TÔNG ĐỒ GIỚI TRẺ
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
-4-
Thần
Tượng Giới Trẻ
Thiếu Nhi Fatima:
Ơn Gọi
Từ biến
cố
Thế nhưng, ai sẽ là thành phần "làm cho Mẹ
được nhận biết và yêu mến", nếu
không phải là những người con ngoan của Mẹ,
mang tinh thần Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ. Ngay lần thứ
nhất hiện ra tại Fatima, ngày 13/5/1917, chưa xưng
ḿnh là ai và đến để làm ǵ, việc đầu
tiên của Mẹ, ra như quan thiết và khẩn cấp
nhất, là chiêu mộï quân binh. Bởi thế, sau khi trấn
an 3 Thiếu Nhi Fatima bấy giờ là Lucia (10 tuổi),
Phanxicô (gần 9 tuổi) và Giaxinta (6 tuổi), về hiện
tượng Mẹ bất ngờ hiện ra, Mẹ đă
không úp mở, nhập đề liền:
- "Các con có muốn dâng ḿnh cho Thiên Chúa để nhận
lănh tất cả mọi đau khổ Ngài sẽ gửi
đến cho các con, như một việc đền tạ
tội lỗi xúc phạm đến Ngài, mà cầu cho tội
nhân ăn năn hối cải không?"
Không ngần ngại, 3 em Thiếu Nhi Fatima đơn sơ
thành thật đáp lại:
- "Vâng, chúng con sẵn sàng".
Lấy làm hài ḷng về việc đáp ứng mau mắn và
sẵn sàng của các em, Mẹ Maria liền báo trước
cho các em biết về thân phận của các em, song Mẹ
cũng trấn an các em như sau:
- "Vậy th́ các con sẽ chịu nhiều đau khổ,
thế nhưng, ơn của Thiên Chúa sẽ an ủi các
con".
Thật thế, theo Hồi Kư của chị Lucia thuật lại
th́, sau đó, cuộc sống ngây thơ vô tội của 3
Thiếu Nhi Fatima, nhất là thân phận của Lucia, v́ biến
cố Fatima, đă phải khổ đến nỗi, không
có ơn Chúa, tầm sức tự nhiên của thiếu nhi
như các em không thể nào chịu nổi. Thế mà, các em
chẳng những đă chịu đựng được
tất cả mọi khổ đau Thiên Chúa gửi đến
cho các em, mà c̣n tỏ ra hăng hái "lợi dụng mọi
sự để hy sinh", như lời Thiên Thần Ḥa
B́nh đă chỉ dạy các em vào lần hiện ra thứ
hai năm 1916.
Thiếu Nhi Fatima: Bỏ
Ḿnh
Ba Thiếu Nhi cùng đua nhau hy sinh.
Ngoài những việc hy sinh hăm ḿnh thường xuyên 3 em nghĩ
ra rồi đồng ḷng làm chung với nhau, như nhịn
phần ăn trưa cho các trẻ em nghèo hơn ḿnh, hay mỗi
em thắt một đoạn giây thừng ở quanh bụng,
chị Lucia c̣n kể lại trong Hồi Kư thứ nhất
của chị một trường hợp điển h́nh
ngoại lệ mà cả ba em cùng đua nhau nỗ lực thực
hiện hết sức cảm động như sau:
"Hôm ấy là một ngày đẹp trời, song nắng
gắt, nắng đến độ có thể thiêu cháy hết
mọi thứ trong miền hoang địa khô cằn sỏi
đá đó. Chúng con khát khô cả cổ mà không c̣n một giọt
nước nào để uống hết! Đầu tiên,
chúng con quảng đại hiến dâng hy sinh để cầu
cho tội nhân ăn năn trở lại, thế nhưng,
đến xế chiều, chúng con không c̣n chịu
được nữa. Thấy có một nhà ở gần
đó, con đưa ra ư kiến với các đồng bạn
của con là con chắc phải đi xin một ít nước
mà uống. Họ đồng ư với con, nên con đi đến
gơ cửa nhà này. Một bà già nhỏ người cho con chẳng
những một b́nh nước lại c̣n cả một ít
bánh nữa, con biết ơn nhận lấy. Con chạy lại
chia cho các đồng bạn nhỏ bé của con, trao b́nh
nước cho Phanxicô, bảo em cầm lấy mà uống.
Em trả lời:
- Em không muốn uống!
- Sao vậy?
- Em muốn chịu khát để cầu cho tội nhân
ăn năn trở lạí!
- Giaxinta ơi, em uống đí!
- Em cũng muốn dâng hy sinh này để cầu cho các tội
nhân nữa!
Thế là con đổ nước xuống một cái lỗ
ở trong hốc đá cho chiên uống, và đi trả lại
b́nh đựng nước cho chủ nhân của nó. Sức
nóng càng lúc càng căng thẳng. Tiếng kêu lanh lảnh của
các con dế, cùng với tiếng châu chấu, ḥa chung tiếng
cóc nhái ở một ao hồ lân cận, vang lên khó chịu
không thể nào tưởng tưởng nổi. Giaxinta, vốn
yếu đuối, lại càng kiệt sức v́ thiếu
đồ ăn và nước uống, theo tính tự nhiên,
đă buột miệng nói với con rằng:
- Chị hăy bảo cái đám dế mèn và cóc nhái im đi! Em
nhức óc quá rồí!
Bấy giờ Phanxicô nhắc nhở em ḿnh:
- Em không muốn chịu đựng điều này cho các tội
nhân hay sao?
Đứa nhỏ đáng thương, lấy hai bàn tay nhỏ
ôm chặt lấy đầu, đáp lại:
- Có chứ, vậy th́ cứ để cho chúng kêu
đi"
Phải, sau khi đă hồn nhiên thưa: "vâng, chúng con sẵn
sàng", để đáp lại lời mời gọi của
Mẹ maria trong việc "dâng ḿnh cho Thiên Chúa", 3 Thiếu
Nhi Fatima nhỏ bé bấy giờ đă hoàn toàn được
ơn Chúa chiếm đoạt và Mẹ Maria biến đổi.
Khuynh hướng tự nhiên theo tuổi trẻ ngây ngô của
các em, cho dù chỉ là những điều tự chúng hoàn
toàn vô tội, như hát ḥ lành mạnh, trang điểm
đẹp đẽ, vui chơi đùa giỡn v.v. giống
như bọn trẻ cùng lứa tuổi trong vùng, các em cũng
đă dứt khoát từ bỏ và xa tránh, để có thể
bắt đầu sống trọn tinh thần "đền
tạ Thiên Chúa mà cầu cho các tội nhân".
Giaxinta từ bỏ nhẩy múa.
Theo Hồi Kư thứ nhất của chị Lucia th́:
"Giaxinta rất thích nhẩy múa và có khiếu đặc
biệt về việc này. Em hâm mộ nhẩy múa đến
nỗi, chỉ cần nghe thấy tiếng nhạc của
người chăn chiên là đủ làm em đứng nhẩy
một ḿnh rồi. Thế mà, mùa Hội Diễn hay các ngày hội
Thánh Gioan sắp tới, em lại loan báo là:
- Em sẽ không nhẩy múa nữa.
- Mà sao lại không chứ?
- V́ em muốn dâng hy sinh này lên Chúa của chúng ta".
Phanxicô từ bỏ ca hát
Hồi Kư thứ bốn của chị Lucia thuật lại
rằng:
"Khi chúng con cùng nhau ở trên các đồi núi th́ Phanxicô
thích nhất là trèo lên trên một tảng đá cao nhất
để hát hay thổi sáo. Nếu đứa em nhỏ
(Giaxinta) của em xuống dưới để chơi
rưọt bắt với con, th́ em cứ ở trên đó
ca hát một ḿnh... Một ngày kia, chúng con bắt đầu
hát vào phần điệp khúc bài hoan ca về những niềm
vui của miền đồi núi... Chúng con hát vừa hết
một lần và định hát lại một lần nữa
th́ Phanxicô chặn chúng con lại:
- Chúng ta đừng hát nữa. V́ chúng ta đă thấy thiên
thần và Đức Mẹ, hát không c̣n hứng thú ǵ đối
với em nữa".
Lucia từ bỏ trưng diện và tụ họp vui
chơi.
Chị đă tự thú trong Hồi Kư thứ tư như
sau.
"Vào các dịp lễ, bà (vợ cũa bơ đỡ đầu
cho Lucia) thích trang điểm cho con bằng chiếc kiềng
vàng của bà, với những bông tai nặng đeo lủng
lẳng trên hai vai của con, thêm cái mũ đỏ xinh xinh
được đính những chiếc lông bự đủ
mầu gắn với một giải hạt vàng. Ở những
buổi 'đ́nh đám' không ai trưng diện nổi nang
hơn con, và các chị em con cũng như mẹ đỡ
đầu của con rất lấy làm hănh diện về
con! Những đứa trẻ khác bu chung quanh con ca ngợi
vẻ rực rỡ của các thứ con trang sức. Thật
ra chính con cũng khoái đ́nh đám và hăo huyền là thứ
trang điểm xấu xa nhất của con... Lúc ấy gần
đến thời điểm Hội Diễn năm 1918...
Có mấy đứa con gái đến xin con giúp chúng tổ
chức 'đ́nh đám' chung. Thoạt tiên con từ chối.
Nhưng cuối cùng con đă chịu thua tính yếu đuối...
Mọi sự đă được sắp xếp, và con trở
về nhà, bề ngoài th́ hào hứng hớn hở, nhưng
bề trong lại bị lương tâm phản kháng dữ
dội. Vừa giáp mặt với Giaxinta và Phanxicô, con liền
nói cho các em biết diễn tiến. Phanxicô nghiêm nghị hỏi
con:
- Chị sẽ quay về với những thành phần ấy
và những cuộc chơi ấy phải không? Chị
đă quên rồi sao chúng ta đă hứa không bao giờ làm vậy
nữa mà?
- Chị không muốn đến đó tí nào cả. Nhưng
các em thấy đó, họ không ngừng van xin chị đến,
nên chị biết làm sao bây giờ?...
- Chị muốn biết phải làm sao phải không? Mọi
người đều biết rằng Đức Mẹ
đă hiện ra với chị. Bởi thế, chị có thể
nói rằng chị đă hứa với Người không nhẩy
múa nữa, và v́ lư do này chị không đến được!
Thế rồi, vào ngày ấy, chúng ta có thể đi trốn
mất ở Cabeco. Trên đó sẽ không c̣n ai thấy chúng
ta nữa.
Con chấp nhận
lời bàn của Phanxicô, và khi con đă quyết định
như thế rồi, không c̣n ai nghĩ đến việc
tổ chức một buổi hội họp như thế
nữa. Thiên Chúa đă chúc phúc cho chúng con. Những ngựi bạn
của con, thường t́m con để cùng với họ
vui chơi, giờ đây lại theo gương con, đến
nhà con vào các buổi chiều Chúa Nhật để xin con
đi với họ đến Cova da Ira cầu kinh Mân
Côi".
Thiếu Nhi Fatima: Chịu
Khổ
Chẳng những 3 Thếu Nhi Fatima tự động
"lợi dụng mọi sự để hy sinh", mà
c̣n luôn sẵn ḷng chấp nhận mọi đau khổ
Thiên Chúa gửi đến cho các em nữa. Về đau khổ
mà Thiên Chúa trực tiếp gửi đến cho các em th́ mỗi
em lại mang một thân phận làm lễ vật hiến tế
khác nhau, tùy theo hoàn cảnh và bản chất của ḿnh.
Lucia bị cám dỗ bối rối tính bỏ cuộc.
Lucia chịu khổ nhất là bị gia đ́nh em, đặc
biệt bởi bà mẹ là người hoàn toàn nghi ngờ
em và bắt em phải tự thú chối bỏ Biến Cố
Fatima. Ngoài ra, cha xứ c̣n cho Biến Cố Fatima có thể
bởi ma qủi. Thêm vào đó, Lucia lại nằm mơ thấy
ḿnh qủa thật đă bị ma qủi đánh lừa.
Đến nỗi, Lucia đă hoàn toàn nản chí, dứt
khoát trốn Phanxicô và Giaxinta để khỏi phải
đến nơi Đức Mẹ muốn các em đến
6 tháng liền. Mà lần Lucia tính bỏ cuộc này lại
là lần, theo nội dung Biến Cố Fatima, quan trọng
nhất, đó là lần thứ ba, 13/7/1917, lần Đức
Mẹ tỏ cho các em biết Bí Mật Fatima. Trong Hồi Kư
thứ hai của ḿnh, Lucia đă thuật lại sự việc
này như sau:
"Ngày 13 tháng 7 gần đến mà con vẫn c̣n đang
lưỡng lự không biết có nên đi chăng. Con nghĩ
bụng rằng: Nếu là ma qủi th́ tại sao con lại
phải đi xem nó chứ? Nếu các em có hỏi con về
lư do tại sao con không đi, con sẽ nói rằng chị sợ
đó có thể là ma qủi hiện ra với chúng ḿnh, nên chị
không đi. Cứ để cho Giaxinta và Phanxicô đi tùy ư;
con sẽ không đến Cova da Ira nữa. Con quyết định
như thế và dứt khoát làm theo. Vào tối ngày 12, dân
chúng đă tụ họp lại để chờ đợi
biến cố của ngày hôm sau. Bởi thế, con gọi
Giaxinta và Phanxicô lại nói với chúng về quyết định
của con. Các em trả lời:
- Chúng em sẽ đi. Đức Mẹ đă nói chúng ta phải
đến mà.
Giaxinta đă t́nh nguyện nói với Đức Mẹ, song
em quá buồn v́ việc con không đi đến nỗi khóc
lên. Con hỏi tại sao em khóc:
- V́ chị không muốn đí!
- Không, chị sẽ không đi. Nghe đây! Nếu Đức
Mẹ có hỏi chị đâu, các em cứ nói với
Người là chị sẽ không đến, v́ chị sợ
có thể là do ma qủi".
Phanxicô buồn v́ không c̣n thấy Đức Mẹ.
Như thường
lệ, Đức Mẹ sẽ hiện ra lần thứ
tư vào ngày 13/8/1917 tại cùng một địa điểm
Cova da Iria. Tuy nhiên, bấy giờ Phanxicô cùng với em
Giaxinta và chị Lucia lại đang bị chính quyền
địa phương bắt giữ điều tra. Lucia
kể lại vụ này cùng với nỗi khổ tâm của
Phanxicô như sau:
"Ở trong tù, khi chúng con nhận ra rằng đă quá nửa
đêm rồi, và họ sẽ không để cho chúng con
đến Cova da Iria, Phanxicô nói:
- Đức Mẹ có thể đến đây hiện ra với
chúng ta.
Sang ngày hôm sau, không thể nào cầm nổi nỗi sầu
thảm của ḿnh nữa, em đă nói như khóc:
- Đức Mẹ chắc chắn buồn lắm v́ chúng
ta không đến Cova da Iria, và Người sẽ không hiện
ra với chúng ta nữa. Em thích được trông thấy
Người qúa đí!"
Giaxinta chết cô đơn một ḿnh.
Tuy nhỏ nhất, Giaxinta cũng chịu khổ không kém ǵ
chị Lucia và anh Phanxicô. Xét về bản chất của
hoàn cảnh gây khổ cho Giaxinta, so với tuổi nhỏ
nhất của em, em lại mang bản chất nhậy cảm
nhất, th́ có thể nói Giaxinta đă chịu khổ nhất
trong ba Thiếu Nhi Fatima. Trong thời gian em chịu bệnh,
em cho biết em đă được Mẹ Maria tiết lộ
là em sẽ bị chết một thân một ḿnh không có một
ai thân nhân ở bên cạnh em cả. Chị Lucia đă thuật
lại tâm trạng thảm năo của Giaxinta ở cuối
Hồi Kư thứ nhất của chị như sau:
"Giaxinta chịu khổ kinh khủng cho đến ngày em
lên đường đi Lisbon. Em cứ gắn chặt lấy
con mà khóc lóc:
- Em sẽ không bao giờ được thấy chị nữa!
Cả mẹ của em, các anh của em, cha của em! Em sẽ
không bao giờ được thấy một ai nữa rồí!
Vậy th́ em sẽ chết hoàn toàn cô độc một ḿnh
thôi!
Con khuyên em:
- Em đừng có nghĩ đến nó mà làm ǵ.
Em trả lời:
- Hăy cứ để cho em nghĩ đến nó, v́ càng nghĩ
em càng đau khổ, mà em muốn chịu khổ v́ yêu Chúa của
chúng ta và cho các tội nhân. Dầu sao đi nữa, cũng
không việc ǵ cả! Đức Mẹ sẽ đến với
em ở đó và sẽ mang em về trời".
Thiếu Nhi Fatima: Thân
Mệnh
Nếu biến cố Fatima được ví như một
ṿng tṛn, có tâm điểm và đường kính: ṿng tṛn biểu
hiệu cho tội nhân, tâm điểm biểu hiệu cho
Thiên Chúa, và đường kính nối kết tâm điểm
với ṿng tṛn biểu hiệu cho Mẹ Maria, th́ 3 Thiếu
Nhi Fatima là những nhân chứng cho Biến Cố Fatima cũng
có một liên hệ đặc biệt đến Dự Án
Fatima này.
Theo cả 4 Hồi Kư của chị Lucia, h́nh như Mẹ
Maria chỉ có ư chọn 3 Thiếu Nhi Fatima tiêu biểu để
thực hiện Dự Án Fatima này của Mẹ mà thôi.
Giaxinta được Mẹ chọn để lo ṿng tṛn
ngoài là hy sinh cứu các tội nhân đáng thương.
Phanxicô được Mẹ chọn để lo phần
tâm điểm của ṿng tṛn là đền tạ "Chúa
là Thiên Chúa đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi"
(Lời Mẹ Maria tại fatima 13/10/1917); và Lucia được
Mẹ chọn để lo đường kính dài, (nên chị
đă phải ở lại thế gian lâu hơn), trong việc
"làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến".
Thân mệnh của 3 Thiếu Nhi Fatima được chọn
để phụ trách thực hiện Dự Án Fatima này có
thể được tóm tắt trong lời nói của
Phanxicô, như chị Lucia thuật lại trong Hồi Kư thứ
bốn sau đây:
"Vào một dịp khác, con thấy em rất vui vẻ
khi con đến thăm em.
- Em khỏe chưa?
- Chưa chị. Em c̣n cảm thấy tệ hơn là
đàng khác. Không c̣n bao lâu nữa em sẽ về trời rồi.
Ở trên đó, em sẽ an ủi Chúa và Đức Mẹ của
chúng ta thật nhiều... Giaxinta sẽ cầu nguyện nhiều
cho các tội nhân, cho Đức Thánh Cha và cho chị. Chị
sẽ ở lại, v́ Đức Mẹ muốn như vậy.
Chị hăy nghe em, chị phải làm tất cả những
ǵ mà Người bảo chị làm".
Giaxinta được chọn để lo ṿng tṛn ngoài của
Dự Án Fatima là cứu các tội nhân đáng thương.
Trong Hồi Kư thứ ba, chị Lucia đă nhận định
về điều này như sau:
"Thị kiến thấy hỏa ngục làm cho em
(Giaxinta) đầy những kinh hoàng, đến nỗi, tất
cả hăm ḿnh đền tội không c̣n là ǵ trước con
mắt của em, miễn là làm sao để ngăn cản
các linh hồn cho khỏi bị sa xuống hỏa ngục".
Phanxicô được chọn để lo tâm điểm
của Dự Án Fatima là đền tạ "Chúa bị xúc
phạm".
Trong Hồi Kư thứ bốn, chị Lucia thuật lại
nhận định này như sau:
"Một ngày kia con hỏi em (Phanxicô):
- Phanxicô à, điều nào em thích hơn nhé, an ủi Chúa của
chúng ta hay là cải hối các tội nhân để không c̣n
các linh hồn xuống hỏa ngục nữa?
- Em thích an ủi Chúa của chúng ta... Chị không để
ư thấy hay sao Đức Mẹ tháng vừa rồi buồn
thảm là chừng nào, khi Người nói rằng người
ta không được xúc phạm đến Chúa của
chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều lắm
rồi? Em muốn an ủi Chúa của chúng ta, rồi sau
đó mới cải hối các tội nhân để họ
đừng xúc phạm đến Ngài nữa".
Lucia được chọn để lo đường
kính dài của Dự Án Fatima là "làm cho Mẹ được
nhận biết và yêu mến".
Theo Hồi Kư thứ bốn của chị Lucia, vào ngày
13/6/1917, Mẹ Maria đă cho 3 Thiếu Nhi Fatima biết về
số phận của mỗi em, trong đó nổi bật
nhất là của chị Lucia, như sau:
"- Phải, Mẹ sẽ đem Giaxinta và Phanxicô đi sớm,
song con phải ở lại đây một thời gian lâu
hơn. Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ
được nhận biết và yêu mến. Người
muốn thiết lập trên thế giới ḷng sùng kính Trái
Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.
Con buồn bă hỏi Đức Mẹ
- Con phải ở lại đây một ḿnh hay sao?
- Không đâu con gái của Mẹ, con buồn khổ lắm
phải không? Đừng nản ḷng. Mẹ sẽ không bao
giờ bỏ rơi con đâu. Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ sẽ là nơi con nương náu và là đường
đưa con đến với Thiên Chúa".
Tại sao 3 Thiếu Nhi Fatima nhỏ bé ngây thơ lại phải
trải qua một cuộc đời hoàn toàn hy sinh khốn
khổ như vậy? Nếu không phải v́ sứ mệnh
cao cả của chung các em cũng như của riêng từng
em, như được phân tách và tŕnh bày trên đây! Ngày
13-5-1989, Phanxicô và Giaxinta đă được Giáo Hội tôn
phong là hai Đấng Đáng Kính của Giáo Hội, bước
đầu của tiến tŕnh phong Thánh cho các em. Trong
tương lai, hai em sẽ là những Vị Thánh Trẻ,
trẻ nhất trong các thánh, Thần Tượng Giới Trẻ!
(Trừ đoạn kết trên đây ra, chương này
nguyên gốc là bài "Thiếu Nhi Fatima" đă được
phổ biến trong nguyệt san Đức Mẹ Hằng
Cứu Giúp số 118, tháng 5/1996)
Ba Thiếu Nhi Fatima thật sự là Thần Tượng Giới
Trẻ. Trước hết, v́ các em đă "t́m kiếm sự
trọn lành, đi bán những ǵ ḿnh có mà cho kẻ khó"
(Mt.19:21), đúng như lời Chúa kêu gọi người
thanh niên giầu có trong Phúc Âm, bằng cuộc sống của
các em chỉ biết liên lỉ hy sinh từ bỏ v́ Chúa và
cho các linh hồn. Sau nữa, v́ các em đă thể hiện
đúng như ư nguyện của vị đại diện
Chúa Kitô trên trần gian tha thiết mong đợi nơi giới
trẽ trong thời điểm "Ngàn Năm Thứ Ba
Đang Tiến Tới": "Con người trẻ...
chẳng những được phúc âm hóa mà c̣n trở nên
chính những nhà truyền bá Phúc Âm cho những người
đồng thời với ḿnh" (Điệp văn của
ĐTC Gioan-Phaolô II đề ngày 8-5-1996 gửi cho đức
hồng y Eduardo Pronio, chủ tịch Hội Đồng
Giáo Dân của Ṭa Thánh, dịp khóa học hội về Những
Ngày Giới Trẻ Thế Giới, được tổ
chức tại Balan 13-16/5/1996, đoạn 4. Trích dịch từ
L'Osservatore Romano, ấn ba3n Anh Ngữ, số 25, phát hành ngày
19-6-1996).