TÔNG ĐỒ GIỚI TRẺ
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
1
Hiện
Tượng Giới Trẻ
Giới
Trẻ: Nẩy Nở... Hy Vọng
Giới trẻ ở đây là thành phần
tuổi trẻ. Nói đến tuổi
trẻ là nói đến tuổi xuân. Nói đến xuân là nói đến những ǵ mới
mẻ, tươi trẻ và vui vẻ, những yếu tố
chính làm nên mùa xuân. Trong tông thư gửi giới trẻ
thế giới ngày 31-3-1985, Chúa Nhật Lễ Lá, nhân dịp
khai mạc Năm Giới Trẻ Quốc Tế do tổ chức
Liên Hiệp Quốc phát động, Đức Thánh Cha
Gioan-Phaolô II cũng đă chủ trương ư nghĩa
đích thực của tuổi trẻ theo chiều hướng
này: "Tuổi trẻ phải là một tiến tŕnh
'triển nở' từ sự kết tụ dần dần
tất cả những ǵ là chân thiện mỹ"
(đoạn 14).
Tuổi trẻ cao đẹp đến nỗi,
trong tuyên ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo (Gravissimum Educationis),
Công Đồng Chung Vaticanô II đă gọi "giới trẻ,
niềm hy vọng của Giáo Hội" (đoạn
2). Đúc Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă nhấn mạnh
đến ư nghĩa giới trẻ là "niềm hy vọng"
này ở đoạn kết trong cùng tông thư trên đây của
Ngài như sau: "Đúng, chính các con, v́ tương lai
tùy thuộc ở các con, cuối thiên niên này và đầu
thiên niên tới cũng tùy thuộc vào các con".
Chính v́ giới trẻ là "niềm hy vọng của Giáo
Hội" như thế mà, trong sứ điệp gửi
toàn thể nhân loại vào ngày bế mạc 8-12-1965, Công
Đồng Chung Vaticanô II đă thiết tha nhắn nhủ
và kêu gọi riêng giới trẻ thế này: "Hăy chiến
đấu chống mọi ích kỷ. Hăy chống lại,
đừng tự buông thả theo các bản
năng hung bạo và hận thù, là mầm mống gây nên chiến
tranh và biết bao điều khốc hại khác. Xin hăy
đại độ, trong sạch, kính cẩn và chân thành. Xin hăy đem nhiệt huyết ra xây dựng một
thế giới tốt đẹp hơn cái thế giới
của đàn anh các bạn".
Phải chăng chính v́ giới trẻ là "niềm hy vọng
của Giáo Hội", "tương lai tùy thuộc ở
(họ), cuối thiên niên này và đầu thiên niên tới cũng
tùy thuộc vào (họ)", với một trọng trách là
phải làm sao "xây dựng một thế giới tốt
đẹp hơn cái thế giới của đàn anh
(ḿnh)", mà giới trẻ đă và đang trở thành một
trong những mục tiêu tấn công của thần dữ,
và phần lớn, theo kinh nghiệm cho thấy, đă trở
thành "mồi ngon cho thần dữ"ơ?
Hiện tượng giới trẻ trong thế giới
ngày nay có thể được tóm gọn theo nhận định
của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II qua "Sứ Điệp
Ngày Ḥa B́nh Thế Giới" mà Ngài viết gửi nhân loại
dịp đầu năm 1985 sau đây: "Một số
trong các bạn (giới trẻ) có thể bị cám dỗ
đào thoát trách nhiệm vào trong những thế giới diệu
vợi của rượu chè, hút sách, trong những liên hệ
dục tính mau qua mà không tiến đến hôn nhân gia
đ́nh, trong sự lănh đạm, sự đố kỵ
và ngay cả bằng bạo lực".
Hiện tượng giới trẻ, như
chính vị Giáo Hoàng nhận định và diễn tả
trên đây, phải chăng đă trở thành "mồi
ngon cho thần dữ"?
Cuộc thăm ḍ của tờ New York Times và chương
tŕnh CBS News hồi tháng 4-1994 đă cho thấy t́nh trạng
người Công Giáo như sau: Về việc dự lễ
hằng tuần (Chúa Nhật), có 68% tuổi từ 65 trở
lên, 40% từ 45 đến 64, 35% từ 30 đến 44, và
17% từ 18 đến 29. Về việc tin Chúa Giêsu thực
sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, có 51% tuổi
từ 65 tuổi trở lên, 37% từ 45 đến 64, 28% từ
30 đến 44, và 28% từ 18 đến 29. (Thành phần
giới trẻ ở Hoa Kỳ, theo điều kiện hợp
lệ để tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới
tại Denver 8/1993, có thể tính đến 39 tuổi).
Vào năm 1991, tôi đă được cử đi tham dự
cuộc họp mặt của các đại diện giới
trẻ Công Giáo Á Châu Vùng Thái B́nh Dương (Pacific Asian Young
Adult) do văn pḥng phụ trách mục vụ cho ngựi thiểu
số của Tổng Giáo Phận Los Angeles tổ chức.
Cuộc họp sơ khởi này nhằm mục đích
thành lập một ủy ban liên kết hoạt động
để làm sao giúp cho giới trẻ Á Châu Vùng Thái B́nh
Dương trong tổng giáo phận có thể giữ đạo
và sống đạo. Duyệt qua t́nh h́nh của từng
nhóm tham dự, trong đó có các đại diện giới
trẻ của Trung Hoa, Đại Hàn, Tân Gia Ba, Nam
Dương, Phi Luật Tân và Việt Nam, th́ ngoại trừ
Việt Nam, tất cả các nhóm đều cho biết là giới
trẻ Công Giáo của họ đa số đă bỏ giữ
đạo, thậm chí có cả một số đă theo Tin
Lành!
Thế nhưng, để có thể giải cứu hiện
tượng giới trẻ trong thế giới ngày nay là
"mồi ngon cho thần dữ" này, trước hết,
phải t́m hiểu nguyên nhân của nó bởi đâu mà ra? Tại sao trong thế giới ngày nay lại có một
hiện tượng giới trẻ như vậy?
Theo Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, như Ngài đă vạch
ra trong tông thư gửi giới trẻ thế giới
năm 1985 trên đây, có hai nguyên nhân chính, một ở ngay
nơi tuổi trẻ và một ở tại môi sinh.
Trước hết, nguyên nhân của hiện tượng
giới trẻ trong thế giới ngày nay ở ngay nơi
tuổi trẻ: "Các bạn (giới trẻ) không
thể nhắm mắt trước những đe dọa
chực chờ các bạn trong giai đoạn tuổi trẻ...
Như chước cám dỗ chiều theo óc phê phán khắc
nghiệt, muốn đối đầu và xét lại tất
cả mọi sự; hay là chước cám dỗ chiều
theo niềm ngờ vực về những giá trị chân
truyền, là những ǵ có thể dễ bị hư thoái
trong một loại đố kỵ cực đoan khi nó
liên hệ tới vấn đề giải quyết những
khó khăn dính dáng đến việc làm, nghề nghiệp
hay ngay cả việc lập gia đ́nh của con người"
(đoạn 13)
Sau nữa, nguyên nhân của hiện tượng
giới trẻ trong thế giới ngày nay ở tại môi
sinh. Trong cùng một tông thư trên, Đức Thánh
Cha viết tiếp: "Lại nữa, người ta
làm sao có thể im lặng trước những chước
cám dỗ gây ra bởi t́nh trạng phát triển, đặc
biệt ở trong những nước trù phú, liên quan đến
kiểu cách của ngành thương mại tiêu khiển, nhằm
đánh lạc hướng con người ra khỏi việc
dấn thân cần thiết trong đời sống và khích
động tính ươn ĺ, ḷng vị kỷ và sống
tách biệt... Hỡi các bạn trẻ thân mến, các bạn
đang bị đe dọa bởi việc lạm dụng
những phương thức quảng cáo hợp với xu
hướng tự nhiên, trong việc khỏi cần phải
nỗ lực và mong đợi cho được thỏa
măn cấp thời mọi khát vọng của ḿnh, đồng
thời chủ nghĩa thụ hưởng cũng hùa theo
đó cho rằng con người phải t́m kiếm thỏa
măn, đặc biệt nơi các thứ của cải vật
chất" (đoạn 13).
Vào ngày 17-3-1972, qua nữ giáo dân Magarita người Bỉ, nữ
thứ kư kiêm sứ giả của Thông Điệp T́nh Yêu
Nhân Hậu gửi Các Hồn Nhỏ, Chúa Giêsu đă nói đến
thảm trạng của hiện tượng giới trẻ
liên quan đến vai tṛ và trọng trách của người
lớn như sau: "Đây là lúc cao điểm mà những
nhà cầm quyền ở mỗi quốc gia, cũng như
những người có trách nhiệm của các nhóm, các cộng
đồng, những vị gia chủ nơi các gia đ́nh,
các vị phẩm trật tôn giáo và những người có
trách nhiệm khác, phải chung tay góp sức trong việc
đào tạo thanh niên... Theo các con, ai chịu trách nhiệm
về cái tâm trạng ghê gớm của tuổi trẻ?... Phải vận động tất cả
các phương cách có thể để loại trừ những
tên sát thủ linh hồn, bằng cách báo động cho tuổi
trẻ biết mối nguy cơ chúng đang lao đầu
vào, v́ bị quyến rũ bởi những ǵ tồi tệ,
bất xứng mà người ta dọn cho chúng... Các con của
Cha, các con hăy nh́n vết thương ghê gớm của thế
kỷ Satan này... Tuổi trẻ đáng
thương đang bị ô nhiễm bởi sự hèn nhát của
những kẻ không làm ǵ để cứu vớt chúng.
Người ta không c̣n nh́n thấy những ǵ
thối nát đang được phô bày giữa thanh thiên bạch
nhật và đang tàn phá linh hồn của những người
ngay lành. Giáo Huấn về luân lư Kitô giáo không c̣n quan trọng
nữa, nó tồn tại như một mục tiêu để
diễu cợt vậy thôi".
Giới
Trẻ: Ác Mộng... Chới Với
Trước hiện tượng giới trẻ
trong thế giới ngày nay như được nhận
định và phân tách trên đây, giáo dục vẫn là
phương thế để có thể pḥng ngừa cũng
như chữa trị. Thế nhưng,
thực tế hiển nhiên đă cho thấy, ngay cả
trong việc giáo dục là phương thế để
pḥng ngừa cũng như chữa trị hiện tượng
giới trẻ này, cũng đă bị lệch lạc, bị
hư hỏng. Đến nỗi, có thể
nói, chính việc giáo dục là một trong những nguyên nhân
gây nên hiện tượng giới trẻ trong thế giới
ngày nay. Nhận định này, ngoài chính hiện tượng
giới trẻ là chứng cớ hùng hồn nhất, không
phải là không c̣n bằng cớ nào khác.
Nói đến vấn đề giáo dục, nhất
là vấn đề giáo dục ở học đường
tại các nước tân tiến như Âu Mỹ, có hai khía
cạnh cần phải đề cập tới.
Đó là khía cạnh chiều hướng giáo dục và nội
dung giáo dục. Về chiều hướng,
giáo dục học đường tại Âu Mỹ thiên về
"văn" (trí dục) hơn "lễ" (đức
dục). Do đó, không lạ ǵ cái khuynh hướng
giáo dục hết sức cởi mở tại học
đường, kể cả các trường mang danh nghĩa
"Công Giáo". Theo chủ trương này, về nội
dung giáo dục, giới trẻ cần được dạy
cho biết tất cả những ǵ phải biết theo tinh thần khoa học, kể cả những
vấn đề không cần dạy rồi cũng biết
hay chưa nên cho biết.
Trong nguyệt san The Catholic World Report số
tháng 10-1994, qua bài "Just Don't Get Caught", độc giả
đọc thấy những chi tiết sau đây. Theo
bài báo này, để thỏa đáng sự đ̣i hỏi của
Đạo Luật Giáo Dục 1993 (1993 Education Act), Hội
Đồng Giám Mục Anh Quốc, qua ủy ban phụ trách
Chương Tŕnh Giáo Dục Công Giáo (Catholic Education Service),
đă phát hành một tập tài liệu hướng dẫn
dưới nhan đề: "Education in Sexuality" (Giáo Dục
theo Phái Tính). Ủy ban trên đă phổ biến tập tài
liệu hướng dẫn này cho tất cả các trường
học vào tháng 7-1994, để bắt đầu
chương tŕnh học vào tháng 9-1994.
Nội dung của tập tài liệu hướng dẫn
này gồm có 3 cuốn sách giáo khoa. Hai trong 3 cuốn
giáo khoa đáng chú ư này được bài báo nhắc đến.
Cuốn thứ nhất mang tựa đề
"Knowing Me, Knowing You", dành cho lứa tuổi tiểu học
(primary-school children). Cuốn thứ hai mang tựa
đề "Taught not Caught", dành cho
lứa tuổi trung học (secondary schools). Tư
tưởng được dạy trong hai cuốn sách giáo
khoa này có những chỗ như sau.
Trong cuốn "Knowing Me, Knowing You", để
trả lời cho câu hỏi "What is masturbation?"
(thủ dâm là ǵ?), sách hướng dẫn
là "perfectly normal" (hoàn toàn lành mạnh). Cũng trong cuốn
này, học sinh lứa tuổi 11-12 được dạy
trong mục "Know-How" (Biết Cách) sử dụng các
phương pháp ngừa thai, như phương pháp cắt
ống dẫn tinh (vasectomy), cắt bỏ hay ngăn chặn
cơ quan truyền sinh (sterilizatiion), các cách hay các đồ
ngừa thai nhân tạo (artificial contraceptive) v.v.
Trong cuốn "Taught not Caught", học sinh từ 13
đến 16 tuổi đă được dạy cho biết
cách sử dụng bộ ngừa thai ("using the
contraceptive kit"), để coi và thực hiện những
dụng cụ ngừa thai ("see and handle contraceptive devices").
Chưa hết, nếu cần chọn một phương
pháp ngừa thai ("when choosing a method of
contraception"), các em c̣n phải biết phác họa cách ngừa
thai cho hoàn bị ("design the perfect contraceptive") v.v.
Trong Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu, vào lúc rạng sáng
ngày 30-5-1973, Chúa Giêsu đă nói với nữ sứ giả
Magarita của ḿnh về vấn đề giáo dục phái
tính như sau: "Giáo dục phái tính cho trẻ em có thể
làm nẩy sinh nơi các em những tâm t́nh thanh sạch,
đoan trang nết na, tôn trọng sự sống và tuân giữ
giới răn của Cha hay chăng? Đối
với những trẻ em xấu số đó, điều ấy
chỉ gây ṭ ṃ và kích thích chúng t́m cách giải quyết bắng
kinh nghiệm bản thân. Đó có phải
là luật của Chúa không? Bản tính tự nhiên không
cần chi tới những kẻ phá hoại đức
trong sạch thiên thần của trẻ em, v́ bản tính
đó sẽ tự động đi vào cuộc đời,
khi tới thời điểm của nó. Các con hăy chú ư đến
những kết quả hư đốn nơi các trẻ
em. Những tên lư h́nh của trẻ em đă thực sự
hủy hoại đi những tâm t́nh kính nể, tôn trọng
dành cho chức linh mục và quyền bính của bậc phụ
huynh. Thanh thiếu niên, tương lai của Giáo Hội, trở
thành những con người bất măn chống đối
xă hội, đôi khi có lư nhưng thường quá mức.
Chúng làm lay chuyển mọi quyền bính, dù quyền bính
đó có êm dịu đến mấy đi nữa, kể cả
mối liên hệ trong gia đ́nh cũng hóa ra nặng nề
đối với chúng. Những người trẻ đầy
sức sống và ḷng quảng đại bị lạc lơng
vào những nẻo đường chống đối tràn
ngập giông tố, làm cho các dục vọng được
dịp bừng nở. Tương lai thế giới sẽ
ra sao, nếu người ta không trả lại cho tuổi
trẻ ư nghĩa về cái đẹp, tính chất thánh thiện,
t́nh yêu trong trắng, nết na đức hạnh và những
chân lư đời đời?"
Về giáo dục
kiến thức theo khoa học tự
nhiên là như thế: hoàn toàn cởi mở và tường tận
kỹ lưỡng, cả về lư thuyết cũng như
thực hành. Thế nhưng, về giáo dục kiến thức
đức tin (trong một xă hội Âu Mỹ theo
Kitô giáo) th́ sao? Câu trả lời điển
h́nh nhất có thể t́m thấy cũng trong nguyệt san
The Catholic World Report trên, số tháng 8-9/1994, qua bài "The
Faceless Madonna".
Theo bài báo này, viện nghiên cứu quốc tế về Mẹ
Maria (The International Marian Research Institute) ở Dayton, tiểu
bang Ohio, một chi nhánh ở Hoa Kỳ (American Branch of the
Roman Pontifical Theogical Faculty of the Marianum) đă thực hiện
một cuộc t́m hiểu với mục đích, như cha
Johann G. Roten, SM, giám đốc viện nghiên cứu này,
đồng thời cững là người phác họa bản
văn t́m hiểu, cho biết: "Mục đích của
chúng tôi là để khám phá ra vị trí của Mẹ Maria
trong tâm thức của thành phần giới trẻ Công
Giáo".
Cuộc nghiên cứu này có tính cách quốc tế, thực hiện
tại 11 quốc gia (Hoa Kỳ, Áo, Equador, Pháp, Ư, Ái Nhĩ
Lan, Nhật Bản, Đại Hàn, Peru, Tây Ban Nha, và Thụy
Sĩ), ở 46 trường Công Giáo, trong đó, 43 trường
trung học và 3 trường đại học, với con
số 3631 học sinh tham dự (83.6% là Hoa Kỳ), tuổi
từ 15 đến 25. Chủ đề của bản t́m
hiểu cũng là nhan đề của tập tài liệu:
"A Faceless Modonna: American Youth Love Mary They Did Not Know". Bản
t́m hiểu này cho biết kết quả như sau: Về vấn
đề có mấy tín điều Thánh Mẫu, 92.6% tin là có
2, đó là tín điều Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
và tín điều Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời. Về tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, 47.9%
không hiểu ư nghĩa là ǵ và 40% định nghĩa sai.
Về tín điều Mẹ Maria Trọn Đời Đồng
Trinh, 35.4% công nhận đó là một thực tại về
cả sinh lư lẫn thể lư, 28.7% chối bỏ và 35.8% hồ
nghi.
Qua kết qủa của cuộc t́m hiểu hữu ích này,
tác giả bài báo trên đây đă nêu lên nhận định
của ḿnh thế này: "T́nh trạng yếu kém trầm
trọng của thành phần giới trẻ Hoa Kỳ
nơi kiến thức về Mẹ Maria bộc lộ một
sự thiếu sót ở nội dung của việc giáo dục
tôn giáo. Nó đă tạo nên một trống rỗng
nơi kiến thức về Đức Tin chính yếu của
Công Giáo".
Ngày 18-12-1966, nữ sứ giả Magarita của Thông Điệp
T́nh yêu Nhân Hậu gủi Các Hồn Nhỏ có một ấn
tượng sâu xa về một cuốn phim du đăng, tiêu
biểu thảm năo của cả một thế hệ trẻ
sa đọa, Chúa Giêsu liền nói với bà như sau: "Chúng
vẫn c̣n là con cái của Cha, những đứa con khốn
khó đáng thương hại, nạn nhân của những
người đồng loại và của xă hội bỏ
mặc chúng theo số phận buồn thảm của
chúng... Bị pháp luật ruồng bỏ, chúng chỉ có thể
ch́m sâu hơn trong thói hư và trụy lạc".
Nếu "giới trẻ, niềm hy vọng của Giáo Hội",
đang là nạn nhân của những người đồng
loại và của xă hội bỏ mặc chúng theo số phận
buồn thảm của chúng", nhất là bằng việc
giáo dục đầu độc chúng như thế, hơn
là dùng giáo dục như phương thuốc giải độc
cho chúng, th́ tương lai của riêng giới trẻ cũng
là của chung thế giới và của Giáo Hội sẽ ra
sao? Nếu không phải, một khi không được cấp
thời cứu vớt, giới trẻ sẽ hoàn toàn trở
thành "mồi ngon cho thần dữ" hay sao!?! Thế nhưng, hiện tượng tuổi trẻ
trong thế giới ngày nay cần phải được cấp
thời cứu vớt như thế nào đây???
Giới
Trẻ: Trở Ḿnh... Chỗi dậy
Theo tôi, phương thế hiệu nghiệm nhất
để có thể cấp thời cứu vớt hiện
tượng giới trẻ trong thế giới ngày nay,
đó là huấn luyện tinh thần thiêng liêng đạo
đức cho họ. Đối với một số
người vốn yên trí và chủ trương rằng giới
trẻ ngày nay "khó dạy", "ham chơi", muốn
lôi kéo chúng, cần phải sinh hoạt vui nhộn hay nói bằng
thứ ngôn ngữ của giới trẻ mới được,
th́ chủ trương này của tôi hoàn toàn lỗi thời,
sai lầm và không thể nào chấp nhận được.
Đúng thế, theo tâm lư tự nhiên, tôi cũng
hoàn toàn đồng ư như vậy. Chính v́ thế, lần
đầu tiên được mời tiếp xúc với giới
trẻ ở một trại huấn luyện vào tháng 7/1991
tại Los Angeles, tôi cũng đă nhập đề bằng
một màn "ảo thuật" và đố vui. Tuy nhiên,
càng đi sâu vào "trong ḷng giới trẻ" (nhan đề
và nội dung của chương 3), qua 5 năm trực
tiếp hoạt động hằng tuần, hằng tháng
và hằng năm với họ, tôi cũng không thể nào phủ
nhận được những ǵ mắt thấy, tai nghe về
niềm xác tín trên đây của tôi. Đó là: "phương
thế hiệu nghiệm nhất để có thể cấp
thời cứu vớt hiện tượng giới trẻ
trong thế giới ngày nay, đó là huấn luyện tinh thần
thiêng liêng đạo đức cho họ".
Tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm về niềm
xác tín này của tôi trong chương 6, chương tŕnh bày
về sinh hoạt cũng như kết qủa ngoài sức
tưởng tượng của việc "Tĩnh Huấn
Giới Trẻ". Chính những thành qủa vượt
sức tự nhiên này đă làm cho tôi càng cảm nghiệm
được lời Chúa qủa "là thần linh và là sự
sống" (Jn.6:63). Bởi v́, nếu áp dụng vào trường
hợp của hiện tượng giới trẻ "là mồi
ngon cho thần dữ", th́ những lời Chúa sau đây
đă hoàn toàn ứng nghiệm: "Không ai có thể đột
nhập nhà của một người khỏe mạnh mà cuỗm
mất gia sản của họ, nếu trước hết
không phong tỏa (trói) người ấy lại (cẩn thận)"
(Mk.3:27; Mt.12:29); "Khi một người lực lưỡng
có đủ vũ khí canh giữ nhà ḿnh th́ của cải của
người ấy được bảo đảm.
Nhưng nếu có ai khoẻ hơn thắng được
người ấy th́ tất cả vơ khí mà người ấy
tin tưởng đều bị tịch thu,
rồiø của cải người ấy sẽ bị
cướp đi và phân tán" (Lk.11:21-22).
Lời Chúa trên đây cho chúng ta thấy rằng, nguyên nhân của
mọi băng hoại nơi chung con người, điển
h́nh là giới trẻ ngày nay, là v́ lư do phát xuất từ nội
tâm yếu kém của họ. Nếu họ "khoẻ mạnh",
tức "lực lưỡng có đủ vũ khí canh giữ
nhà (linh hồn) ḿnh" th́ chính bản thân của họ
đâu có bị "phong tỏa (trói)" bởi quyền lực
sự chết, và "gia sản" ơn thánh và văn hóa
của họ đâu có dể dàng "bị cướp
đi và phân tán" tan tành như vậy.
Chính v́ thế, "phương thế hiệu
nghiệm nhất để có thể cấp thời cứu
vớt hiện tượng giới trẻ trong thế giới
ngày nay, đó là huấn luyện tinh thần thiêng liêng đạo
đức cho họ". Tức là giới trẻ
ngày nay, hơn lúc nào hết, cần phải được
cẩn thận và kỹ lưỡng giúp cho trang bị
"đủ vũ khí" thiêng liêng, và c̣n phải biết
sử dụng cũng như bảo tŕ những vũ khí
này nữa, để chúng có thể tự vệ và chiến
đấu trong hàng ngũ Tông Đồ Giới Trẻ.
Vào ngày 19-10-1970, cũng qua nữ sứ giả của ḿnh
là bà Magarita, Chúa Giêsu đă xác nhận t́nh trạng thiếu
thốn lương thực thần linh là nguyên cớ
hư đi của các linh hồn trong thế giới ngày
nay như sau: "Tâm linh của thế giới không phải
là Thần Linh của Thiên Chúa. Thiên Chúa ở
đâu đối với thế giới này? Và thế giới ngày mai sẽ ra sao? Các linh hồn bám víu cách mù quáng vào những ǵ họ
được dạy dỗ. Mà họ
được dạy dỗ những ǵ? Ư niệm về Thiên Chúa ư? Về
sự công chính của Ngài ư? Về
t́nh yêu của Ngài ư? Than ôi, không phải
thế. Và nhiều linh hồn bị
rơi rụng trên đường tiến lên Trời v́ thiếu
dinh dưỡng thiêng liêng".
Như thế, chỉ khi nào giới trẻ được
huấn luyện thiêng liêng hết sức kỹ lưỡng
và cẩn thận, nhờ đó họ trở nên sung sức
với đủ chất dinh dưỡng thần linh, họ
mới có thể nắm giữ và sống đạo theo
tinh thần của bản Nội Qui và Chỉ Nam cho giới
trẻ Kitô giáo sau đây: "Các bạn trẻ hăy vâng phục
các vị tiền bối. Anh chị em hăy ăn
ở khiêm tốn với nhau, v́ Thiên Chúa chống lại kẻ
kiêu ngạo và ban ơn cho kẻ khiêm nhượng. Hăy hạ
ḿnh xuống dưới cánh tay uy quyền
của Chúa, để Chúa tôn vinh anh chị em lên trong ngày thuận
tiện. Hăy phó thác mọi lo lắng cho Chúa, v́
Chúa hằng săn sóc tới anh chị em. Hăy ăn ở tiết độ, hăy tỉnh thức,
v́ kẻ thù của anh chị em là ma qủi, nó như sư
tử gầm thét, hằng lượn quanh kiếm mồi.
Hăy lấy đức tin mạnh mẽ chống lại nó,
và hăy nhớ rằng các tín hữu ở khắp thế gian
đều chịu đau khổ như vậy" (1Pt.5:5-9).
Được như vậy, "hiện tượng giới
trẻ" trong thế giới ngày nay không c̣n là "mồi
ngon cho thần dữ" nữa, mà đích thực là
"niềm hy vọng của Giáo Hội", đúng
như nguyện ước của Giáo Hội cũng
như của Thánh Kinh sau đây: "Xin hăy nh́n Giáo Hội,
các bạn sẽ khám phá ra khuôn mặt Chúa Kitô, vị anh
hùng chân chính, khiêm tốn và khôn ngoan, vị ngôn sứ của
chân lư và t́nh yêu, là bạn đường cũng là bạn
thân của giới trẻ" (Sứ Điệp Bế
Mạc Công Đồng Chung Vaticanô II, đoạn 30). "Hỡi
giới trẻ, tôi viết cho qúi bạn, v́ qúi bạn dũng
mănh, Lời của Thiên Chúa ở trong qúi bạn và qúi
bạn chiến thắng tên gian ác" (1Jn.2:14).
(Chương thứ nhất này, trừ một
số đoạn trong phần 3, đă được phổ
biến trên nguyệt san Dân Chúa số 229, tháng 3/1996, dưới
nhan đề: "Hiện Tượng Giới Trẻ
trong Thế Giới Ngày Nay: Mồi Ngon cho Thần Dữ hay
Niềm Hy Vọng của Giáo Hội").
Vấn
Đề cần Giải Quyết:
Đọc xong chương mở đầu này, chắc có
bạn sẽ thắc mắc: Đồng ư, theo
nguyên tắc, "phương thế hiệu nghiệm nhất
để có thể cấp thời cứu vớt hiện
tượng giới trẻ trong thế giới ngày nay,
đó là huấn luyện tinh thần thiêng liêng đạo
đức cho họ". Thế nhưng,
làm sao để bắt đầu huấn luyện tinh thần
đạo đức cho họ, nếu họ chưa hay
không hứng thú về vấn đề này?
Phải, thưa qúi bạn, đây là vấn đề then
chốt để khởi sự cũng như để
thành công trong việc làm Tông Đồ Giới Trẻ. Vấn
đề này có thể được giải quyết về
cả hai phương diện, phương diện gợi
hứng (motivation) và phương diện tiến tới
(approach). Theo nguyên tắc, vị Tông Đồ
Giới Trẻ phải kiêm cả hai phương diện
này. Tức là vị này phải làm sao ngay từ đầu
có thể thu hút được giới
trẻ, nhờ đó giới trẻ mới dể dàng chấp
nhận họ và nghe họ.
Tuy nhiên, trên thực tế, cái
"motivation" vốn đă có sẵn nơi ḷng của
giới trẻ rồi, nghĩa là, tự đáy ḷng ḿnh, con
người ta, trong đó có cả giới trẻ, ai cũng
hướng về và khao khát chân thiện mỹ. Do
đó, tất cả mọi sự con người vẫn
t́m kiếm theo đam mê và dục vọng của ḿnh, theo
kinh nghiệm, không thể nào hoàn toàn và vĩnh viễn thỏa
măn họ, cho đến khi họ t́m thấy hay đạt
được, ở một mức độ nào đó,
chính chân thiện mỹ.
Do đó, vị Tông Đồ Giới Trẻ chỉ c̣n một
việc duy nhất là làm sao "approach" giới trẻ
mà thôi. Nếu giới trẻ vẫn hướng về và
khao khát chân thiện mỹ, th́ vị Tông Đồ Giới
Trẻ cũng chỉ có thể "approach" họ bằng
tất cả những ǵ là chân thiện mỹ mới có thể
thu hút họ, mới có thể bắt được làn
sóng (wave) hay tần số (frequency) của họ, và họ
cũng mới có thể nghe thấy chương tŕnh phát
thanh, phát h́nh của ḿnh một cách thích thú.
Bằng không, như một món ăn không hợp t́ vị
th́ chắc chắn tự nhiên sẽ bị tống ra ngoài
thế nào, giới trẻ cũng sẽ chán ngấy và buồn
nản khi thưởng thức những thứ mà khả
năng hay bản năng tự nhiên của chúng cũng có
thể tự t́m thấy, hoặc bạn bè của chúng cũng
có thể cho nhau được.
Nếu lấy chân thiện mỹ vừa là tâm điểm
(mục tiêu) vừa làm đường kính
(phương thức) để "approach" ṿng tṛn
giới trẻ, th́ bất cứ hoạt động nào
cũng phải nhắm đến chân thiện mỹ và phải
có tính cách chân thiện mỹ. Chẳng hạn phương
thức dung ḥa điển h́nh nhất để có thể
"approach" giới trẻ dễ dàng là tṛ chơi Thánh
Kinh (chương 8) hay Đại Hội Giới Trẻ
(chương 10).
Tuy nhiên, đễ áp dụng thực hành, nên theo
nguyên tắc chung sau đây. Trước hết, về
phương diện tiêu cực, bất cứ phương
thức "approach" giới trẻ nào, dù hay ho, lợi
ích, hợp thời đến đâu đi nữa, như
nhẩy đầm (chương 4), nếu nó có thể làm
lu mờ chân thiện mỹ là đối tượng giới
trẻ luôn hướng về và khao khát, vẫn là một
"approach" không tốt và sẽ gây phản tác dụng
(side effect); và về phương diện tích cực, bất
cứ phương thức "approach" giới trẻ
nào, dù khô khan, có vẻ không thích hợp đến
đâu đi nữa, như Tĩnh Huấn (chương 6)
hay đi đàng Thánh Giá (chương 7), nếu có thể
làm sáng tỏ chân thiện mỹ nơi giới trẻ,
không nên sợ sệt và bỏ qua.
Đúng thế, nếu vị Tông Đồ Giới Trẻ
thật t́nh kính mến Thiên Chúa và tha thiết yêu
thương giới trẻ, tự nhiên họ sẽ biết
cách "approach" giới trẻ và thu hút giới trẻ.
Bởi v́, Thần Linh, hồn sống của ḷng mến
Chúa và yêu người này, là chính tác nhân "approach" giới
trẻ qua vị Tông Đồ Giới Trẻ và của vị
Tông Đồ Giới Trẻ, đồng thời Ngài cũng
chính là nguồn "motivation" nơi giới trẻ và của
giới trẻ vậy!