TÔNG ĐỒ GIỚI TRẺ
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
-9-
Trung
Tâm Giới Trẻ
Vận Hội Mới
Ngày
Bởi v́, về phía Hoa Kỳ, trước khi nhúng tay vào Việt
Nam lần thứ nhất, Hoa Kỳ phải, và đă phải,
nắm chắc được phần lợi và phần thắng
trong tay. Bằng không, nhỡ bị thảm bại, th́ một
cường quốc như Hoa Kỳ c̣n mặt mũi nào
vênh lên trước thế giới nói chung và các nước
đàn em nói riêng. Thế mà, không ngờ, cuối cùng năm
1972, Hoa Kỳ đă đành phải và buộc phải rút
chân cho khỏi sa lầy vào cuộc chiến Việt Nam, với
giá phải trả lên đến 58.132 sinh mạng. Cho đến
ngày nay, sau 20 năm chấm dứt Chiến Tranh Việt
Nam, điều kiện tù nhân Mỹ và xương người
Mỹ, dù được gắt gao đ̣i hỏi, vẫn
chưa được giải quyết. Thế mà Hoa Kỳ
đă chấp nhận xóa bàn đánh lại.
C̣n về phía Cộng Sản Việt Nam, sau khi, nhờ Mặt
Trận Giải Phóng Miền Nam, thống nhất được
đất nước vào năm 1975, cũng đâu có muốn
để xẩy ra t́nh trạng đuổi Mỹ, chửi
Mỹ rồi lại mời Mỹ trở lại với
ḿnh như một vị cứu tinh, cho một đất
nước, qua hai mươi năm ḿnh làm quản lư,
đă thành một trong năm quốc gia nghèo nhất thiên hạ,
th́ không phải là Cộng Sản Việt Nam, đàn em của
một Liên Bang Sô Viết và khối Cộng Sản Đông
Âu đă bị giải thể từ cuối năm 1989,
đang liều mạng để thử xóa ván đánh lại
hay sao?!
Như thế, về phương diện tính toán cũng
như thực tế, không phải là cả Hoa Kỳ lẫn
Cộng Sản Việt Nam, dù hết sức muốn đạt
được thắng lợi cho ḿnh, đều đă
thua cuộc bất đắc dĩ hay sao?! Giờ đây,
bên nào cũng đă có kinh nghiệm thua để ngồi
đánh lại ván cờ mới, mới ở nước cờ,
song vẫn theo đuổi cùng một mưu đồ thắng
lợi như nhau và như trước. Ván cờ mới
sau này sẽ ra sao? Ai sẽ thắng lợi?? Ai sẽ bị
thua thiệt??? Không ai có thể biết chắc trong lúc này,
kể cả những ai có quyền kư kết bang giao ngày hôm
nay, hay những tay lành nghề sẽ thừa hành để
đi nước cờ thí cuối cùng (?) này, ngoại trừ
một bàn tay toàn năng và thượng trí tối cao, vốn
vô h́nh điều khiển và làm chủ lịch sử loài
người, ngay từ ban đầu cho tới tận cùng
thời gian... "Người tính không bằng trời
tính" là thếù
Riêng đối với thành phần Người Việt hải
ngoại, trong lúc không thể nào ngăn cản được
biến cố bang giao xẩy ra, trong khi ván cờ vừa mới
được hai phe ngồi đánh lại chưa biết
thắng bại thế nào, tại sao chúng ta không lợi dụng
thời điểm rất ư thuận lợi này, để,
thay v́ uất hận hay chán chường, đoàn kết với
nhau, làm một điều ǵ đó cho đại cuộc phục
hưng đất nước, theo đường lối
và mộng ước của chúng ta. Theo tôi, một trong những
việc đáng làm và phải làm ngay lúc này là làm sao tạo
được một Lực Lượng Tuổi Trẻ
Việt Nam cho một Vận Hội Mới: Một Nước
Việt thanh b́nh và một dân Việt của "Văn Minh
yêu Thương" (civilization of love).
Tâm Thức Mới
Từ ngày "lênh đênh hải ngoại" vào năm
1975, giới trẻ Việt Nam hải ngoại, về mặt
tích cực, đă nổi tiếng là học giỏi. Khoảng
7 năm sau, giới trẻ Việt Nam, về mặt tiêu cực,
bắt đầu mang tiếng là băng đảng. Hiện
tượng giới trẻ Việt Nam hải ngoại, về
cả hai phương diện tích cực cũng như tiêu
cực này, đă qúa hiển nhiên trước cộng đồng
Người Việt hải ngoại nói riêng, và trước
cộng đồng thiểu số bạn, nhất là cộng
đồng người Mỹ nói chung. Theo khuynh hướng
tự nhiên, cũng như v́ danh dự của ḿnh, Người
Việt hải ngoại chúng ta dễ dàng chấp nhận
giới trẻ Việt Nam học giỏi làm vẻ vang ṇi
giống như là gia sản Việt tộc của ḿnh.
Ngược lại, đối với giới trẻ Việt
Nam băng đảng, chúng ta thường tỏ thái độ
phủ nhận chúng, v́ chúng là thành phần "con sâu làm rầu
nồi canh", làm tai tiếng cho cả một tập thể
cộng đồng thiểu số mới hội nhập
đang lên, và làm mất cả tiếng tăm của giới
trẻ Việt Nam học giỏi.
Thế nhưng, dù chúng ta có dùng hết cách để phủ
nhận và tẩy chay thành phần giới trẻ Việt
nam phá sản đi nữa, trên thực tế, không phải
v́ thế mà tự chúng không c̣n phải là người Việt
Nam nữa. Theo tôi, nói chung, thành phần giới trẻ Việt
Nam chẳng khác ǵ như một chiếc áo có hai mặt: mặt
phải là giới trẻ Việt Nam có tiếng học giỏi,
và mặt trái là giới trẻ Việt Nam bị tiếng
băng đảng. Và hiện nay, cộng đồng
Người Việt hải ngoại nói chung đang mặc
áo phải hay áo trái là tùy ở lực lượng giới
trẻ Việt Nam tích cực hay tiêu cực mạnh hơn,
tùy ở phản ứng của các cộng đồng bạn
c̣n thiện cảm với ḿnh nhiều hay ít, và tùy ở cảm
thức trách nhiệm giáo dục đúng hay sai, hay hoặc dở
của chúng ta. Nếu cảm nhận thấy ḿnh đang mặc
áo trái, hay cảm thấy người khác đang cười
ḿnh v́ mặc áo trái, th́ việc chúng ta phải làm và cần
làm, chỉ là việc lộn chiếc áo lại mặc cho
đúng, thế thôi, chứ không phải là việc cởi
áo ra, vứt đi.
Như thế, thái độ phủ nhận và tẩy chay
thành phần giới trẻ Việt Nam tiêu cực, như
hành động cởi bỏ chiếc áo mặc trái, cũng
là thái độ mặc nhiên phủ nhận cả thánh phần
giới trẻ Việt Nam tích cực, là thành phần cũng
không thể nào chia ĺa mà có thể làm nên trọn vẹn chiếc
áo Việt Nam. Thái độ phủ nhận và tẩy chay
này c̣n là hành động lột trần bản thân ḿnh. Bởi
v́, nếu bỏ giới trẻ của ḿnh đi, th́ thế
hệ người lớn sẽ c̣n lại ǵ, và tiến
tŕnh "tre già măng mọc" sẽ ra sao? Thật vậy,
nếu chúng ta công nhận giới trẻ Việt Nam, dù
chúng thuộc về mặt trái (tiêu cực) hay mặt phải
(tích cực) đều làm nên và là một chiếc áo Việt
Nam duy nhất, mà chúng ta đang mặc và cần mặc, th́
chúng đều có một bản chất Việt Nam,
(như mặt phải hay mặt trái của chiếc áo
đều có bản chất vải). Mà bản chất Việt
Nam là ǵ nơi giới trẻ, nếu không phải là hiếu
học, chăm học và có khiếu học. Vậy, là thành
phần cũng làm nên và là một chiếc áo Việt Nam duy
nhất, như thành phần giới trẻ tích cực, giới
trẻ tiêu cực cũng hiếu học, chăm học và
có khiếu học. Nhưng tại sao, thực tế lại
cho thấy chúng không được như thành phần tích
cực?
Là người Việt Nam, đầy chất Việt Nam
hơn chúng, đáng lẽ chúng ta phải hiểu vấn nạn
này hơn ai hết. Nhất là một số trong chúng ta
đă dính dáng đến những vụ Medi-Cal vào giữa
thập niên 1980, vụ làm tiền bảo hiểm xe cộ
hay vụ sang băng bộ lậu để cho thuê vào
đầu thập niên 1990, đều là những biến
động xẩy ra tại khu Tiểu Sài G̣n (Little Saigon),
thủ phủ của Người Việt hải ngoại.
Nếu chúng ta là người lớn Việt Nam c̣n có những
lúc "yếu đuối", bị phơi bầy ra
như vậy, th́ chúng ta lại c̣n lấy làm lạ về
giới trẻ tiêu cực của ḿnh hay sao?! Nếu chúng ta
đầy chất Việt Nam, là gốc rễ cho giới
trẻ Việt Nam, c̣n có lúc này lúc kia, th́ giới trẻ Việt
Nam, dù tích cực mấy đi nữa, nếu chúng không biết
tự bảo tồn và vun trồng, chúng cũng khó ḷng tránh
được những bất trắc xẩy ra, trong môi
trường sống hiện nay tại mảnh đất
cơ hội này (opportunity land). Điển h́nh là vụ một
nhóm thiếu niên Đại Hàn và Trung Hoa ở Orange County,
California, vào đầu năm 1993, đă thanh toán nhau hết
sức dă man. Họ đều là con cái nhà giầu và toàn là những
học sinh xuất sắc trong trường...
Trái lại, cũng có trường hợp nghịch đảo,
như trường hợp của một tay đại ca
nổi tiếng ở Los Angeles trong giới băng đảng,
đă trở thành một tay lănh đạo sinh hoạt thanh
niên rất tốt lành hiện nay, người mà tôi đang
được trực tiếp làm việc chung trong một
phong trào giới trẻ.
Chúng ta đă không phủ nhận được giới trẻ
Việt nam tiêu cực, v́ kinh nghiệm bản thân chúng ta, cũng
như v́ bản chất Việt Nam của chúng nói chung, một
bản chất không khác ǵ thành phần giới trẻ tích cực,
(mà v́ một lư do nào đó bản chất Việt Nam này
nơi chúng bị mất đi hay chưa có dịp phát hiện).
Và chúng ta cũng khó chối căi được tác dụng bất
thường và bất ngờ của xă hội thiên về
vật chất hơn tinh thần, về tranh giành (competition)
hơn là yêu thương, mà chúng ta đang sống có thể
tác hại ngay cả giới trẻ Việt Nam tích cực
của chúng ta. Thế th́ chúng ta phải làm sao và phải làm
ǵ để tạo được một Lực Lượng
Tuổi Trẻ Việt Nam cho một Vận Hội Mới
đây???
Chiến Lược
Mới
Theo thiển kiến
của tôi, chúng ta hăy vận động và thực hiện
cho bằng được việc thành lập các Trung Tâm
Giới Trẻ Việt Nam (the Vietnamese Youth Center), cho lứa
tuổi trung học và đại học. Đại
cương về các Trung tâm Giới Trẻ Việt Nam này
có thể được phác họa như sau:
Địa Điểm:
Tại những nơi có cộng đồng Người
Việt đông đảo. Điển h́nh như tại
Orange County, Los Angeles, San Diego, San Jose ở tiểu bang
California. Hoặc tại Houston, San Antonio, Dallas và Fort Worth ở
tiểu bang Texas. Hay New Orleans ở tiểu bang Loussiana.
Oklahoma City ở tiểu bang Oklahoma. Hoặc Kansas City ở
cả hai tiểu bang Kansas và Missouri. Hay New York và các vùng phụ
cận ở tiểu bang New York v.v.
Tổ Chức:
Về phương tiện sinh hoạt, có 3 cách: Một
là xin hoàn toàn tài trợ (funding) của chính quyền địa
phương. Hai là hoàn toàn được cộng đồng
Người Việt địa phương yểm trợ
tài chánh (financial support) và phương tiện sinh hoạt.
Ba là vừa được chính phủ tài trợ vừa
được cộng đồng yểm trợ. Trong
trường hợp được chính phủ hoàn toàn tài
trợ, Trung Tâm có thể sẽ mở cửa hằng ngày.
Nếu chỉ được cộng đồng địa
phương yểm trợ, Trung Tâm có thể mở cửa
sinh hoạt vào mỗi cuối tuần hay mỗi cuối
ngày làm việc, tùy theo giờ giấc của nhân sự tự
nguyện điều hành và cộng tác.
Về thành phần điều hành và phục vụ,
xin đề nghị như sau. Việc điều hành nên
để cho người lớn: có thiện chí, khả
năng, tinh thần và giờ giấc. C̣n việc phục vụ
nên để cho giới trẻ đang hay đă công thành
danh toại. Việc dùng thành phần giới trẻ tích cực
đang hay đă công thành danh toại để phục vụ
thành phần giới trẻ nói chung, nhất là thành phần
giới trẻ tiêu cực, là một cử chỉ "lá
lành đùm lá rách", của chia sẻ, của cảm
thông, của khích lệ. Tác dụng của việc "lá
lành đùm lá rách" này, một đàng làm cho giới trẻ
tích cực, nhờ dịp được chia sẻ kiến
thức, kinh nghiệm và tài năng của ḿnh, mà càng nên tốt
hơn, Đàng khác, giới trẻ tiêu cực hay đang cố
gắng tiến lên, thấy được gương mẫu
sống động trước mắt trong thành phần trẻ
của ḿnh, sẽ dễ dàng và quyết chí thăng tiến
hơn.
Nội Dung:
Theo tâm lư chung của giới trẻ, thực tế cho thấy,
giới trẻ có nhu cầu cần được thỏa
đáp, có khuynh hướng thích tranh đua, và có bản chất
ham vui nhộn. Dựa trên ba yếu tố tâm lư này,
chương tŕnh sinh hoạt của một Trung Tâm Giới
Trẻ Việt Nam sẽ bao gồm và xen kẽ nhau những
tiết mục như:
- Mở lớp học về nghề nghiệp (vocational
training), như học máy điện toán (computer hardware) hay
làm móng tay (nail) v.v.
- Mở lớp hướng dẫn về tâm linh (spiritual
counseling), như luân lư (moral) hay đạo đức
(ethical).
- Mở lớp học về các bộ môn văn nghệ
(fine art/performance), như hội họa, thủ công, đàn
hát, ca nhạc, kịch nghệ, nhẩy múa v.v.
- Mở lớp t́m hiểu về văn hóa (cultural learning),
như văn hóa Việt Nam hay văn hóa địa
phương, làm sao có thể hội nhập văn hóa mà
không bị đồng hóa v.v.
- Mở lớp trau dồi về sức khỏe, như vơ
thuật, thể dục thẩm mỹ, hay các bộ môn thể
thao (túc cầu, bóng chuyền, bóng bàn v.v.)
- Tổ chức các mục tranh giải về văn nghệ,
học hỏi, thể thao, hay là tổ chức các buổi
tŕnh diễn văn nghệ, vơ thuật v.v., vào những dịp
đặc biệt trong cộng đồng Người Việt
hay cộng đồng bạn.
- Tổ chức các công tác xă hội hoàn toàn có tính cách bác ái
hay ủy lạo, hoặc có mục đích gây qũi sinh hoạt
cho Trung Tâm.
- Tổ chức t́m việc cho giới trẻ đă học
tập một thời gian ở Trung Tâm và đă có thể
đi làm để tự lập sinh nhai.
Tuyển Mộ:
Có lẽ chính việc thành lập và sinh hoạt một Trung
Tâm Giới Trẻ Việt Nam không khó cho bằng việc làm
sao cho có đối tượng để mà phục vụ,
tức là làm sao để cho cả hai thành phần giới
trẻ tích cực cũng như tiêu cực cùng đến
với Trung Tâm. Thật ra, nhu cầu giới trẻ hiện
nay càng ngày càng khẩn thiết và quá hiển nhiên, chỉ cần
thành phần người lớn dám đứng ra để
đáp ứng mà thôi.
Về thành phần giới trẻ tiêu cực, hầu
như chính quyền địa phương nào có nhiều
người Việt ở, như Orange County tiểu bang
California hay Houston tiêu bang Texas, New Orleans tiểu bang Louissiana
v.v., cũng rất cần đến sự cộng tác từ
phía cộng đồng Người Việt. Do đó, Trung
Tâm Giới Trẻ Việt Nam chắc chắn sẽ không lo
bị ế ẩm, chỉ sợ không đủ nhân sự
để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ cũng
như sự tin tưởng của chính quyền mà thôi. Nhận
định về việc chính quyền địa
phương hết sức cần đến dịch vụ
từ cộng đồng trên đây của tôi là do kinh nghiệm
thực tế đă cho tôi thấy trong thời gian 25 tháng
rưỡi, từ 1/2/1983 đến 15/3/1985, tôi phục vụ
tại văn pḥng Vietnamese Community of Orange County.
Về thành phần giới trẻ Việt Nam không hoàn toàn
thuộc về thành phần tiêu cực cũng không tích cực,
một khi được bạn bè giới trẻ của
ḿnh cảm thấy "fun" (vui) sau khi tham dự hay phục
vụ tại Trung Tâm đi rủ rê hay giới thiệu, cũng
có thể kéo đến tham gia học hỏi hay cộng
tác.
Về thành phần giới trẻ Việt Nam tích cực,
thực tế cũng cho thấy, sinh viên Việt Nam ở
đâu và vào thời nào cũng thế, có rất nhiều
tâm huyết và nhiệt huyết, hăng say hoạt động
và đầy chất liệu để chia sẻ. Chia sẻ
và phục vụ chẳng những là việc cho đi song cũng
chính là nhu cầu của giới trẻ nữa. Có những
nơi sinh viên đă tự khởi xướng lên một số
chương tŕnh hay dịch vụ gây được tiếng
vang trong cộng đồng địa phương.
Điển h́nh là truyền thống thi Hoa Hậu Áo Dài của
sinh viên Việt Nam thuộc đại học Long Beach ở
tiểu bang California (CSULB). Hay Hội Thanh Thiếu Niên ở
New York, một Hội có từ đầu thập niên 1980,
vừa nhận được tài trợ phần nào của
chính phủ, vừa nhận được yểm trợ
tinh thần của cộng đồng, đă tích cực
giúp ích cho cả thanh thiếu niên Viêt Nam trong vùng. Hoặc
nhóm Lửa Việt, có tính cách toàn quốc hơn, phát xuất
từ vùng Tây Hoa Kỳ, trung tâm tại New York, cũng bắt
đầu từ đầu thập niên 1980. Nhóm Lửa Việt
này đă tổ chức những trại hè hằng năm ở
hết vùng này đến vùng khác trên Nước Mỹ, hay
những chiến dịch tương thân tương ái,
như chiến dịch quyên góp "chén gạo t́nh thân",
hay văn nghệ "vớt người biển
đông", hoặc tổ chức "The March for the Boat
Poeple", hay yểm trợ tài chánh cho "Lóp Học T́nh
Thương" ở Sài G̣n v.v.
Đúng thế, như trên vừa nói, "nhu cầu giới
trẻ hiện nay càng ngày càng khẩn thiết và quá hiển
nhiên, chỉ cần thành phần người lớn dám
đứng ra để đáp ứng mà thôi". Như thế,
vấn đề quan trọng và dứt khoát ở đây là
người lớn Việt Nam có muốn dấn thân làm hay
không? Tuy nhiên, vấn đề "có muốn dấn thân
làm hay không" ở đây, chắc mỗi người
chúng ta đều đồng ư là, phải phát xuất từ
một tấm ḷng chung, chỉ lo đến dân, chỉ nghĩ
đến nước và mong chộp thời cơ để
đi làm lịch sử, thực hiện một đại
cuộc: một Nước Việt thanh b́nh và một Dân Việt
sống Văn Minh Yêu Thương!
(Chương này nguyên là bài "Lực Lượng Tuổi
Trẻ Việt Nam Cho Một Vận Hội Mới"
đă được phổ biến trong mục "diễn
đàn tự do" của bán nguyện san Văn Nghệ
Tiền Phong, số 475, 1-15/11/1995).