉ làm được một việc coi là anh hùng là đứng dưới chân thập giá Chúa trong buổi chiều Tử Nạn.

 

Phaolô trước khi trở thành Tông Đồ của Chúa đă từng bắt bớ và quyết tâm tận diệt Giáo Hội của Ngài.

 

Augustinô với một quá khứ bê tha, trác táng, kiêu căng và tự phụ.

 

Gioan Vianey, một linh mục nhà quê đọc không thông, viết không thạo tiếng mẹ đẻ.

 

Gioan Boscô, mồ côi cha, sống với người mẹ nghèo. Sau khi chịu chức linh mục chỉ quanh quẩn bên những đứa trẻ bụi đời, hè phố.

 

Đaminh Saviô, một học sinh của Gioan Boscô qua đời mới 12 tuổi.

 

Maria Gorétti, qua đời năm 14 tuổi. Một thiếu nữ nhà quê nhưng sẵn sàng bị đâm chết để bảo toàn đức trong sạch.

 

Têrêsa Hài Đồng Giêsu vào đan viện năm 15 tuổi, qua đời năm 24 tuổi. Trầm lặng và không làm một việc ǵ nổi nang.

Anê Lê Thị Thành, người mẹ Việt Nam sống với chồng và 6 con trước khi được phúc tử đạo.

 

Nhất là Têrêsa Calcutta, vị nữ tu nghèo mà khắp thế giới ai cũng biết.

 

Nh́n vào cuộc đời của các vị thánh ở trên, nhất là nh́n vào gương Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, Kitô hữu chúng ta ai có thể nói rằng ḿnh không làm thánh được?! C̣n ai nghèo khó, đơn sơ, và âm thầm như gương của nếp sống Thánh Gia. Ai nóng nẩy, bộc trực. Ai ngang tàng, liều lĩnh, trác táng và bê tha. Ai dốt nát và thất học. Ai nhỏ bé và tầm thường. Ai mang gánh nặng gia đ́nh. Hăy học và nh́n vào gương của các thánh nhân vừa được lược kể ở trên.

 

Họ đă sống, đă mang những tâm trạng gần gũi và sát với cuộc sống của mỗi người chúng ta. V́ nếu các vị cũng mang trong người những bất toàn, khuyết điểm, và yếu đuối mà c̣n nên thánh được, th́ chúng ta cũng cần phải cố gắng để thực hành sự thánh thiện trong những yếu đuối và bất toàn của ḿnh. Trong ngày lễ kính Các Thánh Nam Nữ trên trời, Giáo Hội đă cho đọc bài đọc về Sách Khải Huyền, trong đó có câu: “Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ đă gặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên” (Khải Huyền 7:14). 

 

Từ những đau khổ mà đến là ǵ nếu không là những chấp nhận và cố gắng trong cuộc sống. Và giặt áo trắng trong máu Con Chiên là ǵ nếu không nhờ sự thánh hóa và ḷng yêu mến Thiên Chúa thúc dục và ban ơn trong những cố gắng mỏng ḍn trong chính sự yếu đuối và mỏng ḍn của con người chúng ta. Chúa Giêsu đă nói với Chân Phước Bêninha rằng trên con đường thánh đức, Thiên Chúa đă làm 99.9%, và phần c̣n lại nhỏ bé kia là sự cộng tác của linh hồn. Thánh Augustinô nhận xét về điều này khi ngài viết: “Khi dựng nên ta Thiên Chúa không cần ư kiến ta. Nhưng để cứu rỗi ta, ngài cần sự cộng tác của ta”. Và sự cộng tác ấy là 0.01%.      

 

SỰ THÁNH THIỆN NƠI BẢN THÂN TA

 

Qua những h́nh ảnh thánh thiện như vừa trưng dẫn, th́ sự thánh thiện và đời sống thánh thiện là của mỗi Kitô hữu. Đó là sống nên, sống đúng và sống hạnh phúc với cuộc sống và ơn gọi của chính ḿnh. Ta là ai? giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, tín hữu giáo dân. Ta là ai? Bác sĩ, luật sư, tiến sĩ, giáo sư, khoa học gia, thương gia, khất thực, vô gia cư, người làm chồng, người làm vợ, người làm cha, người làm mẹ, người làm con, người làm ông, bà, chú, thím.... Tất cả đều đ̣i buộc phải sống nên, sống đúng và sống đẹp cuộc sống của ḿnh. Đơn giản chỉ có thế. Và thánh thiện cũng chỉ có thế. Sống khác đi, sống sai mục đích và ơn gọi của ḿnh là đă làm méo mó và lệch lạc h́nh ảnh của sự thánh thiện.

 

Tuy nhiên, để thực tế hóa cuộc sống ấy, và làm nên giá trị cuộc sống ấy, Kitô hữu chúng ta phải vượt qua những đ̣i hỏi và tiêu chuẩn tối thiểu. Có nghĩa là không thể sống sao cũng được, và không thể muốn làm ǵ cũng được. Sự thánh thiện cũng phải có những đ̣i hỏi và tiêu chuẩn của nó.

 

Nh́n vào nền luân lư Á Đông, ta có thể coi sự thánh thiện được lồng trong quan niệm của Nho Học. Đó là: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đó là: Công, dung, ngôn, hạnh. Một người sống được như vậy và với thiện chí đi t́m chân, thiện, mỹ, th́ là sống thánh và là thánh chứ c̣n ǵ?!

 

Và đối với cái nh́n thực tế của con người thời đại, ứng dụng vào quan niệm của Thánh Gioan Boscô, th́ một người trưởng thành về mặt tâm linh và đạo đức cộng thêm với niềm tin tôn giáo của ḿnh, là một người thánh, và cuộc sống ấy là cuộc sống thánh.

 

Thánh kinh ghi nhận, trẻ Giêsu khi lên 12 tuổi bằng nhận xét như sau: “Phần Giêsu tăng trưởng trong sự khôn ngoan, nhân đức, và đẹp ḷng Thiên Chúa và người đời” (Lc 2:52). Có nghĩa là Giêsu đă lớn lên trong nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đă sống với đời sống công, dung, ngôn, hạnh. Và theo Gioan Boscô là một sự trưởng thành toàn vẹn về thể lư, tâm lư, và đạo đức. Tuy nhiên, theo tầm nh́n của một Thiên Chúa, th́ đây không chỉ là những hành động mang tính tự nhiên, mà là sự thánh thiện của một Ngôi Lời Nhập Thể. Những cái chúng ta nh́n thấy ở bên ngoài chỉ áp dụng nơi con người nhân tính của Ngài mà thôi.

  

KẾT LUẬN

 

Tóm lại, thánh thiện là bổn phận của mọi Kitô hữu, và nên trọn lành là ơn gọi của người Kitô hữu. Chúng ta buộc phải nên trọn lành, nên thánh thiên, v́ chúng ta được dựng nên theo h́nh ảnh của Thiên Chúa, được kêu gọi làm con cái Ngài. Chúa Kitô đă cứu chuộc chúng ta và lôi kéo chúng ta đến với Ngài. Do đó, thánh thiện là một đ̣i hỏi của đời sống Kitô hữu: “Hăy nên trọn lành như Cha các ngươi trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5:48).

 

Tuy nhiên, để hoàn tất sự thánh thiện, Thiên Chúa đă không đ̣i hỏi ǵ quá sức tự nhiên của mỗi người. Ngài càng không đ̣i hỏi những ǵ mà Ngài đă không ban tặng cho mỗi người. Và do đó, phần đáp trả chính là đời sống chứng nhân của mỗi Kitô hữu được thể hiện qua nếp sống thường ngày.

 

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đă nói: “Làm mọi việc bé nhỏ với t́nh yêu lớn lao”. C̣n ǵ tầm thường hơn việc thay tă, pha sữa cho con. C̣n ǵ nhỏ bé hơn việc dọn cho chồng con một bữa ăn. C̣n ǵ tầm thường hơn việc đi làm để nuôi sống gia đ́nh. Và c̣n ǵ tầm thường hơn việc chấp nhận một hy sinh trái ư trong cuộc sống... Hoặc theo Thánh Gioan Boscô đó là thánh hóa đời sống thường nhật bằng một tâm t́nh và cái nh́n trưởng thành. Bằng cái nh́n cứu độ. Và đó là đời sống thánh thiện và cũng là sự thánh thiện mà Thiên Chúa muốn nơi mỗi người chúng ta: “Ông kia bà nọ nên thánh được, tại sao tôi lại không?”.

 

(xin xem phần nhận định phụ họa của thoidiemmaria trong bài dưới đây)

 

  

Thánh Thiện là của Chúa, thuộc về Chúa, và Nên Thánh là tiến tŕnh con người được Thánh Hóa "trong tinh thần và chân lư".

 

Nếu “ông kia, bà nọ nên thánh được, tại sao tôi lại không?”.

 

Sở dĩ tôi không nên thánh được như ông nọ bà kia v́ Nên Thánh không phải là chuyện dễ, ai làm cũng được, chỉ cần sống tứ đức ngũ thường của Khổng Giáo là đủ, chỉ cần trở thành Thánh Hiền, thành Chính Nhân Quân Tử của Khổng Giáo là xong. Bởi v́ Thánh Thiện là của Chúa chứ không phải ai muốn cũng tự nhiên Nên Thánh được. Và bởi v́ Thánh Thiện là “nên trọn lành như Cha ở trên trời là Đấng trọn lành” chứ không phải chỉ làm người là đủ. Bởi vậy mới gọi là Thánh Hóa. Tức muốn Nên Thánh con người cần phải được Thánh Hóa. Mà ai Thánh Hóa con người được, nếu không phải chính Vị là Đấng Thánh, Vị đă phán: “Các người hăy Nên Thánh v́ Ta là Đấng Thánh” (Levi 11:45).

 

Chính v́ con người được Thiên Chúa Thánh Hóa, chứ không phải tự ḿnh Nên Thánh được, mà không cần “muốn làm thánh phải làm người trước đă”.

 

Trường hợp điển h́nh là người trộm ở bên phải Chúa Giêsu trên đồi Canvê, cả cuộc đời tội lỗi, chẳng làm người ǵ cả, chẳng có "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" ǵ hết, thế mà lại được Thánh Hóa trước khi chết, được lên Thiên Đàng đầu tiên (x Lk 23:42-43)! Ngược lại, dù đă tỏ ra làm người chưa chắc đă là thánh. Điển h́nh là trường hợp Phêrô hết ḷng yêu mến Thày, đă sốt sắng can ngăn Thày đừng đi chịu chết, tức đă tỏ ra làm người hơn ai hết qua ḷng sốt sắng của ḿnh, nhưng lại bị chính Đấng ngài kính mến quở trách nặng lời: “Đồ Satan, hăy xéo cho khuất mắt Ta, v́ người chỉ phán đoán theo kiểu cách loài người mà thôi, chứ không theo Thiên Chúa” (Mt 16:23). Chưa hết, cả trường hợp của Gioan là người tông đồ được Chúa Giêsu yêu, cũng bị Người quở trách khi v́ Người bị dân làng Samaritanô hất hỉu đă yêu cầu Người cho phép ông sai lửa trời xuống thiêu đốt họ (x Lk 9:51-56). Nếu việc tỏ ḷng tôn kính sư phụ của hai tông đồ Phêrô và Gioan, theo Khổng Giáo là những ǵ thuộc về tam cương (quân, sư, phụ) và ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), tức là những ǵ cho thấy tính cách làm người trọn vẹn của các vị, mà c̣n trở thành những ǵ trêu ngươi Thiên Chúa, th́ không phải Nên Thánh là một tiến tŕnh con người được Thánh Hóa "trong tinh thần và chân lư" (Jn 4:24) hay sao?

 

Nếu làm người trước hết là ở việc tuân giữ lề luật Thiên Chúa, như thành phần Pharisiêu, nhất là như người thanh niên giầu có đă chu tất mọi lề luật Chúa từ nhỏ, mà c̣n bị Chúa quở trách là "bọn Pharisiêu giả h́nh" (Mathêu đoạn 23), mà c̣n không thể theo Người được trên con đường trọn lành như người thanh niên giầu có tốt lành tự nhiên (x Mt 19:16-22), th́ không phải điều kiện Nên Thánh hay yếu tố để được Thánh Hóa là ở chỗ chỉ cần “muốn làm thánh phải làm người trước đă” (theo kiểu Khổng Giáo hay tâm lư học ngày nay hoặc theo nhân sinh quan tự nhiên).

 

Thật vậy, Thánh Thiện là của Chúa, là những ǵ thuộc về Chúa, bởi đó việc con người Nên Thánh là việc con người được Thánh Hóa. Không phải hay sao, hai nguyên tổ loài người, ngay từ ban đầu khi mới được dựng nên trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, trong t́nh trạng thánh hảo, không biết đến tội lỗi là ǵ, “trần truồng không biết xấu hổ” (Gen 2:25), mà c̣n chẳng những chưa Nên Thánh, thậm chí đă sa ngă phạm tội, đến nỗi đă cần phải được Thánh Hóa, qua lời hứa cứu độ của Thiên Chúa Hóa Công (x Gen 3:15), huống chi là loài người hậu sinh chúng ta, đă vướng mắc nguyên tội, cho dù là Kitô hữu chúng ta, thành phần đă được lănh nhận Phép Rửa, đă được lănh nhận ơn cứu độ, đă được Thánh Hóa về phương diện ân sủng.

 

Phép Rửa, về mặt tiêu cực, chỉ tha nguyên tội, tha cả tư tội (trong trường hợp người lớn), tha h́nh phạt (nếu chết liền bấy giờ th́ lên Thiên Đàng ngay, không bị vào luyện tội), và về mặt tích cực, làm cho con người tạo sinh được Thánh Hóa, ở chỗ, được hiệp thông sự sống Thần Linh và bản tính Thần Linh với Thiên Chúa Ba Ngôi, trở nên con cái Chúa Cha, nên anh em của Chúa Kitô, nên Đền Thờ của Chúa Thánh Thần, nên chi thể của Giáo Hội. Thế nhưng, thực tế vẫn cho thấy, Phép Rửa không làm mất đi mọi t́ vết nguyên tội, bao gồm mọi đam mê nhục dục, mọi tính mê nết xấu, mọi khuyết điểm vụng về. Bởi thế, con người nói chung và Kitô hữu nói riêng mới cảm thấy cuộc chiến nội tâm vẫn liên lỉ diễn ra nơi bản thân ḿnh, đúng như Thánh Tông Đồ Phaolô đă bày tỏ trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma: “Tôi thậm chí không thể hiểu được hành vi cử chỉ của ḿnh nữa. Tôi không làm những ǵ tôi muốn, mà lại làm những ǵ tôi ghét… Điều xẩy ra đó là tôi không làm điều thiện tôi muốn mà là làm điều dữ tôi không muốn… Ôi, khốn cho tôi là chừng nào! Ai có thể giải phóng tôi khỏi quyền lực sự chết đây? (7:15, 19, 24).

 

Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24), “là Đấng vô h́nh” (Col 1:15), bất khả thấu suốt, bất khả đạt, v́ muốn Thánh Hóa con người, biết con người không tự động đến cùng ḿnh được, đă tự động đến với con người, qua việc “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) là Chúa Giêsu Kitô, để qua Chúa Giêsu Kitô “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Jn 14:6) này, con người có thể đến cùng Ngài, tức có thể được Thánh Hóa, được đạt đến cùng đích làm người của họ là Hiệp Thông Thần Linh vinh phúc với Ngài. Chính v́ Thiên Chúa đă nhập thể, đă đến với con người rồi, con người không cần phải lên trời để t́m Ngài nữa, một việc con người tuyệt đối không thể nào tự ḿnh có thể làm nổi, mà con người chỉ cần “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3) là gặp được Ngài, là nhận ra Ngài, tức được “vào Nước Trời” vậy.

 

Tiếc thay, thực tế cho thấy, ngay cả khi Thiên Chúa đă nhập thể, đă đến với con người như thế, tức con người chỉ cần t́m kiếm Ngài ở trên mặt đất này thôi, bằng việc sống như trẻ thơ, hạ ḿnh xuống, con người cũng không thể nào tự ḿnh làm nổi. Là v́, trước hết, chính bởi Thiên Chúa làm người mà con người lại không thể tưởng tượng nổi Thiên Chúa có thể làm như thế, có thể tin rằng một người nào đó trong họ là Thiên Chúa. Bởi đó, Ngài, qua "Con Người Giêsu Kitô" (1Tim 2:5) lịch sử, đă chẳng những bị thành phần Luật Sĩ, Pharisiêu và Tư Tế Do Thái phủ nhận, mà c̣n bị cả thành phần môn đệ của Ngài phản bội, chê chối và từ bỏ nữa.

 

Đó là lư do chỉ có thành phần “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ” mới được Cha trên trời mạc khải cho biết những điều sâu nhiệm, những điều mà thành phần thông thái khôn ngoan thế gian nhất trên trần gian cũng không thể nào biết nổi (x Lk 10:21-22). Mà “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ” đây là ǵ, nếu không phải như lời Ngài kêu gọi: “Các con hăy học cùng Ta v́ Ta hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng” (Mt 11:29). Thế nhưng, cũng c̣n ǵ khó nhất cho con người vốn vướng mắc nguyên tội, một thứ nguyên tội xuất phát từ ḷng kiêu ngạo muốn tự ư lên bằng Thiên Chúa (x Gen 3:1-6), một thứ nguyên tội càng văn minh hiện đại càng hiện lộ chân tướng rùng rợn kinh hoàng của ḿnh hơn bao giờ hết, một thứ nguyên tội dù nơi thành phần đă được công chính hóa nhờ Phép Rửa cũng vẫn c̣n t́ tích, hơn là việc con người sống hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng.

 

Cho dù “muốn làm thánh phải làm người trước đă”, th́ t́nh trạng làm người ở đây, theo Kitô Giáo, theo Phúc Âm Chúa Kitô, không phải là một con người công chính kiểu Pharisiêu khinh khi người khác, như trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện (x Lk 18:9-11), hay như kiểu chính nhân quân tử không thèm chấp tiểu nhân, sống tâm trạng quan liêu đế quốc, mà là t́nh trạng, cho dù vụng về trong cách đối xử theo nhân nghĩa lễ trí tín hay công dung ngôn hạnh, thậm chí cho dù tội lỗi đáng khinh bỉ trước mặt thế gian đi nữa, biết ḿnh và tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa như một trẻ thơ, như trường hợp của người thu thuế trong dụ ngôn với người Pharisiêu trên đây, một con người tội lỗi trước mắt cả Thiên Chúa và loài người, song lại là một con người được nên công chính trước nhan Thiên Chúa (x Lk 18:12-14).  

 

Nếu Thánh Thiện và Thánh Hóa là những ǵ thuộc về Thiên Chúa, mà Thiên Chúa đă nhập thể, th́ Thánh Thiện và Nên Thánh theo Kitô Giáo là ở chỗ Nên Giống Chúa Kitô, "vị trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người" (1Tim 2:5), Vị mà nơi Người mầu nhiệm về con người và ơn gọi của con người được hoàn toàn sáng tỏ (x Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Gaudium et Spes, 22). Và nên giống Chúa Kitô đây là ǵ, nếu không phải là “yêu thương nhau như Thày đă yêu thương chúng con” (Jn 13:34), ở chỗ, dám chết v́ người ḿnh yêu như Người  (x Jn 15:13), tức là dám "giặt áo ḿnh trong máu Con Chiên” (Khải Huyền 7:14), hay dám "đi đến bất cứ nơi nào Con Chiên đến" (Rev 14:4), như một Mẹ Maria đă theo chân Người cho tới cùng, cho tới khi đứng dưới chân thập tự giá của Người (Jn 19:25), th́ một con người con đầy kiêu căng tự ái, c̣n sống theo cá nhân chủ nghĩa vị kỷ, c̣n bị quay cuồng theo chiều hướng hưởng thụ chủ nghĩa, c̣n bị chi phối bởi chủ nghĩa duy thực dụng theo tương đối thuyết của con người văn minh hầu như tuyệt đỉnh ngày nay, c̣n sống theo chủ trương pro choice trong tất cả mọi sự, th́ phần rỗi của họ c̣n khó bảo đảm nữa là việc họ Nên Thánh.

 

Đó là lư do, càng ngày con người ngày nay càng “cần đến Ḷng Thương Xót Chúa hơn” (Fatima 13/7/1917) là vậy. Và đó cũng là lư do Chúa Giêsu đă đến với Chị Thánh Faustina ở Balan (từ thập niên 1930) kêu gọi con người hăy hết ḷng tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa: "Lạy Chúa Giêsu, con tin nơi Chúa" (câu này được Người dạy viết ở dưới Bức Ảnh Chúa T́nh Thương là bức ảnh Người muốn được trưng bày vào Lễ Chúa T́nh Thương, Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh), và với bà Magariata ở Bỉ (từ thập niên 1960) để kêu gọi hăy thành lập một Đạo Binh Hồn Nhỏ của T́nh Yêu Nhân Hậu Chúa Giêsu là vậy.

 

Đúng thế, nếu Thiên Chúa là Đấng Thánh, là nguồn mạch Thánh Thiện, đă Nhập Thể và Vượt Qua nơi một bản tính đă bị sa đọa của con người, th́ một khi con người được Ngài là nguồn mạch Thánh Thiện đích thân Thánh Hóa bằng Phép Rửa, tức "được tái sinh bởi trên cao" (Jn 3:3), "bởi nước (là Lời Nhập Thể) và Thần Linh" (Jn 3:5), họ c̣n phải Nên Thánh "trong tinh thần và chân lư" nữa, tức Nên Thánh trong Chúa Giêsu Kitô, trong tinh thần "hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng" như Người, một tinh thần "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" của Người, một tinh thần làm họ đạt tới chân lư là chính Chúa Kitô (x Jn 14:6), là "tầm vóc toàn vẹn của Chúa Kitô là Đầu" (Eph 4:15).

 

Và nếu Chúa Giêsu Kitô là Con Người hoàn hảo nhất, thánh thiện nhất, bởi mầu nhiệm Ngôi Hiệp, th́ khi phàm nhân chúng ta nên giống Người là chúng ta trở thành một con người tuyệt vời nhất, lư tưởng nhất, là chúng ta thực sự làm người đúng như ư định của Thiên Chúa Hóa Công khi chúng ta được Ngài dựng nên theo h́nh ảnh thần linh của Ngài và tương tự như Ngài (x Gen 1:26). Như thế, nếu các thánh nhân là những con người lư tưởng nhất, đáng bắt chước nhất, th́ không phải hay sao, nhờ được Thánh Hóa mà con người mới thành người, hơn là cần phải làm người đă rồi mới có thể làm thánh? Chính v́ con người yếu hèn, cả đời dù có hết sức cố gắng đi nữa, cũng vẫn là một tội nhân không hơn không kém, họ mới cần được Thánh Hóa, để họ chẳng những Làm Thánh c̣n nhờ Làm Thánh mà Nên Người nữa. Đó là ư nghĩa và mục đích nơi dự án cùng công cuộc Cứu Chuộc của Thiên Chúa, của Mầu Nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua Kitô Giáo, mầu nhiệm biến đổi từ phàm tục thành linh thánh, từ bất toàn thành thiện toàn, từ chết thành sống, từ hữu hạn thành vô hạn.

 

Nếu cả đến việc Nên Thánh, sau khi đă được Thánh Hóa, mà con người cũng không thể tự ḿnh làm được, cho dù đă được chỉ dạy cho biết linh đạo Nên Thánh duy nhất là "hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ", là "hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng", th́ c̣n một cách duy nhất để con người có thể được cứu độ, được Thánh Hóa một cách short cut - đốt giai đoạn, đó là tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa, như người trộm bị đóng đanh bên hữu Đấng Tử Giá trên đồi Canvê mà thôi: "Lạy Chúa Giêsu, con tin nơi Chúa"! Thế nhưng, cả đến việc tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa, được thể hiện qua tác động ḥa giải xưng tội, cũng không phải là chuyện dễ đối với con người ngày nay, một con người đang sống vào thời điểm mất ư thức tội lỗi! Đó là lư do cho thấy không phải dễ dàng ǵ trong việc “ông kia, bà nọ nên thánh được, tại sao tôi lại không?”

 

Vậy th́ Thiên Chúa sẽ cứu vớt con người ngày nay như thế nào đây? Chẳng lẽ Ơn Cứu Chuộc của Ngài bị vô hiệu hóa với con người ngày nay hay sao? Và chẳng lẽ con người càng văn minh càng vô thần nên không thể Nên Thánh được hay sao? Câu giải đáp đầu tiên cần phải t́m hiểu ở đây đó là Tại sao thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn?

 

(xin xem cuốn Sống Thánh Chứng Nhân tức Fatima: Đạo Binh Dàn Trận của người viết trong mục Cậy Nhờ Thánh Mẫu, phần Nhận Biết Mẹ)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL