NẾU TRẦN THẾ CÓ MA … ẮT THIÊN ĐÀNG CÓ QUỈ !

 

Mừng Lễ Thánh Tâm Chúa 15/6/2007

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

Có một người bạn, khi đọc thấy mấy lời đầu tiên ở ngay trang thứ nhất của tác phẩm “Cơn Khát Núi Sọ” do tôi tặng, xuất bản 5/2005, đă đặt vấn đề với tôi. Mấy lời đó là: “Thánh nhân và tội nhân đều gặp nhau nơi Ḷng Thương Xót Chúa”. Vấn đề được người bạn của tôi đặt ra ở đây là:

 

-          Ở đây, qua câu này, phải chăng anh có ư nói rằng thánh nhân và tội nhân đều bằng nhau và như nhau?

 

-          Đúng thế, tôi thâm tín và tuyên xưng rằng “thánh nhân và tội nhân” đều bằng nhau và như nhau “nơi Ḷng Thương Xót Chúa”. Đó là lư do, trước khi viết câu ấy, tôi đă viết ở ngay câu trên là: “Chỉ khi nào con người cảm nghiệm được Ḷng Thương Xót Chúa, bấy giờ họ mới có thể thực sự hiệp thông với nhau”.

 

-          Theo tôi như vậy là không “fair”, là bất công. V́ trong khi thánh nhân suốt một đời hy sinh cố gắng lắm mới nên thánh được. Nên  thánh đâu phải là chuyện dễ. Đó là lư do, chắc anh c̣n nhớ Lời Chúa Giêsu khẳng định là kể từ Gioan Tẩy Giả phải có sức mạnh mới chiếm được Nước Trời hay sao (xem Mathêu 11:12)? C̣n tội nhân sống theo đam mê nhục dục, theo ư riêng, hưởng thụ v.v. không thể nào làm đẹp ḷng Thiên Chúa (xem Rôma 8:5-8), tức không thể nào chiếm được Thiên Đàng như các vị thánh. Bằng không, thiên đàng không phải là và không c̣n là thiên đàng nữa.   

 

-          Theo tôi, anh nói thế cũng hơi quá. Vẫn biết thiên đàng được giành cho thành phần được rỗi, thành phần thần lành và thánh nhân. Điều này là một sự thật hiển nhiên, theo nguyên tắc công bằng không ai có thể chối căi được. Cả thần lành lẫn thánh nhân, loài có tự do, đều phải trả qua thử thách mới được vào đó, mới được hưởng vinh phúc trường sinh, đời đời hiệp thông thần linh với Thiên Chúa duy nhất là Cha và Con và Thánh Thần. Khi mới được dựng nên, không phải các thiên thần đă được hưởng phước thiên đàng ngay, mà chỉ sau khi bị thử thách (xem Khải Huyền 12:1-9 đối chiếu với Khởi Nguyên 1:4). Tuy nhiên, trên thực tế, xét về quyền sở hữu, th́ chắc anh cũng công nhận thiên đàng là của Chúa chứ không phải của con người, nên Chúa muốn ban cho ai th́ người ấy được. Theo tôi đó là ư nghĩa câu nói của Thánh Phaolô Tông Đồ, một vị thánh đă nhận ḿnh là tỗi lỗi nhất trong các tội nhân (xem 1Timothêu 1:15), xác tín và khẳng định: “Thiên Chúa thương ai th́ thương” (Roma 9:18 và 15; Xuất Hành 33:19).

 

-          Anh nói vậy có nghĩa là nơi Thiên Chúa chỉ có t́nh thương mà không có đức công minh. Cả tội nhân Ngài cũng có thể và có quyền cho vào thiên đàng với các thần lành và thánh nhân hay sao?

 

-          Theo tôi, nếu chúng ta chưa thấu triệt được t́nh yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa, th́ dù công chính và thánh thiện mấy đi nữa, chúng ta cũng vẫn vô t́nh rơi vào trường hợp bất hạnh của người con cả trong dụ ngôn người cha nhân lành, tức là người con không phung phá như đứa em của ḿnh, nhưng lại là đứa con hoang đàng, v́ ở gần cha mà chẳng hiểu cha ǵ, mà xa cha hơn cả đứa em phung phá nữa (xem Luca 15:11-32). Nếu anh đọc bài “Xa Cha Phung Phá – Gần Cha Hoang Đàng…” ở chương hai cuốn sách tôi tặng anh, anh sẽ hiểu rơ vấn đề. Bằng không, tôi sợ rằng, thành phần chống cộng trên thế gian này vừa vào thiên đàng, mà chẳng may trông thấy Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot v.v. , hay ít nhất một trong thành phần trùm cộng sản này, tươi cười ra đón mừng họ, họ liền dội lại, cho rằng đây không phải là thiên đàng. Hay thành phần Công Giáo, vừa vào thiên đàng, chợt trông thấy Giuđa Íchca, Luthêrô, Hitler v.v. liền choáng váng ngất xỉu, v́ trước mắt họ là cả một hỏa ngục chứ không phải thiên đàng mà họ mơ ước… Chẳng cần nói đâu xa, ngay trên trần gian này, tôi đă thấy nhiều người rất tốt lành đạo đức, thậm chí thánh thiện nữa là đằng khác, thế mà cuộc đời họ vẫn cảm thấy lo âu sợ hăi trước những bóng ma chập chờn. Họ lên rước lễ mỗi khi tham dự Thánh Lễ, rước lấy vị “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Gioan 4:8,16) đấy, nhưng họ vẫn tránh né thành phần họ không thích, vẫn sợ gặp những ai chống đối họ. Nếu trên trần gian này chúng ta c̣n sống trong tâm trạng sợ ma như thế, c̣n sống không đội trời chung với thành phần chúng ta không thích hay mộ phạm đến chúng ta như thế, th́ quả thực thiên đàng chẳng khác ǵ hỏa ngục: có họ sẽ không có chúng ta - họ được vào thiên đàng th́ chúng ta thà ở hỏa ngục c̣n hơn….

 

-          Những điều anh nói không phải là không có lư. Thậm chí khó có thể bẻ lại được. Nghe anh nói tôi cảm thấy anh như là một nhà luật sư thiên tài có khả năng hùng hồn biện hộ cho thành phần tội nhân trước ṭa án, một luật sư khéo léo biến đen ra trắng, biến dữ thành lành. Như thế, theo tôi cái “hư hư thật thật” này cũng là những ǵ dường như phản ảnh một thứ chủ nghĩa tương đối theo ư hệ duy nhân hiện nay, một chủ nghĩa bị Đức Thánh Cha Biển Đức XVI liên lỉ và kịch liệt chống đối bài bác. Nhất là, tôi chỉ sợ rằng nghe thấy lập luận của anh, một lập luận hầu như tất cả mọi thành phần ma đầu gian manh độc hại nhất trên trần gian này đều có thể được cứu rỗi. Để rồi, từ đó, những kẻ vốn đang sống như không có Thiên Chúa, hay như Thiên Chúa đă chết trong thế giới hiện sinh ngày nay, lại càng vui mừng v́ thấy rằng dường như không có hỏa ngục mà chỉ có thiên đàng thôi. Nghĩa là, cứ phạm tội, dù là tội ǵ, tội trọng đến đâu và tội nhiều đến đâu, rồi cuối cùng cũng được cứu rỗi theo Ḷng Thương Xót Chúa, phải không?

 

-          Tôi không phủ nhận thực tại hỏa ngục. Chúa Giêsu nói không ít về thực tại này, và diễn tả t́nh trạng của thành phần ở trong thực tại ấy bằng thành ngữ “khóc lóc nghiến răng” (Mathêu 8:12; 13:42,50; 22:13; 24:51; 25:30). Sau cuộc chung thẩm, Người c̣n nói rơ về số phận của thành phần dê rằng: “những người này sẽ bị trừng phạt đời đời” (Mathêu 25:46). Trong dụ ngôn về người phú hộ và Lazarô, Người c̣n nói rơ về khoảng cách vô cùng bất khả lấp giữa thiên đàng và hỏa ngục là “từ đó không thể qua đây và từ đây không thể qua đó” (Luca 16:26). Sách Khải Huyền cũng nói tới thực tại ấy, và gọi đó là “cái chết thứ hai” (20:6,14). Tuy nhiên, về số phận đời đời của bất cứ ai, ngoại trừ thành phần thần dữ là thành phần đă bị hư đi, được Thánh Kinh ghi nhận theo mạc khải thần linh (xem Khải Huyền 12:8; Gioan 8:44), th́ không ai trong chúng ta biết được chắc chắn và quyết đoán, kể cả số phận đời đời của những tên tuổi lừng danh khét tiếng trong lịch sử thế giới được tôi kể tới. Thậm chí, thân phận của Giuđa Íchca là nhân vật, theo chúng ta, có thể nói là đứng đầu trong danh sách của các kẻ đáng bị hư đi, cũng không ai biết rơ ra sao. Không biết anh có đọc cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” của Đức Gioan Phaolô II hay chưa, (ấn bản Anh ngữ, xuất bản năm 1994), vị Giáo Hoàng của Ḷng Thương Xót Chúa này, vị chết vào thời điểm áp lễ Chúa T́nh Thương 2/4/2005, với lời di chúc cho toàn thể Giáo Hội về Ḷng Thương Xót Chúa qua bài huấn từ truyền tin được ngài dọn sẵn cho Chúa Nhật Lễ Chúa T́nh Thương hôm sau, ngày 3-4, đă viết ǵ về số phận đời đời của Giuđa ở trang 186, nếu không phải những lời sau đây: “Thậm chí kể cả lời Chúa Giêsu nói về Giuđa là kẻ phản bội rằng ‘thà con người ấy đừng sinh ra th́ hơn’ (Mt 16:24), th́ những lời của Người cũng không ám chỉ một cách chắc chắn về t́nh trạng muôn đời trầm luân”.

 

-          Như thế th́ theo anh vấn đề “phải chăng có ít kẻ được cứu rỗi?” (Luca 13:23), một vấn nạn được một người đặt ra cho Chúa Giêsu này là sai. V́ theo chiều hướng biện hộ của anh, nhiều người, nếu không muốn nói là đa số, thậm chí là hầu hết, được cứu rỗi phải không?

 

-          Đúng vậy, trong chương 11 của tác phẩm “Cơn Khát Núi Sọ” tôi tặng anh, chương có nhan đề “Hỏa Ngục Chỉ Lượm Được Cặn Bă Thế Gian”, ở trang 131, tôi đă cảm nhận thế này: “Nếu là người, làm ǵ chúng ta cũng phải làm sao để mang lại lợi ích nhất cho ḿnh, và càng khôn ngoan và quyền năng, chúng ta càng đạt được ư muốn mưu lợi của ḿnh thế nào, th́ vô cùng khôn ngoan và toàn năng như Thiên Chúa, chẳng lẽ một việc cứu chuộc con người vô cùng quan trọng, đến nỗi Người đă phải nhập thể vô cùng hèn hạ và tử giá vô cùng nhục nhă như thế, lại chỉ mang về được một thiểu số linh hồn vô giá bất tử, thua quyền lực của Satan là tạo vật của Người?!? Đó cũng là lư do, Chúa Giêsu đă khẳng định với người nữ sứ giả giáo dân (Magarita người Bỉ), như sau: ‘Khi Cha bị đóng đanh trên Thánh Giá như một tội nhân chỉ v́ yêu, lẽ nào Cha lại chỉ được ôm lấy khoảng không trống rỗng’ (Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu ngày 15/10/1966); ‘Hỏa ngục chỉ thu nhặt được những cặn bă xấu nhất của nhân loại. Con hăy tin rằng trước khi đành bỏ cho hỏa ngục một linh hồn, Cha đă thử dùng mọi phương thế theo ḷng thương xót của Cha, để cứu rỗi linh hồn ấy. Ai là người muốn được cứu rỗi? Người công chính và tội nhân thống hối. Ai từ chối không muốn được cứu rỗi? Kẻ tội lỗi cứng ḷng. Ai sẽ được cứu rỗi? Người ao ước được cứu rỗi với ḷng tin tưởng và cậy trông’ “ (cùng nguồn, ngày 4/10/1967). Thực tế cho thấy, về phương diện tâm linh, con người tội lỗi trên đời này là một con người sống trong sự chết, một sự chết, đối với Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô th́  chẳng khác ǵ như là một giấc ngủ (xem Mathêu 9:24; Gioan 11:11), Người cần phải gọi họ dạy, lay tỉnh họ dậy, bằng hiện sủng, thậm chí bằng cả thánh giá đau khổ. V́ là một giấc ngủ, dù có ngủ say, ngủ mê ngủ mệt đến mấy, đến độ “xông mùi” (Gioan 11:39) đi nữa, như trường hợp của Lazarô, nhưng bởi “lời Chúa là những ǵ sống động và tác hiệu, sắc hơn gươm hai lưỡi. Thấu nhập và chia cắt hồn thiêng, xương tủy; phán quyết tâm tưởng của cơi ḷng” (Do Thái 4:12), mà con người tội lỗi vẫn c̣n khả năng nghe được tiếng “Thiên Chúa là Thần Linh” (Gioan 4:24): “Kẻ chết sẽ nghe thấy tiếng của Con Thiên Chúa và những ai nghe theo tiếng ấy sẽ được sống” (Gioan 5:25). Đó là lư do, theo tôi, chỉ có kẻ nào muốn đời đời hư đi mới bị hư đi mà thôi, chỉ có kẻ nào nhất định chọn Satan và ma quỉ làm bạn, chọn hỏa ngục làm thiên đường mới vĩnh viễn mất Chúa là cùng đích của ḿnh mà thôi. Nếu anh hiểu được sâu xa câu Chúa Giêsu nói trên cây thập giá, “Lạy Cha, xin tha cho họ, v́ họ lầm, không biết việc họ làm” (Luca 23:34), anh sẽ cảm thấy tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa hơn. Theo tôi hiểu, lời Chúa Giêsu nói ở đây ám chỉ chung thành phần loài người tội nhân chúng ta, (v́ nếu loài người không sa ngă phạm tội th́ Người đă không cần phải chết), cách riêng những ai trực tiếp can dự vào cuộc khổ nạn và tử giá vô cùng đau thương nhục nhă của Người. Thế nhưng, dù sao việc họ làm cũng là v́ lầm lẫn, như vị lănh đạo tông đồ đoàn Phêrô đă lên tiếng trong những Bài Giảng Tiên Khởi (xem Tông Vụ 3:17). Bởi họ nghĩ rằng họ sát hại một tên lộng ngôn phạm thượng, “chỉ là người mà dám cho ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa” (Gioan 10:33), chứ không nghĩ là sát hại một vị Thiên Chúa Làm Người, bằng không, như Thánh Phaolô quả quyết “họ sẽ không bao giờ đóng đanh vị Chúa hiển vinh này” (1Corintô 2:8). Chính v́ họ chỉ bị “nhầm lạc” trước nhân tính của Chúa Kitô, chứ không phải phạm đến “thần tính” của Người, phạm đến “Thánh Linh”, mà tội lỗi của họ vẫn được thứ tha, như Người khẳng định: “Ai nói phạm đến Con Người sẽ được thứ tha, c̣n ai nói phạm đến Thánh Linh sẽ không được tha thứ, dù ở đời này hay ở đời sau” (Mathêu 12:32). Đó là lư do, tiến tŕnh tu đức Kitô giáo là tiến tŕnh “vượt qua sự chết mà vào sự sống” (Gioan 5:24), “từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng” (1Phêrô 2:9), từ t́nh trạng không nhận biết tới chỗ nhận biết, một nhận biết làm cho con người được sống đời đời (xem Gioan 17:3). Tuy nhiên, để chúng ta có thể nhận biết ḿnh, rồi từ đó nhận biết Ngài, Ngài bao giờ cũng thanh tẩy những xấu xa và bất xứng của chúng ta, bằng chính những ǵ của chúng ta và nơi chúng ta, như tuyệt chiêu “gậy ông đập lưng ông” hay phương pháp trị liệu “của độc giải độc”. Thật vậy, nếu Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng song Ngài vẫn không dùng cách nào khác ngoài thập giá, là biểu hiệu cho nguyền rủa và sự chết đối với loài người, để cứu chuộc chúng ta th́ Ngài cũng dùng sự dữ, thậm chí kể cả tội lỗi của chúng ta là những ǵ phạm đến Ngài, để thánh hóa chúng ta, để làm cho chúng ta biết ḿnh, nhờ đó, nhận biết Ngài. Đó là cảm nghiệm tôi chia sẻ trong cuốn sách tôi tặng anh, ở chương 9, với tựa đề “Thiên Chúa Trừng Phạt là Người Cha Tội Nghiệp”.

 

-          Anh nói làm chính bản thân tôi cũng cảm thấy hết sức an ủi và vững tâm hơn. Thế nhưng, như anh quá rơ, chúng ta đang sống ở giữa một xă hội toàn cầu hóa văn minh hầu như tuyệt đỉnh ngày nay, thời điểm con người đă hầu như mất hết ư thức tội lỗi, không c̣n biết tội là ǵ, nhất là lại cho thiện là ác và ác là thiện, nếu không muốn nói rằng con người theo khuynh hướng “pro-choice” đă đi đến chỗ ngông cuồng mù quáng tự định đoạt lấy thiện ác, ở chỗ, tất cả những ǵ họ nghĩ đều là chân, và tất cả những ǵ họ muốn đều là thiện. Bởi thế, đời sống đạo, đời sống tu đức ngày nay, vấn đề giữ ḿnh trong sạch và sạch tội đă là những ǵ hết sức khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả đối với không ít người, chưa nói ǵ đến vấn đề nên thánh và làm chứng  nhân. Anh có nghĩ rằng chúng ta có thể giữ ḿnh sạch tội, nên thánh và làm chứng nhân được trong thời buổi mà tôi cảm thấy h́nh như ứng nghiệm lời Chúa Giêsu tiên báo về thời tận thế: “V́ sự dữ gia tăng mà ḷng mến trở nên nguội lạnh nơi nhiều người” (Mathêu 24:12), đến nỗi, “không biết khi Con Người tới, liệu Người có c̣n thấy đức tin trên thế gian này hay chăng?” (Luca 18:8), v́ "có những thiên sai giả và tiên tri giả xuất hiện, làm được những dấu kỳ cùng sự lạ vĩ đại tới độ lừa đươc cả thành phần được tuyển chọn nữa" (Mathêu 24:24)?  

 

-          Theo tôi th́ được, nhất định là được. Tại sao? Nếu anh để ư sẽ thấy, ngay sau mấy câu Phúc Âm Chúa Giêsu nói về thời tận thế anh vừa trưng dẫn, Người mở ra cho chúng ta thấy một chân trời đầy hy vọng như sau: “Ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ. Tin mừng về nước trời sẽ được rao giảng khắp thế giới như một chứng từ cho tất cả mọi dân nước. Chỉ sau đó mới tới ngày cùng tháng tận” (Mathêu 24:13-14). Đó, anh thấy không, ngay chính lúc thế giới đang đâm đầu xuống hố diệt vong th́ ơn cứu độ xuất hiện qua việc truyền bá phúc âm hóa khắp nơi, điển h́nh nhất từ Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965) tới nay. Ngoài ra, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă khẳng định điều này với thành phần giới trẻ trong Sứ Điệp gửi cho họ vào thời điểm Đại Năm Thánh 2000 như sai: “Các con sẽ hỏi Cha: thế nhưng ngày nay c̣n có thể làm thánh được sao? Nếu chúng ta chỉ cậy dựa vào sức mạnh loài người th́ thực sự là không thể làm được việc này. Thật vậy, các con đă quá rơ về những thành quả cũng như thất bại của ḿnh; các con cũng biết được những gánh nặng đè trên con người, nhiều nguy hiểm đe dọa họ và những hậu quả do tội lỗi của họ gây ra. Có những lúc chúng ta bị chán nản kềm giữ, đến nỗi nghĩ rằng không thể nào thay đổi được ǵ hết, cả ở nơi thế gian cũng như nơi bản thân ḿnh. Cho dù cuộc hành tŕnh khó khăn, chúng ta cũng có thể làm được mọi sự trong Vị là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta. Vậy các con đừng hướng về một ai khác ngoài Chúa Giêsu. Các con đừng nh́n đâu khác ngoài nơi mà chỉ có Người mới có thể ban cho các con, v́ ‘trong tất cả mọi danh hiệu trên thế gian được ban cho loài người th́ chúng ta được cứu độ chỉ do nơi danh hiệu duy nhất này mà thôi’ (Acts 4:12). Với Chúa Kitô th́ sự thánh thiện Thiên Chúa muốn nơi mọi người lănh nhận bí tích rửa tội vẫn có thể đạt thành. Các con hăy cậy dựa nơi Người; các con hăy tin tưởng vào quyền năng vô địch của Phúc Âm và hăy lấy đức tin làm nền tảng cho niềm hy vọng của ḿnh. Chúa Giêsu bước đi với các con, Người canh tân tâm hồn các con và kiên cường các con bằng sức mạnh của Thần Linh Người. Hỡi giới trẻ của mọi địa lục, các con đừng sợ là những vị thánh của thiên niên mới! … Chúa muốn các con là những tông đồ gan dạ cho Phúc Âm của Người và là những nhà xây dựng cho một nhân loại mới. Thật vậy, các con làm sao có thể tin vào vị Thiên Chúa làm người mà lại không đứng vững trước tất cả những ǵ hủy hoại bản vị con người và gia đ́nh con người? Nếu các con tin rằng Chúa Kitô đă tỏ cho thấy t́nh yêu của Chúa Cha đối với mọi người th́ các con không thể không nỗ lực đóng góp vào việc xây dựng một thế giới mới, được xây dựng trên quyền năng của yêu thương và tha thứ, chống lại với bất công và tất cả mọi thảm cảnh về thể lư, luân lư và tinh thần, qui hướng chính trị, kinh tế, văn hóa và kỹ thuật vào việc phục vụ con người và việc phát triển toàn vẹn của con người”. Có một em Thiếu Nhi Fatima ở TGP/LA một lần đă email hỏi tôi một vấn đề sống đạo rất thực tế là xưng tội và giữ ḿnh sạch tội, nhưng vẫn cứ sa ngă phạm tội th́, theo em, h́nh như ân sủng thua sự dữ nơi con  người của chúng ta. Sau khi đă lấy lời Chúa và gương sống thánh của một số vị để chứng min h cho em thấy rằng nên thánh được, tức ân sủng thắng sự dữ, tôi đă khuyến khích em như thế này: “nên thánh ở đây c̣n là và chính là biết ḿnh vô cùng yếu đuối bất lực và hoàn toàn tin tưởng vào ḷng thương xót Chúa, nhờ đó, con người tội nhân chúng ta chẳng những không dám khinh thường bất cứ một tội nhân nào (xem Luke 18:9-14), trái lại, c̣n biết cảm thông với những ai sa ngă phạm tội, để hy sinh cầu nguyện cho họ như Thiếu Nhi Fatima Giaxinta, nhất là biết tha thứ cho cả những người làm khốn ḿnh, phạm đến ḿnh, th́ không phải ḿnh đă nên giống Chúa Kitô (xem Luke 23:34), đă nên trọn lành như Cha trên trời (xem Matthew 5:43-48; Lk 6:35-36) rồi hay sao? Tóm lại, việc nên thánh là do Chúa hơn là do con người. Chúa muốn chúng ta nên thánh thế nào th́ chúng ta nên thánh như vậy. Nếu chúng ta không thể nên thánh như Mẹ Têrêsa Calcutta hay như Đức Gioan Phaolô II, chúng ta vẫn có thể nên thánh short cut - đốt giai đoạn như người trộm lành, bằng cách không thôi khao khát nhân đức trọn lành, một ḷng khao khát được tỏ ra bằng nhận thức con người vô cùng yêu đuối bất lực của ḿnh để hoàn toàn tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa. Dù nên thánh cách nào đi nữa, Kitô hữu chúng ta cũng gặp nhau ở chỗ ḷng thương xót Chúa: Nếu con người nên thánh ‘lớn’ là con người đă được ḷng thương xót Chúa chiếm đoạt để trở thành dụng cụ ban phát ḷng thương xót Chúa cho tội nhân, như Mẹ Têrêsa Calcutta và Đức Gioan Phaolô II, th́ con người nên thánh ‘nhỏ’ là con người cần đến ḷng thương xót Chúa hơn, để càng ngày họ càng nhật biết ḿnh yếu đuối bất lực mà tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa”.

 

-          Qua những ǵ anh chia sẻ, tôi quả thực cảm nhận được rằng “chỉ khi nào con người cảm nghiệm được Ḷng Thương Xót Chúa, bấy giờ họ mới có thể thực sự hiệp thông với nhau. Thánh nhân và tội nhân đều gặp nhau nơi Ḷng Thương Xót Chúa”. Đă vào thiên đàng ai cũng là thánh, và đều cùng với đệ nhất tạo vật về ân sủng “đầy ơn phúc” (Luca 1:28) muôn đời tri ân cảm tạ rằng: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hớn hở mừng rỡ trong Thiên Chúa Đấng cứu chuộc tôi. Ngài đă thương đến phận thấp hèn tôi tớ của Ngài. Vậy từ nay muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc. Thiên Chúa là Đấng toàn năng đă làm cho tôi những sự trọng đại, danh Ngài là Thánh. Ḷng thương xót Ngài trải qua đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những người kính sợ Chúa” (Luca 1:46-50). Bằng không, nếu trần thế có ma ắt thiên đàng có quỉ vậy!