Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Đệ Ngũ Tổng Nghị Chư Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean có sắc thái Thánh Mẫu!
Cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị Chư Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean kéo dài nửa tháng, từ ngày Chúa Nhật VI Phục Sinh 13/5/2007, cũng là Lễ Đức Mẹ Fatima, cho tới cuối tháng, ngày 31/5/2007, Lễ Mẹ Thăm Viếng, tại Đền Thánh Mẫu Aparecida, Quan Thày của Ba Tây. Thời điểm diễn ra cuộc tổng nghị này có tính cách Thánh Mẫu giống như Công Đồng Chung Vaticanô II, từ Lễ Mẹ Thiên Chúa 11/10/1962 tới Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/1965.
Trong cả bài Huấn Từ sau buổi cầu kinh Mân Côi chung với các vị linh mục, phó tế, chủng sinh và tu sĩ nam nữ tối Thứ Bảy 12/5, lẫn bài giảng cho Thánh Lễ Khai Mạc cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị ngày 13/5, chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă xác nhận sắc thái Thánh Mẫu liên quan tới địa điểm tổ chức biến cố này như sau:
“Như các vị Tông Đồ, cùng với Mẹ Maria, ‘đi lên căn thượng lầu’ và ở đó, ‘đồng tâm nhất trí nguyện cầu’ (Acts 1:13-14), chúng ta cũng thế, qui tụ lại nơi đây hôm nay tại Đền Thánh Mẫu Đức Mẹ Aparecida, một đền thán h đồng thời cũng là ‘căn thượng lầu’ là nơi Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Kitô, ở giữa chúng ta. Hôm nay, chính Mẹ là vị đă hướng dẫn việc suy niệm của chúng ta; chính Mẹ là vị dạy chúng ta nguyện cầu. Chính Mẹ là vị tỏ cho chúng ta thấy cách thức để mở tâm trí của chúng tar a cho quyền năng của Thánh linh, Đấng đền làm tràn đầy toàn thể thế giới” (12/5).
“Nơi đây là Đền Thánh Toàn Quốc Đức Mẹ Aparecida, trung tâm Thánh Mẫu ở Ba Tây: Mẹ Maria đă đón nhận chúng ta tới Căn Thượng Lầu này, và, như Người Mẹ và là Bậc Thày của chúng ta, giúp chúng ta tin tưởng đồng thanh nguyện cầu cùng Thiên Chúa” (13/5).
Trong tác phẩm “The Ratzinger Report” (ấn bản Anh ngữ, Ignatius Press, 1985, trang 106), vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta, khi c̣n là Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, cũng đă nói đến ḷng sùng kính đối với Mẹ Maria ở Mỹ Châu La Tinh này như sau:
“Phải, cần phải trở về với Mẹ Maria nếu chúng ta muốn trở lại với ‘sự thật về Chúa Giêsu Kitô’, ‘sự thật về Giáo Hội’, và ‘sự thật về con người’ là những ǵ được Đức Gioan Phaolô II đề ra như một chương tŕnh thực hiện cho toàn thể Kitô Giáo vào năm 1979, thời điểm ngài khai mạc hội đồng giám mục Mỹ Châu Latinh ở Puebla. Các vị giám mục đă đáp lại dự án này của vị Giáo Hoàng ấy bằng việc bao gồm trong các bản văn kiện đầu tiên (những văn kiện đă được một số người đọc một cách thiếu sót) ước muốn và mối quan tâm nhất trí của các vị, đó là: ‘Hơn bao giờ hết Mẹ Maria cần phải trở thành một khoa sư phạm để loan báo Phúc Âm cho con người ngày nay’. Thật vậy, chính ở châu lục này là nơi ḷng tôn sùng Thánh Mẫu theo truyền thống trong dân chúng đă bị sa sút, một t́nh trạng trống rỗng xẩy ra được thay thế bằng những ư hệ chính trị. Nó là một hiện tượng có thể nhận thấy hầu như ở khắp nơi với một mức độ nào đó, cho thấy tầm quan trọng của một thứ ḷng tôn sùng không chỉ thuần túy tôn sùng mà thôi”.
Tại sao các vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean lại có một Tổng Nghị định kỳ?
Tính theo ngày tháng th́ đă có 4 cuộc tổng nghị được tổ chức ở Mỹ Châu Latinh và Caribbean, thứ tự như sau: 1955 ở Rio de Janeiro Ba Tây, 1968 ở Medellin Colombia, 1979 ở Puebla Mexico, và 1992 ở Santo Domingo, Cộng Ḥa Dominican.
Cuộc Tổng Nghị này có một tầm vóc hết sức quan trọng chẳng những ở riêng vùng đất hầu như toàn ṭng Công Giáo này mà c̣n trong Giáo Hội Hoàn Vũ nữa. Bởi đó, như chính Đức Thánh Cha đương kim Biển Đức XVI, trong bài khai mạc cho biến cố này, đă xác nhận như sau:
“Nơi trường hợp Các Tổng Nghị Chư Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, lần nhất, được tổ chức vào năm 1955 ở Rio de Janeiro, nhận được một Bức Thư đặc biệt của Đức Giáo Hoàng Piô XII đáng kính; ở những cuộc Nghị Sự sau đó, bao gồm cả cuộc đang diễn ra đây, Vị Giám Mục Rôma đă đi đến địa điểm của cuộc họp theo châu lục này để chủ tọa phần mở đầu. Với ḷng tri ân và mến mộ, chúng ta hăy nhớ đến những Người Tôi Tớ Chúa Phaolô VI và Gioan Phaolô II, những vị đă mang tới những Cuộc Hội Nghị ở Medellín, Puebla và Santo Domingo chứng từ gắn bó của Giáo Hội hoàn vũ với các Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh là những giáo hội theo tỷ lệ tạo nên đa số trong cộng đồng Công Giáo”.
Về lư do tại sao có các cuộc tổng nghị của hàng giáo phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, Đức Tổng Giám Mục Damasceno 70 tuổi ở Aparecida là nơi diễn ra Tổng Nghị Giám Mục Mỹ Châu Latinh lần 5 này đă cho mạng điện toán toàn cầu Zenit biết rằng:
“Chúng tôi qui tụ lại với nhau với tư cách là các vị giám mục Mỹ Châu Latinh, v́ chúng tôi có cùng những vấn đề trục trặc và thách đố giống như nhau. Và đó là lư do tại sao có cùng những giải đáp vậy”.
T́nh H́nh của Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean ra sao?
Nói đến chung Mỹ Châu, người ta chẳng những nghĩ tới một tân châu lục (từ thế kỷ 16) mà c̣n nghĩ tới một Âu Châu nới rộng, v́ dân chúng ở vùng tân thế giới này nói tiếng Âu Châu (ở Nam Mỹ có Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và ở Bắc Mỹ có Pháp và Anh) và có thể nói là toàn ṭng Kitô Giáo, như bên Âu Châu. Nói đến riêng Mỹ Châu La Tinh, tức ngoại trừ Hoa Kỳ và Gia Nă Đại ở Bắc Mỹ, người ta chẳng những nghĩ tới một vùng đất hầu như toàn ṭng Công Giáo mà c̣n gồm toàn là những quốc gia nghèo, ít là so với Bắc Mỹ. Và v́ t́nh trạng xă hội nghèo khổ ở vùng đất này mới nẩy sinh hai hiện tượng đặc biệt, đó là hiện tượng Thần Học Giải Phóng từ thập niên 1970, và hiện tượng dụ giáo đă thu hút được rất đông Kitô hữu Công Giáo bỏ Giáo Hội.
Vị giám đốc của Đài Phát Thanh Vatican đặc trách chương tŕnh tiếng nói Ba Tây là Silvanei José Protz đă cho mạng điện toán toàn cầu Zenit đă công nhận t́nh h́nh Mỹ Châu La Tinh bao gồm những vấn đề như “nghèo khổ, những phong trào mới, các giáo phái, việc bênh vực sự sống, gia đ́nh và giới trẻ”.
Trước hết, về vấn đề thần học giải phóng, sáng Thứ Tư, 14/3/2007, Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin đă phổ biến một Thông Báo liên quan tới một số tác phẩm của linh mục Jon Sobrino, S.J. Theo bản thông báo này, th́ những tác phẩm ấy ‘chứa đựng những đề xuất sai lầm hay nguy hại và có thể gây hại cho tín hữu’. Bản Thông Báo viết: “Cha Sobrino bày tỏ mối bận tâm đối với thành phần nghèo khổ và bị áp bức, nhất là ở Mỹ Châu Latinh. Mối bận tâm này chắc chắn cũng là mối bận tâm của toàn thể Giáo Hội”. Thế nhưng, sau khi tŕnh bày chủ trương của Giáo Hội về thần học giải phóng qua các văn kiện được chính Thánh Bộ này phổ biến, Bản Thông Báo đă nhận định và khẳng định vấn đề như sau:
“Sau cuộc xem xét sơ khởi về các cuốn sách 'Jesucristo liberador. Lectura histórico-teológica de Jesús de Nazaret’ (Chúa Giêsu Vị Giải Phóng) và ‘La fe en Jesucristo. Ensayo desde las victimas’ (Đức Kitô Vị Giải Phóng) của Cha Jon Sobrino, S. J., Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, v́ thấy một số những mờ hồ thiếu chính xác và sai lầm trong những cuốn sách này, đă quyết định tiến hành một cuộc t́m hiểu thấu đáo những cuốn sách ấy vào tháng 10/2001. V́ những cuốn sách này được phổ biến rộng răi và được sử dụng trong các chủng viện cũng như trong các trung tâm học hỏi khác, nhất là ở Mỹ Châu Latinh, mới có quyết định sử dụng ‘việc khảo sát khẩn trương’ được qui định trong các khoản 23-27 của ‘Agendi Ratio in Doctrinarum Examine’.
“Kết quả của việc xem xét này, vào tháng 7/2004, một bản liệt kê những tư tưởng sai lầm hay nguy hiểm, trong các cuốn sách được đề cập tới trên đây, được gửi đến cho tác giả qua Cha Peter Hans Kolvenbach, SJ, Tổng Bề Trên Ḍng Chúa Giêsu.
“Vào Tháng 3 năm 2005, Cha Jon Sobrino đă gửi một ‘Hồi Đáp cho bản văn của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin’ cho Thánh Bộ này. Bản hồi đáp này đă được xem xét trong Khóa Họp Thường Lệ của Thánh Bộ này ngày 23/11/2005. Thánh Bộ đă nhận thấy rằng, mặc dù tác giả đă điều chỉnh tư tưởng của ḿnh một cách nào đó ở một số điểm, bản hồi đáp vẫn không thỏa đáng, v́, tự bản chất, những sai lầm được trưng dẫn trong bản liệt kê các tư tưởng sai lầm vẫn c̣n trong bản liệt kê ấy”.
“V́ lư do này, Thánh Bộ quyết định phổ biến Bản Thông Báo này, để cống hiến cho tín hữu một qui chuẩn an toàn là những ǵ được xây dựng trên tín lư của Giáo Hội, nhờ đó họ có thể phán đoán những khẳng định được chứa đựng trong những cuốn sách ấy hay trong các ấn bản khác của tác giả này”.
“Thánh Bộ đây không có ư phán đoán những ư hướng chủ quan của tác giả, nhưng có nhiệm vụ kêu gọi chú ư đến một số những tư tưởng không hợp với tín lư của Giáo Hội. Những tư tưởng này liên quan tới: (1) những giả định phương pháp học được tác giả sử dụng để thực hiện việc chia sẻ thần học của ḿnh, (2) Thần Tính của Chúa Giêsu Kitô, (3) Việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa, (4) mối liên hệ giữa Chúa Giêsu Kitô và Vương Quốc của Thiên Chúa, (5) Việc Tự thức của Chúa Giêsu, và (6) giá trị cứu độ nơi Cái Chết của Người.
“Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong buổi triều kiến giành cho ĐHY Tổng Trưởng ngày 13/10/2006, đă phê chuẩn Bản Thông Báo này, bản thông báo được chấp thuẩn trong Khóa Họp Thường Lệ của Thánh Bộ này, và được truyền phải phổ biến nó ra”.
Sau nữa, về trào lưu dụ giáo hay bỏ đạo, trong cuộc phỏng vấn của mạng điện toán toàn cầu Zenit, ông Miguel Ángel Pastorino, giám đốc Dịch Vụ của Uruguay Nghiên Cứu và Tham Vấn về Các Hệ Phái và Các Nhóm Tân Giáo, và là phần tử Ủy Ban Toàn Quốc của các vị Giám Mục về Đại Kết và Đối Thoại Liên Tôn, cho biết về hiện tượng tôn giáo hiện nay ở Châu Mỹ La Tinh như sau.
“Cuộc ‘đào thoát’ này của người Công Giáo vẫn tiếp tục cho tới ngày hôm nay đây. Chẳng những là một cuộc xuất hành tiến sang những dự tưởng bất khả thần thức và bí hiểm, những thứ sùng bái Phi Mỹ Châu, những thứ bán hệ phái Kitô giáo, sang khuynh hướng duy linh và sang những hệ phái “platillista” tức tin vào UFO (những vật bay bất định), mà c̣n là một cuộc xuất hành âm thầm trở về t́nh trạng lạnh lùng dửng dưng với tôn giáo, một sản phẩm của vấn đề tục hóa cao cấp ở những thành phố lớn.
“Phong trào Thánh Linh là một phong trào phát triển nhất, và không có ǵ cho thấy là nó bị ngừng đọng; trái lại, nó phát triển một cách cuồng loạn. Người ta đă nói đến con số gần 150 triệu tín đồ theo giáo phái Thánh Linh ở Mỹ Châu Latinh, chưa kể đến những người theo các giáo phái lịch sử khác. Các chuyên gia không ngần ngại nói về vấn đề ‘Phong Trào Thánh Linh hóa’ Mỹ Châu La Tinh. Vào năm 1996, bản kiểm điểm Concilium cho biết là đă có 400 triệu Kitô hữu theo phong trào Thánh Linh, nhưng con số này bao gồm cả thành phần đặc sủng.
“Nếu Giáo Hội đếm con số người được rửa tội và không chú ư tới vấn đề đa số họ không bảo tŕ Công giáo tính, th́ các nhà phân tính xă hội cho biết là ở Mỹ Châu Latinh đa số là tin lành. Trong năm 2000 đă có 26% theo phong trào Thánh Linh ở Chí Lợi, 16% ở Ba Tây, 34% ở Guatemala, và tôi nghĩ rằng ngày nay con số đă vượt hẳn những con số được thống kê ấy. 81% người Uruguayan nói rằng họ tin vào Thiên Chúa; tuy nhiên phần đông họ tin “vào đường lối của ḿnh” và đường lối thông dụng nhất của việc sống đức tin đó là đường lối “a la carte”, hay theo lời của Peter Berger, đó là “tin tưởng nhưng không thuộc về”. Như tôi đă đề cập, chỉ c̣n một tỷ lệ hết sức nhỏ nhoi nơi các niềm tin tôn giáo truyền thống mà thôi.
“Về lănh vực tài chính, thị trường tin lành chuyển trên 1 tỉ Mỹ kim hằng năm và tạo ra được khoảng 2 triệu công việc. Theo một cuộc nghiên cứu mới đây th́ từ năm 1960, thành phần tin lành đă gấp đôi tỉ lệ hiện diện ở Paraguay, Venezuela, Panama và Haiti; họ tăng gấp ba ở Argentina, Nicaragua và Cộng Ḥa Dominican, cũng như tằng gấp 4 lần ở Brazil và Puerto Rico. Họ tăng gấp 6 lần ở Colombia và Eduador, tăng gấp bảy ở Guatemala. Ở Uruguay, có nhiều Kitô hữu chỉ mang danh vậy thôi, v́ 54% nói rằng họ là người Công giáo, nhưng chỉ có 2.3% tham dự Thánh Lễ; và trong số những người tham dự Thánh Lễ không phải tất cả đều dấn thân sống đức tin của Giáo Hội và cho việc truyền giáo của Giáo Hội.
Để trả lời cho câu hỏi “đâu là Những nguyên nhân chính yếu về cuộc xuất hành này?”, ông Miguel Ángel Pastorino đă cho biết nhận định của ḿnh như sau:
“Mặc dù có nhiều nguyên do về lănh vực ngoại tại của các Giáo Hội lịch sử, mà đa số những nguyên do này thuộc về lănh vực văn hóa xă hội, tôi nghĩ rằng lư do không kém phần quan trọng là những ǵ được Đức Gioan Phaolô II gọi là ‘khoảng trống mục vụ’ (pastoral vacuum), tức là t́nh trạng thiếu hăng say chăm sóc về phần thiêng liêng đạo đức và thiếu huấn luyện tín lư vững chắc về phía Giáo Hội Công Giáo, cũng như của các giáo hội Thệ Phản lịch sử khác là những giáo hội cũng đang suy giảm tín hữu cùng một cách như thế.
“Sau Công Đồng Chung Vaticanô II, nơi môi trường của chúng ta, hoạt động mục vụ b́nh thường thiên về các tiến tŕnh cá nhân và khía cạnh xă hội, bỏ bê hai khía cạnh nống cốt của kinh nghiệm tôn giáo, đó là chiều kích tu đức và tín lư, do đó đă để cả một lỗ hổng cho những giải đáp ‘thay thế khác’ thừa thắng xông lên. Việc lơ là bỏ bê này, cùng với việc truyền bá phúc âm hóa nông nổi sơ sài không nhấn mạnh đến căn tính Kitô giáo nhiều lắm, đă đi đến chỗ làm loăng mất căn tính Công giáo, biến nó thành những thứ dấn thân về luân lư hay những thực hành theo bí tích mà thôi.
“Một khi Giáo Hội ḥa hợp ḿnh với tính cách tân tiến và đức tin của Giáo Hội ḥa hợp với lư trí và với tiến bộ, th́ thế giới tân tiến với tất cả những thứ hoang đường của nó cùng với các thần linh trần tục của nó đang bị sụp đổ. Bởi thế mà con người nam nữ ngày nay, thành phần bị mệt mỏi bởi những cơ cấu tân tiến, bởi cái quan liêu, bởi lư trí, và bởi kiệt lực trước quá nhiều những dự phóng không tưởng, mới đang t́m kiếm cảm nghiệm, thần bí, một thứ tâm linh cảm xúc; họ không c̣n hào hứng với ‘những thứ lư lẽ’ mà là vào ‘cái sống động’, họ không quan tâm ǵ tới ‘tín lư’ nữa mà là tới ‘thành quả’.
“Về vấn đề này, Đức Gioan Phaolô II đă nói vào năm 1992 rằng: ‘Cũng có thể xẩy ra là tín hữu không t́m thấy nơi các tác nhân mục vụ cái cảm quan mạnh mẽ về Thiên Chúa là những ǵ cần phải được truyền đạt nơi đời sống của thành phần tác nhân ấy’. Đó là lư do tại sao tôi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng đức tin và linh đạo nơi nhiều phần của các giáo hội lịch sử là một trong những nguyên do chính cho cuộc xuất hành hàng loạt theo các hệ phái – hay theo khuynh hướng lạnh lùng dửng dưng khô đạo – nhưng không theo những ǵ phi tôn giáo”.
Trên máy bay từ Rôma sang Ba Tây, Đức Thánh Cha cũng đă trả lời cho thành phần phóng viên báo chí phỏng vấn về hai vấn đề thần học giải phóng và phong trào dụ giáo này như sau:
Về thần học giải phóng: “Với t́nh h́nh thay đổi về chính trị, chủ trương của thần học giải phóng cũng hoàn toàn khác đi. Hiển nhiên là những h́nh thức ngây ngô của chủ nghĩa ngàn năm hứa hẹn những điều kiện cấp thời và thực sự về một cuộc sống chân chính là những ǵ sai lầm. Bởi vậy vấn đề ở đây là Giáo Hội phải làm thế nào để hiện diện nơi cuộc tranh đấu này và những cuộc canh tân cải cách cần thiết để bảo đảm những điều kiện của công lư. Chính ở nơi vấn đề này mà các thần học gia chia rẽ nhau”.
Về vấn đề lan tràn của các thứ giáo phái ở Mỹ Châu La Tinh, ngài cho biết là “chúng là dấu hiệu cho thấy dân chúng khát khao Thiên Chúa. Giáo Hội cần phải đáp lại nhu cầu này bằng một dự án cụ thể hơn, với ư thức rằng, ngoài việc loan báo sứ điệp Kitô Giáo, cần phải giúp làm sao để giúp cho dân chúng đạt được những điều kiện sống chính đáng nữa”.
Chủ Đề và Mục Đích của Đệ Ngũ Tổng Nghị Chư Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean
Chủ đề của Đệ Ngũ Tổng Nghị Chư Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean đó là: “Những Người Môn Đệ và Thừa Sai của Chúa Giêsu Kitô là để cho các dân tộc của chúng ta được sự sống nơi Người”.
Vấn đề liên quan tới chủ đề này được đặt ra ở đây là tại sao Kitô Hữu ở Mỹ Châu La Tinh phải trở nên “Những Vị Thừa Sai” truyền giáo cho một nơi chiếm cả nửa dân số Công Giáo trên thế giới? Vấn nạn này có thể được t́m thấy câu giải đáp nơi chính mục đích của biến cố Đệ Ngũ Tổng Nghị Chư Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, một mục đích đă được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI xác nhận trong bài khai mạc cho biến cố này như sau:
“Cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị này đang được diễn tiến theo chiều hướng liên tục với 4 cuộc tổng nghị trước: ở Rio de Janeiro, Medellín, Puebla và Santo Domingo. Theo cùng một tinh thần trước đây, các vị Giám Mục hiện nay muốn cống hiến một động lực mới cho việc truyền bá phúc âm hóa, nhờ đó những dân tộc này có thể tiếp tục tăng trưởng và trưởng thành về đức tin của họ và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô bằng đời sống của họ”.
Ở đây, nếu chúng ta nắm vững được ư nghĩa đích thực của “việc truyền bá phúc âm hóa” (evangelization) chúng ta sẽ không cảm thấy lạ lùng và thắc mắc nữa. Thật vậy, chính Đức Thánh Cha Phaolô VI đă làm sáng tỏ ư nghĩa của từ ngữ và hoạt động của “việc truyền bá phúc âm hóa”, trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi ban hành ngày 8/12/1975, ở đoạn 18, như thế này:
“Đối với Giáo Hội, truyền bá phúc âm hóa nghĩa là mang Tin Mừng cho tất cả mọi tầng lớp nhân loại, để rồi, nhờ ảnh hưởng của Tin Mừng, biến đổi nhân loại từ bên trong và làm cho nhân loại nên mới: ‘Giờ đây Ta làm cho mọi tạo vật nên mới’ (Rev.21:5; x.2Cor.5:17; Gal.6:15). Thế nhưng, sẽ không có một tân nhân loại, nếu trước hết không có những con người mới được canh tân nhờ Bí Tích Rửa Tội (x.Rm.6:4) và nhờ cuộc sống theo Phúc Âm (x.Eph.4:23-24; Col.3:9-10). Thế nên, mục đích của việc truyền bá phúc âm hóa chính là việc cải đổi nội tâm này, và nếu cần phải diễn đạt bằng một câu nói th́ cách hay nhất là nói thế này, Giáo Hội truyền bá phúc âm hóa là Giáo Hội t́m cách hoán cải, bằng nguyên thần lực của sứ điệp mà Giáo Hội công bố, lương tâm của cả cá nhân cũng như tập thể con người, những hoạt động họ làm cùng với cuộc sống và hoàn cảnh của họ”.
Như thế, ư nghĩa về việc truyền bá phúc âm hóa theo câu định nghĩa này của Đức Thánh Cha Phaolô VI là những ǵ rất thích hợp với một Mỹ Châu La Tinh đang xẩy ra trào lưu bỏ đạo theo chiều hướng thần học giải phóng. Vậy th́ vị Thừa Kế Thánh Phêrô đương kim Biển Đức XVI của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ đă đến để “củng cố đức tin cho anh em ḿnh” (Lk 22:32) ở chung các cuộc tông du trước và ở riêng tại Mỹ Châu La Tinh hiện nay này ra sao?
Trong các bài nói của ḿnh cho chuyến tông du lần đầu tiên sang Mỹ Châu đây, Vị Mục Tử Tối Cao này đă hoàn toàn không hề đề cập ǵ tới cụm từ “thần học giải phóng”, song ngài đă gián tiếp nói tới nó khi đề cập đến hai thể chế xă hội, liên quan đến việc giải phóng kinh tế của con người, đă từng tác hại cho con người là cộng sản và duy tư bản; c̣n về hiện tượng giáo phái hay bỏ đạo, liên quan tới việc giải phóng tâm linh con người, ngài đă không ngần ngại nói thẳng tới từ ngữ và vấn đề “dụ giáo”. Tuy nhiên, cho dù ngài có thẳng thắn nhận định về những sai lầm và tai hại của hai hiện tượng này, ngài vẫn nhấn mạnh đến cốt lơi của việc giải quyết vấn đề nơi nội bộ Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh nói chung và ở mỗi người Công Giáo tại đây nói riêng, đó là việc sâu xa ư thức đức tin của thành phần môn đệ trung thành với Chúa Kitô để nhờ đó họ mới có thể thực sự trở thành chứng nhân đắc lực của Người và cho Người ở ngay chính Mỹ Châu La Tinh của họ.
Những sai lầm và tai hại của hai hiện tượng giải phóng về kinh tế và về tâm linh ở Mỹ Châu La Tinh
Trước hết về vấn đề giải phóng kinh tế, trong Bài Khai Mạc cho biến cố Đệ Ngũ Tổng Nghị Chúa Nhật 13/5, ở đoạn 5 dưới tiểu đề “những trục trặc về xă hội và chính trị”, ngài đă cho biết thế này:
“Tới đây, chúng ta tự đặt vấn đề, đó là làm sao Giáo Hội có thể góp phần vào việc giải quyết các trục trặc khẩn trương về xă hội và chính trị, và đáp ứng cái thách đố cả thể về t́nh trạng nghèo khổ và cơ cực đây? Những trục trặc ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, cũng như những trục trặc của thế giới ngày nay, là những ǵ muôn mặt và phức tạp, và chúng không thể giải quyết bằng những chương tŕnh chung chung. Chắc chắc một điều là vấn đề trọng yếu về đường lối mà Giáo Hội, được soi sáng bởi niềm tin tưởng nơi Chúa Kitô, cần phải phản ứng trước những thách đố ấy, là một vấn đề liên quan tới tất cả chúng ta. Về vấn đề này, chúng ta không thể tránh né trong việc nói tới vấn đề về cấu trúc, nhất là những ǵ gây ra bất công. Thật vậy, các cấu trúc chân chính là điều kiện nếu thiếu sẽ không thể nào có một trật tự chính đáng trong xă hội nổi. Thế nhưng, những cấu trúc ấy xuất phát ra sao? Chúng hoạt động như thế nào?
“Cả chủ nghĩa tư bản và Mát-Xít đều đă hứa hẹn vạch ra con đường kiến tạo nên những cấu trúc chính đáng, và họ đă tuyên bố rằng, một khi được thiết lập, những cấu trúc ấy sẽ tự ḿnh hoạt động; họ công bố là chẳng những các cấu trúc ấy không cần đến bất cứ một thứ luân lư cá nhân nào trước đó, mà chúng c̣n phát động một thứ luân lư chung. Và lời hứa hẹn có tính cách ư hệ này đă cho thấy là sai lầm. Các sự kiện đă rơ ràng minh chứng điều ấy. Thể chế Mát-Xít, nơi nào được chính quyền thi hành áp dụng, chẳng những để lại một gia sản buồn thảm nơi t́nh trạng hủy hoại về kinh tế và môi sinh, mà c̣n là một thứ đau thương áp bức các linh hồn nữa. Và chúng ta có thể thấy được cũng một điều như thế xẩy ra ở cả Tây Phương, nơi mà khoảng cách giầu nghèo đang liên tục gia tăng, gây ra một t́nh trạng suy thoái đáng lo ngại về phẩm vị con người, bởi những thứ thuốc phiện, rượu chè cùng những thứ ảo tưởng dối trá về hạnh phúc”.
Sau nữa, về vấn đề giải phóng tâm linh, trong bài khai mạc cho Đệ Ngũ Tổng Nghị này, ở đoạn 2, sau khi nhận định về t́nh h́nh lạc quan chung về đức tin, ngài đă cảnh giác về khía cạnh tiêu cực như sau:
“Trong các cộng đồng giáo hội ở Mỹ Châu La Tinh, đang có một mức độ đáng kể về t́nh trạng trưởng thành về đức tin nơi nhiều con người nam nữ giáo dân tích cực hoạt động cho Chúa Kitô, và cũng có cả nhiều giáo lư viên quảng đại, nhiều giới trẻ, những phong trào mới trong giáo hội và những Hội sống đời tận hiến mới được thiết lập. Nhiều hoạt động giáo dục, bác ái hay cư trú Công Giáo chứng tỏ tính cách thiết yếu của ḿnh. Tuy nhiên, người ta thực sự cũng có thể thấy được một số suy yếu nơi đời sống Kitô hữu trong xă hội nói chung cũng như nơi sự tham gia vào đời sống của Giáo Hội Công Giáo, gây ra bởi chủ nghĩa tục hóa, chủ nghĩa hưởng lạc, bởi khuynh hướng dửng dưng lạnh lùng và phong trào dụ giáo của nhiều giáo phái, bởi những thứ tôn giáo duy linh và các hiện tượng ngụy giáo mới”.
Chưa hết, cùng một vấn đề t́nh trạng khủng hoảng về đạo nghĩa này, trong bài giảng cho Hội Đồng Giám Mục Ba Tây 400 vị trong Giờ Kinh Tối 11/5 tại Vương Cung Thánh Đường Săo Paulo, ở đoạn 3, sau khi nhận định về t́nh h́nh khó khăn chung, ngài đă nhấn mạnh đến riêng hiện tượng dụ giáo như sau:
“Thật sự thời hiện tại đây là một thời điểm khó khăn đối với Giáo Hội, và nhiều con cái của Giáo Hội đang cảm thấy được t́nh trạng khó khăn. Xă hội đang trải qua những giây phút lạc hướng đáng lo âu. Tính cách thánh thiện của hôn nhân và gia đ́nh đang bị tấn công một cách vô thưởng vô phạt, như là những thứ nhượng bộ được thực hiện theo những h́nh thức áp lực, gây hại đến những tiến tŕnh lập pháp; các thứ tội ác phạm đến sự sống được biện minh nhân danh quyền tự do cá nhân và nhân quyền; những cuộc tấn công phạm đến phẩm giá của con người; nạn ly dị và các cuộc phối hợp ngoài hôn nhân đang lan tràn gia tăng. Thậm chí c̣n hơn thế nữa: khi mà, trong chính Giáo Hội, dân chúng bắt đầu đặt vấn đề giá trị của việc dấn thân của linh mục như là một việc hoàn toàn kư thác cho Thiên Chúa qua đời sống độc thân, và như là việc hoàn toàn hướng tới vấn đề phục vụ các linh hồn, và căn cứ vào các vấn đề có tính cách ư hệ, chín h trị và thậm chí đảng phái, vấn đề cấu trúc của việc toàn hiến cho Thiên Chúa bắt đầu mất đi ư nghĩa sâu xa n hất của nó. Làm sao chúng ta lại không cảm thấy sâu xa buồn đau trước t́nh trạng này? …
“Một vấn đề chư huynh đang phải đối đầu với tư cách là những vị Mục Tử chắc hẳn là vấn đề của những người Công Giáo loại bỏ đời sống của Giáo Hội. Nguyên do chính yếu của vấn đề này dường như rơ ràng thấy được nơi việc thiếu hụt một thứ truyền bá phúc âm hóa hoàn toàn đặt trọng tâm vào Chúa Kitô và vào Giáo Hội của Người. Những người yếu kém nhất trước cuộc dụ giáo hung hăng của các giáo phái – một nguyên do chính đáng cần được quan tâm – và những ai không thể cưỡng lại được cuộc tấn công của chủ nghĩa bất khả thần tri, chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa tục hóa, thường là thành phần lănh nhận phép rửa không được truyền bá phúc âm hóa một cách đầy đủ; họ dễ bị ảnh hưởng bởi đức tin yếu kém của họ, bị lẫn lộn, dễ bị nao núng và chất phác ngây thơ, bất chấp tính cách mộ đạo bẩm sinh của họ”.
Đường lối để giải quyết vấn đề đối với Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh
Để giải quyết vấn đề hung hăng dụ giáo, ngài đă khuyên Hội Đồng Giám Mục Ba Tây trong Giờ Kinh Tối 11/5 tại Vương Cung Thánh Đường Săo Paulo, ở đoạn 6, hăy thực hiện việc đại kết trong t́nh huynh đệ nhưng đầy xác tín về niềm tin của ḿnh, như sau:
“Như chư huynh biết, trong số những văn kiện khác nhau giải quyết vấn đề hiệp nhất Kitô Giáo, có bản Hướng Dẫn Về Đại Kết được Hội Đồng Ṭa Thánh Đặc Trách Việc Cổ Vơ Hiệp Nhất Kitô Giáo phổ biến. Vấn đề đại kết – hay việc t́m kiếm hiệp nhất giữa thành phần Kitô hữu - trong thời đại của chúng ta đă trở thành một công việc càng ngày càng khẩn trương đối với Giáo Hội Công Giáo, khi việc gia tăng vấn đề trao đổi liên văn hóa và cuộc thách đố về chủ nghĩa tục hóa đang hiển nhiên cho thấy. Bởi thế, trước con số gia tăng nhanh chóng các hệ phái Kitô Giáo mới, nhất là một số h́nh thức dụ giáo thường có tính cách hung hăng, công việc đại kết lại càng trở nên phức tạp hơn.
“Trong bối cảnh ấy, rất cần phải thực hiện một cuộc huấn luyện tốt đẹp về lịch sử và tín lư, để nuôi dưỡng việc nhận thức cần thiết và tiến tới chỗ hiểu biết hơn nữa về căn tính đặc biệt của mỗi một cộng đồng này, những yếu tố phân rẽ họ, và những yếu tố có thể giúp ích cho con đường hiệp nhất với nhau hơn. Lănh vực cả thể nhất về chủ trương chung cho vấn đề hợp tác phải là vấn đề bênh vực những giá trị luân lư cốt yếu – được truyền đạt bởi truyền thống thánh kinh – chống lại với những thế lực văn hóa có tính cách tương đối và hưởng thụ đang t́m cách hủy hoại những giá trị ấy.
“Một lănh vực khác cũng giống như vậy là đức tin vào Vị Thiên Chúa Hóa Công và vào Chúa Giêsu Kitô là Người Con nhập thể của Ngài. Ngoài ra, bao giờ cũng cần phải theo nguyên tắc yêu thương huynh đệ và t́m cách hiểu biết nhau và tái hữu nghị với nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải lưu ư tới việc bênh vực niềm tin của dân chúng ta, củng cố họ bằng một niềm tin tưởng hân hoan là ‘unica Christi Ecclesia … subsistit in Ecclesia catholica, a successore Petri et Episcopis in eius communione gubernata’ (‘Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô… sinh tồn nơi Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội được cai quản bởi vị thừa kế Thánh Phêrô và bởi các vị Giám Mục hiệp thông với ngài’) (Lumen Gentium, 8)”.
Để giải quyết vấn đề giải phóng kinh tế liên quan tới hai thể chế cộng sản và duy tư bản, cũng trong bài khai mạc Đệ Ngũ Tổng Nghị và trong cùng đoạn 5, ngài đă đề cập tới vấn đề cấu trúc chính đáng, một cấu trúc hợp với dự án thần linh và có tính chất hữu thần, như thế này:
“Như tôi đă nói, những cấu trúc chính đáng là một điều kiện bất khả châm chước cho một xă hội chân chính, thế nhưng chúng không xuất phát hay hoạt động mà lại thiếu sự đồng thuận về luân lư trong xă hội đối với các thứ giá trị nền tảng, cũng như đối với nhu cầu cần phải sống những giá trị ấy bằng những hy sinh cần thiết, cho dù có phải làm nghịch lại với lợi ích tư riêng của ḿnh.
“Nơi nào vắng bóng Thiên Chúa – Vị Thiên Chúa có dung nhan con người của Chúa Giêsu Kitô – th́ những thứ giá trị ấy không đạt được tất cả mănh lực của chúng, cũng chẳng có vấn đề đồng thuận đối với chúng nữa. Tôi không có ư nói rằng thành phần vô tín ngưỡng không thể sống một thứ luân lư cao quí và mô phạm; tôi chỉ có ư nói rằng một xă hội vắng bóng Thiên Chúa sẽ không thể nào t́m thấy được vấn đề đồng thuận cần thiết về những thứ giá trị luân lư hay sức mạnh để sống theo kiểu mẫu của những thứ giá trị này, thậm chí kể cả lúc những giá trị ấy có tương khắc với các thứ ích lợi tư riêng đi nữa.
“Trái lại, các cấu trúc chính đáng là những ǵ cần phải t́m kiếm và soạn thảo theo chiều hướng của các thứ giá trị trọng yếu ấy, và hoàn toàn liên kết với lư lẽ về chính trị, kinh tế và xă hội. Chúng là vấn đề của recta ratio và chúng không xuất phát từ những ư hệ hoặc từ những thứ trích yếu. Chắc chắn là có cả một kho tàng lớn lao nơi kinh nghiệm và sự thành thạo về chính trị đối với các vấn đề về xă hội và kinh tế có thể nhấn mạnh đến những yếu tố nồng cốt của một quốc gia chân chính và những đường lối cần phải tránh lánh. Thế nhưng, trong những trường hợp về văn hóa và chính trị khác nhau, giữa những sự phát triển liên lỉ về kỹ thuật và những đổi thay về thực tại lịch sử của thế giới, cần phải t́m kiếm những câu giải đáp thích đáng có lư lẽ, và cần phải thiết lập một sự đồng thuận – kèm theo những quyết tâm cần thiết – về những thứ cấu trúc cần phải thiết lập.
“Công việc có tính cách chính trị này không thuộc thẩm quyền trực tiếp của Giáo Hội. Việc tỏ ra tôn trọng tính cách trần thế lành mạnh – bao gồm cả tính cách đa nguyên của các ư kiến về chính trị – là những ǵ thiết yếu nơi truyền thống Kitô Giáo. Nếu Giáo Hội bắt đầu biến đổi bản thân ḿnh thành một chủ thể trực tiếp làm chính trị th́ Giáo Hội thực hiện ít hơn, chứ không phải nhiều hơn, cho người nghèo và cho công lư, v́ Giáo Hội sẽ mất đi tính cách độc lập của ḿnh cùng với thẩm quyền về luân lư của ḿnh, đồng hóa ḿnh với đường lối duy chính trị và với những chủ trương đảng phái có thể mang ra tranh căi.
“Giáo Hội là biện hộ viên cho công lư và cho người nghèo, chính v́ Giáo Hội không đồng hóa ḿnh với thành phần chính trị gia hay với các khuynh hướng đảng phái. Chỉ khi nào giữ được tính cách độc lập Giáo Hội mới có thể giảng dạy những qui tắc quan trọng và những giá trị bất khả tước đoạt, mới có thể hướng dẫn lương tâm con người và mới có thể cống hiến một chọn lựa sự sống vượt ra ngoài lănh vực chính trị. Đào luyện lương tri, biện hộ cho công lư và sự thật, giáo dục về các nhân đức cá nhân và chính trị, đó là ơn gọi trọng yếu của Giáo Hội trong lănh vực này. Và thành phần giáo dân Công Giáo cần phải ư thức trách nhiệm của ḿnh nơi đời sống xă hội; họ cần phải hiện diện trong việc h́nh thành việc đồng thuận cần thiết hay chống lại t́nh trạng bất công.
“Những cấu trúc chân chính sẽ không bao giờ hoàn tất một cách vĩnh viễn hết. Khi lịch sử tiếp tục xoay vần th́ chúng cũng cần phải liên lỉ đổi mới và cập nhật hóa; chúng bao giờ cũng cần phải được thấm đậm một cốt tính chính trị và nhân bản – và chúng ta cần phải hết sức thực hiện việc bảo đảm sự hiện diện và công hiệu của cốt tính này. Nói cách khác, việc hiện diện của Thiên Chúa, mối thân t́nh với Con Thiên Chúa nhập thể, ánh sáng của lời Người: những điều này bao giờ cũng là những điều kiện cốt yếu cho sự hiện diện và hiệu năng của công lư và yêu thương trong các xă hội của chúng ta.
“Là Châu Lục của thành phần Kitô hữu đă lănh nhận phép rửa này đây, đă đến lúc cần phải thắng vượt t́nh trạng thiếu vắng đáng kể – nơi lănh vực chính trị, ở thế giới truyền thông và trong các đại học đường – tiếng nói và hoạt động của thành phần lănh đạo Công Giáo có những tư cách mạnh mẽ và tinh thần quảng đại dấn thân, thành phần gắn bó với những niềm xác tín về đạo lư và tôn giáo của ḿnh. Các phong trào trong giáo hội có nhiều chỗ ở nơi đây để nhắc nhở thành phần giáo dân về trách nhiệm của họ và về sứ vụ của họ trong việc mang ánh sáng Phúc Âm vào đời sống xă hội, vào văn hóa, kinh tế và chính trị”.
Cốt lơi vấn đề giải quyết t́nh h́nh Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh
Trên đây chỉ là đường lối để giải quyết vấn đề của Mỹ Châu La Tinh liên quan tới hiện tượng giải phóng kinh tế và tâm linh. Tuy nhiên, ĐTC Biển Đức XVI đă đi rất sâu vào chính cốt lơi của vấn đề, liên quan đến cả triết lư, thần học, tu đức và truyền bá phúc âm hóa của Kitô Giáo. Đó là lư do trong toàn bài khai mạc cho biến cố Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, đoạn thứ 3 là đoạn quan trọng nhất đối với chung chuyến tông du Ba Tây cũng như đối với riêng chủ đề của cuộc tổng nghị lần thứ năm này, đoạn mang tiểu đề “Những Người Môn Đệ và Thừa Sai”. V́ tính cách quan trọng của đoạn văn này, xin trích lại nguyên văn như sau:
“Cuộc Tổng Nghị này có chủ đề là: ‘Những Người Môn Đệ và Thừa Sai của Chúa Giêsu Kitô là để cho các dân tộc của chúng ta được sự sống nơi Người’.
“Giáo Hội có một nhiệm vụ lớn lao trong việc canh chừng và nuôi dưỡng đức tin của Dân Chúa, cũng như trong việc nhắc nhở tín hữu của Châu Lục này rằng, bởi Phép Rửa của ḿnh, họ được kêu gọi trở thành những người môn đệ và thừa sai của Chúa Giêsu Kitô. Điều này bao hàm việc theo Người, sống thân mật với Người, bắt chước gương của Người và làm chứng cho Người. Hết mọi người đă chịu phép rửa đều lănh nhận từ Chúa Kitô, như các vị Tông Đồ, sứ mệnh truyền giáo: ‘Các con hăy đi khắp thế gian mà giảng dạy Phúc Âm cho tất cả mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu rỗi’ (Mk 16:15). Việc trở thành những người môn đệ và thừa sai của Chúa Giêsu Kitô và t́m kiếm ‘sự sống’ nơi Người là việc cần phải được ch́m ngập sâu xa trong Người.
“Chúa Kitô đă thực sự ban cho chúng ta những ǵ? Tại sao chúng ta muốn trở thành môn đệ của Chúa Kitô? Câu trả lời đó là: v́, trong cuộc hiệp thông với Người, chúng ta hy vọng t́m được sự sống, một sự sống thật xứng với danh xưng của nó, nhờ đó, chúng ta làm cho Người được kẻ khác nhận biết, thông truyền cho họ tặng ân chúng ta đă tím thấy ở nơi Người. Thế nhưng có thật sự là như thế hay chăng? Chúng ta có thực sự xác tín rằng Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống hay chăng?
“Trước cái ưu tiên về niềm tin tưởng vào Chúa Kitô cũng như về sự sống ‘trong Người’ là những ǵ làm nên chủ đề của Cuộc Đệ Ngũ Công Nghị này, một câu hỏi khác có thể được nêu lên: phải chăng cái ưu tiên này có lẽ không phải hay sao là một cuộc đào thoát theo chiều hướng cảm xúc, chiều hướng chủ nghĩa đạo giáo cá nhân, một thứ loại trừ đi cái thực tại khẩn trương của những vấn đề lớn lao về kinh tế, xă hội và chính trị ở Mỹ Châu La Tinh và trên thế giới, và là một cuộc thoát ly khỏi thực tại để hướng về một thế giới thiêng liêng?
“Bước đầu tiên chúng ta có thể trả lời câu hỏi này bằng một câu hỏi khác: ‘thực tại’ ấy là ǵ? Đâu là thực? Phải chăng chỉ có các sản vật về thể lư, chỉ có các vấn đề về xă hội, kinh tế và chính trị là ‘thực tại’? Đây chính là sai lầm cả thể của những khuynh hướng then chốt trong thế kỷ vừa qua, một sai lầm tai hại nhất, như chúng ta đă có thể thấy nơi những hậu quả của cả các thể chế Mát-Xít và tư bản. Chúng làm sai lạc ư niệm về thực tại, bằng cách tách nó ra khỏi thực tại nồng cốt và trọng yếu là Thiên Chúa. Bất cứ ai loại trừ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của ḿnh đều làm sai lầm đi ư niệm về ‘thực tại’, bởi thế, chỉ có thể đâm đầu vào những ngơ tối tăm mù mịt hay theo những chỉ đạo hủy hoại mà thôi.
“Bởi thế, vấn đề căn bản đầu tiên cần phải xác nhận là thế này: chỉ có những ai nhận ra Thiên Chúa mới biết được thự ctại và mới có thể đáp ứng nó một cách trọn vẹn và một cách thực sự nhân bản. Sự thật về luận chứng này trở nên hiển nhiên trước cuộc sụp đổ của tất cả những thể chế loại trừ Thiên Chúa.
“Tuy nhiên, ở đây c̣n một vấn đề khác lập tức xuất hiện: ai là người nhận biết Thiên Chúa? Làm sao chúng ta có thể nhận biết Ngài? Ở đây chúng ta không thể nào đi sâu vào cuộc bàn luận phức tạp về vấn đề trọng yếu này. Đối với một người Kitô hữu, cái cốt lơi của câu trả lời là những ǵ giản dị thôi, đó là chỉ có một ḿnh Thiên Chúa mới biết được Thiên Chúa, chỉ có một ḿnh Con của Ngài, Người Con là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật mới biết được Ngài mà thôi. Và Người là ‘Đấng ở nơi Cha đă tỏ Ngài ra’ (Jn 1:18). Bởi thế, đối với chúng ta, đối với nhân loại, Chúa Kitô có một tầm vóc quan trọng đặc thù và bất khả thay thế. Nếu chúng ta không biết Thiên Chúa trong và với Chúa Kitô, th́ tất cả mọi thực tại được biến thành một thứ bí ẩn bất khả giải mă; không biết đâu mà ṃ, và không ṃ ra th́ cũng chẳng có sự sống lẫn sự thật.
“Thiên Chúa là thực tại trọng yếu, không phải là một thứ Thiên Chúa do thuần tưởng tượng hay giả định, mà là Vị Thiên Chúa có một dung nhan con người; Ngài là Vị Thiên Chúa ở với chúng ta, Vị Thiên Chúa đă yêu thương chúng ta cho đến chết trên Thập Giá. Khi người môn đệ tiến tới chỗ hiểu được t́nh yêu ‘cho đến cùng’ này của Chúa Kitô th́ họ không thể nào không đáp ứng t́nh yêu này bằng một t́nh yêu tương tự: ‘Tôi muốn theo Thày đến bất cứ nơi nào Thày đi’ (Lk 9:57).
“Chúng ta có thể tự ḿnh đặt thêm một thắc mắc nữa: Niềm tin vào vị Thiên Chúa này cống hiến cho chúng ta những ǵ? Câu trả lời đầu tiên đó là nó cống hiến cho chúng ta một gia đ́nh, một gia đ́nh hoàn vũ của Thiên Chúa nơi Giáo Hội Công Giáo. Đức tin làm cho chúng ta thoát khỏi bị cô lập của cái ‘tôi’, v́ nó dẫn chúng ta đến mối hiệp thông: ở chỗ, cuộc hội ngộ với Thiên Chúa tự bản chất của ḿnh là cuộc gặp gỡ anh chị em của chúng ta, một tác động của việc tập trung, của thống nhất, của trách nhiệm đối với kẻ khác cũng như đối với những người khác. Theo chiều hướng ấy th́ vấn đề ưu tiên giành cho người nghèo được bao hàm nơi đức tin Kitô học nơi Vị Thiên Chúa đă trở nên nghèo khó v́ chúng ta để làm cho chúng ta nên giầu có bởi sự bần cùng của Người (x 2Cor 8:9).
“Tuy nhiên, trước khi chúng ta xét đến những ǵ được kèm theo bởi niềm tin tưởng của chúng ta nơi Vị Thiên Chúa đă hóa thân làm người này, chúng ta cần phải khai triển vấn đề kỹ lưỡng hơn nữa: làm sao chúng ta có thể thực sự nhận biết Chúa Kitô để có thể theo Người và sống với Người, để t́m thấy sự sống nơi Người và thông truyền sự sống ấy ra cho kẻ khác, cho xă hội và cho thế giới đây? Trước hết và trên hết, Chúa Kitô đă tỏ bản thân của Người, đời sống của Người và giáo huấn của Người ra cho chúng ta qua lời Chúa. Ở vào lúc mở màn cho giai đoạn truyền giáo mới được Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean đang sửa soạn thực hiện, với cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị ở Aparecida đây, một điều kiện tiên quyết bất khả châm chước đó là việc sâu xa hiểu biết lời Chúa.
“Để đạt được điều này, chúng ta cần phải huấn luyện cho dân chúng đọc và suy niệm lời Chúa: điều này cần phải trở thành lương thực đặc biệt chính yếu của họ, nhờ đó, qua kinh nghiệm riêng của ḿnh, tín hữu sẽ thấy rằng những lời của Chúa Giêsu là thần trí và là sự sống (x Jn 6:63). Bằng không, làm sao họ có thể loan báo một sứ điệp mà nội dung và tin h thần của nó không không thông suốt? Chúng ta cần phải xây dựng việc dấn thân truyền giáo của chúng ta và toàn thể cuộc đời của chúng ta trên tảng đá lời Chúa. Đó là lư do tôi khuyến khích các vị Giám Mục hăy cố gắng làm cho lời Chúa được biết đến .
“Một cách thức quan trọng để đem Dân Chúa tới mầu nhiệm của Chúa Kitô đó là bằng cách dạy Giáo Lư. Ở đây, sứ điệp của Chúa Kitô được truyền đạt dưới một h́nh thức có tính cách đơn giản và chủ yếu. Bởi thế cần phải gia tăng việc dạy giáo lư và việc huấn luyện đức tin chẳng những cho trẻ em mà c̣n cho cả giới trẻ và người lớn nữa. Việc suy tư chín chắn về đức tin là một thứ ánh sáng chiếu soi cho con đường đời và là một nguồn sức mạnh để làm chứng cho Chúa Kitô. Các dụng cụ sáng giá nhất có thể dùng để đạt đến điều ấy đó là cuốn Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo và ấn bản tóm gọn của nó là cuốn Tổng Lược Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo.
“Về lănh vực này, chúng ta không được giới hạn ḿnh vào nguyên những bài giảng thuyết, những bài luận thuyết, những khóa Thánh Kinh hay những khóa thần học, song chúng ta cũng cần phải sử dụng đến các phương tiện truyền thông như sách vở, truyền thanh và truyền h́nh, các mạng điện toán toàn cầu, các buổi diễn đàn và nhiều phương pháp khác để hiệu nghiệm thông đạt sứ điệp của Chúa Kitô cho con số đông dân chúng.
“Trong nỗ lực tiến đến chỗ nhận biết sứ điệp của Chúa Kitô và làm cho sứ điệp này thành một bản chỉ dẫn cho đời sống riêng của ḿnh, chúng ta cần phải nhớ rằng việc truyền bá phúc âm hóa bao giờ cũng đă được phát triển theo việc cổ vơ con người và việc giải phóng thực sự của Kitô Giáo. ‘T́nh yêu mến Thiên Chúa và t́nh yêu thương tha nhân đă trở nên một; nơi người an hem hèn mọn nhất, chúng ta thấy được chính Chúa Giêsu, và nơi Chúa Giêsu chúng ta thấy được Thiên Chúa’ (Thông Điệp Thiên Chúa Là T́nh Yêu, 15). V́ cùng lư do như thế, cũng cần phải dạy giáo lư về xă hội và thực hiện một cuộc huấn luyện đầy đủ về giáo huấn xă hội của Giáo Hội, một giáo huấn xă hội có được một dụng cụ rất hữu dụng là cuốn Tổng Lược Giáo Huấn Về Xă Hội của Giáo Hội. Đời sống Kitô hữu không phải chỉ được thể hiện nơi các nhân đức cá nhân thôi, mà c̣n cả nơi các nhân đức về xă hội và chính trị nữa.
“Người môn đệ, được xây dựng như thế trên tảng đá lời Chúa, cảm thấy được thúc đẩy mang Tin Mừng cứu độ cho anh chị em ḿnh. Vai tṛ làm môn đệ và sứ vụ truyền giáo là hai mặt của cùng một đồng tiền, ở chỗ, khi người môn đệ phải ḷng Chúa Kitô th́ họ không thể nào không loan báo cho thế giới biết rằng chỉ ở nơi Người chúng ta mới thấy được ơn cứu độ mà thôi (x Acts 4:12). Thật vậy, người môn đệ này biết rằng không có Chúa Kitô th́ cũng chẳng có ánh sáng, chẳng có hy vọng, chẳng có yêu thương, chẳng có tương lai”
Thật vậy, tất cả vấn đề của Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh nói riêng và của Giáo Hội hoàn vũ nói chung, đặc biệt liên quan tới hiện tượng giải phóng kinh tế và giải phóng tâm linh con người hiện nay, bao gồm chẳng những thành phần nghèo khổ, như ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, mà c̣n cả thành phần giầu thịnh, như ở Bắc Mỹ, đều được tóm gọn trong một lời xác quyết ở đoạn trên đây của Vị Giáo Hoàng thần học gia Joseph Ratzinger Benedict XVI:
“Nếu chúng ta không biết Thiên Chúa trong và với Chúa Kitô, th́ tất cả mọi thực tại được biến thành một thứ bí ẩn bất khả giải mă; không biết đâu mà ṃ, và không ṃ ra th́ cũng chẳng có sự sống lẫn sự thật”.