ĐÂU LÀ CHÂN TƯỚNG TIÊN TRI GIẢ – PHẢN KITÔ

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 Hướng về Mầu Nhiệm Cánh Chung cuối mỗi Phụng Niên

 

 

 

Những Hiện Tượng Lạ Hiện Nay

 

Có một số người kể cả giới trẻ, hỏi tôi về một số vấn đề liên quan tới những hiện tượng thường xẩy ra. Chẳng hạn như một số hiện tượng rất thông dụng và tỏ tường hiện nay, đó là hiện tượng cầu nguyện bằng tiếng lạ, hiện tượng đặt tay ngă lăn quay, hiện tượng Đức Mẹ Mễ Du ở Nam Tư, hiện tượng bùa ngải v.v.

 

Về hiện tượng cầu nguyện bằng tiếng lạ, vào dịp Đại Hội Hồn Nhỏ Việt Nam Hải Ngoại 20 năm ở Orange County năm 1998, sau khi nghe tôi chia sẻ về chủ đề Hồn Nhỏ hôm đó, một chị bạn của nhà tôi ở San Dimas thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles đă đến với tôi trong giờ nghỉ giải lao và cho tôi biết là chị được ơn  cầu nguyện bằng tiếng lạ suốt mấy tiếng đồng hồ. Đó là lần đầu tiên tôi được một người trực tiếp đến nói với tôi về hiện tượng này. Tôi vui vẻ hỏi chị rằng vậy khi cầu nguyện bằng tiếng lạ như vậy chị có biết chị nói ǵ hay chăng, và chị trả lời là “không”, hay người khác có hiểu chị nói ǵ hay chăng, chị cũng đáp là “không”. Sau này, có một người bạn thân của tôi, cũng tích cực tham gia những sinh hoạt như người chị em này, đă cho tôi biết rằng cầu nguyện bằng tiếng lạ mà chính ḿnh và người khác không hiểu ǵ là v́ đó là “những lời than khôn tả” do Chúa Thánh Thần ở trong người được ơn cầu nguyện bằng tiếng lạ, như Thánh Phaolô nói tới trong Thư gửi giáo đoàn Rôma, đoạn  8 câu 26. Nghe thế, tôi lấy làm thắc mắc và đặt vấn đề với người bạn tôi như sau: Nếu vậy th́ tại sao Kinh Lạy Cha là Kinh Chúa Dạy, hay Ca Vịnh Ngợi Khen của Mẹ Maria, những kinh tràn đầy Thánh Linh hơn bất cứ một lời nguyện cầu nào hết, thế mà đọc lên ai cũng hiểu, lại không được gọi là kinh tiếng lạ!?

 

Về hiện tượng đặt tay ngă lăn quay, th́ chứng nhân là một người thân trong đại gia đ́nh của chúng tôi. Người nữ này đi tham dự những lễ nghi này với chồng, cách đây cả 20 năm, ở một cộng đoàn thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles. Trong khi người chồng ṭ ṃ t́m đến xem sao, như chẳng tin tưởng ǵ, nên chẳng hề hấn chi, c̣n người vợ th́ thú rằng khi vừa được đặt tay lên đầu một chút th́ tự nhiên cảm thấy choáng váng, tối tăm mặt mũi lại, rồi ngă lăn đùng ra. Sau khi nghe thuật lại như thế, tôi nói với người nữ thân thuộc ruột thịt này rằng, nếu “Thiên Chúa là ánh sáng, trong Ngài không hề có tối tăm” (1Gioan 1:5), th́ Ngài phải kéo con người đến với ngài, như trường hợp xẩy ra nơi một số vị thánh, cầu nguyện đến xuất thần ngất trí, thậm chí có vị c̣n bay bổng cả thân ḿnh trên cả mặt đất nữa, chứ Ngài đâu có đẩy ḿnh ra, xô ḿnh ngă bổ ngửa như vậy, chẳng c̣n biết trời đất đâu nữa, chẳng biết ḿnh ở đâu nữa là làm sao? Một vị linh mục tiến sĩ giáo luật rất thân với tôi phỏng đoán hiện tượng này có liên quan tới vấn đề nhân điện sao đó. Có vị linh mục trẻ Việt Nam ở Giáo Phận Orange vẫn hoạt động trong phong trào Thánh Linh, hôm Thứ Ba, 24/4/2007, trong bài giảng cho lễ trưa hằng ngày ở Trung Tâm Mục Vụ (Ṭa Giám Mục), căn cứ vào bài Phúc Âm về Thánh Thể hôm ấy (Gioan 6:30-36), kể kinh nghiệm mấy tuần trước, tại một nơi ở Michigan tiểu bang Illinois, đă xẩy ra một hiện tượng là trong khi ngài đặt tay lên đầu của tham dự viên, th́ bên phải của ngài mọi người đều ngă xuống hết, c̣n bên kia th́ không. Thấy hiện tượng khác nhau như vậy, chính ngài và một người bạn linh mục của ngài bấy giờ lấy làm lạ, cuối cùng ngài mới khám phá ra rằng ở đằng sau bên phía mọi người ngă xuống hết ấy có nhà tạm. Một lần khác, vị linh mục trẻ này kể tiếp, ở Oakland, California, ngài cảm thấy có một sức mạnh từ Thánh Thể xuyên thấu thân xác của ngài, song ngài không nói ra điều ấy, thế mà sau khi giảng, có một bà đă đến nói với ngài rằng bà thấy một ánh sáng phát ra từ thân thể của ngài. Nghe vị linh mục kể 2 trường hợp như thế, chắc mọi người Mỹ tham dự Thánh Lễ với tôi bấy giờ đều công nhận rằng ngài cố ư nhấn mạnh đến quyền lực của Chúa Giêsu Thánh Thể, chứ không phải quyền lực riêng của ngài. Tuy nhiên, theo tôi, vấn đề vẫn c̣n chưa được sáng tỏ là tại sao quyền lực thần linh này chỉ xẩy ra cho những ai ngẫu nhiên ở bên phía nhà tạm mà thôi. Vậy th́ trường hợp Thần Linh xuống cả trên 2 người là Eldad và Medad không có mặt trong nhóm 70 người qui tụ lại bên Moisen ở nơi ấn định, như trong Sách Dân Số đoạn 11 từ câu 24 đến 29 thuật lại, cần phải được hiểu như thế nào?

 

Về hiện tượng Đức Mẹ Mễ Du Nam Tư. Tôi chưa hề đi, mà chỉ nghe thôi. Người ta nói là nhiều người đến đấy được thấy phép lạ, nhất là được ơn ăn năn cải thiện đời sống. Tôi thú thực là tôi không chú trọng tới hiện tượng Đức Mẹ Mễ Du cho lắm, trước hết v́ giáo quyền chưa công nhận, trong khi đó lại xẩy ra t́nh trạng bất tuân phục giáo quyền ở đây; sau nữa, nhất là v́ tôi “bị” thu hút bởi Biến Cố Fatima, đến nỗi, sau khi đi sâu vào Fatima, tôi thấy Fatima là Biến Cố Thánh Mẫu cả thể nhất và hệ trọng nhất, liên quan tới cả sứ mệnh của Giáo Hội hoàn vũ và định mệnh của thế giới trong lịch sử hiện đại. Tuy nhiên, tôi cũng thành thật bày tỏ điều thắc mắc của tôi về kiểu cách và thời gian kéo dài của hiện tượng Thánh Mẫu này với những ai hỏi tôi, những ǵ xẩy ra hoàn toàn khác hẳn với hai Linh Địa Thánh Mẫu lừng danh nhất thế giới, hai nơi đă được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến kính viếng với tư cách là Giáo Hoàng, đó là Linh Địa Lộ Đức và Linh Địa Fatima. Thật vậy, điều tôi thắc mắc ở đây là, trong khi ở Linh Địa Lộ Đức cũng như ở Linh Địa Fatima, Mẹ Maria khi hiện ra đều xin hăy đến với Mẹ bao nhiêu lần thôi (ở Fatima 6 lần, và ở Lộ Đức 15 lần), vào ngày giờ và địa điểm nhất định, và ban bố sứ điệp rất vắn gọn nhưng lại rất sâu xa và đầy đủ ư nghĩa, trong khi hiện tượng Đức Mẹ Mễ Du lại hoàn toàn khác hẳn. Cũng có thể v́ thời điểm khác nhau mà Mẹ cần phải đổi phương pháp làm việc hay chăng? Bởi thế, riêng tôi, cần phải khôn ngoan chờ đợi phán quyết tối hậu của Giáo Hội. Ngoài ra, tôi c̣n bất ngờ đích thân nghe một linh mục kia giảng gần 1 tiếng đồng hồ cho một nhóm giới trẻ ở TGP/LA tại cộng đoàn Nữ Vương Thiên Thần thuộc Giáo Xứ Our Lady of Loretto vào một Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng cách đây gần 10 năm, sau khi ngài đi viếng Đức Mẹ Mễ Du về, và khoe rằng ngài đă được “một người đàn bà” đột nhiên xuất hiện giữa đêm khuya, mà ngài cho rằng đó là Đức Mẹ, đưa cho một tập tài liệu ǵ đó. Ít lâu sau, vị linh mục này đă tung ra các bức thư được đề gửi từ “nhà Đức Mẹ” ǵ đó, những lá thư có nội dung hạch tội và vạch tội của hết người này đến người kia, theo suy đoán chủ quan của ḿnh, nhất là các vị linh mục có máu mặt, và cho các vị ấy xuống hỏa ngục hết. Thậm chí c̣n gọi vị Giáo Hoàng được cả thế giới ngưỡng mộ và được an táng long trọng chưa từng có trong lịch sử là “Ác Quỉ Gioan Phaolô II”.

 

Về hiện tượng bùa ngải, tôi chưa bao giờ thấy cũng chưa bao giờ gặp, chỉ nghe nói tới mà thôi. Trong trường hợp này tôi không có chứng nhân như hiện tượng cầu nguyện bằng tiếng lạ, hay hiện tượng đặt tay ngă ngửa, hoặc hiện tượng Đức Mẹ Mễ Du trên đây. Theo tôi th́ có hiện tượng bùa ngải, do thành phần phù thủy thực hiện. Thật vậy, căn cứ vào Thánh Kinh, thành phần phù thủy của vua Pharao nước Ai Cập, cũng làm được những ǵ Aaron đi theo Moisen làm, như quẳng cây gậy cầm tay ra trở thành rắn và đồng thời họ cũng có thể biến nước thành máu (xem Xuất Hành 7:12, 22). Thánh Kinh không cho biết rơ quyền lực phù phép này của họ từ đâu mà có hay làm thế nào có được. Tất nhiên nếu không bởi Chúa th́ bởi ma quỉ, v́ quỉ cũng có thể làm được những sự lạ, chẳng hạn có thể đưa Chúa Giêsu lên nóc đền thờ, hay đưa Người từ hoang địa lên núi cao, sau thời gian Người chay tịnh 40 ngày (xem Mathêu 4:5,8). Chưa hết, thành phần phù thủy này, theo Thánh Kinh, c̣n có thể liên lạc được với cả bên kia thế giới nữa. Như đă xẩy ra trong trường hợp của vua Saolê, vị vua đầu tiên của dân Do Thái bị Chúa bỏ, trong lúc bối rối trước quân lực Philitinh, không biết cầu vấn ai ngoài vị tiên tri Samuel đă qua đời của Chúa, nên đă phải giả dạng đến vào ban đêm xin một bà đồng bóng trong dân ở Endor giúp cho gặp lại vị tiên tri này, và vị tiên tri đă thực sự hiện về bảo cho vua biết rằng vua cùng với các con vua sẽ bị quân Philitinh sát hại vào ngày hôm sau (1Samuel 28:6-19). Có một gia đ́nh cho một người thân yêu ruột thịt trong nhà “đúng là bị bùa ngải”. Chỉ v́ người này đă quá nghe vợ, tôn sùng vợ, “đội vợ lên đầu”, đến  nỗi vợ tỏ ra rất hỗn láo với mẹ ruột của ḿnh mà vẫn bênh vợ, vẫn nghe vợ đuổi mẹ về, và vẫn không về mừng kỷ niệm thành hôn 50 năm của bố mẹ ḿnh với đầy đủ mọi anh chị em khác trong nhà, chỉ v́ vợ không cho về. Trước niềm tin của họ như thế, tôi nói với họ rằng, theo tôi, cái bùa ngải ở đây là t́nh yêu mù quáng nơi con người mà họ cảm thấy không thể chấp nhận được ấy. Bằng không, ông vua khôn ngoan nhất và giầu sang đệ nhất thiên hạ là Solomon cũng bị bùa ngải vậy, v́ vua đă mù quáng đến nỗi bỏ Chúa là Thiên Chúa chân thật duy nhất của cha ông ḿnh mà tôn thờ các ngẫu tượng ngoại lai của các thê (700) và thiếp (300) của vua.

 

 

Làm sao biết được đâu là giả và đâu là thật?

 

Vấn đề được nhiều người hỏi tôi đặt ra ở đây là làm sao biết được đâu là giả và đâu là thật? Tức những hiện tượng này hay những hiện tượng tương tự xuất phát từ Chúa, mà không phải từ “tên gian trá và là cha của những dối trá” (Gioan 8:44), “tên dụ dỗ cả thế gian” (Khải Huyền 12:9), nhất là ở vào một thời điểm một số người cảm thấy loài người như đang sống vào thời tận thế, thời điểm “có nhiều tiên tri giả xuất hiện lừa được nhiều người” (Mathêu 24:11).

 

Hôm Thứ Năm 15/3/2007, tôi sang Ṭa Giám Mục giáo phận Orange tham dự Thánh Lễ 12 giờ trưa hằng ngày tại đây như thường lệ vào giờ lunch của ḿnh. Bài Phúc Âm hôm ấy là bài Phúc Âm theo Thánh Kư Luca, đoạn 11, từ câu 14 đến hết câu 23, về việc Chúa Giêsu trừ một tên quỉ câm, làm cho người câm nói được, và Người vừa được dân chúng khâm phục vừa bị một số người trong họ bấy giờ cho là Người dùng tướng quỉ mà trừ quỉ. Cũng vị linh mục trẻ Việt Nam mà tôi nghe giảng hôm Thứ Ba 24/4/2007 trên đây diễn giảng bài Phúc Âm lần  này và áp dụng vào t́nh trạng sống đạo của Kitô hữu, thành phần nhiều khi cũng bị quỉ câm ám, đến  nỗi không thể nào nói chuyện với nhau được, chỉ v́ ghen tức với nhau. Vị linh mục này c̣n đặt vấn đề là làm sao phân biệt được đâu là việc bởi Chúa và đâu là việc do quỉ làm. Theo ngài th́ quỉ không thể nào công nhận và chúc tụng Đức Kitô là Chúa. Tức là nếu ở đâu hay người nào không công nhận hay chúc tụng Đức Kitô là Chúa th́ không phải từ Chúa mà là từ quỉ.            

 

Đúng thế, ngay trong thời của Chúa Giêsu, có những lúc ma qủi nhận ra Người, khi Người vừa xuất đầu lộ diện để thực hiện sứ vụ Thiên Sai của Người, điển h́nh nhất là lần Người, sau khi rời khỏi Nazarét là quê quán của Người, nơi dân chúng tính xô Người xuống suờn  núi cho chết (xem Luca 4:30), đến Caphanaum, vào hội đường, nơi đang có một người bị thần ô uế ám, thấy Người th́ kêu to lên rằng: “Xin hăy mặc thây chúng tôi. Ông Giêsu Nazarét ơi, ông muốn làm ǵ chúng tôi đây? Chẳng lẽ ông lại đến để hủy diệt chúng tôi hay sao? Tôi biết ông là ai rồi: là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Luca 4:34). Tuy nhiên, dù có nhận ra Người, ma qủi cũng không chúc tụng Người.

 

Tuy nhiên, v́ tự bản chất, ma quỉ là thành phần gian trá. Chúng có thể sử dụng bất cứ thủ đoạn nào để lọc lừa con người cho bằng được. “Thậm chí Satan tàng h́nh thành một thiên thần sáng láng” (2Corinto 11:14). Chẳng hạn, tự ḿnh chúng không thể nào chúc tụng Đức Kitô là Chúa, nhưng qua thành phần tay sai, vô t́nh hay hữu ư theo hắn, hắn cũng chúc tụng Đức Kitô là Chúa, để nhờ đó lôi kéo những ai căn cứ vào dấu này mà tưởng là thành phần tay sai ấy bởi Chúa. Satan có thể dùng hai thủ đoạn, một pḥ một chống, tùy lúc và tùy người. Hắn chống là lúc hắn ra tay ngăn cản chúng ta làm lành, nhất là những trường hợp liên quan tới đức khiêm nhượng và phục tùng. Song cũng có những lúc hắn để cho chúng ta đang sốt sắng cứ tiếp tục sốt sắng. Chỉ cần vào một lúc nào đó, tưởng ḿnh đă lên tới tận “tầng trời thứ ba” (2Cor 12:2) trên đường tu đức, chúng ta có một ư nghĩ tự cao, tự măn, khinh người, bất phục v.v. là xong. Bởi thế, theo tôi, dấu hiệu để nhận ra đâu là bởi Chúa hay bởi quỉ c̣n ở chỗ những ǵ chính ma quỉ không thể nào tự ḿnh thực hiện, mà cả thành phần  tay sai của hắn cũng không thể làm được nữa, mới là những dấu hiệu chính xác cho thấy bởi Chúa hay bởi quỉ. Dấu hiệu đó là ǵ? Chúng ta hăy lật lại Thánh Kinh.

 

Trước hết, vấn đề được đặt ra ở đây là nếu Satan và ngụy thần thực sự biết được nhân vật Giêsu Nazarét là chính Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người, đúng như hắn cùng 1/3 thần trời theo hắn ngay từ ban đầu được Thiên Chúa tỏ cho biết (xem Khải Huyền 12:3-5), th́ một đệ nhất tạo vật khôn ngoan như hắn có ngu đần dại dột đến nỗi xui bẩy con người sát hại Người để những ǵ Người hứa với hai nguyên tổ loài người sau nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:15) được nên trọn hay chăng; hay ngược lại, hắn sẽ dùng hết cách để ngăn trở dự án và công cuộc cứu độ của Người.  Chính v́ một tên kiêu ngạo đưa ḿnh lên đến tận trời như hắn không thể nào hiểu nổi và chấp nhận được việc một vị Thiên Chúa Làm Người, mặc lấy một bản tính thấp hèn hơn hắn, trở thành con của một người nữ tầm thường hơn hắn, mà hắn mới không nhận ra Đấng Thiên Sai nơi con người Giêsu Nazarét.

 

Tuy nhiên, qua những việc làm phi thường của nhân vật Giêsu Nazarét này, liên quan tới sự khôn ngoan và quyền năng phi thường của Người, một nhân vật hắn chưa từng thấy có trên thế gian là vương quốc vốn thuộc về hắn sau nguyên tội, hắn cũng cảm thấy thắc mắc và muốn ḍ la xem sao, qua việc cám dỗ Người trong hoang địa (xem Mathêu 4:1-11; Luca 4:1-13). Cũng chính v́ hắn tự bản chất vốn kiêu căng, ngạo mạn và ham quyền lực mà hắn đă có thể nhận ra Người "là Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Luca 4:34; Marcô 1:24), thậm chí c̣n tuyên xưng Người "là Con Thiên Chúa Tối Cao" (Luca 8:28), bất cứ khi nào Người tỏ ra quyền năng hơn hắn, qua việc Người ra tay khu trừ hắn. Tuy nhiên, chính v́ hắn thấy Người quyền năng trừ được hắn như thế, mà hắn lại càng bị confused lẫn lộn, bị tẩu hỏa nhập ma, chẳng hiểu ǵ cả, khi thấy Người có nhiều lúc trở nên quá ư là yếu đuối bất lực.

 

Chẳng hạn như những trường hợp Người tẩu thoát trước những kẻ muốn sát hại Người (xem Luca 4:30; Gioan 8:59); hay trường hợp Người là Thày và là Chúa mà lại cúi ḿnh xuống rửa chân cho thành phần tôi tớ của Người (xem Gioan 13:13-14); đặc biệt là khi Người để cho thành phần bộ hạ của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái bắt giải đi ở Vườn Cây Dầu sau Bữa Tiệc Ly (xem Marcô 14:43-52); nhất là khi thấy Người g̣ lưng vác thập giá, và dù cứu được người khác mà Người cũng không thể nào cứu được ḿnh bằng cách tự ḿnh xuống khỏi thập giá cho dù có bị trêu ngươi thách đố (xem Mathêu 27:39-44). Thế nhưng, tiếc thay cho hắn, chính lúc hắn nhận ra được Người qua miệng của viên đại đội trưởng Rôma dân ngoại: "Quả thực người này là Con Thiên Chúa" (Mathêu 27:54) th́ đă quá muộn. Hắn đă hoàn toàn thảm bại, ở chỗ, trong khi hắn t́m kiếm thần tính của Người th́ lại bị lầm lạc bởi nhân tính của Người, vị Thiên Chúa là "Lời đă hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14).

 

Đúng thế, Thánh Gioan Tông Đồ đă chỉ cho chúng ta thấy dấu hiệu ấy, khi ngài khẳng định rằng: “Ai là kẻ gian trá? Kẻ chối bỏ rằng Đức Giêsu là Chúa Kitô. Họ là tên phản Kitô…” (1Gioan 1:22-23); “nhiều người lừa đảo đă xuất hiện trong thế gian, những con người không nhận biết Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt. Đó là kẻ lừa đảo! Họ là tên  phản Kitô” (2Gioan 7).

 

Căn cứ vào lời Chúa Giêsu trách cứ thánh Phêrô trong việc thánh nhân “không phán đoán theo Thiên Chúa mà chỉ theo loài người” (Mathêu 16:23), tức chỉ theo phán đoán tự nhiên của ḿnh hướng về những ǵ tốt lành chủ quan, chứ “không chấp nhận” (Gioan 1:12) mạc khải của Thiên Chúa, một mạc khải được trọn vẹn thể hiện nơi “Lời đă hóa thành nhục thể” (Gioan 1:14) là Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt, chúng ta có thể kết luận để lột trần bộ mặt phản kitô nơi chính bản thân ḿnh cũng như trong việc giao tiếp xă hội. Sau đây là một số dấu hiệu:    

 

 

Lột trần bộ mặt phản kitô       

 

Dấu hiệu thứ nhất: những ai không tuân phục quyền bính Giáo Hội và Đức Thánh Cha nói riêng, đều là phản kitô, v́ Giáo Hội là thân thể của Chúa Kitô và vị đại diện của Người trên trần gian là đầu của thân thể này, không tuân phục Giáo Hội và Đức Thánh Cha là không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thể. Căn cứ vào dấu hiệu thứ nhất này, chúng ta có thể quả quyết rằng bất cứ thần học gia nào, dù tài giỏi mấy đi nữa, mà không tuân phục Giáo Hội, không truyền đạt theo giáo huấn truyền thống của Giáo Hội, đều không phải bởi Chúa! Hay bất cứ một tín hữu nào nhiệt thành mấy đi nữa với việc nhà Chúa, song chỉ hăng say hoạt động và hy sinh đóng góp chỉ khi nào được như ư mà thôi, bằng không sẽ quay ra chống cha chống Chúa th́ chắc chắn không phải bởi Chúa mà ra. Có thể lúc đầu họ hoàn toàn v́ ư ngay lành, sau đó, không để ư và liên lỉ sống tinh thần cầu nguyện, họ đă từ từ xa cách Chúa.           

 

Dấu hiệu thứ hai có thể nhận diện thành phần phản kitô là họ không tin hay coi thường Bí Tích Thánh Thể, một thực tại thần linh mà Đức Giêsu Kitô c̣n đang hiện diện bằng cả thần tính cũng như nhân tính của Người nói chung và Ḿnh Máu Thánh Người nói riêng; không tin hay tôn sùng Thánh Thể là dấu chứng tỏ phản kitô, thành phần không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt.            

 

Dấu hiệu thứ ba cũng không kém phần vững chắc để nhận ra thành phần phản kitô là họ không nhận biết Mẹ Maria, thậm chí c̣n chỉ trích và chống đối việc tôn sùng Mẹ, v́ như thế là họ tỏ ra cũng không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt, tức đă được sinh ra bởi Mẹ Maria. Ở đây chúng ta có thể nghĩ đến những ai, v́ vô t́nh hay hữu ư, đả phá hay chống đối ḷng tôn sùng Thánh Mẫu, nhất là những việc tôn sùng Mẹ,  chẳng hạn  như việc lần hạt Mân Côi, cho rằng chỉ cần Thánh Thể và Phụng Vụ là đủ. Chúng ta có thể đặt vấn đề với những người này rằng, nếu Đức Kitô thực sự là Lời Nhập Thể mà c̣n nhờ Mẹ để vào trần gian và đến với loài người, là chính Thiên Chúa mà c̣n trở thành con cái của Mẹ và ngoan ngoăn vâng lời Mẹ, th́ họ là ai mà lại coi thường Mẹ, trong khi đó lại tự cho rằng ḿnh tôn thờ Vị Thiên Chúa Làm Người là Đấng có Thánh Thể được cấu tạo nên bởi chính huyết nhục trinh nguyên của Mẹ.

           

Dấu hiệu thứ bốn để nhận ra thành phần phản kitô là ḷng thù hằn thánh giá của họ, ở chỗ không phải họ chỉ sợ hăi và tránh né thánh giá theo tính tự nhiên như mọi con người b́nh thường, mà c̣n dùng thủ đoạn bất chính để tiêu diệt thánh giá nữa, như ly dị, phá thai, triệt sản, triệt sinh an tử hay triệt sinh trợ tử v.v.; mà thánh giá là đường lối duy nhất Lời nhập thể đă dùng để cứu rỗi nhân loại, do đó, họ “trở thành những kẻ thù của thánh giá Đức Kitô” (Philiphê 3:18), tức là không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt.

 

Như thế, theo tôi, muốn biết những ǵ (người và việc) bởi Thiên Chúa hay không, hăy căn cứ vào 4 dấu hiệu trên: đó là, trước hết và trên hết, tuân phục và hiệp nhất với Giáo Hội, sau đó, một khi đă hoàn toàn cùng hết ḷng tuân phục và hiệp nhất với Giáo Hội rồi th́ tự nhiên, chẳng những, về nội tâm, có một ḷng tôn sùng Thánh Thể và Thánh Mẫu theo truyền thống và tinh thần của Giáo Hội, mà c̣n, về chứng từ, biết hy sinh chấp nhận mọi thánh giá đau khổ để theo Chúa và phục vụ tha nhân, theo gương Thánh Thể và Thánh Mẫu. Nếu thiếu 1 trong 4 dấu hiệu này, hăy cẩn thận coi chừng!

 

Có một lần cách đây cả 15 năm, tôi được một nhóm mời tới tham dự một buổi cầu nguyện và chia sẻ ở Orange County, thuộc thành phố Westminster. Họ đă đọc 50 Kinh Mân Côi rất sốt sắng, bằng những bài hát, lời nguyện tự phát, và những cử điệu đặc biệt, nửa tiếng mới xong. Sau đó, họ ngồi xuống chia sẻ sống đạo, một buổi chia sẻ sống đạo hầu như xoay quanh việc kêu ca, phê b́nh, và chỉ trích các vị linh mục. Nghe giọng điệu của họ tôi biết được những tâm tưởng ấy của họ phát xuất từ đâu. Tôi đă cho họ biết những ǵ tôi cảm nhận về họ, và khuyên họ hăy cẩn thận về những thứ tín liệu họ nhận được và bị ảnh hưởng hết sức tiêu cực như thế. Thế rồi sau buổi cầu nguyện và chia sẻ này, tôi không bao giờ được hân hạnh tới với họ lần thứ hai nữa.

 

Không cần phải áp dụng 4 dấu hiệu trên đây cho bất cứ người nào hay việc nào để biết người ấy hay việc ấy có thực sự bởi Chúa hay chăng, hăy áp dụng vào chính bản thân ḿnh, chúng ta sẽ thấy chúng ta có thực sự hoàn toàn sống v́ Chúa và cho Chúa hay chăng, chúng ta đă sống đạo chân thực tới đâu và trọn lành tới đâu. Ở đây, chúng ta hăy nhớ rằng cho dù chúng ta có những ư kiến hay đến đâu và có những ư muốn đẹp đến mấy đi nữa, lợi đến đâu chăng nữa, song ư kiến tự bản chất tốt lành ấy, hay ư muốn đầy thành tâm thiện chí ấy, vẫn có thể không hợp với ư muốn toàn thiện và vô cùng khôn ngoan của Thiên Chúa, đến nỗi chúng cần phải bỏ đi, bằng không, việc chúng ta làm không bởi Chúa hơn là bởi ư riêng chúng ta, bởi tinh thần bất phục của ngụy thần, tức bởi ma quỉ.

 

Điển h́nh nhất là trường hợp Mẹ Maria, đệ nhất tạo vật về ân sủng, cho dù có khấn giữ ḿnh trinh nguyên “không hề biết đến nam nhân” (Luca 1:34) để có thể hoàn toàn sống cho Chúa và thuộc trọn về Chúa là hạnh phúc duy nhất của ḿnh và là Sự Thiện tối cao của ḿnh đi nữa, song Mẹ đă mau mắn bỏ ư định hết sức lành thánh này của Mẹ đi để tuân theo Ư Chúa, bằng không, việc Mẹ giữ ḿnh đồng trinh sẽ không c̣n bởi Chúa nữa.

 

Điển h́nh thứ hai là trường hợp Thánh Phêrô, sau khi được Thày tỏ cho biết về thân phận Thiên Sai hết sức bất hạnh của Người, liền v́ t́nh yêu mến Thày và lo cho Thày mà lên tiếng can gián Thày đừng có để xẩy ra như thế, song lại bị chính Thày quở trách thậm tệ: “Đồ Satan, hăy xéo đi cho khuất mắt Ta”. Tại sao? “V́ ngươi không phán đoán theo Thiên Chúa mà chỉ theo loài người thôi” (Mathêu 16:23).

 

Điển h́nh thứ ba là trường hợp của vua Saolê, vị vua thứ nhất của dân Do Thái, khi ông giữ lại những con vật béo tốt trong cuộc sát phạt dân Amalek, một cuộc sát phạt mà ông được lệnh phải tận diệt tất cả mọi sự, cả người lẫn thú, để mang về làm lễ vật dâng lên cho Chúa, nhưng việc ông làm lại bị tiên tri Samuel trách móc rằng vua sẽ bị Chúa phế bỏ v́ vua bất tuân phục Ngài, và vị tiên tri kết luận: “vâng lời trọng hơn của lễ” (1Samuel 15:22).

 

 

Nhiều khi chúng ta là kitô giả nên thấy cái ǵ cũng giả

 

Tóm lại, nếu Chúa Giêsu thực sự là Đấng Thiên Sai, do Thiên Chúa sai đến và từ Thiên Chúa mà đến, được chứng thực bởi việc Người không bao giờ làm theo ư riêng ḿnh, mà chỉ làm theo ư Đấng đă sai (xem Gioan 6:38), “cho dù chết trên thập tự giá” (Philiphê 2:8), và cho dù có thể xuống khỏi thập giá trước những thách thức của thành phần chủ mưu sát hại Người, Người cũng không làm, th́ bất cứ ai bởi Chúa mà đến hay việc ǵ bởi Chúa mà ra, đều mang ấn tín tuân phục, theo tinh thần “khôn như rắn và chân thật như bồ câu” (Mathêu 10:16), như Mẹ Maria đă làm mô phạm: Mẹ đă “khôn ngoan như rắn” khi ư thức (chứ không mù quáng) đặt vấn đề về sự thật “việc ấy thành sự sao được, v́ tôi không hề biết đến nam nhân”, nhưng đồng thời Mẹ cũng “chân thật như bồ câu”, khi ngoan ngoăn tỏ ra mau mắn tuân phục vừa lúc biết được sự thật là Ư Chúa, bằng lời “Xin Vâng” (Luca 1:38)!

 

Căn cứ vào tất cả những suy diễn trên, dấu hiệu thực tế hay trực giác để có thể nhận ra tinh thần hay chân tướng của thành phần tiên tri giả, nơi bất cứ một người nào, dù là “trí thức Công Giáo”, dù là các đấng các bậc, kể cả ở chính bản thân chúng ta, hay bất cứ một việc làm nào, nhất là hoạt động truyền thông, thậm chí kể cả việc tông đồ truyền giáo tự bản chất tốt lành, đó là tất cả những dấu hiệu có tính cách phản kitô, phản với căn tính và tinh thần Chúa Kitô. Và dấu hiệu phản kitô rơ ràng nhất có thể tóm vào ít là 4 dạng thức hay 4 thái độ chính yếu sau đây: 1- kiêu căng tự ái (liên quan đến bản thân); 2- chống đối bất phục (liên quan đến quyền bính); 3- ghen ghét hận thù (liên quan đến tha nhân); 4- gian tà độc ác (liên quan đến ma quỉ).

 

Ở đây chúng ta nên chú ư một điều đó là, cho dù chúng ta có làm một việc ǵ đó hoàn toàn và thực t́nh “v́ Chúa” và “cho Chúa” đi nữa, cũng có thể trở thành phản kitô, tức phản lại với Chúa Kitô, với tinh thần Phúc Âm của Người, như đă điển h́nh xẩy ra nơi trường hợp hai anh em mang biệt danh sấm sét là Gioan và Giacôbê, những người môn đệ (trong bộ ba) thân cận nhất của Người, vẫn không thoát được cảnh bị Người quở trách khi thấy Người là Vị Sư Phụ vô cùng khả kính khả mến của ḿnh bị dân làng Samaritanô không chịu tiếp rước (x Lk 9:55).

 

Vậy chúng ta hăy coi chừng và đề pḥng những việc được chúng ta cho là xây dựng Giáo Hội mà vô t́nh hay hữu ư gây ra chia rẽ Giáo Hội và làm cho Giáo Hội của ḿnh trở thành tṛ cười cho thiên hạ. Chúng ta đừng tưởng là nếu không có chúng ta hay nếu chúng ta không ra tay, không lên tiếng một cách công khai và gay gắt, th́ Giáo Hội Chúa sẽ bị phá vỡ bởi các gương mù gương xấu của những vị hữu trách trong Giáo Hội.

 

Chúng ta cứ tưởng là tất cả sự khôn ngoan của Thiên Chúa toàn năng trong việc giải quyết việc nhổ cỏ lùng vực lộ ra ở thửa ruộng của Ngài là ở việc chúng ta ra tay và cách chúng ta hành sử (x Mt 13:28), ngoài ra, Ngài không c̣n cách nào khác nữa và không c̣n thời cơ nào khác theo quan pḥng thần linh của Ngài nữa. Đavít, dù nắm được cơ hội vô cùng thuận lợi cũng đă không tự động ra tay hạ thủ “đấng được Thiên Chúa xức dầu” của ḿnh là vua Saulê, nhân vật thù ghét Đavít và quyết lùng giết Đavít cho tới cùng, nhưng Chúa vẫn có cách giải quyết của Ngài, khi Ngài dùng chính vua để kết liễu đời vua bằng lưỡi gươm của vua (1Sam 24:7-11;31:4).

 

Nếu chúng ta cảm thấy chúng ta “thực sự” được Thiên Chúa sai tới, như những vị ngôn sứ trong Cựu Ước, th́, với tư cách và bản chất của “một đấng thiên sai”, “đến để làm theo ư Đấng đă sai” (Jn 6:38) như Chúa Kitô Thiên Sai, chứ không phải theo ư ḿnh và cách của ḿnh, th́ chúng ta có thực hiện trọn vẹn những ǵ Ngài truyền dạy trong Phúc Âm Con của Ngài hay chăng, đúng như đường lối tam cấp Ngài đă tỏ tường ấn định ở đó hay chăng: 1) nói nhỏ với nhau, 2) mi thêm nhân chứng, 3) tŕnh lên thẩm quyền (x Mt 18:15-17), hay chúng ta theo cách thức và đường lối của ḿnh?

 

Nếu chúng ta cho rằng chúng ta có trách nhiệm bảo vệ Giáo Hội, nhất là đối với thành phần hữu trách, th́ hăy nhớ rằng, Chúa Giêsu là Đấng đă biết trước người môn đệ Giuđa Íchca của Người đang âm thầm t́m cách phản nộp Người, song Người vẫn không, dù có quyền, rêu rao trước mặt các môn đệ khác trong Bữa Tiệc Ly, trái lại, Người c̣n qú xuống rửa chân cho chính kẻ phản bội Người (x Jn 13:1-5). Bởi đó, nếu chúng ta thực sự thực hành lời Chúa trong việc sửa lỗi cho anh chị em ḿnh (x Mt 18:15), để xây dựng cho nhau nói riêng và Giáo Hội nói chung, chúng ta cũng cần phải bắt chước gương của Chúa Kitô: “Thày đă làm thế nào các con cũng hăy làm như thế” (Jn 13:15), đó là, cho dù khi thấy anh chị em ḿnh có lỗi thật đi nữa, như trường hợp Giuđa với Chúa Giêsu, chúng ta cũng cần phải qú xuống rửa chân cho họ, chứ không phải nhào tới chụp mũ lên đầu họ, bằng những suy đoán chủ quan, hay vênh vang bôi nhọ lên mặt họ, bằng những luận điệu mỉa mai dạy đời.

 

Có một vị trong hàng giáo phẩm Việt Nam được mời sang Hoa Kỳ, nhưng lại là vị được một trong những nhà "trí thức Công Giáo" gọi tới tận nơi ngài sẽ đến để báo với vị thẩm quyền ở đó rằng ngài "là cộng sản". Vị được báo cho biết ấy liền hỏi lại nhà trí thức này rằng "làm sao biết được ngài là cộng sản", th́ nhà trí thức liền nói "nghe báo chí nói vậy!" Thế rồi, tại chính gia cư của nhà trí thức thứ nhất này, vào ngày Thứ Năm 1/12/2005, có một nhà trí thức khác đột nhiên lên tiếng nói thẳng với tôi rằng: "không có một linh mục nào là khiêm nhượng!" Hết sức bỡ ngỡ trước nhận định vơ đũa cả nắm ấy, tôi liền nêu đích danh một số vị linh mục thánh thiện nổi tiếng, song nhà trí thức thứ hai này nói rằng chưa hề gặp các vị linh mục ấy nên không biết. Liền ngay sau đó một chút, h́nh như nghĩ được lẽ cao, nhà trí thức này giáng thêm một câu độc đoán khủng khiếp chưa từng thấy: "các vị ấy có khiêm nhượng cũng chỉ giả h́nh!" Thế là "lưỡi tôi dính vào cuống họng" (Ps 22:15), hầu như không nói ǵ được nữa... Tôi đă nghẹn ngào đầy thương cảm nh́n người anh em trí thức của tôi ấy. Với luận điệu "nghe báo chí nói vậy" và vơ đũa cả nắm đến độc đoán như hai nhà trí thức này th́ chẳng trách được, khi vị thuộc hàng ngũ giáo phẩm Việt Nam được mời sang Mỹ bị ghép cho là cộng sản trên đây chính thức gửi điện thư đến nhóm chụp mũ cộng sản cho ngài, tỏ ra sẵn sàng gặp gỡ họ ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào họ muốn, như ngài đă trực tiếp cho người viết này biết ở Houston Texas, th́ ngài lại chẳng nhận được một hồi âm nào từ nhóm trí thức ấy cả...

 

Chúa Giêsu đă cảnh giác chúng ta về cái xà to tướng che khuất tất cả mọi sự ở mắt chúng ta là những ǵ cần phải lấy đi trước rồi mới thấy rơ mà lấy cái rằm tí tẹo trong mắt anh chị em ḿnh (x Mt 7:5). H́nh ảnh rất thực tế Chúa dạy chúng ta đây cũng rất thích hợp với tâm lư tự nhiên, với nguyên tắc “tri kỷ tri bỉ”. Ở chỗ, nếu cả chính bản thân ḿnh chúng ta mà chúng ta cũng chưa biết hết, chưa biết đủ, chưa biết thật, một trạng thái chúng ta sống như nửa tỉnh nửa mê, say rượu v.v., th́ làm sao chúng ta có thể đủ tỉnh táo và sáng suốt biết được tất cả sự thật về người anh chị em của chúng ta, mà sửa lỗi cho họ cách chính xác và xây dựng trong đức bác ái trọn lành. Bởi thế, để có thể rơ ràng sáng suốt thấy được cái rằm nhỏ xíu trong mắt của anh chị em ḿnh, chúng ta, trước hết, cần phải được sự thật giải phóng (x Jn 8:32), cần phải được “ánh sáng sự sống” (Jn 8:12) soi dẫn, sau đó, trong tinh thần khiêm nhượng thật và thật khiêm nhượng, chúng ta mới có thể, nếu không muốn nói mới dám, như Chúa đă làm, qú xuống mà rửa chân cho anh chị em ḿnh.

 

Đúng thế, chỉ khi nào chúng ta "hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng" (Mt 11:29), chúng ta mới có thể như Chúa Kitô là Đấng đă tỏ ra lo lắng kiếm t́m từng con chiên lạc và khi t́m thấy th́ hớn hở vui mừng vác nó lên vai mang về (x Lk 15:5); bằng không, không có con mắt nhân hậu như Chúa Kitô và con tim cảm thương của Chúa Kitô, chúng ta không thể nh́n thấy tất cả sự thật nơi anh chị em chúng ta, trái lại, bất cứ ai, nhất là thành phần đấng bậc, được chúng ta cho là lầm lạc ấy, sẽ bị chúng ta coi là dê sói, cần phải công khai chọc tiết bằng ng̣i bút của ḿnh, cùng nhau nhào tới hành hạ cho tới chết. Qua những tâm tưởng và hành động của ḿnh, có những lúc chúng ta tự coi ḿnh là những người con trưởng, luôn ở bên cha, không làm phiền cha bao giờ, nhưng lại tỏ ra không chấp nhận đứa em phung phá hoán cải của ḿnh, (mà chưa chắc họ đă thực sự phung phá hay họ phung phá theo luận điệu "nghe báo chí nói vậy" và vơ đũa cả nắm  một cách độc đoán của chúng ta), th́ chính chúng ta đă trở thành đứa con hoang đàng, v́ ở với cha mà chẳng hiểu cha ǵ cả, c̣n xa cha vời vợi, không gần cha và làm hài ḷng cha bằng đứa em phung phá trở về cùng cha (x Lk 15:29-32).

 

 

“Không ai sinh bởi Thiên Chúa lại hành động tội lỗi”

 

Đó là lư do, chỉ có ai theo gương Chúa Kitô và sống theo tinh thần của Người mới không vấp phải những việc làm của thành phần kitô giả mà thôi. Bằng không, chúng ta có thể là kẻ nhân danh Thiên Chúa mà khủng bố anh em ḿnh, như t́nh h́nh đang xẩy ra trên thế giới hiện nay, điển h́nh nhất nơi trường hợp của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái xưa, một hội đồng đă nhân danh Thiên Chúa mà hỏi Chúa Kitô xem Người có phải là Con Thiên Chúa hay chăng, và sau khi nghe biết được Sự Thật th́ đă ra tay sát hại Sự Sống (x Mt 26:63-66).

 

Bởi thế, dấu hiệu bởi Chúa mà ra là những ǵ (qua tâm, ngôn, hành) hoàn toàn phản nghịch lại với 4 thái độ được kể đến trên đây, tức những dấu hiệu bởi Chúa là  những dấu hiệu tích cực được tỏ hiện ra như là 9 hoa trái của Chúa Thánh Thần mà Thánh Phaolô đă liệt kê trong thư gửi Giáo Đoàn Galata ở đoạn 5 câu 22 sau đây: "yêu thương, hoan lạc, an b́nh, nhẫn nại, từ ái, quảng đại, tin tưởng, dịu hiền và thanh sạch".    

 

Một điều lưu ư cuối cùng rất quan trọng đó là đôi khi con người nào đó không phải bởi Chúa, tức là tiên tri giả hay ngụy kitô, song việc của họ vẫn có thể từ Chúa. Đúng thế, căn cứ vào 9 hoa trái của Chúa Thánh Thần trên đây, th́ những việc làm nào có tính cách yêu thương, quảng đại, dịu hiền chẳng hạn, đều bởi Chúa, cho dù con người tỏ ra những hành động hay những thái độ này là ai đi nữa.

 

Đó là lư do chúng ta thấy có những người ngoài Kitô Giáo như Phật tử hay Hồi giáo c̣n từ bi nhân ái và chân thật hơn nhiều người tự xưng là Kitô hữu Công Giáo chúng ta. Đó cũng là lư do, người phụ nữ Samaritanô ngoại lai đang sống trong tội lỗi, tức sống dưới quyền lực của ma quỉ, đă có thể làm tông đồ cho Chúa Kitô ngay sau khi được hội ngộ với Người (x Jn 4:29-30,39-42). Đó c̣n là lư do Giáo Hội Công Giáo vẫn chấp nhận những việc vị linh mục đang mắc tội trọng làm các phép Bí Tích Thánh, nhất là Thánh Thể, vẫn thành hiệu. Lư do là v́, Thiên Chúa là Đấng vô cùng toàn năng và khôn ngoan có thể sử dụng tất cả mọi sự để làm việc của Ngài và cho Ngài, và chỉ một ḿnh Ngài mới có quyền và có thể biến dữ nên lành mà thôi.

 

Bởi thế, cho dù là tên gian ác vô cùng lợi hại đến phần rỗi của loài người, nhưng vẫn có thể được Thiên Chúa sử dụng, như trường hợp Thánh Đaminh, được cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi của Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) thuật lại ở chương về Bông Hồng Thứ 33, đă bắt Satan phải khai ra một sự thật vô cùng bất lợi cho hắn, và sau khi hết sức khôn khéo t́m cách thoái thác không nổi, hắn đă phải thú nhận rằng không một ai thành thực sùng kính Mẹ lại bị hư đi như hắn. Vậy nếu chúng ta bảo những ǵ từ ma quỉ dối trá nói đều không thật th́ chẳng khác ǵ chúng ta không chấp nhận những ǵ hắn thú ra rất hợp với niềm xác tín của các thánh, đó là tâm hồn nào thành thực sùng kính Mẹ Maria đều được cứu độ.

 

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là làm sao chúng ta phân biệt được đâu là thật và đâu là giả xuất phát từ thành phần gian ác, thậm chí xuất phát từ cả những người chúng ta vẫn có ác cảm, dù họ khách quan rất tốt lành và đáng tin tưởng. Do đó, vấn đề ở đây không phải là “họ” nữa, thành phần đôi khi chúng ta cho là kitô giả, hơn là chính bản thân chúng ta, nhiều khi chúng ta là kitô giả nên thấy cái ǵ cũng giả, cũng thù địch với ḿnh.

 

Nếu chúng ta có một tâm hồn đơn sơ như trẻ nhỏ, chắc chắn chúng ta sẽ không sợ bị lầm lạc, như Thánh Gioan Tông Đồ đă cả quyết và khẳng định trong Thư Thứ Nhất đoạn 3 câu 9 của ngài như sau: “Không ai sinh bởi Thiên Chúa lại hành động tội lỗi… Họ không thể phạm tội v́ họ được sinh bởi Thiên Chúa”. Thành phần sinh bởi Thiên Chúa đây là ai, nếu không phải là thành phần “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3), thành phần được “Thần Chân Lư dẫn vào tất cả sự thật” (Jn 16:13).

 

Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo số 675 đă khẳng định về thời tận thế với hiện tượng kitô giả và t́nh h́nh Giáo Hội liên quan tới cuộc thử thách đức tin kinh hoàng của thành phần tín hữu như sau:

       

        “Trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, Giáo Hội phải trải qua một cuộc thử thách sau cùng, một cuộc thử thách sẽ làm lay chuyển đức tin của nhiều tín hữu (x Lk 18:8; Mt 24:12). Bách hại đi kèm theo cuộc lữ hành của Giáo Hội trên mặt đất (x Lk 21:12; Jn 15:19-20) sẽ tỏ ra cho thấy ‘mầu nhiệm của gian tà’ nơi h́nh thức lừa bịp về đạo giáo, ở chỗ nó cống hiến con người một giải đáp trước mắt cho những vấn nạn của họ với giá họ phải trả là chối bỏ sự thật. Cái lừa bịp về đạo giáo thượng hạng là cái lừa bịp Phản Kitô, một chủ trương ngụy kitô làm cho con người tôn vinh ḿnh hơn Thiên Chúa và hơn Đấng Thiên Sai đến trong xác thịt của Ngài (x 2Thess 2:4-12; 1Thess 5:2-3; 2Jn 7; 1Jn 2:18,22)”.