-2-
Khát Vọng
Giới Trẻ
Người Mẹ
Thư Sinh
Tại ngă ba đường. Chiếc xe Toyota Tarcel 1995 nhỏ của tôi dừng lại
trước bảng "Stop". Bên kia đường,
đói diện với chiếc xe của tôi, là một trong
những trường trung học đệ nhất cấp
ở học khu Pomona, Palomare Junior High, dành cho học sinh lớp
7 và 8, tuổi từ 12 đến hết 13. Trước mắt
tôi bấy giờ, đang lững thững băng qua
đường là một nữ thư
sinh thuộc lứa tuổi trên, lưng đeo một bịch
sách vở (school bag), ngực... ôm một đứa bé
sơ sinh! Em nữ thư sinh này đang
bế ai đây? Em ḿnh hay con ḿnh?? Tại sao đến
trường mà lại phải ẵm cả em hay con của
ḿnh đi như vậy???
Thế là h́nh ảnh người nữ thư sinh lưng
đeo "school bag", ngực ôm đứa nhỏ lững
thững băng qua đường tiến vào học
đường đă in vào đầu óc vốn suy tư về
thời thế của tôi.
Theo thống kê, kết qủa của những cuộc
nghiên cứu và khám phá, th́ mỗi ngày, chỉ tại tiểu
bang California này thôi, có 385 em vị thành niên nữ (teenagers),
tuổi từ 11 đến 18 khám phá ra là ḿnh đă có thai,
và trong cùng một ngày, có gần 140 cô bạn của họ
sinh con! Năm 1986, có 52.718 (tức trên năm mươi hai
ngàn) cuộc sinh nở từ thành phần thanh thiếu nữ
(adolescent), trong đó có 1/3 là của thành phần vị thành
niên. Thống kê c̣n cho biết việc hưởng lạc
thú xác thịt (sexual activity) trong thành phần dậy th́ ở
Hoa Kỳ đă tăng lên từ thập niên 1970.
Phải, kể từ thập niên 1970, thập niên mà luật
pháp đă cho phép dễ dàng ly dị (từ 1966) và phá thai
(1973) tại Hoa Kỳ, mà vào thời điểm này, trong
đêm 29 rạng ngày 30-5-1973, qua người nữ sứ
giả Magarita cho Thông Điệp T́nh yêu Nhân hậu gửi
Các Hồn Nhỏ của ḿnh, Chúa Giêsu đă phiền trách: "Giáo
dục phái tính cho trẻ em có thể làm nẩy sinh nơi
các em những tâm t́nh thanh sạch, đoan trang nết na, tôn
trọng sự sống và tuân giữ giới răn của
Cha hay chăng? Đối với những trẻ em xấu
số đó, điều ấy chỉ gây ṭ ṃ và kích thích
chúng t́m cách giải quyết bắng kinh nghiệm bản
thân. Đó có phải là luật của Chúa không? Bản tính
tự nhiên không cần chi tới những kẻ phá hoại
đức trong sạch thiên thần của trẻ em, v́ bản
tính đó sẽ tự động đi vào cuộc đời,
khi tới thời điểm của nó".
Nữ Hùng Ngă Ngựa
Phải, nếu qủa thật em nữ thư sinh băng
qua đường hôm ấy, lưng đeo "school
bag", ngực ôm đứa bé sơ sinh là một Người
Mẹ Thư Sinh, nạn nhân của thời cuộc, của
chiến dịch giáo dục làm t́nh an toàn, giáo dục về
kỹ thuật, hơn là giáo dục về mỹ thuật,
về luân thường đạo lư, về nết na đức
hạnh v.v., th́ đối với tôi, Người Mẹ
Thư Sinh này cũng là một Nữ Anh Hùng Ngă Ngựa nữa.
Tại sao?
Trước hết, bởi v́ Người Mẹ Thư
Sinh này, so với thành phần "người lớn",
nhất là thành phần làm mẹ đích thực trong đời
sống hôn nhân. Nếu mỗi năm tại Hoa Kỳ có tới
1 triệu rưỡi vụ phá thai, và trên thế giới mỗi
năm cũng có trên 60 triệu thai nhi bị thảm sát
để làm vật tế thần tôi của các bà mẹ,
th́ Người Mẹ Thư Sinh ngực ẵm đứa
bé sơ sinh đó không phải là Nữ Anh Hùng Ngă Ngựa
hay sao!?!
Sau nữa, bởi v́ Người Mẹ Thư Sinh này so với
một số vụ gái vị thành niên bỏ đứa con
sơ sinh của ḿnh vào thùng rác, hay giết đứa nhỏ
khi nó vừa được sinh ra. Chẳng hạn trường
hợp của một nữ sinh trung học Việt Nam ở
Orange County, tiểu bang California, vào đầu thập niên 1990.
Nếu sau khi hạ sinh đứa con, người nử
thư sinh Việt Nam này cho đứa nhỏ vào cầu
tiêu giật nước để phi tang, th́ Người Mẹ
Thư Sinh kia không phải là một Nữ Anh Hùng Ngă Ngựa
hay sao!?!
Người Mẹ Thư Sinh này qủa thật là một Nữ
Anh Hùng Ngă Ngựa. "Ngă ngựa" ở chỗ yếu
đuối, ở chỗ bị mắc cạm bẫy của
xă hội, bẫy "safe sex"; và "anh hùng" ở
chỗ dám làm dám chịu, không ném đá giấu tay, không phi
tang, không độc ác đến giết hại cả
đứa con vô tội ruột thịt của ḿnh, một
việc mà cả con vật vô tri thức cũng không làm!
Người Mẹ Thư Sinh: Nữ Anh Hùng Ngă Ngựa này,
theo tôi, trong thời gian cưu mang con ḿnh, chắc đă phải
chiến đấu với gia đ́nh, bạn bè, thày cô
để nhất định giữ đứa nhỏ cho
tới cùng, dứt khoát không chịu phá thai, một kỹ
nghệ văn minh trong việc đâm thuê chém mướn
ăn tiền đang thịnh hành như cơm bữa ngày
nay.
Người Mẹ Thư Sinh: Nữ Anh Hùng Ngă Ngựa này ẵm
đứa con sơ sinh đến trường làm ǵ? Phải
chăng cô không t́m được ai giữ con cho để
đi học? Gửi con vào nhà giữ trẻ th́ cô làm ǵ có
tiền? Chắc cô không được ai chỉ dẫn cho
là nếu cô xin hưởng trợ cấp xă hội
(chương tŕnh AFDC cho gia đ́nh có con dưới 18 tuổi),
cô có thể gửi con cho nhà giữ trẻ do chính phủ
đài thọ để mà đi học? Phải chăng v́
cô không muốn ai giữ con cho ḿnh, lúc nào cũng phải có
đứa con bên cạnh ḿnh mới được? Hay là
hôm đó cô muốn đem đứa nhỏ đến
trường để khoe với bạn bè, với thày cô,
dù trước đó họ có thể là những người
đă xúi giục cô phá thai? Dầu sao, việc Người
Mẹ Thư Sinh: Nữ Anh Hùng Ngă Ngựa này dám phô bày
"cái xấu" của ḿnh ra trước mặt mọi
người, mà hiện thân là đứa con hoang của
ḿnh, đối với truyền thống văn hóa Việt
Nam, có thể là một việc làm vô liêm sỉ, song tại
xă hội "chịu chơi" (pro-choice) này, một xă hội
theo văn hóa tranh đấu (competition), mạnh được
yếu thua, chỉ biết có quyền làm người
hơn là t́nh người và đạo làm người, th́
hành động yêu thương và bảo vệ sự sống
của một nữ sinh đệ nhất cấp yếu
đuối này vẫn có một tính cách anh hùng đầy
thách đố (challenge) và thắng đoạt (championship).
Hoa Trái bên Đuờng
Theo tự nhiên, nhất là theo truyền thống văn hóa Á
Đông, trong đó có Việt Nam, nặng về danh giá xă hội,
đến nỗi nhiều lúc mâu thuẫn hay phản lại
đạo làm người, th́ một đứa nhỏ
được chửa hoang và sinh ra lạc loài sẽ là một
thứ đồ bỏ, là một thứ Hoa Trái Bên
Đường, hoang dại, muốn làm sao th́ làm, tùy theo kẻ
qua đường.
Tôi không biết Người Mẹ Thư Sinh: Nữ Anh Hùng
Ngă Ngựa này là người theo tôn giáo nào? Nếu là một
Kitô hữu Công Giáo th́ hiểu giáo lư đến đâu. Chắc
chắn là cô không thể nào bằng các nhà luân lư thần học
cấp tiến dạy trong các trường đại học
Công Giáo. Nhưng hành động không phá thai của cô đă
nói lên ḷng yêu mến chân thành theo lương tri tự nhiên của
cô đối với Thiên Chúa, qua việc tôn trọng những
ǵ Ngài ban cho cô, cao qúi như sự sống sơ sinh mà cô âu
yếm gh́ chặt trong ngực của ḿnh, khi cô băng qua
ngă ba của con đường đời hiểm trở,
đầy gai góc và cạm bẫy mà cô đă hơn một
lần rơi xuống!
Hoa Trái Bên Đường của Người Mẹ
Thư Sinh: Nữ Anh Hùng Ngă Ngựa này là một chứng cớ
hết sức sống động nói lên rằng: con người
dù yếu đuối tội lỗi đến đâu, vẫn
t́m kiếm, yêu qúi và ǵn giữ tất cả những ǵ là
chân thiện mỹ. Ngược lại, chính v́ con
người c̣n t́m kiếm chân thiện mỹ ngay trong tội
lỗi của ḿnh như thế đă đủ chứng tỏ
những sa ngă của họ là do yếu đuối mà ra và
họ vẫn có thể cải thiện đời sống.
Căn cứ theo việc làm của con người, th́ qủa
thật đứa nhỏ mà Người Mẹ Thư Sinh
ôm ấp trong ngực của ḿnh đó, đúng là một Hoa
Trái Bên Đường. Thế nhưng, tự ḿnh, theo bản
chất vô tội bẩm sinh của ḿnh, cùng với quyền
làm người thiên phú ngay khi c̣n trong ḷng mẹ, th́ Hoa Trái
Bên Đường này chính là một sự thiện của
Thiên Chúa và từ Thiên Chúa mà đến. Do đó, ai dám hủy
diệt nó đi, dù đối với họ có chính đáng
đến đâu, như họ bị hiếp mà có nó, trừ
trường hợp để giữ mạng sống
người mẹ (nếu bà không muốn tự hy sinh mạng
sống cho nó), là phạm trọng tội trước Đấng
Tối Cao. Ngược lại, ai chấp nhận nó tự
tay Thiên Chúa, dù nó là Hoa Trái Bên Đường đi nữa,
cũng sẽ được hưởng phúc bởi nó mà
ra.
Sự kiện con cái là phúc đức cho cha mẹ này đă
được Thánh Kinh tŕnh thuật, nhất là trong mầu
nhiệm Mân Côi thứ hai: "Đức Bà đi viếng
bà thánh Isave". Sở dĩ việc Đức Bà đi viếng
bà thánh Isave được kể là một mầu nhiệm,
v́ đó là một biến cố siêu nhiên, bao gồm và xẩy
ra những sự lạ lùng. Việc lạ lùng thứ nhất
là việc thai nhi Gioan nhẩy mừng trong ḷng mẹ ḿnh là
bà thánh Isave. Việc là lùng thứ hai là việc mẹ của
thai nhi Gioan được đầy Chúa Thánh Linh, tự
động nhận biết Mẹ Maria là "Mẹ
Chúa" (Lk.1:43) rồi cất tiếng chúc tụng Người.
Thế nhưng, theo tiến tŕnh của biến cố
thăm viếng hay mầu nhiệm thăm viếng này, nếu
thai nhi Gioan không nhảy mừng trong ḷng bà thánh Isave trước,
th́ bà mẹ này cũng đâu có được "đầy
Thánh Linh" (Lk.1:41). Như thế, ở đây, "cha mẹ
để đức cho con" hay con cái làm phúc cho cha mẹ!?!
Tuy nhiên, sự việc thai nhi Gioan nhẩy mừng trước,
nhờ đó, mẹ của ngài được "đầy
Thánh Linh" sau, cũng không thể nào xẩy ra, nếu
thai nhi Gioan, qua tai mẹ của ḿnh, không nghe thấy tiếng
chào của Đức Maria (x.Lk.1:41). Ở đây, đúng là
"phúc đức tại mẫu". Mà lời chào đầy
ơn phúc của Mẹ Maria có thể nào gây ra tác dụng trực
tiếp nơi thai nhi Gioan (trước) và gián tiếp
nơi thai mẫu Isave (sau), nếu bấy giờ Mẹ
Maria không có "Giêsu con ḷng bà gồm phúc lạ" (Lk.1:42).
Như thế, chúng ta thấy hai thai nhi, Gioan và Giêsu, đều
làm phúc cho thai mẫu của ḿnh. Thế mà, hai thai nhi này,
trước mặt thế gian, nhất là thai nhi Giêsu, lại
là một Hoa Trái Bên Đường. Đến nỗi, nếu
Thiên Chúa không kịp thời can thiệp th́ cà hai mẹ con
Người đă bị ném đá chết từ lâu rồí!
Ôi, lạy Chúa Giêsu Thai Nhi, nhờ lời Mẹ Maria chuyển
cầu, xin Chúa thương đến vô số thai nhi vô tội
đă, đang và sẽ bị thảm sát trong thế giới
tối tăm mù mịt văn hóa tử vong ngày nay
("culture of death"). Xin Chúa, cũng v́ cuộc hy sinh ngây
thơ vô tội của các em, như cuộc hy sinh của
các thánh Anh Hài ngày xưa, thương tha thứ cho những
người mẹ đáng thương c̣n hơn cả các
em nữa, để ít là các bà mẹ có thể được
nên giống như Người Mẹ Thư Sinh: Nữ Anh
Hùng Ngă Ngựa!
(Chương này được viết xong vào ngày Lễ
Đức Mẹ Thăm Viếng, 31-5-1995, và đă
được phổ biến trên nguyệt san Đức
Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 109, tháng 8/1995, dưới
nhan đề: "Người Mẹ Thư Sinh: Nữ Anh
Hùng Ngă Ngựa và Hoa Trái Bên Đường". Bài báo này,
theo cha chủ bút bấy giờ cho biết vào ngày 8-8-1996 là
bài viết rất hay và có tiếng vang).
Sở dĩ bài này ở đây lấy nhan đề
"Khát Vọng Giới Trẻ" là v́, như đă
được nhận định ở ngay trong bài, trang
26: "Hoa Trái Bên Đường của Người Mẹ
Thư Sinh: Nữ Anh Hùng Ngă Ngựa này là một chứng cớ
hết sức sống động nói lên rằng: con người
dù yếu đuối tội lỗi đến đâu, vẫn
t́m kiếm, yêu qúi và ǵn giữ tất cả những ǵ là
chân thiện mỹ. Ngược lại, chính v́ con
người c̣n t́m kiếm chân thiện mỹ ngay trong tội
lỗi của ḿnh như thế đă đủ chứng tỏ
những sa ngă của họ là do yếu đuối mà ra và
họ vẫn có thể cải thiện đời sống".