Cửa Vào
3:
Yêu Thương
V́ Thiên Chúa Đă Yêu Trước
"Thiên Chúa đă yêu chúng ta trước" đó chính là
tiếng gọi "yêu thương" nơi con cái đồng
thời cũng là trách nhiệm "yêu thương" về
phía con cái. Chính t́nh yêu này và mối "hiệp thông" này,
sâu đậm không ǵ có thể xóa mờ (như ấn tín Rửa
Tội), là lư do thúc đẩy người con phung phá trong dụ
ngôn hoang đàng, sau khi nhận thức được thân
phận của ḿnh trong nhà Cha, trong ḷng Cha, đă sáng suốt
và đủ sức dứt khoát để đứng dậy
lên đường trở về cùng Cha của ḿnh.
Từ thực tại chân thật này: "Cho dù loài người
có tội lỗi, Thiên Chúa vẫn ở với loài người",
mới có những hiện tượng thần linh nơi tội
nhân và mới có liên hệ bác ái với tội nhân.
V́: cho dù loài người có tội lỗi, Thiên Chúa vẫn ở
với loài người "mới có những hiện tượng
thần linh nơi tội nhân". Ở chỗ, tội nhân
nhờ Chúa c̣n ở trong ḿnh mới có thể được
Người đánh động và đủ sức dứt
khoát mà trở về với Cha ḿnh.
V́: cho dù loài người có tội lỗi, Thiên Chúa vẫn ở
với loài người "mới có liên hệ bác ái với
tội nhân". Ở chỗ, v́ Chúa c̣n ở trong tội nhân
mà không ai được phép khinh họ. Trái lại, càng những
ai tự cho ḿnh là công chính, như người Pharisiêu trong dụ
ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện
(x. Lc 18:9-14), hay tự nhận ḿnh là con ngoan của Cha, như
người anh của đứa em hoang đàng, "không
bao giờ bất tuân lệnh Cha" (Lc 15:29), lại càng phải
có thái độ thương xót trọn lành như Cha (x.Lc
6:36' Mt 5:48) mới đúng.
Thái độ anh em thương yêu nhau này, nếu thật sự
phát xuất từ ḷng yêu kính Cha ḿnh, chắc chắn, đối
nội, sẽ là một mối "hiệp thông" sâu xa
hơn với Cha, v́ "mọi sự của Cha là của
con" (Lc 15:31), và đối ngoại, sẽ là động
lực thúc đẩy người anh giúp Cha đi t́m đứa
em hoang đàng lạc loài của ḿnh mà dẫn về với
Cha, để vừa an ủi Cha vừa để cứu đứa
em của ḿnh.
"Hăy yêu thương v́ Thiên Chúa đă yêu chúng ta trước"
chẳng những là ơn gọi để tội nhân
"lên đường trở về cùng Cha ḿnh" mà c̣n là
ơn gọi phục sinh của Đấng đă "chết
cho tội" (Rm 6:10) nên đă "được toàn quyền
trên trời dưới đất" (Mt 28:18) v́ đă chiến
thắng chính sự chết, một "sự chết không
c̣n làm chủ được Người nữa" (Rm
6:9), một "sự chết cùng với tội đă đột
nhập thế gian" (Rm 5:12), một sự chết bị
"tội lỗi cai trị" (Rm 5:21).
Ơn gọi của "Đấng đă một lần
chết nhưng nay vẫn sống - muôn đời, muôn thuở"
(KH
"Các con hăy ra đi thâu nạp môn đồ khắp mọi
dân nước. Hăy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con
và Thánh Thần. Hăy dạy họ tuân giữ tất cả
những ǵ Thày đă truyền cho các con. Và hăy biết rằng
Thày ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế"
(Mt 28:19-20).
"Các con hăy ra đi" đây là ǵ, nếu không phải là
một sứ mệnh của chung Kitô hữu và của riêng
thành phần tự nghiệm thấy ḿnh đă được
"Phúc Ngập Lụt", để lên đường
"ra đi thâu nạp môn đồ khắp mọi dân nước"
là những "người của bất cứ dân nước
nào kính sợ Thiên Chúa và tác hành ngay thẳng đều đáng
Ngài chấp nhận" (TĐCV 10:35).
Thành phần "đáng được Thiên Chúa chấp nhận"
đây, dù tội lỗi và vô đạo đến đâu đi
nữa, nếu là "những ai được Thiên Chúa biết
trước th́ Ngài cũng tiền định... những
ai được Ngài tiền định th́ Ngài cũng kêu
gọi" (Rm 8: 29-30), tự bản chất, đều là
chiên (lạc) của Chúa' mà đă là chiên của Chúa, không sớm
th́ muộn, cũng "nhận biết Ta" (Gn 10:14) và
"nghe tiếng Ta" (Gn 10:16): "Chiên Ta th́ nghe tiếng
Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta" (Gn 10:27).
Như thế, qua chung Giáo Hội là Nhiệm Thể của
ḿnh, và qua riêng các chi thể như cành nho dính chặt với
cây nho "để trổ sinh muôn vàn hoa trái" (Gn 15:5) này,
Thiên Chúa vẫn "ở cùng", vẫn tiếp tục đi
t́m kiếm chiên lạc nói chung và những đứa con
hoang đàng của ḿnh nói riêng, "cho đến tận thế".
Chiến lợi phẩm mà Giáo Hội, qua thành phần chi thể
được "Phúc Ngập Lụt", "vác lên vai
vui mừng" (Lc 15:5) đem về nhà Cha, Đấng đă
sai Con ḿnh "đến không phải để được
hầu hạ nhưng là để hầu hạ, để
hiến mạng sống ḿnh cho nhiều người"
(Mt 20:28), là "tất cả những ǵ Cha đă ban cho Ta
(Chúa Giêsu) sẽ đến với Ta' và ai đến với
Ta sẽ không bao giờ bị Ta xua đuổi" (Gn
6:37), v́ "tất cả những ǵ Cha đă trao cho Ta, Ta
không được làm hư mất, mà Ta phải làm cho nó sống
lại trong ngày sau hết" (Gn 6:39).
Bởi thế, "cho đến tận thế", Chúa
Giêsu vẫn không ngừng tiếp tục sứ mạng
"được Cha sai" của Người: "Cha
Ta sai Ta thế nào, Ta cũng sai các con như vậy" (Gn
20:21), và vẫn hiện thực một cách bí tích trên bàn thờ
Thánh Lễ cũng như một cách sống động
trong cuộc đời chứng nhân Kitô hữu, cuộc
"tự hiến cho (chiên) được thánh hóa trong chân
lư... để tất cả nên một, như Cha ở
trong Con và Con ở trong Cha... hầu thế gian nhận biết
rằng Cha đă sai Con và Cha yêu họ cũng như yêu
Con" (Gn 17:19,21,23).
"Cho dù tội lỗi có tăng, ân sủng lại càng trội
vượt hơn nó nữa", nếu thế th́ không c̣n
thời điểm nào trong lịch sữ loài người
nói chung và Giáo Hội nói riêng lại ứng nghiệm hơn
giai đoạn lịch sử của thế kỷ 20 này.
Phải, thế giới ngày nay, thế giới kể từ
thập niên 1960, thập niên được mở màn với
biến cố canh tân kịp thời, đó là Công Đồng
Vaticanô II (11/10/1962 - 8/12/1965), hơn bao giờ hết, đang
xẩy ra tất cả những ǵ ứng nghiệm với
Lời Thánh Kinh Tân Ước, những lời mà thánh Gioan đă
viết trong thư thứ nhất của ngài:
1.
"Chúng ta biết rằng chúng ta đă vượt qua sự
chết mà vào sự sống là v́ chúng ta thương yêu nhau.
Ai không yêu thương th́ vẫn c̣n ở trong sự chết"
(1Gn 3:14)'
2.
"Ai ghét anh em ḿnh là kẻ sát nhân, và anh em biết rằng
sự sống không có trong ḷng kẻ sát nhân" (1Gn 3:15).
"Ai không yêu thương
th́ vẫn c̣n ở trong sự chết". Điển h́nh
nhất là trường hợp của người phú hộ
trong dụ ngôn Lazarô ghẻ lở ngồi ăn xin trước
cổng nhà của ông ta (x.Lc 16:19-26). Theo dụ ngôn này, về
phương diện tiêu cực, người phú hộ không
hề làm khốn hay làm nhục Lazarô một chút nào cả,
thế mà, ông đă chịu số phận thuộc về số
các kẻ chết, số bị hư đi đời đời,
số của thành phần dê bất lương, thành phần
"phủ nhận" Chúa Kitô nơi anh em ḿnh, thành phần
bị luận phạt trước toà chung thẩm của
Chúa Kitô (x. Mt 25:45-46).
"Ai ghét anh em ḿnh
là kẻ sát nhân". Nếu "không yêu thương (th́) ở
trong sự chết", nghĩa là nếu không yêu thương
th́ mang sự chết trong ḿnh, th́ "ghét anh em ḿnh" là thông
sự chết sẫn có trong ḿnh ra ngoài, là truyền sự
chết của ḿnh sang cho nhau. Điển h́nh là trường
hợp của "ma qủi đă mang sự chết đến
cho con người (cùng là tạo vật với nó) ngay từ
ban đầu" (Gn 8:44), cũng như trường hợp
của Cain "giết em ḿnh (là đồng loại của
hắn)" (1Gn 3:12).
Trong cả hai trường
hợp mà sự chết được thông truyền sang
cho nhau này, một sự chết về phần hồn do ma
qủi gây ra cho con người, và một sự chết về
phần xác do chính con người gây ra cho nhau là đồng
loại của ḿnh, tất cả đều bởi "cái
từ bên trong" (Mt 15:11).
"Cái từ bên
trong" bởi ma qủi (Satan) mà ra "đă mang sự chết
đến cho con người ngay từ ban đầu" đây
là ǵ, nếu không phải là "lời gian trá" (Gn 8:44'
KN 3:13), v́ "trong ḿnh nó không có sự thật" (Gn 8:44).
Và "cái từ bên trong" bởi con người (Cain) mà
ra đă mang sự chết đến cho anh em ḿnh đây là
ǵ, nếu không phải là "việc gian ác" (1Gn 3:12), v́
"Cain là kẻ thuộc về tên gian trá (ma qủi)"
(1Gn 3:12).
Vậy, sự chết
về phần hồn, mà sự chết về phần xác là
biểu hiệu của nó cũng là hậu qủa tất yếu
hết sức mật thiết với nó, phát xuất từ
những ǵ gian ác, những ǵ không chân thật, đó là những
ǵ "không yêu thương".
Bởi v́, nếu
chung tạo vật và riêng con người biết "yêu thương",
nghĩa là "có T́nh Yêu" trong ḿnh, họ mới có thể
"hiệp thông" với bản tính "là T́nh Yêu" vô
cùng toàn hảo của Thiên Chúa, và mới có thể "sống
viên măn" (Gn 10:10) mà "sinh dồi dào hoa trái" (Gn 15:5)
bởi sự sống "yêu thương" vô cùng toàn măn
của Ngài, một "sự sống đă trở nên hữu
h́nh cho chúng ta" (1Gn 1:2) "là sự sáng" (1Gn 1:5' Gn1:4)
"chiếu soi trên những kẻ c̣n ngồi trong tối
tăm và trong bóng chết" (Lc 1:79), một "sự sáng
chiếu soi trong tăm tối" (Gn 1:5), một "sự
sáng sẽ mọc lên trong tăm tối" (Is 58:10), và từ
ḷng bóng tối đă thực sự làm cho "bóng tối
qua đi" (1Gn 2:8).
Thật vậy,
"bóng tối đă qua đi", như "sự chết
đă bị chiến thắng nuốt mất" (1Cor
15:54) và "mùi tanh hôi của sự chết là tội lỗi"
(1Cor 15:56) đă được "máu và nước chảy
ra" (Gn 19:34) từ cạnh sườn Con Thiên Chúa tử
giá tẩy sạch.
Thế nhưng,
trên thực tế, cho đến ngày nay, thời điểm
mà thế giới đang tiến vào giữa thập niên cuối
cùng của thiên niên 2000, bóng tối vẫn c̣n đó, lại
càng dầy đặc và làm mù quáng hơn bao giờ hết.
Là v́, con người "vốn yêu tối tăm hơn ánh
sáng" (Gn 3:19), nhất là lúc "ánh sáng của (con người
lại chính) là bóng tối th́ càng tăm tối đến
chừng nào" (Mt 6:23). Không có ánh sáng trong ḿnh nên con người
"vẫn c̣n ở trong bống tối đến nay"
(1Gn 2:9), tức vẫn ở trong t́nh trạng "không yêu
thương", mà kết qủa là h́nh như càng văn
minh con người của thế kỷ 20 này lại càng hận
thù ghen ghét nhau hơn:
"Kẻ cho ḿnh
ở trong ánh sáng lại cứ ghét anh em ḿnh th́ vẫn c̣n ở
trong tối tăm. Người c̣n ở trong ánh sáng là người
yêu anh em ḿnh' không ǵ trong họ làm họ sa ngă. Nhưng kẻ
ghét anh em ḿnh th́ ở trong tăm tối. Họ bước
đi trong bóng tối, không biết rằng ḿnh đang đi
đâu, v́ tối tăm đă làm mù mắt của họ"
(1Gn 2:9,10,11).
Nếu "những
kẻ ghét anh em ḿnh th́ ở trong tăm tối" và
"ai ghét anh em ḿnh là kẻ sát nhân" th́ hơn bao giờ
hết, thế giới của thế kỷ 20, thế kỷ
của hai trận đại chiến, của cộng sản
sắt máu, của tư bản bóc lột, của chủng
tộc thanh toán, của tôn giáo đố kyï, của luật
pháp phá thai, của hôn nhân ly dị, của tuổi trẻ bạo
tàn, của khoa học giết người v.v. này, thực
sự và khẩn cấp, phải được chiếu rọi
bằng một "Ánh Quang Chân Lư" (Veritatis Splendor - The
Splendor of Truth), để con người có thể an toàn
"Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng"
(Crossing the Threshold of Hope), mà "nghênh đón" (KH 21:2' Mt
25:6) Chúa Kitô.
Bằng không, vào
lúc bất ngờ, lúc "Chúa Kitô sẽ đến lần
thứ hai để mang ơn cứu độ cho những
ai thiết tha trông đợi Người" (Do Thái 10:28),
"bấy giờ, cửa đóng then cài" (Mt 25:10), dù có
kịp "nhận ra (Người) Là" (Gn 8:28) và có năn
nỉ kêu Người "xin mở cửa cho chúng tôi"
(Mt 25:11), th́ cũng đă qúa muộn, trễ mất rồi:
"Ta cho các ngươi hay, Ta không hề biết các ngươi!"
(Mt 25:12).
Tổng Giáo Phận
Los Angeles
khởi viết
ngày 6-1-1995,
Thứ Sáu Đầu
Tháng,
Những ngày đầu
của mùa băo lụt California.
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL.