<12>
Cảm Mến Tôn Sùng NHƯ TRẺ NHỎ
Trong
câu chuyện hai người tử tội bị đóng
đanh hai bên thập giá Chúa Giêsu Kitô (xem Luca 23:39-43), hai thành
phần người lớn theo thế gian và thành phần
"như trẻ nhỏ" của Thiên Chúa cũng
hiển hiện không kém phần xác thực.
Thành phần người lớn theo thế gian đây không
phải chỉ có người tử tội
"bị" đóng đanh bên trái thập giá Chúa Giêsu,
người tử tội đã hùa theo (xem Marcô 15:32) dân
chúng và hội đồng chức sắc (xem Marcô 16:29-31;
Mathêu 27:39-43), cũng như quân lính (xem Luca 23:36-37),
"đồng điệu" (Mathêu 27:44) lộng ngôn
phạm đến Người:
"Ngươi không phải là Đức Kitô hay sao?
Thế thì hãy cứu lấy mình và cả bọn này
đi" (Luca 23:39).
Thật ra, không phải chỉ có người tử
tội bên trái thập giá Chúa Giêsu mới nói những
lời xúc phạm đến Người như vậy, mà
ngay cả người tử tội bên phải của Người
nữa (xem Mathêu 27:44; Marcô 15:32). Thế nhưng, cuối
cùng, người tử tội "được"
đóng đanh bên phải Chúa Giêsu đã hoàn toàn "hoán
cải và trở nên như trẻ nhỏ" với tâm
tình như sau:
"Thấy mình cùng chịu chung một bản án mà
ngươi lại chẳng sợ Thiên Chúa hay sao? Tụi
mình dầu sao cũng đáng tội. Tụi mình chỉ
trả giá cho những gì mình đã gây ra mà thôi, còn
người này đâu có làm chi nên tội... Ngài Giêsu ơi,
xin nhớ đến tôi khi Ngài lên ngai vương
quốc của Ngài" (Luca 23:40-42).
Qua bản tuyên ngôn Đức Tin rất ngắn gọn mà
vô cùng sâu xa của người tử tội ở bên
phải thập giá Chúa Giêsu này, đủ biết sức
mạnh của ơn Chúa trong chốc lát đã tác dụng
vô cùng hiệu nghiệm nơi "những ai Thiên Chúa
biết trước thì Ngài cũng tiền định"
(Rôma 8:29) là chừng nao.
Không biết người tử tội được
tiền định nay, khi còn làm mưa làm gió trên giang
hồ, có bao giờ được điễm phúc thấy
và nghe những điều như trường hợp
đặc ân của riêng các môn đệ Chúa Giêsu (xem Mathêu
13:16) và của chung dân chúng theo Người hay chăng.
Thế mà, người tử tội diễm phúc này đã
hoàn toàn tin vào Chúa Giêsu đến nỗi, đã mạnh
dạn tuyên xưng Đức Tin của mình ra trước
bá quan thiên hạ đang nhao nhao nhào tới phỉ nhổ
và hạ nhục chính "Chân Lý" (Gioan 14:6), Đối
Tượng Đức Tin của mình.
Thành phần, như Chúa Giêsu trả lời cho
hội đồng Do Thái chất vấn Người,
"những người đã nghe Tôi nói. Họ phải là
những người biết được điều
Tôi đã nói" (Gioan 18:21), vì "tôi đã nói cách công khai
cho những ai muốn nghe. Tôi luôn luôn giảng huấn trong
hội đường hay nội vi đền thờ,
nơi tụ tập của tất cả các người
Do Thái. Chẳng có điều gì bí mật về bất
cứ điều gì Tôi nói cả" (Gioan 18:20).
Đáng lẽ thành phần nầy phải lả những
người thấy rõ nhất Chúa Giêsu là nhân vật như
thế nào, đáng tin hay không. Thế mà, trái lại, thành
phần đỉnh cao trí tuệ của dân Do Thai
đứng ra hạch hỏi Chúa Giêsu bấy giờ, thành
phần người lớn, đã không hề can thiệp
trong việc đồng ý để cho "một trong
những vệ sĩ đang đứng gần đó tát
Chúa Giêsu một cái" (Gioan 18:22).
Thế mà, người tử tội bên phải thập giá
Chúa Giêsu, trong quá khứ, hầu như không biết
Người là ai, lại dám chứng nhận và tuyên
xưng: "Ngưòi này có làm chi nên tội đâu".
Thế nhưng, người tử tội luật sư này
lấy lý gì mà dám làm chứng một cách hết sức
liều lĩnh như vậy. Nếu không phải anh ta
đã lấy chính kinh nghiệm bản thân tội lỗi
của mình ra: "Dầu sao tụi mình cũng đáng
tội. Tụi mình chỉ trả giá cho những gì tụi
mình gây ra mà thôi".
Và, trong việc biện hộ để làm chứng Chúa
Giêsu vô tội, chỉ có người tử tội phạm
pháp đầy mình kinh nghiệm này mới có đủ
thế giá và sáng suốt để nhận định mà
thôi, chứ không phải nhóm người tự cho mình
"'chúng tôi thấy' nên tội của mình vẫn còn
đó" (Gioan 9:41).
Nguyên tắc va đường lối phân xử công minh
nhất, như Chúa Giêsu đã dạy cho dân chúng và các môn
đệ của Người (xem Mathêu 5:1-2) ngay từ
đầu ở bài giảng Phúc Đức Trọn Lanh,
đó là: "Hãy lấy khỏi mắt của mình cái xà
trước đã, rồi các ngươi mới thấy rõ
để lấy cái rằm khỏi mắt anh em mình"
(Mathêu 7:6), ở đây, người tử tội luật
sư của Chúa Giêsu đã đem ra thực hành một cách
hợp tình, hợp lý và hợp cảnh.
Trong lời biện hộ cho Chúa Giêsu là người vô
tội như thế, người tử tội còn gián
tiếp muốn chứng minh rằng: Người là Con
Thiên Chúa, Đấng mà giáo quyền Do Thai phủ nhận, và
đồng thời cũng là Vua, Đấng mà chính
quyền Rôma kết án.
Bởi vì, sau nguyên tội, nếu không có ơn đặc
biệt của Thiên Chúa, như trường hợp
độc nhất vô nhị là trường hợp Mẹ
Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì "tất cả mọi
người đã phạm tội, làm mất đi vinh quang
của Thiên Chúa" (Rôma 3:23). Do đó, "nếu chúng ta
nói rằng, 'chúng tôi vô tôi vạ', là chúng ta tự lừa
dối mình' sự thật không ở trong chúng ta" (1Gioan
1:8).
Như thế, "người này đâu làm chi nên
tội" trong lời biện chứng của
người tử tội bên phải thập giá Chúa Giêsu
còn có nghĩa Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa, "Đấng Cha
đã thánh hóa và sai đến trần gian" (Gioan 10:36),
Đấng đã cho hội đồng Do Thái muốn
biết Người "có phải là Đấng Kitô, Con
Thiên Chúa" (Mathêu 26:63) biết: "Chẳng bao lâu nữa
quí vị sẽ thấy Con Người ngự bên hữu
Đấng Quyền Năng và đến trên mây
trời" (Mathêu 26:64).
Đức Tin của người tử tội biện
hộ cho Chúa Giêsu mạnh mẽ đến nỗi, theo
tự nhiên, cho dù thấy rằng con người đang
bị đóng đanh ở giữa mình, sắp
chết như một tên tử tội chúa đảng
giữa hai tên tử tội vô danh tiểu tốt, trong
đó có anh ta, thế mà, (như hai anh em thánh tông
đồ Giacôbê và Gioan, dẫu có được Thày
tỏ cho biết rằng Thày sẽ bị tử nạn, mà
còn cứ xin cho bằng được ngồi bên hữu và
bên tả của Thày), anh ta vẫn thành khẩn cậy trông
kêu xin với vị tử tội lãnh đạo của
mình bấy giờ:
"Ngài Giêsu ơi, xin nhớ đến tôi khi Ngài lên ngai
vương quốc của Ngài" (Luca 23:42)
"Lên ngai vương quốc của Ngài" trong câu
cầu khẩn của người tử tội biện
hộ cho Chúa Giêsu ở đây cũng chính là lời
người tử tội diễm phúc này tuyên xưng
vương quyền của Chúa Giêsu, như chính Chúa Giêsu
đã công nhận và tuyên bố với nhà cầm quyền
Philatô:
"Phải, Tôi là Vua. Lý do Tôi được sinh
ra, lý do Tôi đến thế gian là để làm chứng
cho chân lý. Ai tìm kiếm chân lý thì nghe tiếng của Tôi"
(Gioan 18:37).
Chính vì nhận biết Chúa Kitô, tức nhận biết
"Chân Lý" như vậy mà người tử tội
diễm phúc đã chứng tỏ Đức Tin của mình,
đã nghe thấy tiếng của Chúa Giêsu, và đã
được "Chân Lý giải phóng" (Gioan 8:32),
đúng như lời Chúa Giêsu tuyên phán: "Con Người
bị treo lên để tất cả những ai tin
được sự sống trong Người" (Gioan
3:14-15):
"Tôi nói thật cho anh biết: ngay hôm nay anh sẽ
được ở cùng tôi trên Thiên Đàng" (Luca 23:43).
Thế nhưng, tât cả sự khôn ngoan của
người tử tội được chân lý giải
phóng này, sự khôn ngoan mà mức độ của nó đã
trổi vượt, như một trời một vực,
hơn cả các nhân vật cao cấp nhất trong giao
quyền Do Thai lẫn chính quyền Rôma bấy giờ, không
phải đã được bắt đầu từ lòng
kính sợ Thiên Chúa, "lòng kính sợ Chúa là đầu
cội sự khôn ngoan" (Cach Ngôn 9:10), của
người tử tội này hay sao?
Chính lòng kính sợ Chúa này đã lam cho người tử
tội bên phải thập giá Chúa Giêsu, về mặt tiêu
cực, thôi vào hùa với dân chúng, với các vị tư
tế và ký lục, với quân lính nhục mạ
Người, và về mặt tích cực, một đàng
chặn đứng những lời nhục mạ Chúa
từ người bạn tử tội với mình, đàng
khác còn bênh chữa cho Người, nhất là lại
mạnh dạn tôn vương Người.
Thế nhưng, nguyên nhân nào đã làm cho người tử
tội nhận biết và tôn vương Chúa Giêsu như
vậy. Nếu không phải là do chính Chúa Giêsu, một cách âm
thầm, (như sẽ được chứng minh sau),
đã tỏ mình ra cho anh là con chiên lạc mà Người
đã dẫn về đàn của Người.
Theo nguyên tắc, nếu không nghe thấy tiếng gọi
của chủ chiên, tức không nghe thấy và nhận ra
đúng là tiếng chủ chiên của mình, chiên lạc không
thể nào tự mình trở về đàn được:
"Ta cũng phải dẫn dắt chúng (chiên lạc)
nữa và chúng sẽ nghe tiếng Ta" (xem Gioan 10:16).
Vậy, Chúa Giêsu đã dẫn dắt người tử
tội ở bên hữu về với Người như
thế nào. Nếu không phải bằng hấp lực
"Tình Yêu Nhân Hậu" của Người:
"Lòng nhân hậu của Thiên Chúa là lời mời gọi
anh em ăn năn hối cải" (Rôma 2:4)
Phúc Âm không tiết lộ cho biết lý do làm người
tử tội diễm phúc này trở lại với Chúa
Giêsu. Tuy nhiên, ngay sau khi đề cập đến
việc hai người tử tội cùng bị đóng
đanh với Chúa Giêsu, một người bên phải và
một người bên trái của Người, Phúc Âm thánh
Luca liền tiếp theo bằng việc lập lại
một trong bảy lời cuối cùng của Chúa Giêsu trên
thập giá, đó là câu:
"Lạy Cha, xin tha cho họ; họ không biết việc
họ đang làm" (Luca 23:34)
Không phải hay sao, chính vì thấy được lòng nhân
hậu vô cùng này của Chúa Giêsu, mà người tử
tội thuộc về thành phần lầm lạc, thành
phần "không biết việc mình làm" này, đã
nhận ra tội lỗi của mình, không dám nói phạm
đến Chúa Giêsu nữa, Đấng "đâu có làm chi
nên tội", ngược lại, đã xin Ngưòi
thương đến mình khi Người lên ngai
vương quốc của Người, một
vương quốc "không thuộc về thế gian này"
(Gioan 18:36), một vương quốc của Sự
Sống thống trị "quyền lực sự
chết" (Mathêu 16:18), một vương quốc của
"tình thương vượt trên phán quyết"
(Giacôbê 2:13), một vương quốc của "tình yêu
khoả lấp muôn vàn tội lỗi" (1Phêrô 4:8).
Tóm lại, trong trình thuật Phúc Âm về thái độ
của người tử tội bên phải thập giá
Chúa Giêsu,
"Trở nên như trẻ nhỏ" là trở nên
chiến lợi phẩm của Nước
Trời, bằng việc tôn vương Chúa Giêsu trong con
người tội lỗi hèn hạ của mình
Thông Điệp Tình
Yêu Nhân Hậu
Con người ngay nay lấy
sự hưởng thụ tất cả những gì thuộc
về tạo vật thay thế cho Thiên Chúa.Thế nhưng
trong một xó nhỏ của tâm hồn họ ma chính họ
thường cũng không biết, Cha vẫn có đó.Rồi
trong cơn họan nạn, bỗng nhiên họ nhận thức
được sự hiện diện của Cha trong họ.Nhưng
buồn thay! Vậy ra cac con cứ phải gặp đau khổ
rồi mới đoan hoai nhớ lại rằng có Cha
ư? Chính lúc ấy họ mới bam vao Cha như bam vao cai
phao cấp cứu.Nhưng Cha biết rõ lòng dạ trao trở
của họ. Cha biết rằng khi họ đã nhận
được ơn họ kêu cầu,
họ liền quay trở lại
cuộc đời khốn nạn của họ va còn thêm sự
vong ân bội nghĩa đối với Cha. Nhưng Cha vẫn
yêu dấu họ, va Cha không thể chống cưỡng lại
trước những giọt lệ than thở của họ...Ôi
cac con đang thương hại của Cha!Cha sẽ lam gì
cho cac con? Cha đem đến cho cac con tình yêu va an bình.Cac
con đap lại Cha
bằng sự dửng
dưng va những lời chua chat... Ngay giờ qua đi mau
chóng lắm!
Bởi vì mọi sự đều
chóng qua. Cac con ha không hiểu rằng cac con đang bước
đi rất mau về cõi đời đời sao?
Một năm, hai năm có la
gì? Chỉ còn mấy năm nữa thôi la cac con sẽ thuộc
về qúa khứ.
Trên cõi trần lam cho cac con ra
ô trọc nay, người ta còn nhớ gì đến cac con nữa
đâu. nhưng tại nơi ma cac con đi đến,
không có gì bị quên sót cả. Va cac con sẽ gặt hai những
gì cac con đã gieo.Cac con sẽ bị xét xử theo điều
ac đã phạmhoặc sẽ được thưởng
do điều thiện đã lam. Cac con hãy suy nghĩ va
ăn năn thống hối.
Lúc nay còn thời giờ. Cac
con hãy lăn xả vao vòng tay của Cha. Khi Cha vì yêu bị
đóng đinh trên thập gia
như một tội nhân, lẽ
nao Cha lại chỉ ôm lấy khoảng không trống
rỗng? (15/10/1966)
Hỏa
ngục chỉ thu nhặt được
những
cặn bã xấu nhất của nhân loại.
Con
hãy tin rằng
trước
khi đanh bỏ cho hỏa ngục một linh hồn,
Cha
đã thử dùng mọi phương thế
theo
lòng thương xót của Cha
để
cứu vớt linh hồn ấy.
Ai
muốn được cứu rỗi?
Người
công chính va tội nhân thống hối.
Ai
từ chối không muốn được cứu rỗi?
Kẻ
tội lỗi cứng lòng.
Ai
sẽ được cứu rỗi?
Người
ao ước được cứu rỗi
với
lòng tin tưởng va cậy trông.
Trai
Tim Cha âu yếm
ghé
xuống với những người tự hạ.
Thế
giới la gì?
La
sa mạc của cac linh hồn.
Không
có gì lập cư ở đó,
ngoai
cai sẽ phải tan biến mãi mãi.
Bụi
va tro
bao
giờ cũng chỉ sản xuất ra tro va bụi.
Cac
con của Cha ơi.
Cac
con đang thương của Cha ơi!
(4/10/1967)
Cac con nhỏ của Cha, cac
con sẽ không thể tìm thấy hạnh phúc trong cac thú vui ở
trên trần thế nay, nhưng chỉ thấy nó trong sự
tìm kiếm Cha. Cho nên cac con hãy cố hết sức
vươn lên tới đích của cuộc sống của
mình.
Chỉ ở đó mới có
hạnh phúc, cai hạnh phúc ma Cha hết sức mong muốn
cho cac con..(14/10/1968)
Cac con hãy kết hợp sự
yếu đuối của cac con với sự yếu lòng của
Thiên Chúa của cac con đối với loai thụ tạo
của Ngai. Con nhỏ của Cha hãy còn bị cai
"tôi" của mình chi phối qúa đi. Nhưng Cha hiểu
nó qua ma.
Cha cũng đã biết sự
yếu đuối của nó, Vì Cha chỉ bị chi phối
bởi gia trị va lợi ích Lễ Hy Sinh của Cha, sự
cứu rỗi ma Cha mang đến cho thế gian. ma thôi. Tuy
nhiên, bản tính nhân lọai của Cha đã phải chịu
đau khổ ghê gớm. Cho nên hỡi cac nhỏ bé hư vô
đang thương, Cha đã thừa hiểu cac con. rồi.(30/10/1968)
Cac linh hồn bé nhỏ của
Cha hãy còn qua ít để băng bó vết thương
nơi Trai Tim Chí Thanh của Cha. Sự cao cả của Cha
bị sự nhỏ bé lôi cuốn ma không thể cưỡng
lại được. Con hãy nhận biết sự khốn
khổ của con va con hãy gieo mình vao trong canh tay của Cha với
lòng tin tưởng, bởi vì tình yêu của con phải mãnh
liệt hơn sự bất xứng của con...(6/12/1968)
Con Cha, con có biết thế
nao la sự thất bại của một Thiên Chúa không?
Đó la hy sinh ma vẫn không cứu
được tất cả mọi người. (18/5/1970)
Cho dù nhân l0ai có sa đọa
đến đâu, tình yêu vẫn la phương thuốc
độc nhất để chữa trị sự dữ
của họ.
Nhưng than ôi! Biết bao kẻ
cứng đầu đã chối từ lợi ích của
tình yêu va hư mất tiêu trong giòng nước sa đọa.
(24/5/1970)
Người ta chắp canh bay
tới sự dữ, nhưng họ bị trói lại khi dấn
thân vao đường ngay nẻo chính. (8/11/1973).
Nay Cha đến không phải
để trừng phạt cac con, nhưng để
đưa cac con về cùng Cha. Những biến cố hiện
nay bộc lộ những tâm tư của một thế giới
tham lam, ích kỷ va gian dối. Cha mở Trai Tim Cha cho những
người lanh, còn đối với những người
cứng lòng tin, Cha giang tay ra đón họ. Đối với
những kẻ phản lọan, chống lại luật
tình yêu Cha, Cha trao chúng cho sự công bằng của Cha.
Cha đã nói: Con hãy mở
đường cho Cha, hãy giảm bớt phép công bằng của
Cha bằng tình yêu của con,
tình yêu của cac hồn nhỏ.
Trên biển bùn nhơ tội lỗi, Tình Yêu xòe canh ra ấp
ủ con cai trung nghĩa chen nhau nấp dưới bóng chở
che nay...Cha mau tha thứ va chậm thực thi công bằng la
vì cac con, hỡi cac hồn nhỏ.
Những kẻ dữ không hề
sợ hãi trông đợi ngay Chúa đến, bởi vì họ
không tin có ngay đó, nhưng ngay đó sớm muộn gì cũng
đến theo ngay giờ Cha đã ấn định.
(1/12/1973)
Hãy nhìn ngắm Bạn Thân của
con sống trong thiên tính.
Hãy nhìn xem Người đau
khổ trong nhân tính bị cha đạp.
Con có muốn chia sẻ với
Cha không?
Cha ước ao con lam cho cac
linh hồn biết Cha một cach thân mật hơn trong tình
yêu của Cha.
Thiên Chúa có bao oan thì cũng chỉ
la một người Cha đau khổ phải trừng phạt
con cai mình để ép chúng hồi tâm nghĩ lại ma thôi.
Tình yêu luôn cứu rỗi, con
đừng sợ Cha, con hãy tới sat hơn lòng nhân hậu
Cha.
Đau khổ của Cha
được chuyển sang cho mọi con cai của Cha.
Dầu sao, con hãy tin rằng
Cha vẫn muốn cứu rỗi loai người khốn nạn
đã ra hư đốn vì tội lỗi.
Hãy nói điều đó nhân
danh Cha: Có những điều không được phép giữ
im lặng, để khỏi thiếu sót nặng nề với
Tình Yêu luôn van nai.(19/12/1973)