Hậu Trường Soạn Thảo Hiến Chế Tín Lư Giáo Hội

“Ánh Sáng Muôn Dân – Lumen Gentium”

của Công Đồng Chung Vaticanô II

 

Ngày 21/11/2004 là ngày đánh dấu đúng 40 năm văn kiện quan trọng nhất của Công Đồng Chung Vaticanô II, đó là Hiến Chế Tín Lư Về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân”. Để hiễu rơ hơn về việ ch́nh thành văn kiện quan trọng này, linh mục ḍng Tên Peter Gumpel hằng ngày đă hợp tác để soạn dọn văn kiện này đă trả lời cuộc phỏng vấn của Zenit như sau.

Vấn:     Làm sao cha lại tham gia vào việc viết bản văn kiện này?

Đáp:     Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă muốn tôi tham gia ủy ban quan trọng nhất của công đồng này, thế nhưng làm việc sát cánh với cha Paolo Molinari là vị đă được bổ nhiệm.

Tôi đă từ chối, lấy lư là tôi mắc bận làm những công việc khác ở hội đồng tổng quản Ḍng Tên, không thể nào cả hai chúng tôi đi tham dự các khóa họp diễn ra hằng ngày, kể cả thứ bảy lẫn Chúa Nhật.

Ngoài ra, cha Molinari thực sự cần được giúp đỡ, bởi thế chúng tôi chia nhau làm việc. Ngài tham dự công đồng, trong khi đó tôi nghiên cứu sâu xa bản văn kiện được Đức Giáo Hoàng cho phép tôi đây.

Tôi đă mất nhiều ngày nghiên cứu trong các thư viện để khảo sát nhiều vấn đề được mang ra tranh luận phức tạp hơn nữa hầu cung cấp văn liệu cho cha Molinari.

Vấn:     Tầm quan trọng của hiến chế “Ánh Sáng Muôn Dân” ở Công Đồng Chung Vaticanô II như thế nào và hiến chế này đă đưa ra những vấn đề nào?

Đáp:     “Lumen Gentium” là một hiến chế về tín lư, một văn kiện giá trị nhất của huấn quyền b́nh thường cũng như của công đồng, cho dù hiến chế này không hề thêm thắt một tín điều mới nào.

Có nhiều điều được bàn luận ở mỗi chương của hiến chế tín lư này. Hai chương đầu là những chương rất sâu xa, tŕnh bày về bản tính của Giáo Hội theo quan điểm cánh chung đồng thời cũng là thành phần Dân Chúa lữ hành. Vấn đề là ở chỗ Đức Giáo Hoàng Piô XII, vị đă sửa soạn để có thể triệu tập công đồng, đă có dự định nhấn mạnh đến khía cạnh Giáo Hội là Nhiệm Thể của Chúa Kitô.

Trong cuộc bàn luận, theo lời dẫn giải chính thức của hai chương đầu tiên này th́ cần phải nói rằng khi cứu xét đến bản tính nội tại của Giáo Hội th́ không có một xác quyết nào có giá trị hơn là xác quyết Giáo Hội theo chiều kích lữ hành cánh chung về trời.

Sau đó có một số vị nghị phụ nói rằng định nghĩa này không ăn khớp với tín lư của Đức Giáo Hoàng Piô XII về Nhiệm Thể Chúa Kitô. Thế nhưng đây vẫn không phải là một vấn đề cần quan tâm, v́ theo cấu trúc nội tại của Giáo Hội th́ cũng chẳng có quan niệm nào có giá trị hơn quan niệm Giáo Hội là Nhiệm Thể.

Vấn:     Theo một số người th́ những bàn luận gay go nhất là những ǵ liên quan tới đoàn tính của các vị giám mục với vai tṛ của Đức Thánh Cha.

Đáp:     Thật vậy, đó là chương thứ ba của hiến chế “Ánh Sáng Muôn Dân” liên quan tới đoàn tính của các vị giám mục và vai tṛ của Đức Giáo Hoàng trong việc cai trị Hội Thánh.

Vấn:     Các vị giám mục chắc chắn có trách nhiệm chẳng những đối với giáo phận riêng của ḿnh mà c̣n với toàn thể giáo hội nữa. Thế nhưng trách nhiệm này được thi hành như thế nào đây?

Đáp: Công thức đă rơ ràng là “với vị thừa kế Thánh Phêrô và phụ vị thừa kế Thánh Phêrô” – “cum et sub Petro”. Thế nhưng, những công thức ấy đầu tiên được tŕnh bày không đủ rơ ràng, cho đến độ có 18 vị hồng y và bề trên tổng quyền một số hội ḍng viết cho Đức Giáo Hoàng để yêu cầu tránh khỏi những mập mờ ấy.

Các vị đă phàn nàn với Đức Giáo Hoàng, nói rằng vần đề cần phải được làm sáng tỏ, v́ bản văn mập mờ và có thể hiểu theo hai ư nghĩa khác nhau.

Thoạt tiên Đức Phaolô VI không lấy làm quan trọng lắm đối với những lời nhận định ấy. Thế nhưng, sau đó, ngay trước khi bỏ phiếu cho việc viết chương thứ ba này, Ngài đă nhận ra một số mập mờ đưa đến hiểu lầm về vai tṛ của Đức Giáo Hoàng, nên mới có “Nota Previa”.

Vấn:     Đó là vấn đề ǵ vậy?

Đáp:     Đức Giáo Hoàng nhận thấy rằng thật là nguy hiểm khi công bố một văn kiện có tầm vóc quan trọng như thế mà lại không rơ ràng về vai tṛ của giáo hoàng liên quan tới các vị giám mục. Từ mối quan tâm này mới xuất phát ư nghĩ “Nota Previa” là vấn đề, cho dù có chú trọng tới việc bàn luận của công đồng, vẫn xác nhận các giáo huấn của huấn quyền về vấn đề này.

Vấn: Cũng có những bàn căi về các chương liên quan đến việc nên thánh và đời sống tu tŕ.

Đáp: Thật vậy, đă xẩy ra một cuộc tranh luận lớn.

Chương 5 nói đến ơn gọi nên thánh. Thánh thiện là ǵ? Phải chăng thánh thiện đồng đều với hết mọi người hay có những khác biệt, ngay cả những khác biệt chính yếu, nơi ơn gọi nên thánh? Chắc chắc là có một tiếng gọi nên thánh chung, nhưng vẫn có nguy cơ trong việc làm tầm thường hóa đời sống linh mục và tu sĩ.

Hiển nhiên là tất cả mọi người đều được kêu gọi nên thánh, tức được kêu gọi nên một với Chúa Kitô, thế nhưng vẫn có những khác biệt theo ơn gọi của bậc sống.

Một vấn đề khác nữa gây nhiều tranh luận là vấn đề “miễn trừ” của tu sĩ, nghĩa là tu sĩ phải nghe lời vị bề trên tổng quyền của ḿnh hay nghe lời vị giám mục của họ.

Vấn đề này đă được bàn luận ở Công Đồng Triđentinô. Một vị giám mục Canada có viết một ghi nhận là thừa tác vụ quan trọng nhất trong Giáo Hội là thừa tác vụ ở giáo xứ. Theo quan điểm của vị giám mục này th́ tu sĩ cần phải được h́nh thành trong một gia đ́nh tu tŕ, và ở vào lúc được thụ phong linh mục, họ cần phải được chuyển từ vị bề trên của ḿnh sang hẳn pháp quyền của vị giám mục. Tuy nhiên, khi họ bị bệnh hay già yếu họ có thể trở về hội ḍng của họ.

Dĩ nhiên là tu sĩ chống lại điều này khi tán thành việc “miễn trừ” của họ. Thật sự là có vấn đề ở những nơi truyền giáo, khi các vị bề trên có thể chỉ định mục tiêu cho các phần tử thuộc hội ḍng của ḿnh mà không cần phải tham vấn vị giám mục. Dù sao th́ vấn đề giải quyết cũng không thể nào hủy bỏ “việc miễn trừ” này, mà phải là vấn đề giải quyết làm sao để duy tŕ mối hiệp nhất hơn nữa giữa hai thẩm quyền ấy.

Vấn:     Làm thế nào lại xuất hiện chương giành riêng cho Đức Maria?

Đáp:     Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII muốn có một hiến chế tín lư về Trinh Nữ Maria và một hiến chế tín lư về các thánh, trong khi đó có những vị trong công đồng lại nghĩ rằng như thế là quá chú trọng tới vấn đề thánh mẫu học.

Vấn đề được bàn căi rất gay go. Cuộc bỏ phiếu đă được thực hiện và phần thắng về bên những vị muốn cho một chương về Đức Maria vào hiến chế “Ánh Sáng Muôn Dân”. Chỉ có 50 phiếu cách biệt trong 2 ngàn phiếu.

Đối với vấn đề các thánh cũng thế. Đức Gioan XXIII đă yêu cầu soạn thảo một hiến chế đặc biệt về việc tôn sùng các thánh, v́ ngài hết sức quan tâm tới cách thức tôn sùng này đang bị suy giảm.

Đó là lư do ngài đă xin cha Molinari viết một cuốn sách để phổ biến vào ngày áp công đồng. Cuốn sách mang tựa đề “Các Thánh Nhân và Việc Tôn Sùng Các Ngài”, được xuất bản năm 1965 và đă được chuyển dịch sang một số ngôn ngữ.

Khi xẩy ra quyết định giành cho Đức Maria một chương trong hiến chế “Ánh Sáng Muôn Dân” th́ cũng quyết định các vị thánh cũng được bao gồm trong hiến chế này (nhận định của người dịch: phải chăng đó là lư do có chương V là chương nói về Ơn Gọi Nên Thánh của Mọi Người Trong Giáo Hội?)

Vấn:     Ngày nay, nhiều người thấy Công Đồng Chung Vaticanô II như là một t́nh trạng đụng độ giữa những vị bảo thủ và những vị cấp tiến. Theo ư cha th́ sao?

Đáp:     Báo chí đă gây áp lực mạnh mẽ đối với công đồng. Thực sự là có một số vị thiên về truyền thống và váv vị khác lại có những chủ trương rất tiến bộ, thế nhưng mỗi trường hợp cần phải được thẩm định riêng rẽ.

Một số chuyên viên công đồng và một số vị giám mục đă cống hiến cho báo chí những điuều tường tŕnh có tính cách đơn diện. Truyền thông trích dẫn những lời của các vị ấy mà không để ư ǵ đến hay biết rằng c̣n có những ư kiến khác nữa, và việc này đă gây nhiều ảnh hưởng trên quần chúng.

Công Đồng Chung Vaticanô II là công đồng đầu tiên có truyền thông được phép tham dự, và đây là một điều thiếu thẩm định.

Văn pḥng báo chí đă không thẩm định đủ ảnh hưởng của báo chí trong việc điều khiển ư kiến quần chúng theo chiều hướng không tương hợp với sự thật của việc bàn luận.

Tiêu chuẩn để chọn truyền thông có khuynh hướng chiều theo chủ nghĩa duy cảm; họ không hiểu cách thức công đồng diễn tiến hay cách thức giáo hội bàn luận.

Báo chí không chú trọng nhiều lắm đến việc hiểu biết tín lư của Công Đồng Chung Triđentinô, của Công Đồng Chung Vaticanô I, của huấn quyền Đức Piô XII. Họ chỉ chú trọng đến những điều có thể phổ biến gương mù và khuynh hướng duy cảm, bởi đó họ đă tạo nên một t́nh trạng hoàn toàn vô thực.

Ngoài ra, chúng tôi bấy giờ ở vào giữa thập niên 1960. Bấy giờ là thời điểm băo tố và truyền thông muốn đưa ra một ư nghĩ là Giáo Hội đang càng ngày càng thích ứng ḿnh với những ǵ đang xẩy ra trong xă hội. Bởi thế những ai bênh vực những lập trường không truyền thống lắm th́ được báo chí ủng hộ.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 3/11/2004
 

ĐTC GPII: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Mẹ Dâng Ḿnh 21/11/2004 về Hiến Chế Tín Lư Về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân


1.     Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của phụng niên, là ngày cử hành Lễ Trọng Chúa Kitô Vua vũ trụ.


Các vị Nghị Phụ của Công Đồng Chung Vaticanô II đă nh́n đến Người, khi mà, vào ngày 21/11 của 40 năm trước đây khi các vị công bố bản hiến chế tín lư được bắt đầu bằng những lời "Lumen gentium cum sit Christus," Chúa Kitô là ánh sáng soi cho các dân nước.


“Áng Sáng Muôn Dân – Lumen Gentium” đă tạo nên một mốc điểm trong cuộc hành tŕnh của Giáo Hội trên những nẻo đường của thế giới hiện đại và đă phấn khích dân Chúa cương quyết hơn trong việc lănh nhận trách nhiệm xây dựng Vương Quốc Chúa Kitô của ḿnh là vương quốc chỉ được nên trọn vào lúc tận cùng lịch sử.


2.     Thật vậy, việc sinh động phúc âm ở lănh vực trần thế là nhiệm vụ của hết mọi người đă lănh nhận phép rửa, nhất là thành phần tín hữu giáo dân (xem "Lumen Gentium," các số 31,35,36,38, v.v.). Phương tiện hữu dụng cho sứ vụ này c̣n là cuốn Tổng Lược Giáo Huấn về Xă Hội của Giáo Hội được Hội Đồng Ṭa Thánh Về Công Lư Và Ḥa B́nh phổ biến trong năm nay, Tôi xin bày tỏ ḷng biết ơn của Tôi một lần nữa với hội đồng này.


3.     Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu ấy, hết mọi nỗ lực của con người cần phải được hỗ trợ bởi việc nguyện cầu. Hôm nay là Ngày “Pro Orantibus”. Tôi xin kư thác cho Mẹ Maria rất thánh các cộng đồng sống đời chiêm niệm, những cộng đồng Tôi ưu ái gửi lời chào. Chớ ǵ những người anh chị em của chúng ta đây không bao giờ thiếu sự nâng đỡ về tinh thần cũng như vật chất của tất cả mọi tín hữu.