TÔNG ĐỒ GIỚI TRẺ
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
-5-
Vấn Nạn
Giới Trẻ
Đi sâu vào
"trong ḷng giới trẻ" bao nhiêu người tông
đồ giới trẻ mới càng thấy rằng giới
trẻ thật sự khát khao và t́m kiếm chân thiện mỹ.
Khuynh hưóng t́m kiếm và khát vọng chân thiện mỹ
này nơi giới trẻ có thể được tỏ hiện
qua nhiều h́nh thức khác nhau, như được tŕnh
bày ở những chương trước đây. Tuy nhiên,
c̣n một h́nh thức dễ nhận thấy nữa cần
được bàn đến ở chương này, đó
là những vấn nạn của họ. Chẳng hạn một
vài vấn nạn hết sức tiêu biểu mà giới trẻ
trong phong trào tôi phục vụ đă hỏi tôi trong những
dịp học hỏi và chia sẻ sau đây:
1- Tại sao con người, cả tinh thần lẫn thể
xác, cao qúi và cần phải được tôn trọng, mà
Công Giáo lại chủ trương bỏ ḿnh?
2- Tại sao Chúa lại tỏ ra độc ác đến nỗi
ra lệnh cho vua Saolê đem quân đi đánh và giết sạch
hết mọi người cũng như thú vật của
dân Amalek?
3- Làm sao có thể phân biệt được đâu là tiên
tri giả hay phản Kitô để mà tránh và không bị lừa?
4- Tại sao Chúa để ḿnh sa ngă rồi cứu, và sau khi
đă được Chúa cứu rồi ḿnh c̣n sa ngă?
5- Nếu Đức Mẹ từ chối khi được
thiên thần truyền tin chịu thai Con Thiên Chúa, th́ Đức
Mẹ có c̣n vô nhiễm nguyên tội hay không?
Vấn nạn thứ nhất về ư nghĩa hy sinh bỏ
ḿnh. Vấn nạn này do một huynh trưởng phái nữ
23 tuổi hỏi tôi vào một ngày thứ Bảy Đầu
Tháng, 4/9/1993, khi tôi đang chia sẻ về đề tài
"giới trẻ vào đời". Câu trả lời của
tôi đă được ghi lại ngay đoạn mở
đầu của phần nhập đề trong cuốn
"Mầu Nhiệm Kitô Hữu" (Cao Tấn Tĩnh,
Cao-Bùi 1994, trang 7-9), như sau: "Bỏ minh đối với
Công Giáo không có là tự hủy, mà là, như Chúa Kitô đă chết
đi rồi mới phục sinh, hay như hạt lúa miến
có mục nát đi mới trổ sinh nhiều hoa trái.
Chưa cần nói đến lănh vực siêu nhiên, chỉ mới
ở lănh vực tự nhiên, con người cũng đă cần
phải bỏ ḿnh rồi. Về phương diện tiêu cực,
cứ sống theo t́nh dục, theo tự ái, kết quả
sẽ là những ǵ? Nếu không phải, như kinh nghiệm
của mỗi người cho thấy, toàn là triền miên bất
măn, bất an và bất hạnh. Về phương diện
tích cực, làm việc ǵ th́ làm, học hành, làm ăn, yêu
đương v.v., muốn đạt được kết
qủa mỹ măn, thực tế cũng cho thấy, đều
phải hy sinh bỏ ḿnh. Trong một thế giới nồng
nặc hiện sinh và quay cuồng theo cá nhân chủ nghĩa
như thế, vẫn không thiếu những con người,
chẳng những không bị phản ứng bởi bầu
khí cá nhân hưởng thụ đầy ô nhiễm hiện
đại, trái lại, c̣n trở nên những dấu chỉ
phục sinh. Đó là những tâm hồn tận hiến
đang hân hoan tự nguyện theo đuổi ơn gọi
tu tŕ Công Giáo, không cưới vợ gả chồng, sống
như các thần trời. Bỏ ḿnh đích thực của
đạo Công Giáo, như thế, về lư thuyết, có một
ư nghĩa hoàn toàn tích cực, chính đáng, làm cho con người
thăng tiến và thánh thiện, chứ không làm cho họ bị
băng hoại, tục hóa, và về thực hành, nó chính là một
tiến tŕnh trong việc biến thể, chứ không phải
trong việc hủy thể. Đó là mầu nhiệm Kitô hữu".
Vấn nạn thứ hai về việc Thiên Chúa làm có vẻ
ác độc trong Cựu Ước. Vấn nạn này
do một huynh trưởng nam 24 tuổi hỏi tôi vào một
ngày Chúa Nhật, 9/7/1994, sau khi đoàn thiếu nhi của em
nghe tôi kể lại câu truyện liên quan đến câu
"vâng lời trọng hơn của lễ". Tôi đă
trả lời vấn nạn này của họ như sau.
Trước hết, dân Amalek dám đánh dân Do Thái là Dân của
Chúa th́ chẳng khác ǵ họ phạm đến Chúa. Do
đó, Chúa có quyền dùng tay dân Do Thái để trừng phạt
họ xứng đáng với tội của họ. Thứ
hai, việc Chúa dùng dân Do Thái để trừng phạt dân
Amalek ở đây, cũng như ở những trường
hợp khác được thuật lại trong Cựu
Ước, ư định của Thiên Chúa là muốn tỏ
ḿnh ra cho cả dân Do Thái lẫn dân ngoại, để cả
hai, (dân Chúa nhờ Ngài chiến thắng và dân ngoại cậy
ḿnh bị thua cuộc), có thể nhờ đó nhận biết
trên thế gian này chỉ có Ngài là Thiên Chúa, ngoài ra không có một
Chúa nào khác nữa.
Vấn nạn thứ ba về cách điểm mặt
thành phần tiên tri giả và phản Kitô. Vấn nạn
này do một dự trưởng nam 20 tuổi hỏi tôi vào
một tối thứ bảy hằng tuần trong khi chia sẻ
Lời Chúa về bài Phúc Âm Chúa Nhật 33 thường niên
năm C, ngày 19/11/1995. Tôi đă giải đáp vấn nạn
này như sau. Thật ra chúng ta không ai biết Chúa Kitô như
thế nào. Kể cả các tông đồ sống ngay bên
Chúa đi nữa, thế mà cuối cùng cũng có một vị
phản bội, một vị chối bỏ và tất cả
đều trốn chạy khi Người bị bắt.
Đó là lư do Chúa Kitô đă hỏi các tông đồ xem
người ta và các vị nghĩ Người là ai.
Để bổ túc câu tuyên xưng của tông đồ
Phêrô: "Thày là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống",
Chúa Kitô c̣n xác định thêm về thân phận của
"Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống này", khi
tiết lộ cho các vị biết rằng "Con Người
sẽ phải chịu khổ nạn... và được
phục sinh". Như thế, Chúa Kitô thật là một
Chúa Kitô có hai bản tính, gồm có thần tính là "Con
Thiên Chúa hằng sống", và nhân tính là "Con Người
sẽ phải chịu khổ nạn", nhưng nhờ
thần tính mà nhân tính được "phục sinh".
Vậy tất cả những chũ trương hay tinh thần
nào không công nhận hay rao giảng một Đức Kitô
chân thật này đều là "tiên tri gỉa" hay
"phản Kitô". Điển h́nh nhất hiện nay là
trào lưu thử thai, nếu khám phá ra thai nhi bị tật
nguyền th́ liền phá đi, hay việc luật pháp cho phép
giết người nhân đạo trước khi sự sống
tự ḿnh chấm dứt. Chủ trương sát hại những
ǵ có vẻ xấu xí hay không có lợi cho loài người và
đối với loài người như thế nghĩa là
ǵ, nếu không phải là con người chỉ chấp nhận
một Đức Kitô "Con Thiên Chúa hằng sống" tốt
lành, hoàn toàn phủ nhận một Đức Kitô "Con
Người khổ nạn". "Tiên tri giả"
và "phản Kitô" là như thế đó.
Vấn nạn thứ bốn về mầu nhiệm và thần
lực ơn cứu độ của Thiên Chúa. Vấn nạn
này do một thiếu sinh 9 tuổi hỏi riêng tôi vào ngày lễ
Hiển Linh 7/1/1995. Tôi hoàn toàn giật ḿnh về vấn nạn
này không ngờ lại phát xuất từ một con người
nhỏ bé như vậy. Tôi đă cố gắng trả lời
cho em theo tŕnh độ hiểu biết của em thế
này. Sở dĩ "Chúa để ḿnh sa ngă rồi cứu"
là v́ Chúa biết rằng Chúa có thể lợi dụng (take
advantage) việc con người sa ngă để làm cho con
người được trở nên tốt hơn (become
better). Nếu con người tốt lành, tức không sa ngă,
Chúa có yêu con người th́ t́nh yêu của Ngài cũng thường
(normal) thôi, phải không. Nhưng khi con người đă trở
nên xấu (bad guy) rồi mà Chúa vẫn c̣n thương họ
th́ t́nh yêu của Ngài mới trọn lành (perfect) hơn phải
không. Và khi thấy ḿnh tội lỗi mà Chúa vẫn yêu
thương ḿnh, con người sẽ yêu mến Chúa
hơn, nhờ đó con người sẽ nên tốt
hơn phải không. C̣n lư do tại sao "Chúa đă cứu
ḿnh rồi mà ḿnh c̣n sa ngă", là bởi v́ Chúa muốn cho mỗi
một người Kitô hữu thấy rằng, họ
được cứu là do ơn Chúa (grace) và nên thánh (become
a saint) cũng là do ơn của Ngài. Chúa cứu con người
là cứu con người khỏi tội lỗi và sự chết,
có nghiă là Chúa cứu chung con người khỏi tội lỗi
do hai nguyên tổ Adong-Evà gây ra, đồng thời Ngài cũng
cứu họ khỏi sự chết là hậu qủa của
tội tổ tông. Trên thực tế (in reality) con người
đă được cứu khỏi tội lỗi khi họ
lănh nhận Bí Tích Rửa Tội. C̣n việc con người
được cứu khỏi sự chết th́ chưa xẩy
ra bây giờ, mà sẽ xẩy ra vào ngày tận thế. Chính
v́ thế mà con người vẫn phải chết đi rồi
mới được sống lại trong ngày tận thế.
Cũng v́ con người c̣n phải chết như thế,
nên họ vẫn c̣n mang (carry) những dấu vết (marks)
của tội nguyên tổ, cho dù họ đă được
cứu khỏi tội ấy khi chiụ phép rửa tội.
Những dấu vết của tội nguyên tổ đó là
tính mê nết xấu (vice), đam mê nhục dục (lust) chẳng
hạn. V́ c̣n những dấu vết của tội tổ
tông trong ḿnh như thế, do đó mà con người vẫn
c̣n có thể sa ngă phạm tội mỗi khi gặp chước
cám dỗ (temptation) hay bị thử thách (trial). Thế
nhưng, v́ con người đă được cứu, nghĩa
là đă được ơn nghĩa Chúa, nên họ sẽ
có đủ ơn Chúa để làm chủ được
những dấu vết của tội tổ tông nơi con
người của ḿnh, nhờ đó, họ sẽ không hay
đỡ sa ngă phạm tội. Đó là lư do con người
Kitô hữu chúng ta phải luôn luôn kết hợp với Chúa
(union with God or communion with God) là Đấng ở trong ḿnh từ
khi chịu phép rửa tội, họ mới có thể giữ
ḿnh sạch tội. Mà việc con người tỏ ra kết
hợp với Chúa, gắn bó với Chúa (cling to God) đây
được thực hiện (to be performed) qua việc
năng lănh nhận các bí tích, như rước Chúa và
xưng tội. Như thế, nếu nhờ ơn Chúa, qua
các bí tích, mà người Kitô hữu giữ ḿnh sạch tội
và sống đẹp ḷng Chúa th́, như đă nói: "là bởi
v́ Chúa muốn cho mỗi một người Kitô hữu thấy
rằng, họ được cứu là do ơn Chúa (grace)
và nên thánh (become a saint) cũng là do ơn của Ngài". Tóm
lại, vấn nạn (question) này liên quan đến (related
to) cả tội nguyên tổ (original sin) lẫn tội cá
nhân (personal sin). C̣n tại sao Thiên Chúa muốn để
cho cả tội nguyên tổ lẫn tội cá nhân xẩy ra
v́ Ngài muốn con người có thể nhờ đó nhận
biết (know) Ngài là Đấng trọn lành (perfect) để
họ nên trọn lành như Ngài.
Vấn nạn thứ năm về tác dụng của
Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội nơi Mẹ Maria. Vấn
nạn này do một em huynh trưởng nam 24 tuổi hỏi
tôi vào ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, 5/10/1996, khi tôi
đang phân tách cho các em biết lư do tại sao ỡ Lộ
Đức năm 1858, Mẹ tự xưng "Mẹ là
Đấng đầu thai vô nhiễm nguyên tội", song
ở Fatima Mẹ Maria lại xưng ḿnh "Ta là Đức
Bà Mân Côi". Tôi trả lời cho vấn nạn này như
sau. Mẹ Maria được đặc ân vô nhiễm
nguyên tội, theo giáo lư Công Giáo, nghĩa là Mẹ được
ǵn giữ khỏi tội tổ tông. Ngoài ra, nhờ đặc
ân này, Mẹ chẳng những không có một tội riêng
nào, mà c̣n không có cả đam mê nhục dục nữa. Tuy
nhiên, như thế không có nghĩa là Mẹ không bao giờ bị
thử thách và không thể phạm tội mất ḷng Chúa.
Hai nguyên tổ trong vườn địa đàng, trước
khi sa ngă cũng đâu có đam mê nhục dục, thế mà
vẫn phạm tội mất ḷng Chúa. Trường hợp
"nếu Mẹ Maria từ chối lời thiên thần
truyền tin trong việc thụ thai Con Thiên Chúa th́ Mẹ có
c̣n vô nhiễm nguyên tội hay không", không thể nào xẩy
ra được. Bởi v́, nếu căn cứ vào Lời
Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm thánh Mathêu, "ai trung tín trong những
việc nhỏ th́ cũng trung tín trong việc lớn; ai bất
trung trong việc nhỏ th́ cũng bất trung trong việc
lớn", th́ Mẹ Maria "đầy ơn phúc"
như lời thiên thần chào Mẹ trước khi truyền
tin cho Mẹ, không thể nào không thưa "xin vâng"
được. Thật vậy, Đức Mẹ
"đầy ơn phúc" là ǵ, nếu không phải là Mẹ
đă liên lỉ trung tín với ơn Chúa cho đến giây
phút thiên thần chào kính Mẹ như thế, tức là không
bao giờ Mẹ từ chối Chúa điều ǵ, bằng
không, Mẹ đă không c̣n "đầy ơn phúc" nữa,
và thiên thần Chúa chắc chắc cũng không kính cẩn
kính chào Mẹ như thế. Chính v́ vậy mà sau đó Mẹ
Maria đă được bà chị Isave chúc tụng là
"Em có phúc v́ đă tin".
Những vấn nạn trên đây thật ra cũng chỉ
là một số vấn nạn tượng trưng cho
khuynh hướng và khát vọng t́m kiếm chân thiện mỹ
nơi một số giới trẻ sinh hoạt trong một
phong trào ở địa phương mà thôi. Để
đi sâu hơn vào "trong ḷng giới trẻ" ở
nhiều nơi trên thế giới, sau đây tôi xin soạn
dịch, theo thứ tự thời gian, một số vấn
nạn của giời trẻ gần đây đă hỏi
chính Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II và đă được
Ngài giải quyết. Thứ nhất, Ngài trả lời
(câu 1, 2 và 3) cho giới trẻ ở Ngày Giới Trẻ Thế
Giới, 14-1-1995, tại Manila nước Phi Luật Tân, (bản
văn được trích dịch từ The Pope Speaks,
Vol.40, No.4, July/August 1995). Thứ hai, Ngài trả lời (câu
3, 4 và 5) cho giới trẻ ở
Vấn nạn 1:
"Đức Thánh Cha mong ước ǵ nơi giới trẻ?"
Trong cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng",
Cha đă viết "vấn đề nền tảng của
giới trẻ là một vấn đề cá nhân sâu xa. Giới
trẻ... biết rằng cuộc sống của họ có
ư nghĩa cho đến độ nó trở nên một tặng
vật hy hiến cho những người khác". Do
đó, câu hỏi này nhắm đến một cách riêng
tư mỗi một người trong các con. Các con có thể
hiến ḿnh, giờ giấc của ḿnh, năng lực của
ḿnh, tài năng của ḿnh cho lợi ích của những
người khác chăng? Nếu các con làm được
th́ Giáo Hội và xă hội có thể mong nơi mỗi một
người trong các con nhiều điều trọng đại.
Ơn gọi yêu thương, hiểu theo nghĩa thực sự
vươn ḿnh đến những đồng loại của
chúng ta và đoàn kết với họ, là ơn gọi
căn bản nhất trong mọi ơn gọi. Nó là nguồn
gốc của tất cả mọi ơn gọi trong đời
sống. Đó là điều Chúa Giêsu t́m kiếm nơi
con người trẻ ấy khi Người phán: "Hăy giữ
các giới răn" (Mk.10:19). Nói cách khác: đó là phụng
sự Thiên Chúa và tha nhân theo mọi đ̣i hỏi của một
con tim chân thật và chân chính. Thế rồi, sau khi người
trẻ nói rằng anh ta đă theo đường lối
đó, Chúa Giêsu liền kêu mời anh ta đến một
t́nh yêu cao cả hơn: Hăy bỏ mọi sự, đến
mà theo Ta; hăy bỏ mọi sự liên quan đến bản
thân ḿnh mà bắt tay với Ta trong công cuộc vĩ đại
cứu rỗi thế gian (x.câu 21). Chúa có một điều
ǵ đó cho mỗi người làm dọc theo cuộc hiện
hữu của từng người...
Vấn nạn 2:
"Chúng con giải thích thế nào về tác dụng phi
thường của đời sống Chúa Kitô và hiệu qủa
của những lời Người? Quyền năng và quyền
bính của Người từ đâu mà có?"
Những vấn nạn của các con lần này liên quan
đến bản thân và công việc của Chúa Giêsu Kitô,
Đấng Cứu Thế của chúng ta. Đọc kỹ
Phúc Âm thánh Gioan, chúng ta sẽ t́m thấy câu trả lời
cho vấn nạn của chúng ta... Chúa Giêsu phục sinh và sống
động đến với các tông đồ trong một
căn pḥng các vị đang qui tụ. Và để chứng
tỏ Người cũng chính là Đấng mà các vị vẫn
quen biết, Người đă tỏ cho các vị thấy
những thương tích của Người: nơi đôi
bàn tay và cạnh sườn của Người. Đây là
những vết tích về cuộc tử nạn và vượt
qua cứu độ của Người, là nguồn mạch
quyền năng mà Người truyền sang cho các vị...
V́ cuộc phục sinh của Đức Kitô, con người
không c̣n hiện hữu để mà chết nữa, họ
hiện hữu cho một sự sống đă được
tỏ hiện nơi chúng ta. Đây là sự sống mà Chúa
Kitô đă mang xuống trần gian (x.Jn.1:4)... Cuộc chiến
thắng của sự sống trên sự chết là điều
mà mọi người ước vọng. Tất cả mọi
tôn giáo, đặc biệt là những tôn giáo lớn lâu
đời được hầu hết dân Á Châu theo, đều
chứng tỏ sự thật về t́nh trạng bất tử
của chúng ta được ghi khắc nơi lương
tri đạo lư của con người sâu xa biết bao. Việc
con người t́m kiếm sự sống sau khi chết gặp
được thỏa nguyện thực sự nơi cuộc
phục sinh của Chúa Kitô. V́ Chúa Kitô phục sinh là biểu
hiện cho việc Thiên Chúa đáp ứng niềm mong đợi
thao thức sâu xa này của tinh thần con người, mà
Giáo Hội tuyên xưng: "Tôi tin xác loài người ngày
sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy" (Kinh
Tin Kính Các Tông Đồ). Chúa Kitô phục sinh là bảo chứng
cho con người nam nữ của mọi thời đại
là họ được kêu gọi đến một sự
sống vượt ngoài biên giới sự chết. Việc
sống lại của thân xác không phải chỉ là t́nh trạng
bất tử của linh hồn thôi. Toàn thể con người,
bao gồm cả thân xác lẫn linh hồn, được
hưởng sự sống đời đời. Mà sự
sống đời đời là sự sống trong Thiên
Chúa. Chứ không phải là sự sống, như thánh Phaolô
dạy, "lụy thuộc sự hư nát" (Rm.8:20). Là
tạo vật trên thế gian, mỗi người đều
phải chết cũng giống như mọi tạo vật
khác. T́nh trạng bất tử của toàn thể con người
chỉ có thể nhận được từ tặng ân của
Thiên Chúa. Thật ra nó là việc chia sẻ vào sự vĩnh
cửu của chính Thiên Chúa.
Chúng ta
có thể nhận lănh "sự sống trong Thiên Chúa"
như thế nào? Bởi Chúa Thánh Thần. Chỉ có Chúa
Thánh Thần mới có thể ban sự sống mới này,
như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: "Tôi tin Chúa Thánh
Thần là Đấng ban sự sống". Nhờ Ngài,
chúng ta trở nên, theo h́nh ảnh của Người Con duy
nhất, con cái thừa nhận của Cha... "Hăy nhận
lấy Thánh Thần" nghĩa là hăy chấp nhận từ
Thày gia sản ơn thánh và sự thật này, là cái làm cho các
con trở nên một thân thể thiêng liêng nhiệm mầu với
Thày. "Hăy nhận lấy Thánh Linh" cũng có nghĩa
là hăy trở nên những kẻ tham hưởng vương
quốc Thiên Chúa, do Thánh Linh tràn đổ vào ḷng các con
như hoa trái khổ đau và hy sinh của Con Thiên Chúa,
để càng ngày Thiên Chúa sẽ càng trở nên tất cả
trong mọi người (x.1Cor.15:28). Giới trẻ thân mến,
cuộc suy niệm của chúng ta đă tiến đến
trung tâm điểm của Chúa Kitô Cứu Thế. Nhờ việc
toàn hiến của Người cho Chúa Cha, Người
đă trở nên đường nẻo cho việc chúng ta
được làm dưỡng tử dưỡng nữ dấu
yêu của Thiên Chúa. Sự sống mới này hiện hữu
nơi các con nhờ bí tích rửa tội là nguồn mạch
hy vọng và lạc quan của Kitô hữu chúng con. Chúa Giêsu
Kitô hôm qua, hôm nay và muôn đời vẫn thế. Khi Người
nói với các con: "Như Cha sai Thày, Thày cũng sai các
con", các con có thể yên tâm là Người sẽ không bỏ
mặc các con. Người sẽ luôn luôn ở cùng các con...
Tại sao Người sai các con? V́ con ngựi nam cũng
như nữ khắp cả thế giới -
Tại sao chúng ta cần Người? V́ Chúa Kitô mạc khải
chân lư về con người và về cuộc sống cũng
như định mệnh của con người. Người
tỏ cho chúng ta thấy vị trí của chúng ta trước
nhan Thiên Chúa, như là những tạo vật và những tội
nhân, như thành phần được cứu chuộc nhờ
cuộc tử nạn và phục sinh của Người,
khi chúng ta đang lữ hành trên con đường về
nhà Cha... Sự thật về con người - mà thế giới
tân tiến khó ḷng hiểu được - đó là chúng ta
được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự
như chính Thiên Chúa (x.Gn.1:27), và chính ở tại chỗ
này, chứ chưa cần kể đến những khía cạnh
khác, chất chứa phẩm giá bất khả xâm phạm của
mỗi một con người, không có luật trừ, kể
từ lúc được thụ thai cho đến lúc tự
nhiên mà chết. Cho dù cái mà đối với văn hóa hiện
đại càng khó hiểu đi nữa, th́ nhân phẩm này,
được khuôn đúc theo tác động sáng tạo của
Thiên Chúa, lại được nâng lên cao hơn vượt
bực trong mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên
Chúa. Đây là sứ điệp mà các con phải công bố
cho thế giới tân tiến: nhất là cho người bất
hạnh nhất, cho người vô cư vô sản, cho
người yếu bệnh, cho những kẻ bị ruồng
rẫy, cho những người khổ sở trong tay kẻ
khác. Cho mỗi một người, các con phải nói rằng:
Xin hăy nh́n vào Chúa Giêsu Kitô để qúi vị thấy rằng
thực sự qúi vị là ai trước mặt Thiên
Chúa!...
Chúa Giêsu sai các con như thế nào? Người không hứa
gươm giáo hay bạc tiền, quyền lực, cũng
không hứa bất cứ điều ǵ như phương
tiện truyền thông xă hội thu hút con người ngày
nay. Thay vào đó, Người ban cho các con b́nh an và sự thật.
Người sai các con đi với một sứ điệp
uy quyền về Mầu Nhiệm Vượt Qua của
Người, với sự thật về thập giá và phục
sinh của Người. Đó là tất cả những ǵ
Người ban cho các con, và đó cũng là tất cả những
ǵ các con cần. Phần ân sủng và sự thật này sẽ
phát sinh can đảm. Theo Chúa Kitô bao giờ cũng đ̣i
phải can đảm... Và như thế là chúng ta trở về
với vấn nạn đầu tiên của các con:
Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng mong đợi ǵ nơi
giới trẻ của Ngày Giới Trẻ Thứ 10?
Đó là các con tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô. Đó cũng là các
con học biết làm sao để công bố tất cả
những ǵ chất chứa nơi sứ điệp của
Chúa Kitô, thực hiện một cuộc giải phóng
đích thực và một cuộc tiến triển chính
đáng cho loài người. Đây là điều mà Chúa Kitô
mong đợi nơi các con. Đây là điều Giáo Hội
t́m kiếm nơi giới trẻ Phi Luật Tân, nơi giới
trẻ Á Châu, nơi giới trẻ thế giới. Như
thế, văn hóa riêng của các con sẽ thấy rằng
các con nói năng bằng một thứ ngôn ngữ đă
vang vọng sẵn, một cách nào đó, nơi những
truyền thống cổ kính của Á Châu: một thứ
ngôn ngữ của b́nh an nội tâm chân thực và của sự
sống tṛn đầy, bây giờ và cho đến muôn đời...
Vấn nạn 3:
Giới trẻ phải sống hiệp nhất và ḥa hợp
ra sao trong một thế giới phân mảnh đầy những
mâu thuẫn?
Chính Chúa Giêsu trả
lời cho các con là: "Lạy Cha, như Cha ở trong Con
và Con ở trong Cha... để họ tất cả
được nên một...". Đó là câu trả lời.
Các con có thể thấu hiểu được nó trong việc
chiêm ngưỡng Chúa Ba Ngôi. Con người được
dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa: để biết ḿnh, họ
phải biết Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa là ai? Dung nhan đích thực
của Ngài như thế nào? "Thiên Chúa là t́nh yêu"
(1Jn.4:8,16), thánh Gioan viết như thế. Chúa Cha yêu Chúa Con,
Chúa Con yêu Chúa Cha, và t́nh yêu của Các Ngài là Chúa Thánh Linh. Thiên
Chúa là một, Ngài là Đấng Tuyệt Đối;
nhưng Ngài cũng là ba, là mối liên hệ, là tặng
phẩm của Ngôi này cho Ngôi kia trong một sự cởi mở
hoàn toàn hỗ tương. Mỗi một Ngôi là chính ḿnh
đồng thời cũng khác biệt với các Ngôi khác,
tuy thế Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa. Đây là kiểu
mẫu mà các con phải suy niệm! Các con yêu dấu, Chúa Ba
Ngôi trước hết dạy các con là mỗi một
người phải t́m gặp chính ḿnh. Một con người
thanh thiếu niên, một con người trẻ, là một
cá nhân đang h́nh thành căn tính riêng của ḿnh. Trong xă hội
của chúng theo chủ nghĩa hưởng thụ và tượng
h́nh, chúng ta dễ dàng liều mất chính bản thân ḿnh
để trở thành "bị phân mảnh". Một tấm
gương rạn nứt không thể nào phản ảnh tất
cả h́nh hài. Nó phải được tái tạo. Thế
nên con người cần phải có một tâm điểm
sâu xa và vững chắc để từ đó họ có thể
hợp nhất các kinh nghiệm khác nhau của ḿnh. Tâm
điểm này, như thánh Augustinô dạy, không t́m thấy
được ngoài ḿnh, mà ở tận thẳm sâu trong tâm
khảm con người, nơi con người gặp
được Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần. Trong mối
liên hệ với Thiên Chúa là Đấng duy nhất, con
người mới có thể nên một bản thân ḿnh.
Chúng ta hăy suy niệm sâu xa hơn nữa: Con người
hoàn toàn là ḿnh chỉ khi nào họ gặp gỡ Thiên Chúa và
có thể từ bỏ chính ḿnh trong việc gắn bó với
Chúa Ba Ngôí! Con người thanh thiếu niên nhận biết
t́nh yêu Thiên Chúa và phó ḿnh cho Ngài th́ hoàn toàn trở nên chính
ḿnh, tránh được cảnh dám liều ḿnh trở thành
"một người, không một ai và một trăm
ngàn", như một nhà văn người Ư rất quen
thuộc với các con viết. Bấy giờ họ mới
có thể vươn ḿnh đến với người
khác, chẳng những để ban phát một điều
ǵ đó, mà c̣n để hiến tặng cả chính bản
thân ḿnh nữa. Giới trẻ thân mến, nếu các con có
thể sống theo đường lối này, các con sẽ
không bao giờ thuộc về số những khối hỗn
tạp, những phóng ảnh của những bộ mặt
vô danh trên quảng cáo. Bất hạnh thay, con người
hưởng thụ mà xă hội thực sự thường
mong ước, đó là các con phải là những cá nhân mà
không có cá thể, đó là các con phải sống theo thời
trang, luôn luôn t́m kiếm những cảm giác mới mẻ,
khiêu gợi những kích thích tự nhiên, v́ đó mới là
cách làm các con trở nên những kẻ hưởng thụ
lư tưởng. Ngay cả cái được gọi là vấp
phạm mà trước kia từng đồng nghĩa với
khuynh hướng bất nhất th́ nay lại thịnh hành
trong cái thứ văn hóa thụ hưởng. Thế
nhưng ngày nay, suy nghĩ kỹ về điều này th́ thấy
rằng những ai c̣n có thể kiên tŕ sống Phúc Âm là họ
đang bơi ngược chiều sóng. Đó là đức
anh hùng của một cuộc sống thường nhật,
của sự thánh thiện sống động trong mọi
lúc và trong mọi hoàn cảnh...