TÔNG ĐỒ GIỚI TRẺ

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

-6-

Tĩnh Huấn Giới Trẻ

 

(tiếp)

 

Tuy nhiên, kể từ khóa tĩnh huấn thứ VI, 29/11-1/12/1996, vào tuần lễ Tạ Ơn, cũng ở chủng viện Ngôi Lời Riverside như khóa thứ nhất, ba và năm, các bài huấn đức được chia theo chủ đề mà Đức Thánh Cha ra cho chung Ngày Giới Trẻ mỗi năm. Bởi v́, là con cái của Giáo Hội, Phong Trào Thiếu Nhi Fatima cần phải biết Thiên Chúa muốn ǵ nơi giới trẻ lúc này, qua Mẹ Giáo Hội của ḿnh, mà Đức Thánh Cha là đầu, để làm theo mới không sợ đi lạc hướng, và mới bảo đảm được ơn Chúa chúc phúc cho việc ḿnh làm. Về các chủ đề từ năm 1997 đến năm 2000, giai đoạn sửa soạn thứ hai trong chương tŕnh Giáo Hội mừng đón Đai Năm Thánh 2000, biến cố kỷ niệm mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, Đức Thánh Cha đă phác họa ra cho chung giới trẻ từ ngày 26/11/1995 (xem chương 12, "Giới Trẻ T́m Chúa"). C̣n chủ đề cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 11 vào năm 1996, (năm chẵn luôn được tổ chức "tại các cộng đồng giáo phận"), cũng trong sứ điệp ngày 26/11/1995, Đức Thánh Cha đă ban bố là: "Lạy Chúa, chúng con c̣n biết theo ai? Chúa có những lời ban sự sống đời đời".

            Căn cứ vào chủ đề cho chung giới trẽ năm 1996 này, 9 bài huấn đức của khóa tĩnh huấn VI do Phong Trào Thiếu Nhi Fatima tổ chức được phân tích và được lồng vào trong bố cục của 3 Mệnh Lệnh Fatima như sau.

            Đề tài Cải Thiện Đời Sống:

            Bài 1: "Chúng con c̣n biết theo ai?"

            - Ma qủi (?): "Các ngươi làm ǵ mà chết được?" (Gn.3:4)

            Bài 2: "Chúng con c̣n biết theo ai?"

            - Thế gian (?): "Cây ấy thấy ngon lành và bắt mắt" (Gn.3:6)

            Bài 3: "Chúng con c̣n biết theo ai?"

            - Ư riêng (?): "Muốn nên khôn ngoan" (Gn.3:6)

            Đề tài Tôn Sùng Mẫu Tâm:

            Bài 4: "Chúa có những lời..."

            - "Bà có phúc v́ đă tin" (Lk.1:45)

            Bài 5: "Chúa có những lời..."

            - "Người giữ lấy mà suy niệm trong ḷng" (Lk.2:19;2:51)

            Bài 6: "Chúa có những lời..."

            - "Phúc hơn cho kẻ nghe và giữ Lời Chúa" (Lk.11:28)

            Đề tài Lần Hạt Mân Côi:

            Bài 7: "... Sự Sống đời đời"

            - Chúa Kitô, "Sự Sống tỏ hiện" (1Jn.1:2), "Người đă tự hủy, mặc lấy thân phận tôi đ̣i" (Phil.2:8) - Năm mầu Nhiệm Mân Côi Mùa Vui.

            Bài 8: "... Sự Sống đời đời"

            - Chúa Kitô "hiến mạng sống ḿnh" (Mt.20:28), "Người đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá" (Phil.2:8) - Năm mầu Nhiệm Mân Côi Mùa Thương.

            Bài 9: "... Sự Sống đời đời"

            - Chúa Kitô "là Sự Sống Lại và là Sự Sống" (Jn.11:25), Đấng "Thiên Chúa đă vinh thăng Người" (Phil.2:9-10), - Năm Mầu Nhiệm Mân Côi Mùa Mừng.

            Tuy nhiên, để tư tưởng được khai triển theo sát với chủ đề mà Đức Thánh Cha nêu lên cho Ngày Giới Trẻ hằng năm, th́ cứ ba bài huấn đức liên quan đến một Sứ Điệp Fatima, như được phân tích trên đây, nên để một vị giảng huấn kiêm nhiệm hay hơn.         

            Thứ năm: Chia Sẻ Tĩnh Huấn.

            Để tỏ ḿnh ra cho con người, theo tŕnh thuật Phúc Âm, Chúa Giêsu đă sử dụng ba cách. Cách thứ nhất, Người tỏ ḿnh cho con người khi con người tự t́m đến với Người, như trường hợp ông Nicôđêmô. Cách thứ hai, Người tỏ ḿnh ra cho con người, khi chính Người t́m đến với con người, như trường hợp Người, phải nói là, cố ư chờ người phụ nữ Samaritanô đến kín nước ở giếng Giacóp. Cách thứ ba, Người tỏ ḿnh cho con người, bằng cách Người chặn đầu con người đang có ư định muốn t́m kiếm Người, như trường hợp của ông trưởng ban thu thuế Giakêu lùn. Có thể nói, khi giới trẻ đến tham dự khóa tĩnh huấn th́ họ giống như trường hợp ông Nicôđêmô t́m đến với Chúa Giêsu để nghe Người chỉ dạy. Khóa tĩnh huấn giống như bờ giếng Giacóp, nơi Chúa Giêsu chờ đợi để tỏ ḿnh ra cho các khóa sinh, thành phần giống như người phụ nữ Samaritanô đến kín nước giếng mà ḷng vẫn khao khát một thứ nước hằng sống (x.Jn.4:15). Và vị giảng huấn chia sẻ đề tài của ḿnh theo chủ đề tĩnh huấn chung th́ cũng giống như trường hợp Chúa Giêsu đáp ứng khát vọng t́m gặp Chúa của ông Giakêu lùn. Như thế, v́ giới trẻ đă tỏ ra chủ động t́m kiếm Đấng đă âm thầm kêu gọi họ đến tham dự khóa tĩnh huấn, mà vị giảng tĩnh huấn phải làm sao nắm lấy cơ hội này để vào cho được tận thâm tâm căn nhà tư của họ th́ mới kể là mang "ơn cứu độ đă đến với nhà này" (Lk.19:9).

            Đối với Chúa Giêsu, "vị sư phụ duy nhất" (Mt.23:10) trên đời này, Người có cách rất khôn khéo để có thể tiến vào thâm tâm của con người. Đó là, khi muốn làm cho con người biết một điều ǵ đó mà họ đang muốn t́m hiểu, thậm chí đang có âm mưu đen tối đi nữa, cũng theo tŕnh thuật Phúc Âm, Chúa Giêsu thường soi sáng cho họ bằng cách đặt câu hỏi liên quan trực tiếp đến vấn nạn của họ, rồi căn cứ vào nhận thức mà họ phát biểu, Người trả lời dứt khoát cho họ biết đâu là sự thật. Điển h́nh là trường hợp Chúa Giêsu đi sâu vào thâm tâm của những người có ư gài bẫy Người, khi họ hỏi Người câu hỏi phản ảnh chính tâm trạng đang bối rối của họ: "... việc đóng thuế cho hoàng đế có hợp pháp hay không?" (Mt.22:17).

            Phương pháp đặt vấn nạn này quả thật đă có một tác dụng rất hiệu nghiệm và bền lâu, nhất là đối với giới trẻ là thành phần đang có đầy những thắc mắc trong đầu và muốn t́m ṭi khám phá đủ thứ. Một trong những khóa sinh tham dự khóa tĩnh huấn thứ IV, 8/1994, cách đây ít lâu c̣n nói với tôi: "Cháu c̣n nhớ rơ từng chi tiết bài chia sẻ của chú hôm ấy". Tuy không phải là thành phần giảng huấn, tuy nhiên, với trách nhiệm tổ chức, tôi vẫn luôn phải đề pḥng bất trắc xẩy ra, như trường hợp bất ngờ cần phải kiêm nhiệm thay cho một vị giảng huấn nào đó. "Bài chia sẻ" mà khóa sinh trên đây nhắc đến rơi vào trường hợp này. Đó là "bài chia sẻ" về chủ đề Cải Thiện Đời Sống. Tôi đă dọn sẵn "bài chia sẻ" này, bằng cách đánh máy nguyên trọn dụ ngôn người con hoang đàng (Lk.15:11-30), kèm theo bên dưới bài dụ ngôn 7 câu hỏi thế này:

            "Sau khi đọc và suy niệm dụ ngôn về đứa con phung phá trên đây, xin trả lời những câu hỏi liên quan đến chủ đề cải thiện đời sống dưới đây:

            1- Tại sao con người phải cải thiện đời sống?

            2- Cải thiện đời sống là ǵ?

            3- Cải thiện đời sống ở chỗ nào?

            4- Những ǵ con người cần để ư cải thiện?

            5- Cải thiện bằng cách nào?

            6- Cải thiện để được những ǵ?

            7- Càng thánh thiện con người càng cần phải cải thiện: đúng () hay sai (). Chứng tỏ".

            Tôi đă phát "bài chia sẻ" này cho từng khóa sinh, sau khi chia nhóm cho họ. Sau nửa tiếng cùng nhau t́m hiểu bài dụ ngôn để trả lời cho 7 câu hỏi, các nhóm cử người đại diện nhóm ḿnh lên tŕnh bày chung. Tuy không có nhóm nào trả lời hoàn toàn đúng cả 7 câu hỏi, nhưng phải công nhận là những câu trả lời của họ cũng phản ảnh phần nào nội dung của bài dụ ngôn. Cuối cùng tôi đă chia sẻ cảm nghiệm của tôi về bài dụ ngôn như sau:

            1- Tại sao phải cải thiện?: Theo bài dụ ngôn người con phung phá, v́ con người Kitô hữu là thành phần được Thiên Chúa là Cha "chia gia tài" của Ngài là sự sống đời đời cho, và v́ chính con người tự ư "xin cha chia phần gia tài thuộc về ḿnh", khi họ tự nguyện lănh nhận bí tích rửa tội, do đó, bởi thân phận cao cả của ḿnh là con cái Thiên Chúa mà Kitô hữu phải cải thiện đời sống. Do đó, trước khi "đứng dậy trở về với cha ḿnh", người con phung phá đă nghĩ đến và bị day dứt bởi ư tưởng "Ở nhà cha tôi, biết bao người làm thuê được ăn cơm bánh dư dật mà tôi lại phải chết đói ở đây. Tôi sẽ trở về với cha tôi và thưa người rằng: Lạy cha, con đă lỗi phạm đến trời và đến cha. Con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha nhận con như một người làm thuê của cha".

            2- Cải thiện là ǵ?: Cũng theo bài dụ ngôn, th́ cải thiện là trở về cùng Thiên Chúa là Cha của ḿnh. Bởi thế, sau khi cảm nhận được thân phận cao cả của ḿnh trong nhà cha như thế, người con phung phá: "liền đứng dậy, trở về với cha ḿnh".

            3- Cải thiện ở chỗ nào?: Căn cứ vào ư nghĩa bài dụ ngôn, v́ "cải thiện là trở về cùng Thiên Chúa là Cha của ḿnh", do đó, cải thiện được tỏ ra ở chỗ nhận biết lỗi lầm của ḿnh, như trường hợp người con phung phá trước khi "đứng dậy trở về với cha ḿnh", đă tự cảm nhận thấy rằng: "con đă lỗi phạm đến trời và đến cha".

            4- Cải thiện những ǵ? Theo bài dụ ngôn, một khi người con phung phá "đứng dậy trở về với cha ḿnh", th́ anh ta đă dứt khoát với cuộc sống "ăn chơi phóng đăng" làm "phung phí tất cả gia sản của ḿnh". Bởi thế, những ǵ thành phần con cái Thiên Chúa phải cải thiện đó là từ bỏ tội lỗi và dịp tội.

            5- Cải thiện bằng cách nào? Bài dụ ngôn cho biết người con phung phá, sau khi "đứng dậy trở về với cha ḿnh" liền thưa với cha: "Lạy Cha, con đă lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa". Bởi thế, trên thực tế và về phương diện áp dụng thực hành, cải thiện được tỏ ra bằng việc thú nhận với Chúa tội lỗi của ḿnh, qua bí tích ḥa giải.

            6- Cải thiện được những ǵ? Bài dụ ngôn cũng cho thấy, sau khi người con phung phá thú tội và xin cha ḿnh tha thứ, liền được người cha bảo các người đầy tớ trang sức lại cho anh, để anh xứng đáng với thân phận làm con cái trong nhà, nhờ đó, anh được ngồi vào vị thế của ḿnh nơi bàn tiệc với cha. Như thế, cải thiện sẽ giúp cho người Kitô hữu chẳng những lấy lại những ǵ họ đă phung phá vào cuộc sống "ăn chơi phóng đăng", mà c̣n cho phép họ tái dự vào tiệc Thánh Thể Chúa Kitô.

            7- Càng thánh thiện con người càng phải cải thiện - đúng hay sai? Theo bài dụ ngôn, điều này đúng. Đó là trường hợp người anh của đứa em phung phá, tuy anh ta rất tốt lành thánh thiện "không bao giờ làm trái ư cha", nhưng vẫn c̣n tỏ ra không bằng ḷng về việc người cha mở tiệc ăn mừng thằng em phung phá trở về. Tức anh ta, tuy ở với cha, đến nỗi, "mọi sự của cha là của con", nhưng anh ta vẫn chưa chưa hoàn toàn cảm nhận được như vậy, vẫn chưa thấu hiểu cha ḿnh và nhờ đó được trọn vẹn hiệp nhất với cha ḿnh. Đó là lư do càng thánh thiện, nghĩa là càng gần "Thiên Chúa là ánh sáng" (1Jn.1:5), th́ tất cả mọi lỗi lầm và từng lỗi lầm, dù nhỏ mọn mấy nơi con người, càng rơ ràng, cáng vĩ đại, thế nên họ càng cảm thấy cần phải cải thiện hơn ai hết và hơn bao giờ hết.

 

            Thứ sáu: Tự Vấn Tĩnh Huấn.

            Theo sự khôn ngoan của ḿnh, và tùy theo hoàn cảnh, Chúa Kitô đă "approach" (đến với) mỗi một tâm hồn. Cách thức Chúa đến với ông Giakêu lùn khác cách Người đến với người phụ nữ Samaritanô, tuy cả hai đều là người tội lỗi. Chúa đă về tận tư gia của ông Giakêu, trước mặt nhiều người, để mang "ơn cứu độ đến cho nhà này". C̣n người phụ nữ Samaritanô, Chúa gặp ở ngay bờ giếng, riêng một ḿnh Người với chị ta thôi, để lợi dụng khung cảnh riêng tư và h́nh ảnh nước uống, cũng như lợi dụng nhu cầu cần nước và việc làm kín nước của chị phụ nữ này, mà Người có thể dể dàng tỏ ḿnh ra cho chị hơn. Để tỏ ḿnh ra cho người phụ nữ Samaritanô có vẻ phức tạp hơn trường hợp của ông Giakêu này, Chúa Giêsu đă phải dài ḍng một chút, và phải đi sâu vào tận chính tư thất thâm tâm của chị, để có thể mang ơn cứu độ đến chẳng những cho riêng chị mà c̣n cho chung dân làng của chị nữa.

            Đó là lư do tôi chủ trương mục "tự vấn" trong khóa tĩnh huấn. Qua bản "tự vấn" gợi ư, khóa sinh sẽ có dịp một ḿnh đi sâu vào chính tâm hồn ḿnh, nhờ đó, họ biết được ḿnh đang ở đâu và sẽ đi đâu. Bản "tự vấn" này sẽ được phát cho từng khóa sinh vào đầu mỗi ngày trong khóa tĩnh huấn. Khóa sinh chỉ cần đề vào tờ "tự vấn" của ḿnh một mật mă, nếu không muốn hay không tiện tiết lộ danh xưng của ḿnh. Trên mỗi tờ "tự vấn" đều có câu "tất cả những chi tiết 'tự vấn' hoàn toàn được giữ kín". Tuy nhiên, khóa sinh cũng cần đề tuổi và phái tính của ḿnh cho tiện việc phân tách tâm linh và hướng dẫn chung. Một vị sẽ phụ trách đặc biệt việc đọc những bản "tự vấn" này, sau đó, căn cứ vào những ǵ cần thiết mà nhiều khóa sinh mắc phải, sẽ được đem ra giải quyết trống ở một buổi tổng kết chung, thường vào cuối khóa tĩnh huấn. Phần khóa sinh sẽ có khoảng nữa tiếng đồng hồ để âm thầm đi sâu vào tận thâm tâm của ḿnh mà hoàn tầt bản "tự vấn" này. Sau đây là các bản "tự vấn" gợi ư mà tôi sử dụng cho 3 ngày của một khóa tĩnh huấn.

 

            Tự Vấn ngày thứ 1: Đối Diện Với Chính Ḿnh:

1- Ngay lúc này đây bạn cảm thấy ḿnh ra sao?

            Hạnh phúc () là v́:__________________________

            Bất hạnh () là v́:____________________________

            B́nh thường () là v́:_________________________

2- Nếu bạn đang cảm thấy hạnh phúc, bất hạnh hay             b́nh thường, th́ t́nh trạng ấy như thế nào?

            Hoàn toàn () bởi v́:__________________________

            Không trọn () bởi v́:_________________________

            Liên lỉ () bởi v́:_____________________________

            Từng lúc () bởi v́:___________________________

3- Theo cảm nghĩ của bạn th́ hạnh phúc là ǵ?

            ____________________________________________

4- Nếu bạn thực sự cảm thấy ḿnh đang gặp bất               hạnh, bạn có muốn được hạnh phúc không?

            Có () tại sao:________________________________

            Không () tại sao:____________________________

5- Nếu bạn đang thực sự cảm thấy hạnh phúc, bạn                  có muốn được hạnh phúc hơn nữa chăng?

            Có () tại sao:________________________________

            Không () tại sao:____________________________

6- Nếu bạn thực sự muốn hạnh phúc hay hạnh phúc    hơn, bạn dự định sẽ làm những ǵ để đạt được             ước vọng này?

            _____________________________________________

7- Bạn cảm thấy bản thân bạn có những:                         Ưu điểm nhất là:____________________________

            Khuyết điểm nhất là:________________________

            Khó khăn nhất là:___________________________

8- Hiện nay bạn có đang ôm ấp một mơ ước nào                       chăng?

            Có, đó là:___________________________________

            Không (), bởi v́:____________________________

9- Ước mơ trên đây của bạn đă thành tựu chưa?

            Rồi () khi nào:______________________________

            Chưa () bởi v́:______________________________

10- Nếu ước mơ của bạn chưa thành tựu, bạn có                  định theo đuổi nó cho tới cùng, cho tới khi                   được như ư muốn mới thôi chăng?

            Có () bởi v́:_________________________________

            Không () bởi v́:_____________________________

11- Bạn có cảm thấy ḿnh thiếu hay cần một điều ǵ             không để làm cho cuộc sống của bạn được                     trọn vẹn?

            Có () đó là:_________________________________

            Không () bởi v́:_____________________________

12- Bạn nghĩ bạn là ǵ? (xin tự định nghĩa về ḿnh):

            Tôi là _____________________________________

13- Theo bạn th́ đời sống là ǵ? (xin bạn định nghĩa                   theo cảm nghiệm của bạn):

            Đời sống là ________________________________

14- Tại sao bạn lại muốn tham dự khóa tĩnh huấn                     này?

            Tại v́ tôi ___________________________________

15- Bạn mong muốn ǵ nơi:

            Ban tổ chức: _______________________________

            Bản thân bạn: ______________________________

            Các khóa sinh:______________________________

16- Theo bạn th́ "tĩnh huấn" là ǵ?               

            Theo tôi, "tĩnh huấn" là _____________________     

           

            Tự Vấn ngày thứ 2: Từ Đáy Tâm Hồn

17- Bạn tin có đời sau không?

            Có () v́:____________________________________

            Không () v́:________________________________

18- Nếu bạn không tin có đời sau th́ tại sao bạn lại                  có mặc cảm tội lỗi hay bạn lại luôn có                                    khuynh hướng và cảm giác sợ chết?

            Bởi v́ ______________________________________

19- Nếu bạn tin có đời sau th́ bạn thực sự đă t́m                     kiếm ǵ ở đời này để sửa soạn cho đời sau?

            Thí dụ như ________________________________

20- Theo bạn th́ điều ǵ quan trọng và thiết yếu nhất             trên đời này?

            Đó là ______________________________________

            Tại v́ ______________________________________

21- Theo bạn th́ điều ǵ tự nó có giá trị trên hết mọi             sự ở trên đời:

            Đó là ______________________________________

            Tại v́ ______________________________________

22- Theo bạn th́ điều nào chân thật nhất và điều                        nào giả tạo nhất trên đời này?

            Điều chân thật nhất là ______________________

            Bởi v́ ______________________________________

            Điều giả tạo nhất là ________________________

            Bởi v́ ______________________________________

23- Theo bạn th́ trên đời này điều nào thiện hảo                     nhất và điều nào xấu xa nhất?

            Điều thiện hảo nhất là ______________________

            Bởi v́ ______________________________________

            Điều xấu xa nhất là _________________________

            Bởi v́ ______________________________________

24- Theo bạn ai là người khôn ngoan nhất trên trần             gian này?

            Đó là người ________________________________

25- Theo bạn ai là người hạnh phúc nhất trên trần             gian này?

            Đó là người _________________________________

26- Bạn có nhận thấy trên thế gian này đầy những                   chước cám dỗ không?

            Có () cám dỗ nhất là _______________________

            Không () bởi v́ _____________________________

27- Bạn có công nhận là không ai có thể làm tôi hai             chủ không?

            Có () tại v́ _________________________________

            Không () tại v́ _____________________________

28- Từ trước đến nay bạn vẫn mến phục ai nhất như             thần tượng của bạn?

            Đó là ______________________________________

            Bởi v́ ______________________________________

29- Có bao giờ bạn cảm thấy rằng hy sinh từ bỏ là                một niềøm vui và là một việc đáng t́m làm                        chăng?

            Có () v́ ____________________________________

            Không () v́ _________________________________

30- Có bao giờ bạn cảm nghiệm được đời sống vẫn               chưa trọn vẹn, cho dù bạn được như ư muốn                 chưa?

            Rồi () khi __________________________________

            Chưa () v́ __________________________________

31- Bạn có công nhận là người ta muốn làm ǵ th́                    làm v́ họ có ư muốn tự do hay không?

                        Có ()                      Không ()

32- Bạn có công nhận là dù con người có ư muốn tự             do đi nữa, họ vẫn có những điều không làm                   được và không được làm chăng?

            Có () chẳng hạn như trường hợp____________

            Không () chẳng hạn như trường hợp _______

33- Bạn có bao giờ thực sự cảm thấy rằng b́nh an               nội tâm vượt trên mọi sung sướng trần gian                 chăng?

            Có () đó là lúc _____________________________

            Không ()

34- Bạn có tin rằng bạn có thể hoàn toàn kiềm chế hay kiểm soát được con người của bạn không?

            Được () bằng cách _________________________

            Không () v́ _________________________________

            "Tự Vấn" ngày thứ 4: Về Với Tương Lai

35- Giờ đây bạn có cảm thấy ḿnh khá hơn lúc mới                 nhập khóa tĩnh huấn không?

            Có () ở chỗ nào ____________________________

            Không () v́ _________________________________

36- Mức độ bạn cảm thấy ḿnh đă khá hơn lúc mời                 nhập khóa tĩnh huấn ra sao:

            Không thiết ǵ nữa () ở chỗ _________________

            Không thể tưởng tượng () ở chỗ _____________

            Chưa bao giờ có () ở chỗ ___________________

            Khó có thể diễn tả () ở chỗ _________________

            Chút ít () ở chỗ _____________________________

37- Bạn đă học được điều ǵ nhất nơi khóa tĩnh huấn             này?________________________________________

38- Điều ǵ trong khóa tĩnh huấn đă gây ấn tượng             cho bạn nhất? ______________________________

39- Bạn có quyết định ǵ trong việc làm lại cuộc                       sống của bạn hay không?

            Có () đó là _________________________________

            Không () v́ _________________________________

40- Bạn dự tính sẽ làm sao để thực hiện quyết định                 này của bạn? _______________________________

41- Bạn có nhận thức được ơn gọi hay sứ mệnh của                  bạn trong cuộc sống của ḿnh trên trần gian             này chưa?

            Rồi () đó là _________________________________

            Chưa () v́ __________________________________

42- Mục tiêu sống của bạn từ nay trở đi sẽ là ǵ?

            _________________________________________

43- Hạnh phúc sống của bạn sẽ là ǵ?

            _________________________________________

44- Bây giờ bạn nghĩ ḿnh là ai?

            Tôi là ______________________________________

45- Bây giờ bạn nghĩ đời sống là ǵ?

            Đời sống là _________________________________