TÔNG ĐỒ GIỚI TRẺ
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
-3-
Trong Ḷng
Giới Trẻ
Nh́n vào giới trẻ
hiện nay, giới trẻ trước ngưỡng cửa
của Đệ Tam Thiên Niên, nhất là giới trẻ tại
Âu Mỹ, dù khách quan và lạc quan mấy đi nữa,
người ta cũng khó ḷng mà phủ nhận được
hiện tượng hiển nhiên này, đó là: "Tuổi
trẻ hôm nay chẳng những đang là nạn nhân của
xă hội mà c̣n là tai họa cho xă hội nữa".
Nhận định trên đây chính là nhận
định của tôi, đă được phát biểu
trong cuốn "Vào Đời" mà tôi viết về giáo
dục từ năm 1989. Tuy nhiên, sau khi xuất bản
cuốn sách này năm 1990, tôi được dịp phục
vụ giới trẻ trong một phong trào Công Giáo Tiến
hành ở Tổng Giáo Phận Los Angeles, cho tới nay, suốt
năm năm trời trực tiếp và đi sát với họ,
càng đi sâu vào "Trong Ḷng Giới Trẻ", tôi mới
khám phá ra rằng, nhận định của tôi về giới
trẻ trên đây, tuy rất chính xác, nhưng thực trạng
giới trẻ mà tôi nhận xét ấy hoàn toàn chỉ là một
"hiện tượng", và v́ tự bản chất là
một "hiện tượng" nên thực trạng tuổi
trẻ này rồi cũng sẽ biến mất vào "thực
tại", chẳng khác ǵ như màn đêm tăm tối sẽ
biến tan trong ánh sáng của ban ngày vậy!
Giới Trẻ: Sức
Sống Linh Thiêng
Vâng, chính mắt của tôi, cũng như của
một số thành phần người lớn, trong đó
có cả các vị linh mục, đă nh́n thấy một rạng
đông, đang lên trên bầu trời giới trẻ.
Dù mới chỉ le lói, dù mới nhú lên ở một
góc trời dưới tầm mắt nh́n hiện tại của
chúng tôi. Nhưng qủa thật đă có những tia hy vọng bộc phát từ giới trẻ.
Họ là giới trẻ hầu hết từ 16 đến
20, nam cũng như nữ, hằng năm rủ nhau đi
tham dự khóa tĩnh huấn 3 ngày cuối tuần về Sứ
Điệp Fatima. Mỗi năm một
đông. 15 bài huấn đức khô khan, 5 bài về Cải
Thiện Đời Sống, 5 bài về Lần Hạt Mân
Côi, và 5 bài về Tôn Sùng Mẫu Tâm. Thế mà,
kinh nghiệm hiển nhiên đă cho thấy, người
nghe vẫn không đủ giờ nghe, người giảng
cũng không đủ giờ giảng, cho mỗi bài huấn
đức kéo dài 45 phút. Khóa tĩnh huấn năm 1995
chẳng hạn, có bài huấn đức của một vị
linh mục trên 60 tuổi đă kéo dài đến đúng 1 tiếng
45 phút liền mà các em vẫn c̣n muốn nghe. Đừng
tưởng giới trẻ chỉ ham vui! Họ
ngồi lắng nghe, họ hào hứng hỏi, họ nao nức
chia sẻ. Tinh thần ham học hỏi cả những
ǵ khô khan như thể lỗi thời ấy là một bài
giảng hùng hồn nhất, đánh động cả thành
phần đến huấn đức cho họ!
Thứ Bảy Đầu Tháng nào trong năm, từ các
nơi trong Tổng Giáo Phận, giới trẻ của phong
trào này cũng kéo nhau tới địa điểm (luân
phiên) tổ chức, để cùng nhau Đền Tạ
Đức Mẹ và học hỏi thiêng liêng đạo
đức. Dù mưa gió xa xôi, và hầu như không có tổ
chức sinh hoạt vui nhộn chung ǵ cả,
như họ vốn biết trước, thế mà họ
vẫn kéo tớí! Động lực nào đă thúc đẩy
họ làm một việc trái nghịch với bản tính và
khuynh hướng tự nhiên thích bay nhẩy, tự do phóng
khoáng của họ như thế? Chưa hết, vào các tối
thứ bảy hằng tuần, lúc mà một số giới
trẻ khác đang tưng bừng nhộn nhịp dancing
trong ánh đèn huyền ảo ở các tiệm nhẩy, th́
tại địa phương sinh hoạt của phong trào
giới trẻ này, có từng nhóm thanh thiếu niên tự
động họp nhau lại, tại một nhà thờ hay
một tư gia, để lần hạt Mân Côi và chia sẻ
Lời Chúa.
Trong giờ cầu nguyện của họ, chính yếu là lần
chung với nhau 50 kinh Mân Côi, họ qùi suốt,
không ngồi, vừa cầu nguyện, vừa hy sinh. Mănh lực
nào đă lôi cuốn họ trung thành cả mấy năm nay
rồi, bỏ đi những lôi cuốn của giới trẻ
cùng lứa vào tối thứ bảy, như tụ họp
hát ḥ (Karaoke), rủ nhau nhảy nhót v.v., để đi t́m
những sự có vẻ thiêng liêng hăo huyền đối với
giới trẻ như vậy? Ngoài ra, trong giờ chia sẻ
sau đó, chính giới trẻ c̣n muốn mời và mong gặp
những vị người lớn đến mớm cho
chúng ăn những ăn thuần túy
đạo đức.
Giới trẻ này h́nh như đói khát chân lư,
thèm thuồng thiện hảo. Bởi đó, càng nghe, họ
càng thích, càng thỏa, và càng sống đạo tốt lành
hơn, được biểu lộ rơ ràng nhất qua việc
yêu thương, đoàn kết với nhau phục vụ
đoàn sinh nhỏ vào các buổi sinh hoạt hằng tuần
trước Thánh Lễ Chúa Nhật, và nhất là qua việc
họ lắng nghe tiếng Chúa gọi để hiến
thân trong đời sống tu tŕ. Lư do nào đă làm cho thành phần
giới trẻ này chẳng những không sợ người
lớn, trái lại, c̣n thích nghe những bậc lớn tuổi
đáng làm ông bà, cha chú, cô d́ của ḿnh, c̣n tự nguyện
cởi mở ḷng ḿnh ra chia sẻ với các bậc tiền
bối để được hướng dẫn đi
đường nhân đức trọn lành như vậy?
Phải, tất cả những dẫn chứng
trên đây về một nhóm giới trẻ, đối với
nhiều người, chắc khó ḷng mà tin được.
Thế nhưng, đây là một việc hiển nhiên đă
bắt đầu phát hiện từ năm 1993, và vẫn
c̣n tiếp diễn cho tới nay, mỗi ngày một
"đâm rễ vươn cao"! Trước những
con người trẻ này, tôi thường thú nhận và tâm
sự như sau: "Nếu tôi bằng tuổi các em, sống
trong thời buổi này, chắc chắn tôi không được
như các em bây giờ... Đó là do ơn Chúa qua
Đức Mẹ ban cho các em. Các em hăy giữ lấy và sống
theo ơn Chúa! Tâm hồn các em, tự bản chất, vốn
hướng về và t́m kiếm chân thiện mỹ, th́ chẳng
khác ǵ như một b́nh xăng chứa loại xăng
'super unleaded'. Nếu các em ham rẻ đổ loại
xăng 'regular' vào, tức những ǵ không hợp với nó,
th́ cuộc đời của các em như chiếc xe chỉ
chạy được một thời gian là bị hỏng,
không chạy được nữa. Cám ơn các em đă tiếp
nhận tôi. Để đáp lại, tôi sẽ cố gắng
đổ vào tâm hồn các em những chất 'super' linh
thiêng cần cho các em..."
Giới Trẻ: Khát Khao Chân Thiện
Cảm nhận được sức sống linh
thiêng mănh liệt nơi giới trẻ mà tôi đang tiếp
xúc và phục vụ này, tôi càng xác tín như sau. Một mặt,
sở dĩ giới trẻ t́m kiếm những vui thú mau
qua, nhiều khi tội lỗi, là v́ chúng đói khát chân thiện
mỹ mà chưa thỏa hay không được thỏa, bởi
không có mà ăn hay không ai cho ăn. Trái lại, sở dĩ
giới trẻ ngang tàng, phá phách, ngông cuồng, phạm pháp,
đọa đầy, là v́ chúng chẳng những không
được mớm cho những chất sinh dưỡng
bổ béo như tâm hồn chân chất của chúng vốn
khao khát, mà c̣n lại bị đầu độc bởi những
thứ "mật ngọt chết ruồi", hoặc những
thứ ăn vào chỉ làm cho đau bụng hay buồn nôn
mà thôi. Bởi đó, nếu giới trẻ được
giáo dục đàng hoàng, được hướng dẫn
đích đáng, được nâng đỡ đến
cùng, chúng chẳng những làm người mà c̣n làm thánh nữa.
Đúng thế, thánh Auguatinô, sau thời gian trẻ tuổi
đi hoang, theo đam mê nhục dục, theo danh vọng trần
gian, theo triết thuyết sai lầm, cuối cùng đă phải
"Tự Thú" (I,1): "Ôi Chúa, Chúa đă dựng nên
chúng con cho chính Chúa, nên ḷng chúng con khắc khoải cho tới
khi nghỉ yên trong Chúa". Từ cảm nghiệm linh
thiêng này ở nơi mỗi một con người, rơ rệt
nhất là nơi con người trẻ, thực tế cho
thấy, v́ con người hướng về và t́m kiếm
chân thiện mỹ, mà dù cho họ là ai, có là một tên đại
ma đầu, lừa dối được tất cả
thế gian này đi nữa, họ cũng không muốn chính
ḿnh họ bị đánh lừa, nghĩa là gian dối
như họ mà cũng muốn biết sự thật. Điển
h́nh nhất là "ma qủi... cha của những sự dối
trá" (Jn.4:44), "tên cám dỗ cả thế gian"
(Rev.12:9), thế mà hắn vẫn muốn biết Chúa Kitô là
ai: "Nếu ngươi là Con Thiên Chúa" (Mt.4:3,6). Hoặc
con người có là một tên đại ác độc, giết
hại biết bao mạng sống con người ta, song tự
họ vẫn muốn được thương, vẫn
muốn không bị ai lấy mạng của ḿnh, vẫn
mong được hưởng mọi may lành theo ḷng mong
ước v.v Điển h́nh là trường hợp của
Cain, sau khi sát hại em ḿnh th́ tỏ ra cảm giác sợ bị
trả thù (x.Gn.4:14).
Chính v́ mầm mống chân thiện được gieo vào tận
đáy ḷng của con người ta như vậy, mà một
khi c̣n sống, họ vẫn có thể cải thiện, vẫn
có thể nghe thấy tiếng lương tri. Miễn là,
vào một lúc nào đó, cho dù là giây phút cuối cùng của cuộc
đời chất ngất tội lỗi, nếu c̣n
được đánh động, họ vẫn có thể
cảm nhận được thân phận của ḿnh
trước Đấng Tối Cao, Đấng Toàn Chân Toàn
Thiện. Có lẽ đáng động một con người
chai đá th́ khó, chứ đáng động một con
người trẻ đang lớn, đang hết sức khát
vọng chân thiện, th́ dể dàng mới phải. Mà cũng
chính v́ tâm hồn của chung con người và của riêng
giới trẻ được Thiên Chúa thượng trí dựng
nên phải được đổ bằng những chất
liệu "super" (hảo hạng), song lại chứa
toàn những thứ "regular" (thông thường), th́
máy móc trong con người bị trục trặc và hư hỏng
là phải, nếu không sửa chữa không thể nào chạy
lại được.
Căn cứ vào những nguyên tắc tâm linh và viện chứng
thực tế trên đây, chúng ta không thể nào phủ nhận
được một sự thật phũ phàng đáng thương,
đó là: xă hội loài người ngày nay nói chung, và giới
trẻ nói riêng, sở dĩ đang băng hoại, đang
bị "bankrupcy" (khánh kiệt), mất vốn, mất
gốc, là v́, như các đoạn Phúc Âm theo Mathêu 12:29, Marcô
3:27 và Luca 11:21-22 nói đến,ï con người của họ
đă bị kẻ gian đột nhập, tự do của
họ đă bị trói buộc, và tâm hồn của họ
đă bị cướp bóp, bởi "đối
phương là ma qủi vây hăm như sư tử gầm gừ
ŕnh chực nuốt mồi" (2Pt.5:8).
Trước một thực trạng thảm bại như
vậy, làm sao có thể đánh động được
giới trẻ, để chúng đang hoang đàng trở
thành ngoan đạo, đang băng đảng trở thành
một lực lượng làm tông đồ cho chính giới
trẻ của ḿnh?
Giới Trẻ: Mục Tử Chăn Nuôi
Đến đây, chúng ta lại trở về với nhận
định ban đầu của bài viết này. Nhận
định đó là: giới trẻ đang băng hoại
hiện nay là một "hiện tượng" mà thôi, chứ
không phải là một "thực tại". Đă là một
"hiện tượng", tất nhiên, theo bản chất
của ḿnh, nó sẽ qua đi, chứ không thể nào vĩnh
tồn và vĩnh hằng như chính cái được gọi
là "thực tại". Sở dĩ có "hiện
tượng" giới trẻ băng hoại ngày nay, là
v́ mầm mống Chân Thiện, khát vọng Chân Thiện, tận
đáy ḷng của con người chúng, như cũng đă
được nhận định trên, chưa được
thỏa hay không được thỏa, trái lại, nhiều
khi mầm mống và khát vọng Chân Thiện này c̣n bị
bóp nghẹt, dập tắt, bởi những gian ác của
cuộc đời đầu độc. Bởi vậy,
muốn cứu văn giới trẻ, cần phải chiếu
sáng Chân Thiện là "thực tại" đời đời
mới có thể xua tan "hiện tượng" đêm
tối huyền hoặc đang chập chúng bao trùm và vồ
vập đám giới trẻ vô tội đáng
thương. V́ chỉ có "chân lư", chứ không phải
bất cứ một thần tượng hay chủ thuyết
trần gian nào, dù là khuynh hướng hiện sinh, khoa học
thực nghiệm hay kỹ thuật tân kỳ, mới có khả
năng chiếu sáng để hoàn toàn "giải cứu"
(Jn.8:32) con người một cách dứt khoát và toàn vẹn
mà thôi.
Đúng thế, cái "giải cứu" con người,
"giải cứu" giới trẻ là "chân lư",
là Chúa Kitô, chứ không phải chính chúng ta, thành phần Tông
Đồ Giới Trẻ đang quan tâm đến giới
trẻ, đang lo cho giới trẻ, đang hết ḿnh phục
vụ giới trẻ, mà chúng ta không nên sợ rằng, tự
chúng ta không thể nào chinh phục được giới
trẻ, không thu hút được giới trẻ, không hiểu
được giới trẻ, và không đối thoại
được với giới trẻ. Chúa Kitô chính là
"đường lối" (Jn.14:6) để thành phần
Tông Đồ Giới Trẻ chúng ta đến gặp gỡ
giới trẻ, và cũng để giới trẻ có thể
đến gặp gở chúng ta, cũng như Người
luôn là "đường lối" để "Thiên
Chúa là Đấng vô h́nh" (Col.1:15) tỏ ḿnh cho con người,
đồng thời để con người "đến
cùng Cha" (Jn.14:6).
Chúa Kitô chẳng những là "đường lối"
mà c̣n là chính "chân lư", là đối tượng khát
khao của ḷng con người. Do đó, nếu chung con
người và riêng giới trẻ không t́m đâu ra "chân
lư" ngoài Chúa Kitô, để "được sống
viên trọn" (Jn.10:10), th́ những người có trách nhiệm
giáo dục giới trẻ nói chung, nhất là thành phần
phục vụ giới trẻ trong các phong trào Công Giáo Tiến
Hành nói riêng, không c̣n cách nào hơn là "mặc lấy Chúa
Giêsu Kitô" (Rm.13:14) mà đến với giới trẻ,
để giới thiệu Chúa Kitô cho họ. Bảo đảm
giới trẻ sẽ nhận ra Chúa Kitô nơi bạn, và sẽ
hết sức "welcome" (tiếp nhận) bạn, cần
đến bạn và thích gần gũi với bạn. Bởi
v́, "chiên của Ta th́ nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và
chúng theo Ta" (Jn.10:27). Thế nhưng, làm sao để cho
giới trẻ nhận ra Chúa Kitô nơi tôi, nghe thấy tiếng
Chúa Kitô qua tôi, nhờ đó, họ có thể ngoan ngoăn đi
theo Người?
Kinh nghiệm hoạt động tông đồ nói chung
đă cho thấy rằng, nếu không khéo léo th́ chính việc
tông đồ lành thánh lại làm hại chính vị tông
đồ. Nơi công cuộc làm Tông Đồ Giới Trẻ
cũng vậy. Không thiếu ǵ những trường hợp
đáng tiếc đă xẩy ra. Đầu tiên các vị
Tông Đồ Giới Trẻ đều là thành phần
"mục tử tốt lành", đầy thiện chí
và đầy nhiệt huyết, cuối cùng hay lưng chừng
lại tự nhiên trở nên thành phần "chăn
thuê" (Jn.10:13) lúc nào không biết. Đó là lúc đám chiên
giới trẻ bắt đầu cảm thấy sợ
ḿnh, tránh xa ḿnh, không c̣n nghe ḿnh nữa, v́ ḿnh không c̣n hay mất
tính cách "tốt lành" của một vị mục tử,
chỉ nghĩ đến chiên và hy sinh cho chiên.
Tuy nhiên, không phải v́ sợ làm hại đến giới
trẻ, thay v́ làm lợi cho họ, mà thành phần Tông Đồ
Giới Trẻ chúng ta không dám dấn thân phục vụ họ.
Chủ trương như thế chẳng khác ǵ chúng ta cho
rằng chính chúng ta, qua việc làm của ḿnh, tài khéo của
ḿnh, nỗ lực của ḿnh mà ḿnh chinh phục được
giới trẻ, chứ không phải là "chân lư sẽ giải
cứu" họ, hay không phải là Chúa Kitô lôi kéo họ! Trái
lại, nếu chúng ta phục vụ giới trẻ với
tư cách là một "tôi tớ xin vâng" (Lc.1:38), chắc
chắn chúng ta sẽ trở thành nơi gặp gỡ giữa
Chúa Kitô và giới trẻ, như Mẹ Maria đă là điểm
hội ngộ đất trời, giữa Thiên Chúa và loài
người, khi "Lời đă hóa thành nhục thể"
(Jn.1:14) trong cung ḷng trinh nguyên của Mẹ vậy.
Một khi, nhờ và qua thành phần Tông Đồ Giới
Trẻ chúng ta, giới trẻ gặp được Chúa Kitô,
th́ bấy giờ chính Chúa Kitô sẽ trực tiếp làm việc
nơi mỗi một tâm hồn người trẻ. Như
thánh Gioan Tiền Hô giới thiệu Chúa Kitô cho các môn đệ
của ngài thế nào, phận sự của thành phần
Tông Đồ Giới Trẻ chúng ta cũng là việc chỉ
cho giới trẻ mà ḿnh có trách nhiệm biết đâu là
Chúa Kitô đích thực, để chúng an tâm theo Người
mà không sợ đi theo "những tên phản Kitô"
(1Jn.2:18). C̣n về phần giới trẻ, sau khi nhận ra
Chúa Kitô do thành phần Tông Đồ Giới Trẻ chúng ta
làm tiền hô giới thiệu, họ tự nhiên sẽ nghe
thấy tiếng Chúa Kitô mời gọi "hăy đến
mà xem" (Jn.1:39), để mạnh dạn đến ở
với Người (x.Jn.1:39), rồi về t́m nhau và rủ
nhau cùng đến với Người nữa (x.Jn.1:40-51). "Với
ḷng hăng say và nhiệt thành của ḿnh, con người trẻ
cần được phấn khích để trở nên 'những
dũng sĩ truyền bá Phúc Âm và là những tay thủ công
tinh xảo trong việc canh tân xă hội' (Tông Huấn
Người Tín Hữu Giáo dân, đoạn 46). Như thế,
con người trẻ... chẳng những được
phúc âm hóa mà c̣n trở nên chính những nhà truyền bá Phúc Âm
cho những người đồng thời với ḿnh, bao
gồm cả những người ở ngoài Giáo Hội và
những người chưa được nghe Tin Mừng"
(Điệp văn của ĐTC Gioan-Phaolô II ngày 8-5-1996 gửi
đức hồng y Eduardo Pronio, chủ t́ch Hội Đồng
Giáo Dân của Toà Thánh, dịp khóa học hội về Những
Ngày Giới Trẻ Thế Giới, 13-16/5/1996, tại Balan,
đoạn 4)
Đúng thế, những diễn tiến rất đạo
đức và sốt sắng của nhóm thanh thiếu niên mà
tôi được phục vụ, như được
đề cập đến ở đây, dầu sao, chúng cũng
chỉ là một "hiện tượng" bề ngoài,
nay c̣n mai mất, chưa chắc đă bền. Tuy nhiên, giữa
một "hiện tượng" đêm tối mù mịt
ngập cả bầu trời giới trẻ hiện nay, lại
bừng lên một "hiện tượng" sáng sủa
từ "Trong Ḷng Giới Trẻ" như thế, th́ nó
phải là một "điềm lạ" hay "dấu
lạ" (sign/wonder)!
Nếu qủa thực "điềm lạ" giới
trẻ này phát xuất từ Chúa Kitô là "Ánh Sáng thế
gian" (Jn.8:12), "Ánh Sáng sự sống" (Jn.8:12), th́
nó sẽ dần dần hiện nguyên vẹn h́nh hài của
một Chúa Kitô phục sinh, một Chúa Kitô toàn thắng tội
lỗi và sự chết, một "Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và
muôn đời vẫn thế" (Heb.13:8), Đấng mà
nơi Người "không c̣n đêm" (Rev.21:25). Đó
là một "thực tại" mà tất cả mọi sự
sẽ được nên "mới mẻ" (Rev.21:5),
trong một "trời mới đất mới"
(Rev.21:1), "diễm lệ như cô dâu sửa soạn
nghênh đón chồng ḿnh" (Rev.21:2): "Nơi con người
trẻ (hăng say và nhiệt thành), Giáo Hội nhận thấy
nét trẻ trung của ḿnh như là Hiền Thê của Chúa
Kitô (x.Eph.5:22-33)" (ĐTC Gioan-Phaolô II: cùng đoạn
Điệp Văn như trên).
(Chương này trích lại, với đôi chút điều
chỉnh, từ bài viết "Trong Ḷng Tuổi Trẻ"
ở nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số
117, tháng 4/1996, bài viết theo lời kêu gọi của cha chủ
bút cho chủ đề của năm báo 1996: "Thanh Thiếu
Niên trong Giáo Dục tại Các Hội Đoàn").