Ngày 1 Tháng 11
Thánh Jeronimo HERMOSILLA VỌNG (LIÊM)
Giám mục ḍng Đaminh
(1800 - 1861)
Cột Trụ Giáo Hội Việt Nam
Thánh Hermosilla Liêm là một trong ba vị thừa sai lỗi lạc và can đảm nhất trong
lịch sử Giáo hội Việt Nam, sánh bước với Đức cha Cuénot Thể (1835-1861, địa phận
Đàng Trong) và Đức cha Retord Liêu (1840-1858, địa phận Đàng Ngoài), ba cột trụ
chống đỡ Giáo hội Việt Nam trong những giai đoạn khó khăn thời bách hại. Riêng
Thánh Giám mục Liêm luôn luôn đứng đầu sổ truy nă của ba triều đại vua và các
tổng đốc Nam Định, đă khéo léo khi ẩn khi hiện, hoàn thành trách nhiệm một cách
tuyệt vời.
Ba mươi ba năm thừa sai không một ngày yên ổn. Hai mươi năm giám mục chứng kiến
bao cảnh tang thương, nhưng chính ngài đă chủ phong cho bốn giám mục (Đức cha
Kimeno Lâm, Marti Gia, Alcazar Hy và Sanjurjo An), và truyền chức cho nhiều linh
mục bản xứ, đă điều khiển địa phận Đông Đàng Ngoài phát triển vững chắc, đủ khả
năng tách làm hai, và khi ngă gục dưới lưỡi gươm của lư h́nh, th́ theo sử gia
Rodriguez: Ngón tay phải ngài vẫn chỉ lối cho nhân loại hướng đến một v́ sao.
Thỏa Niềm Ước Mong
Thánh Jeronimo Hermosilla Liêm sinh ngày 30.9.1800 tại Santo Dimongo de la
Calzada (nước Tây Ban Nha) trong một gia đ́nh tuy nghèo nhưng đạo đức. Từ nhỏ,
cậu được theo học với các cha ḍng Biển Đức và có ư định xin vào ḍng này năm 15
tuổi. Thời đó, nước Tây Ban Nha đang chịu sự thống trị của Napoléon I, các ḍng
tu không được nhận người. Hermosilla được giới thiệu qua học tại chủng viện địa
phận Valencia do các cha ḍng Đaminh điều hành. Duyên kỳ ngộ này đă đưa cậu đến
ḍng thuyết giáo và lănh tu phục năm 19 tuổi.
Năm sau (1820), nước Tây Ban Nha có loạn, một số tu viện phải giải tán, tài sản
Giáo hội bị xung công, các giáo sĩ không tuyên thệ trung thành với hiến pháp mới
đều bị bắt giam, bị lưu đầy hoặc bị giết. Hermosilla đành phải rời nhà ḍng,
đăng kư vào quân đội cho đến năm 1823. Khi vua Fernando khôi phục lại quyền
bính, cậu xin vào nhà tập và khấn ḍng ngày 29.10.1823. Ba năm quân ngũ sẽ măi
măi lưu lại nơi vị tu sĩ này tính xông pha, ḷng gan dạ, và đức kiên nhẫn.
Năm 1824 khi đọc thư kêu mời của tỉnh ḍng Rất Thánh Mân Côi Manila, thầy
Hermosilla và mười một người khác liền t́nh nguyện đi truyền giáo ở Viễn đông.
Sau sáu tháng lênh đênh trên biển, ngày 2.3. năm sau, mười hai tu sĩ này đă đến
Manila quỳ phục dưới chân cha giám tỉnh và thưa: “Này con đây xin hăy sai con”.
Quả là niềm vui lớn lao của tỉnh ḍng, v́ hai mươi năm qua, tỉnh ḍng chỉ đón
nhận được hai mươi bảy người bên cạnh con số tám mươi sáu vị đă qua đời v́ tuổi
già. Năm 1826 thầy Hermosilla lănh chức linh mục và làm giám đốc Hội Mân Côi.
Năm 1828, cha t́nh nguyện đến Việt Nam cùng với ba thừa sai Pháp, khởi hành từ
Macao đến Bắc Việt ngày 2.5.1829. Chín giờ tối, cha tới trụ sở cha chính Amandi
Chiêu, và sáng hôm sau cha tới tŕnh diện Đức cha Delgado Y.
Tả sao cho biết niềm vui của vị giám mục. Cả địa phận Đông Đàng Ngoài chỉ có ba
vị thừa sai, gồm hai Đức cha Y và Henares Minh, cha chính Hiền, nhưng cả ba vị
đều già và bệnh tật. Vừa thấy vị thừa sai mới, Đức cha đă chạy ra và vui sướng:
“Vọng, vọng, ước vọng, ước vọng”. Và từ đó, “Vọng” trở thành tên gọi chính thức
của cha Hermosilla. Sau vài tháng miệt mài học tiếng Việt, cha Vọng đă không phụ
ḷng mong đợi của các bậc đàn anh. Cha ḥa ḿnh rất nhanh với các tín hữu cũng
như người ngoại giáo, tất cả là hy sinh và yêu thương. Không hề mệt mỏi, vị thừa
sai ba mươi tuổi không ngừng di chuyển viếng các họ đạo, giảng dạy, rửa tội, và
giải tội. Nỗi buồn duy nhất của cha là việc nhiều quá mà làm không xuể. Cha liền
viết thơ xin bề trên gởi thêm những tu sĩ trẻ, khỏe mạnh và hăng hái khác.
Danh “Trùm Vọng” Thời Vua Minh Mạng
Mười một thừa sai đầu tiên, cha Vọng là linh hồn các hoạt động truyền giáo của
ḍng Đaminh trong địa phận: Bốn năm phụ tá cha chính Amandi Chiếu, ba năm bề
trên ḍng, một năm phụ tá cha chính Hiền, rồi thay thế ngài từ năm 1838. Nhưng
thực tế, những khi làm phụ tá, v́ cha chính già yếu, mọi công việc đều do cha
Vọng điều hành. Cha đă nâng số linh mục bản xứ lên đến bốn mươi, đủ sức đương
đầu với cơn bách hại sắp tới.
Băo tố đă thực sự bùng lên trên địa phận Đông Đàng Ngoài từ năm 1838, khởi từ
sáu lá thơ cho bốn thừa sai và hai linh mục Việt Nam của cha Viên bị phát hiện.
Hai giám mục và cha chính chịu tử đạo, nhiều linh mục, tu sĩ giáo dân đă đổ máu
v́ đức tin. Cũng v́ một trong sáu lá thơ gửi cho cha Vọng, nên “danh trùm Vọng”
được ghi vào đầu sổ bộ truy lùng của vua Minh Mạng và quan tổng đốc Trịnh quang
Khanh. Chiếu chỉ 18.1.1839 dành một đoạn nói về cha:
“Hăy c̣n danh trùm Vọng chưa bắt được, dù quan quyền, dù thứ dân, chẳng kỳ ai,
hễ bắt được sẽ lănh thưởng mười ngàn quan tiền...”.
Để giúp dân dễ nhận diện, vô t́nh vua Minh Mạng lại cho chúng ta biết đôi nét về
chân dung của vị thừa sai này: “Người cao lớn, mũi dài, râu rậm, cặp mắt tinh
anh và hơi xám, nước da trắng trẻo, khuôn mặt phương phi...”. Đúng là chân dung
của một con người nghị lực không bao giờ chịu lùi bước. Quả thực, trong giai
đoạn này tuy rất thận trọng, cha Vọng vẫn đi khắp nơi an ủi người này, khích lệ
kẻ kia, và trao ban các bí tích như coi thường cơn giận dữ của “hỏa ngục”. Dĩ
nhiên không phải là không có những giây phút hồi hộp, khi th́ suưt bị bắt với
Đức cha Y, khi th́ bị cắm đầu cắm cổ vượt ṿng vây chạy trốn. Có những lần một
ḿnh đi giữa đêm tối trên những đoạn đường quanh co xa lạ.
Thoát Chết Trong Đường Tơ Kẽ Tóc
Chúa ǵn giữ cha Vọng trong nhiều trường hợp kỳ lạ. Lần kia, tại xứ Liễu Dinh,
một người lính đă thấy cha trong pḥng, liền gọi đồng đội ra tiếp sức. Đến khi
họ vào, cha ngồi sau màn cầu nguyện: “Xin cho ư Chúa được thể hiện...”. Thế mà
lính không thấy ǵ cả, cho đến khi họ nh́n thấy một cụ già có râu ngoài sân,
liền nhào ra bắt nhầm, và cha có thời giờ chạy trốn thoát. Lần khác, quan tổng
đốc Trịnh quang Khanh dẫn tám trăm lính với hàng chục chiếc thuyền, bao vây làng
cha đang ẩn trốn, bỗng trời tối giông băo, thế là quan quân hoàn toàn thất bại:
hai thuyền bị đắm và nhiều chiếc bị trôi dạt kéo theo ba sĩ quan và các lính
thủy.
Vào cuối thời vua Minh Mạng, địa phận chịu thiệt hại đáng kể. Trên một ngàn nhà
thờ bị gỡ xuống, có nơi phải nộp gỗ ván cho quan tỉnh. Các chủng viện, bốn mươi
nhà chung, đều bị triệt hạ và giải tán mỗi người mỗi nơi, giáo dân th́ bơ vơ,
hai vị giám mục và cha chính chịu tử đạo, mọi gánh nặng đổ trên vai cha Vọng.
Tuy nhiên với sự cộng tác của hai thừa sai, ba mươi bảy cha ḍng Việt và một số
linh mục Triều, năm 1840 địa phận đă rửa tội thêm một trăm bốn mươi ba người
lớn, hơn một ngàn trẻ em, giải tội hơn một trăm mười tám ngàn người và chứng hôn
một ngàn sáu trăm ba mươi đôi.
Thời gian này có hai mẩu chuyện về cha Vọng: Thứ nhất về lá thơ cha báo cáo về
t́nh h́nh Bắc Việt cho bề trên tỉnh về sự kiên cường của các vị tử đạo và sức
sống ngầm của Giáo hội Việt Nam trong những năm giông tố. Lá thơ đă làm cho cả
tỉnh ḍng vui mừng. Tại nhà thờ Thánh Đaminh ở Manila, cộng đoàn tu sĩ đă sốt
sắng hát kinh Te Deum và cử hành một lễ tạ ơn. Lá thơ này được phổ biến khắp
nơi, làm cả thế giới ngạc nhiên và khâm phục. Đức Gregoriô XIV viết cho Giáo hội
Việt Nam một lá thơ mục vụ khích lệ, ngài họp hội đồng cơ mật trù liệu việc
phong thánh cho các vị tử đạo Việt Nam.
Chuyện thứ hai là chuyện thừa sai Marti Gia đă đến Yên Tŕ được gần một năm mà
không có cách nào tŕnh diện để tuyên thệ theo luật bấy giờ (sắc EX QUO). Lúc
ấy, cha Vọng đang làm bề trên phải bỏ chỗ ẩn an toàn để đến gặp bề dưới tiến
hành việc tuyên thệ này, cũng như đưa ra những lời khuyên thực tiễn.
Dưới thời vua Thiệu Trị cuộc bách hại tuy lắng dịu, nhưng vẫn c̣n xẩy ra ở một
vài nơi. Ṭa thánh đặt cha Vọng làm đại diện Tông ṭa thay thế Đức cha Y và Minh
đă tử đạo. Theo dự định, lễ tấn phong cử hành vào ngày 14.4.1841 tại Vĩnh Trị,
Phúc Nhạc, nơi Đức cha Retord Liêu ẩn trú. Tổng đốc Trịnh quang Khanh được mật
báo đem quân bao vây bắt lầm được hai vị thừa sai Pháp là Berneux Nhân và Galy
Lư. Trên đường áp giải về dinh, dân chúng kháo với nhau “ḱa, đó là danh trùm
Vọng”. Tổng đốc Trịnh quang Khanh cũng không giấu được vui mừng cho đến khi biết
ḿnh đă lầm, liền tức giận, cho đóng cũi, tra tấn dă man và lột trần cả hai vị,
trói ngoài công đường cho mọi người xỉ nhục. Về sau nhờ áp lực của quân Pháp,
nhà vua cho lệnh thả hai vị về năm 1843. (Xem thêm Hạnh Thánh Anê Đê, trang
137).
Hai ngày sau, cha Vọng mới khởi hành từ Hải Dương đến Vĩnh Trị. V́ đă biết vụ
hai vị thừa sai bị bắt, cha nhờ giáo hữu dẫn đi đường khác. Tất cả chỉ có thể đi
vào ban đêm, băng rừng lội suối, có khi đi thuyền nhưng thường là đi bộ, c̣n ban
ngày th́ ẩn nấp trong bụi cây, ngoài đồng lúa hoặc bụi tre. Tổng đốc Trịnh quang
Khanh đă cho đặt các trạm canh khắp nơi. Đặc biệt, có một trạm canh rất cẩn mật,
cha phải hối lộ cho viên phó tổng, và theo kế hoạch của ông ta để lọt được qua
trạm. Đêm ấy, theo lời chỉ dẫn, cha mặc áo cộc, quần nâu xắn lên tới đầu gối,
lấy bùn xoa đen hết mặt mũi chân tay, buộc túm râu tóc lại, đầu đội nón lá...
rồi nắm đuôi ngựa của viên phó tổng đang cưỡi, chạy lăng xăng theo sau, như tên
đầy tớ để qua trạm.
Vị Giám Mục Khôn Ngoan
Đến Vĩnh Trị, cha Vọng t́m đến ṭa giám mục của Đức cha Liêu. Đó là một cái cḥi
có lối chạy xuống hầm để đề pḥng mỗi khi quan quân bất ưng đến thăm. Tại đây
ngày 25.4 cha được tấn phong. Đức tân giám mục t́m đường trở về địa phận và đổi
tên là Liêm, thay cho danh trùm Vọng vẫn được treo giá cả vạn quan. Ít lâu sau,
tổng đốc cũng ngă bệnh và qua đời.
Lợi dụng t́nh h́nh lắng dịu, Đức cha Liêm hoạt động không ngừng. Ngày 26.6, ngài
tấn phong giám mục cho cha Jemeno Lâm làm phụ tá. Sau lễ ngài tập họp các linh
mục để lập chương tŕnh truyền giáo trong hoàn cảnh mới. Từ đó cả địa phận bừng
lên sức sống mới. Các nhà thờ, nhà xứ được tái thiết, các nữ tu viện, nhà Đức
Chúa Trời được tu sửa. Giáo hữu góp tiền chuộc các anh em khác c̣n bị giam giữ.
Trường Latinh được xây lại tại Nam An (Hải Dương), sau dời về Lục Thủy. Trường
Thần học được thiết lập ở Mỹ Đông, Hải Dương. Đức cha khuyên giáo dân đặc biệt
tin tưởng, cậy trông vào Đức Mẹ, siêng năng đọc kinh Mân Côi và kêu cầu nữ Thánh
Philomena tử đạo. Sau này, ngài chọn thánh nữ làm Bổn mạng địa phận và xin phép
Ṭa thánh mừng lễ hằng năm. (1)
Nhờ sự cộng tác của nhiều tân linh mục trong địa phận và nhiều thừa sai mới được
gửi tới, t́nh h́nh địa phận Đông phục hồi rất nhanh. Việc trao ban bí tích được
gia tăng thêm mỗi năm. Chỉ cần cẩn thận đôi chút, các giám mục có thể đi ban bí
tích Thêm sức nhiều nơi. Năm 1844, ngài mở lễ kính Thánh Tổ phụ Đaminh rất trọng
thể. Các linh mục tu sĩ, giáo dân thay nhau về thánh đường Nam An suốt tám ngày
liền. Họ gặp nhau chia sẻ tin tức, kinh nghiệm sống đạo của ḿnh. Thánh lễ đại
trào duy nhất của Đức cha Liêm, sau này sẽ trở thành tập tục “lễ đầu ḍng” trong
địa phận. Số tân ṭng ngày càng gia tăng. Ngày 22.8.1844, tại Đông Xuyên, Đức
cha rửa tội cho bốn mươi bốn người lớn, trong đó có một chánh tổng, một phó
tổng, tám lư trưởng, một thầy cúng.
Sự phát triển ấy ngày càng phấn khởi hơn. Năm 1848, khi số tín hữu lên tới
184.000, Đức cha xin Ṭa thánh chấp thuận chia địa phận thành hai: Địa phận
Trung (nay là Bùi Chu Thái B́nh) được trao cho Đức cha Marti Gia, c̣n Đức cha
Liêm giữ lại phần đất đông dân cư (trên mười triệu), mà ít tín hữu (chỉ 0,4 phần
trăm). Từ đó hai địa phận ngày càng phát triển vững mạnh hơn, mặc dù vua Tự Đức
bắt đầu bách hại đạo. Năm 1852, địa phận của Đức cha Liêm rửa tội được 388 người
lớn, 2824 trẻ em, trong đó đa số là trẻ em ngoại.
Mười năm cuối đời của Đức cha Liêm là những năm đầy vất vả và gian lao. Vua Tự
Đức ra thêm chiếu chỉ cấm đạo. Năm 1855, khi qua địa phận Trung, hai thầy giảng
tháp tùng Đức cha Liêm bị cướp bắt, Đức cha phải năn nỉ cả ngày họ mới chịu tha.
Năm sau chính Đức cha bị bắt, khi ngài đi kinh lư xứ Hữu Bàng, phải chuộc mất ba
trăm quan . Năm 1858 trước t́nh h́nh bách hại gay gắt, sợ sẽ không c̣n ai sống
sót, Đức cha họp và quyết định chia một nửa số thừa sai về Macao, chờ ngày thuận
tiện hơn sẽ trở lại địa phận hoạt động. Ngài chỉ giữ lại năm thừa sai Đaminh cho
cả hai địa phận. Năm 1859, một lần nữa, Đức cha phải đổi tên là Tuân, để khỏi bị
lộ cho tới ngày chiếu chỉ phân sáp ra đời.
Nỗi Đau của Vị Chủ Chăn
Tả sao cho hết nỗi đau của vị chủ chăn ḍng thuyết giáo. Hai cuộc tử đạo của hai
Đức cha An và Xuyên, biết bao hung tín mỗi ngày: các thánh đường bị phá hủy,
nhiều linh mục và thầy giảng bị ngă gục. Giờ đây chiếu chỉ phân sáp lại nhắm đến
giáo dân. Ư thức bổn phận chủ chăn, ngài liền viết một thơ luân lưu cho khắp địa
phận, kêu gọi mọi người thống hối, để Chúa mở tay ban phát mọi sự lành, kêu gọi
tín hữu tin vào Chúa quan pḥng, v́ “lá cây nhỏ mọn mặc ḷng, nếu Chúa chẳng cho
động, nó chẳng động được đâu”, khích lệ mọi người can đảm xưng đạo cho vững và
năng suy niệm cuộc thương khó mà Chúa đă chịu v́ nhân loại hầu được thêm can
đảm.
Đêm thu 14.8 năm Tân Dậu (18.9.1861) trong khung cảnh tịch mịch của đêm trăng
rực sáng, Đức cha Liêm ngước mắt nh́n cảnh vật mà ḷng xúc động trào dâng. Ngài
nghĩ đến số phận đàn chiên đang bơ vơ thiếu chủ chăn, những gia đ́nh tín hữu
phân tán, vợ một nơi chồng một nẻo, con cái phải xa cha mẹ... Nhưng nỗi khổ tâm
nhất của ngài là cũng đêm đó chủng viện Kẻ Mốt phải giải tán, những mầm non của
Giáo hội thiếu điều kiện phát triển. Cha Khoa thay mặt ngài, giờ đây đang nói
với chủng sinh những lời cuối cùng xiết bao xúc động:
“Từ trước tới nay. Đức cha cố giữ anh em ở đây, và lo liệu cho anh em học
hành... Bây giờ Đức cha buộc ḷng phải giải tán nhà trường. Nếu Chúa để chúng ta
c̣n sống, th́ rồi đây có ngày Đức cha sẽ gọi anh em trở lại. Đức cha nhắn lời
chúc lành và dặn ḍ anh em sống sao cho tốt, trông cậy vào Chúa là Cha nhân lành
và đừng quên cầu nguyện cho ngài, cho địa phận và cho cả Giáo hội Việt Nam. Anh
em hăy thu xếp đi ngay trong đêm nay, khỏi cần bái chào Đức cha, kẻo ngài không
cầm được nước mắt...”.
Cũng đêm đó Đức cha Liêm phải rời làng Kẻ Mốt đến trú ẩn ở Thọ Đức. Ba mươi ba
năm hoạt động trên quê hương Việt Nam đă chất chứa những gánh quá nặng trên vai
ngài. Giờ đây sức khỏe ngài đă giảm sút, râu tóc đă bạc phơ chỉ duy đôi mắt vẫn
giữ được vẻ tinh anh. Cảm thương thay vị cha già bước từng bước mệt nhọc trên
quăng đường trơn trượt như trèo lên đỉnh núi Sọ. Ngày mai sẽ ra sao? Không địa
sở, không nơi ẩn náu, chỉ c̣n chờ cái ngày cũng chẳng xa, rơi vào tay những kẻ
đang truy nă.
Cùng đi với Đức cha có thầy giảng Giuse Khang. Hai cha con trọ ở Thọ Đức được ba
tuần th́ bị lộ. Lại phải xuống thuyền qua thị xă Hải Dương và tá túc trên thuyền
của một giáo hữu, gia đ́nh ông Trương Bính. Được vài ngày, hai vị t́nh cờ gặp
Đức cha Valentino Vinh và cha Almato B́nh dọc theo đường thủy từ Kẻ Nê xuống.
Thật là cuộc hội ngộ đặc biệt, các vị trao đổi, khích lệ nhau thêm can đảm, và
tạ ơn Chúa v́ dịp may hiếm có này. Sau đó các vị chia tay nhau mỗi người một
nẻo.
Dưới sự tận t́nh che giấu của ông Trương Bính, Đức cha và thầy giảng Khang được
ít ngày bằng yên cho đến hôm xảy ra cuộc căi vă giữa cha con ông Trương Bính,
người con trai v́ tức giận cha mẹ, đă đi tố cáo ông bà về tội chứa chấp Tây
dương đạo trưởng. Đội Bằng lúc đó làm chánh tổng liền đem gia nhân đến bắt Đức
cha vào ngày 20.10.1861. Khi bắt, Đức cha đưa đội Bằng một sồ tiền và nói: “Xin
bắt và giam giữ một ḿnh tôi thôi. Hăy để những người đánh cá nghèo nàn này đi”.
Khi thầy Khang nhổ cây sào thuyền định chống cự, th́ Đức cha cản lại rằng: “Đừng
chống trả làm ǵ, hăy phó mặc cho Thánh ư Chúa. Thế là cả hai bị bắt trói và đưa
về Hải Dương.
Đồng Hành Về Trời
Sau khi lấy khẩu cung, Đức cha bị giam trong chiếc cũi chật hẹp, nằm không nổi,
đứng cũng chẳng được, cứ phải khom lưng suốt ngày, chân tay ră rời. Dầu vậy ngài
vẫn t́m cách giảng đạo cho các bạn tù, và rửa tội cho con trai viên đội Bái, cậu
sẽ cùng bị xử tử với Đức cha. Chiều ngày 26.10, sau khi bắt được Đức cha Vinh và
cha B́nh, quân lính ḥ reo ầm ĩ, Đức cha Liêm đang thiếp ngủ bừng tỉnh dậy. Ba
chiến sĩ đức tin trong ba chiếc cũi ngậm ngùi nh́n nhau nhưng ḷng đầy hân hoan,
v́ thấy được đoàn tụ bên nhau trong những ngày cuối cùng.
Ngày xử được ấn định là 1.11.1861. Ba chiếc cũi được khiêng đi sau đội quân năm
trăm người. Đức cha Liêm trong cũi cuối cùng, trang nghiêm như ngày đại lễ,
thỉnh thoảng ngài giơ tay ban phép lành cho các giáo hữu đứng hai bên đường. Tại
pháp trường Năm Mẫu, ba vị được đưa ra khỏi cũi, cùng cầu nguyện ít phút, rồi
đưa tay cho lư h́nh trói vào ba cọc. Bản án đuợc đọc lên. Ba hồi chiêng trống,
ba lưỡi gươm vung lên một lúc, chém rơi đầu ba vị anh hùng. Khi các quan ra về,
dân chúng dù lương hay giáo, tranh nhau thấm máu tử đạo.
Ba thi hài được bọc trong ba chiếc khăn và chôn tại chỗ. Thủ cấp các ngài được
treo ở bến đ̣ Hàn ba ngày, nhưng sau đó giáo dân đánh tráo bỏ vào đó ba củ chuối
để đưa về Yên Dật, và sau lại đưa về an táng tại Thọ Ninh một thời gian, cuối
cùng đưa về đền các thánh tử đạo Hải Dương.
Đức cha đă nằm xuống, nhưng chân lư ngài đă truyền giảng, phong thái và nhiệt
tâm của ngài vẫn sống măi trong các tín hữu và hàng giáo sĩ của địa phận. Tất cả
sẽ nắm tay nhau theo dấu chân vị cha chung để tiếp tục làm chứng cho đức tin.
Đức Thánh Cha Piô X suy tôn Đức cha Jeronimo Hermosilla Liêm lên bậc Chân Phước
ngày 20.5.1906.
ĐTC GPII phong thánh ngày
19/6/1988.
(1): Hiện nay Giáo hội không kính Thánh nữ Philomêna nữa, v́ danh xưng này được
t́m thấy nơi huyệt mộ của vị thánh tử đạo lại không phải là tên của người.
Ngày 1 Tháng 11
Thánh Valentino BERRIO-OCHOA VINH
Giám mục ḍng Đaminh
(1827 - 1861)
Đẹp Như Khúc T́nh Ca
Cuộc đời Thánh Valentino Vinh đẹp như một bài thơ và hùng tráng như bản t́nh ca
bất hủ. Quả thật, cuộc đời ngài chỉ vỏn vẹn có ba mươi bốn năm với ba năm giám
mục, không có nhiều thành quả lẫy lừng, nhưng đă là một thiên t́nh ca hùng
tráng... Cuộc đời ấy được đan dệt bằng biết bao biến cố thăng trầm, bao kỷ niệm
gian khổ và bao thắng vượt anh hùng. Với tinh thần đơn sơ của một người tràn đầy
t́nh yêu Chúa và tha nhân, ngài đă biến tất cả thành một giai điệu nên thơ. Tất
cả những nỗi vất vả đă được vị giám mục hầm trú này khoác cho chiếc áo tươi vui
bằng thái độ kiên cường, bằng t́nh yêu nhiệt thành và sự trung tín. Ngài biến
đổi chúng bằng những phút chiêm niệm sâu xa và bằng nụ cười bất diệt.
Nỗ Lực Tuổi Trẻ
Valentino Berrio-Ochoa Vinh xuất thân trong một gia đ́nh quư phái, đạo đức nhưng
lại nghèo. Sinh ngày 14.2.1827 tại làng Elorrico, địa phận Vich, nước Tây Ban
Nha. Cuộc đời Valentino chịu ảnh hưởng rất nhiều của song thân. Cậu học được nơi
cha sự cần cù kiên nhẫn, và thừa hưởng nơi mẹ một đức tin sống động, ḷng sùng
kính Đức Maria và tính vui tươi ḥa nhă với mọi người. Đặc biệt với mẫu thân,
Valentino vẫn hằng ôm ấp mối t́nh thắm thiết cả khi đă làm giám mục mà chúng ta
có thể thấy được, vẫn dạt dào trong các lá thơ viết về cho bà.
V́ thân phụ thường đóng bàn ghế cho một nữ tu viện Đaminh trong vùng, nên
Valentino được vào giúp lễ. Nhờ vậy cậu có dịp tiếp xúc với cha linh hướng của
tu viện, một linh mục ḍng Đaminh. Khi rảnh rỗi, cậu đến gặp cha để nghe cha kể
chuyện về các vị thừa sai Đaminh tại Việt Nam, về những mẫu gương dấn thân và
những cuộc tử đạo anh hùng. Từ đó, cậu bé mười hai tuổi ôm măi trong ḷng giấc
mộng vàng là được làm linh mục Đaminh và đến phục vụ tại mảnh đất Việt Nam yêu
dấu. Nhưng v́ gia đ́nh quá nghèo, cậu phải phấn đấu rất nhiều để biến mộng ước
thành hiện thực.
Sáu năm liền, Valentino phải kết hợp ba chương tŕnh: vừa làm mộc giúp phụ thân,
vừa trau dồi văn hóa phổ thông và xếp thêm giờ học tiếng Latinh. Theo gương Đức
Giêsu nơi xưởng mộc Nazareth xưa, cậu kiên nhẫn chờ đợi ư Chúa thể hiện. Năm 18
tuổi, nhờ sự giúp đỡ của một linh mục, cậu xin phép cha mẹ gia nhập chủng viện
Logrono. Tại đây, cậu được các giáo sư, các bề trên và bạn bè quư mến. Mọi người
ghi nhận nơi chàng thanh niên này tính chăm chỉ học hành, một nếp sống đạo đức
sâu xa, khổ chế với ḿnh nhưng lại tươi vui với mọi người. Đức giám mục địa
phận, khi kinh lư làng Elorrio ghé thăm gia đ́nh anh, đă nói với thân mẫu anh
rằng: “Bà Maria ơi, có lẽ con bà sẽ làm đến giám mục”.
Sau ba năm triết học với thành quả mỹ măn, hè năm 1848, thầy Valentino về thăm
gia đ́nh, và thấy cha đă già yếu quá vất vả với công việc, thầy trở lại xin bề
trên được sống ngoại trú để vừa đi học thần học, vừa có thể phụ giúp gia đ́nh ba
mươi tháng. Hơn hai năm rưỡi đă trôi qua như thế, măi tới khi theo lời đề nghị
của một cha giáo sư, Đức giám mục cho thầy lănh chức cắt tóc và đặt thầy làm
linh hướng dự khuyết của chủng viện. Đây là trường hợp rất họa hiếm nói lên uy
tín của thầy, tuy c̣n là sinh viên mà đă được chọn vào một trách vụ thường dành
cho những vị linh mục lăo thành đạo đức và nhiều kinh nghiệm.
Vị Linh Hướng Đạo Đức
Ḷng tín nhiệm thầy Valentino của Đức cha Irigoyen ngày càng rơ rệt hơn, khi
ngài lần lượt trao ban chức năm, chức sáu và linh mục cho thầy chỉ trong một năm
(1851). Valentino đă chuẩn bị xứng đáng, và trong niềm hân hoan khôn tả, vị tân
linh mục đă viết thơ cho thân mẫu như sau:
“Mẹ yêu dấu của con, hôm qua, ngày 14.6.1851, ngày mộng ước, ngày con được thụ
phong linh mục... Con của mẹ giờ đây đă được t́nh thương Chúa nhắc lên chức phẩm
cao cả, đến nỗi các thiên thần cũng phải run sợ...” (Thơ 16).
Hơn hai năm tận tụy với chức vụ linh hướng đại chủng viện, cha Valentino vẫn ôm
ấp giấc mộng vàng thuở thơ ấu. Sau khi bàn hỏi với cha linh hướng ḍng Tên tại
Loyola, cha xin phép giám mục qua ḍng Đaminh. Lúc giă từ người quen, có người
hỏi cha: “Cha đi đâu, và bao lâu mới trở lại?”. Cha đáp: “Tôi đi để quê tôi có
người làm thánh”. Và cha đă khởi sự quyết định nên thánh đó bằng thái độ từ bỏ
dứt khoát: Đường từ nhà đến tu viện Ocana độ ba bốn ngày đường, cha quyết định
đi bộ, không giày dép, không tiền bạc. Hành trang duy nhất là cuốn sách nguyện.
Sau có người thấy tội nghiệp, t́m các ép mời cha đi xe ngựa vài đoạn đường.
Ocana, một học viện của tỉnh ḍng Mân Côi, từ năm 1830, nơi đă đào tạo hai Đức
cha An và Xuyên, khi đó đang làm giám mục chánh phó địa phận Trung Đàng Ngoài,
đă rộng cửa đón vị linh mục linh hướng nổi tiếng, trao tu phục và sau một năm
tập như thường lệ, đă cho cha khấn trọng ngày 12.1.1854. Ba năm sau, cha tiếp
tục giấc mộng thời niên thiếu, nên qua trụ sở tỉnh ḍng ở Manila để t́m đường
đến Việt Nam. Sáu tháng lênh đênh trên biển cả, chiếc tàu của cha Valentino gồm
các thừa sai của ba ḍng tu Đaminh, Phanxicô và Augustino. Các vị tổ chức đời
sống như một tu viện. Qua thơ cha Valentino thuật lại: các vị cùng nhau dâng lễ,
đọc kinh nguyện mỗi ngày. Dịp tuần thánh, các vị cũng tổ chức nghi lễ rửa chân,
suy niệm đàng thánh giá, bắn pháo bông mừng Phục sinh và tổ chức việc suy niệm
Đức Mẹ trong tháng hoa nữa. Ngày 17.6.1857, cha đến Manila trong niềm vui của
các anh em ḍng tại đây. Anh em ra đón cha tại bến tàu, rồi đưa về thánh đường
hát kinh TE DEUM và tạ ơn Đức Mẹ trước bàn thờ Mân Côi.
Biến Ưu Sầu Thành Khúc Ca Vui
Ngày 30.3.1858, cùng với cha Riana Ḥa và cha Carreras Hiến, cha Borrio-ochoa
đặt chân lên đất Việt Nam, đến tŕnh diện cha chính Nam và Đức cha Xuyên tại
Kiên Lao. Cơn bách hại đang ở cao điểm: Đức cha An mới bị tử đạo được tám tháng,
thủ cấp của Đức cha Xuyên được treo giá vàng, nên thường xuyên ngài phải ẩn nấp.
Trong thơ chín mươi ba gởi về gia đ́nh, cha Vinh đă ghi nhận:
“Cánh đồng truyền giáo này không thấy lấy một ngày quang đăng, không ngày nào
không phải cố gắng giữ nét vui tươi. Không ngày nào không có đau thương để khóc,
không có lo toan để t́m phương bổ cứu, không có một kẻ theo dơi hay quan quân
truy lùng”.
Sườn núi Canvê trơn dốc của cha Vinh đă bắt đầu. Tại đây tất cả đều c̣n lạ lẫm:
Ngôn ngữ, tập quán, đường đi, con người và bao nhiêu thứ phải làm quen, phải
học. Thế mà chỉ mấy ngày sau khi chào vị chủ chăn địa phận, v́ t́nh h́nh an
ninh, mỗi vị phải chia tay nhau ẩn náu mỗi người một phương. Tuy mới chân ướt
chân ráo đến vùng truyền giáo, cha Vinh phải vận dụng sự khôn ngoan và sáng tạo
để hoàn thành những công tác mục vụ, thăm viếng. Tất cả mọi việc đều phải lén
lút.
Hai tháng rưỡi trôi qua, tuy tiếng Việt nói chưa thông thạo, nhưng tài năng và
nhân đức của vị linh mục trẻ tuổi này đă được khẳng định. Đức cha Sampedro
Xuyên, trước nguy cơ có thể bị bắt, đă chuẩn bị cho tương lai của địa phận, ngài
dùng quyền ṭa thánh để chọn một giám mục phó có quyền kế vị. Ngài đă chọn cha
Berrio-Ochoa Vinh. Đây là tâm sự của vị tiến chức:
“Thưa Đức cha, nếu được th́ xin cất chén đó cho con... Con thấy ḷng tràn ngập
lo lắng, áy náy khi nghĩ đến địa vị mà Đức cha muốn đặt con lên. Nhưng điều mà
môi miệng con nói, th́ con cũng xin nói cả tấm ḷng, đó là xin vâng trọn ư Chúa,
bây giờ và đời đời chẳng cùng”.
Giám Mục “Gậy Tre Mũ Giấy”
Lễ tấn phong tân giám mục Valentino Vinh, quả thực có một không hai trong lịch
sử Giáo hội. Đêm 13 rạng ngày 14.6.1858, Đức cha Xuyên cử hành lễ tấn phong
trong nhà ông trùm Chi ở Ninh Cường. Lễ nghi được tiến hành âm thầm giữa đêm
thâu, không một tiếng hát, không một người tham dự. Hai cha Riano Ḥa và
Carreras Hiển là thụ phong, bao tay, bít tất không có, mũ ngọc của tân giám mục
làm bằng b́a cứng cũng phủ giấy trang kim, gậy ngọc là một cây nứa, dây gậy cuốn
bằng rơm cũng được bọc giấy trang kim. Việc chuẩn bị cho ngày lễ, chúng ta hăy
nghe ngài thuật lại trong thở gởi cho cha Orge ở Manila:
“Con thú thật rằng, con muốn thoát ra khỏi ṿng ràng buộc này. Nhưng biết bao
lần Đức cha đă bảo con, nên theo lương tâm, buộc con phải vui nhận việc tuyển
chọn... Con không dám chống cự ư Chúa đă rơ rệt. Sau ngày được tuyển chọn, con
chỉ c̣n vừa đủ th́ giờ để cấm pḥng. Con lắng nghe ngài phán trong thinh lặng,
không có lấy một cuốn sách nào giúp tĩnh tâm, mà có t́m cũng không ra... Không
phải chỉ thiếu sách cấm pḥng, nhưng chiều áp lễ tấn phong, thấy rằng mới chỉ có
độ một nửa khăn áo cần dùng trong nghi lễ, Đức giám mục đại diện tông ṭa và con
phải vội vàng hai tay kim chỉ đóng vai thợ may. Tạ ơn Chúa, tới đúng giờ đă
định, chúng con cũng có ít khăn áo xứng đáng... (Thơ 79).
Nếu như Thánh Phaolô xưa tự nhận ḿnh là tông đồ sinh non, vị tân giám mục cũng
tự nhận là giám mục sinh non, sinh thiếu tháng. Chưa đầy ba tháng trên đất Việt
với số tuổi ba mươi mốt, thế mà giờ đây phải quan tâm săn sóc một địa phận trên
150 ngàn giáo hữu giữa cơn cuồng phong bách hại ác liệt nhất. Lúc này đây, ngoài
Chúa ra, ai có thể cảm thông được nỗi ưu tư của ngài?
Sau ngày tân phong, hai Đức cha và hai linh mục lên xứ Quần Cống. Được ít hôm,
quan án sát Nam Định đến bao vây làng này, khiến mỗi vị phải đi một ngả. Đức cha
Vinh phải chạy sang Trà Lũ, Đức cha Xuyên qua làng Thôn Đông, rồi đến Kiên Lao
th́ bị bắt ngày 8.7 và bị xử lăng tŕ ngày 28.7.1858. Từ nay, Đức cha Vinh phải
một ḿnh lănh trách nhiệm toàn địa phận Trung. Theo ư vị tiền nhiệm, Đức cha bỏ
địa phận trốn qua tỉnh Hải Dương, là nơi cuộc bách hại c̣n lắng dịu. Sau bốn
ngày vượt sông băng lạch, ngài đến Cao Xá, tỉnh Hưng Yên, rồi tới nơi Đức cha
Hermosilla Liêm và cha Almato B́nh trú ẩn. Được ít lâu, ngài đă t́m được nơi trú
ẩn mới trong vườn nhà anh Thăng, làng Hương La, xứ Tử Nê (Bắc Ninh). Gia chủ đă
đào cho ngài một hầm trú ẩn khá an toàn. Chính tại hầm này, vị giám mục “hầm
trú” đă thành lập ṭa giám mục trong gần trọn đời giám mục của ngài.
Giám Mục Hầm Trú
Khi nghe tin Đức cha Xuyên tử đạo, dầu kiên nhẫn và b́nh tĩnh, Đức cha Vinh đă
phải phát biểu nửa đùa nửa thật rằng:
“Đức giám mục khả kính Sampedro Xuyên để lại cho tôi một gánh quá nặng. Ngày nào
tôi nhoai đến thiên cung, tôi sẽ tố cáo ngài”.
Trong thư gửi cho một linh mục bạn, ngài viết: “Tôi c̣ng lưng gánh một gánh mà
tôi sợ, rất sợ, sợ đổ vỡ dọc đường...”. Sau đó, Đức cha t́m mọi cách trở về với
địa phận, nhưng không thể được, v́ cơn bách hại tại địa phận Trung quá khắc
nghiệt.
Theo cha M. Gispert, có một lần duy nhất trong đời giám mục, Đức cha Vinh về xứ
Kẻ Mèn, thuộc địa phận Trung. Nơi đây, cùng với cha Riano Ḥa, hai vị đă tuyên
thệ xây cất một thánh đường dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm, và nhận Người làm Bổn
mạng của địa phận, nếu Chúa ban cho Giáo hội thoát khỏi cuộc bách hại và hưởng
thái b́nh. Lời tuyên thệ này về sau khi cha Ḥa làm giám mục đă thực hiện. Đó là
thánh đường sau ba lần tái thiết, nay là một thánh đường kiểu Gothique nguy nga
dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Phú Nhai.
Trở lại vị giám mục hầm trú tại Hương La. Sáu tháng đầu, ngài sống chung với Đức
cha Alcaza Hy, Đức cha phó địa phận Đông, cho đến khi vị này phải rời xứ truyền
giáo tạm lánh qua Macao. Chính tại hầm trú này, Đức cha điều hành địa phận gần
trọn ba năm. Nơi đây, ngài sống như một ẩn sĩ, nhưng vẫn là linh hồn của địa
phận Trung. Sinh hoạt thường nhật của ngài là cầu nguyện hy sinh, viết thơ cho
các linh mục và các giáo xứ bên địa phận. Hỗ trợ Đức cha có bốn đại chủng sinh
và ông lang Thư, người Cao Xá, trong việc sao chép thư luân lưu, cũng như việc
liên lạc.
Thật đáng khâm phục, trong cảnh dầu sôi lửa bỏng như thế, Đức cha vẫn hướng về
ánh sáng cuối đường hầm, vẫn nh́n trời xanh qua kẽ lá, vẫn chuẩn bị cho Giáo hội
tương lai trong hoàn cảnh tưởng như tuyệt vọng này. Trong hầm trú, ngài vẫn tiếp
tục hướng dẫn, dạy thần học cho một số chủng sinh, huấn luyện các linh mục tương
lai. Để ôn học thêm và để việc huấn luyện được đầy đủ, giữa khung cảnh băo táp
ấy, ngài viết thơ cho cha quản lư ở Macao, xin gởi cho cha bộ sách thần học, bộ
Contra Gentiles của Thánh Tôma và nhất là bộ Giáo luật.
Ba năm trải qua như thế. Tất cả ở dưới hầm trú, trừ đôi lần giữa đêm, ngài ra
khỏi đó để thăm và xưng tội với Đức cha Liêm, hoặc đi giúp các bệnh nhân, nhưng
không vượt ra khỏi ranh giới hai làng Đức Trai và Tử Nê. Một vài lần, ngài phải
cuốn gói chạy trốn qua một hầm khác để tiếp tục ẩn nấp. Thực tả sao cho xiết
những nỗi cơ cực và nỗi khổ ngài chịu. Cơ cực v́ hầm chật chội, ngột ngạt, ăn
uống thiếu thốn... Khổ tâm v́ không thể về với địa phận ḿnh, trong khi cơn bách
hại ngày càng gia tăng. Các hung tín được loan báo tới tấp: Một, hai... rồi mười
tám linh mục tử đạo, các thầy giảng và biết bao giáo hữu bị ngă gục v́ đức tin
chân chính. Trong một thơ gửi cho Thánh bộ truyền giáo, cha viết:
“Rất có thể trong ít tháng nữa, địa phận của tôi chẳng c̣n thừa sai, chẳng c̣n
linh mục, không chủng sinh, không thầy giảng và không biết c̣n nên nói thêm
chăng, không c̣n bổn đạo (Thơ 93).
Vui Tươi và Xả Kỷ
Tuy sống gian khổ như thế, Đức cha Vinh đă không một lời rên rỉ, không một tiếng
thở than. Cái “chương tŕnh” thánh thiện trong vui tươi và xả kỷ của anh chủng
sinh thợ mộc vừa học vừa làm thời niên thiếu, giờ đây ngài vẫn trung thành thực
hiện. Ta có thể thấy điều đó trong một thơ gửi cho thân mẫu vào tháng 8.1860:
“Mẹ chí yêu của ḷng con,
Mẹ hỏi con sống thế nào, ăn uống làm sao? Mẹ quư mến của con ơi! Con sống tươi
lắm, con làm giám mục cơ mà! C̣n thức ăn ngày nào cũng có. Đừng lo mẹ ạ, chúng
con chẳng đói đâu. Nhưng mẹ tưởng hễ làm giám mục là phải ngồi ngựa à? Không,
chúng con tuột giày ra giữa đêm hôm tăm tối, nhoài hết chỗ lội này đến quăng lội
khác. Vậy mà cứ vui thôi. Một hôm, con lội sáu dặm đường, trên mưa tuôn, dưới
bùn trơn, con ngă soành soạch không biết bao nhiêu lần. Tuy là giám mục, con
cũng ướt như chuột và lấm bùn be bét. Nhưng giáo hữu ở đây tốt lắm, về tới nhà
đă thấy họ đổ nước cho con tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị dâng lễ...
Ồ có lẽ mẹ băo: Vinh nhỏ của mẹ ơi, sống thế x́u lắm! Không, chả buồn chả x́u
chút nào mẹ ạ. ở đây người ta sống mạnh, sống tươi, nhanh nhẹn lắm. Chúa an ủi
chúng con trong lao nhọc. Con tuy là “trai già” mà nhảy qua vũng lội vẫn lẹ như
sóc ấy. Mẹ ạ, Vinh trước đă là đứa con nhảy nhót qua núi đồi, th́ nay bộ mặt đầy
râu của nó, cũng sẽ làm những tên quỷ già nhất ở trong hỏa ngục phải run sợ ...”
(Thơ 116).
Quả thực, phải có tâm hồn tươi trẻ và siêu nhiên mới có được thái độ và lời lẽ
như vậy, vừa dí dỏm vừa tươi vui pha chút đùa bỡn nữa. Những lá thơ như thế phản
ảnh được sự bỏ ḿnh và nét tươi trẻ của vị giám mục tử đạo ba mươi bốn tuổi này.
Thực là cái vui của các vị thánh, của những tâm hồn đầy Chúa. Chẳng bao lâu nữa,
vẫn với niềm vui tươi và tính đơn sơ phó thác ấy, ngài giơ đầu đón nhát gươm lư
h́nh, và trên khuôn mặt đẫm máu đào của ngài, c̣n ánh lên nét tươi vui.
Tháng 8.1861, chiếu chỉ phân sáp của vua Tự Đức như một cơn hồng thủy tràn lấn
mọi thị xă cũng như thôn quê. Làng Hương La cũng không thể yên ổn được nữa. Đức
cha Vinh liền xuống thuyền với linh mục Almato B́nh, xuôi ḍng xuống Hải Dương.
Tại đây, may mắn hai vị gặp Đức cha Liêm và thầy Khang đang ở trên một thuyền
khác trong bầu khí thân mật và cảm động. Nhưng sau đó, thuyền ngài lại phải tiếp
tục cuộc hành tŕnh. Các giáo hữu giới thiệu hai vị trọ nhà một người ngoại giáo
làm phó lư ở gần đó. Không ngờ cháu ông này đi báo với quan, khiến hai vị bị bắt
ngày 25.10.1861 và bị đóng cũi giải về Hải Dương. Tại đây, hai vị gặp lại Đức
cha Liêm trong một cũi khác, ngài đă bị bắt trước đó năm ngày.
Ngày 1.11.1861, ba vị thừa sai cùng bị đem đi xử. Quân lính áp giải đông như đi
rước. Cũi Đức cha Vinh đi giữa hai vị kia. Ngài b́nh tĩnh ngồi cầu nguyện như
thói quen, nét mặt tươi tỉnh khiến mọi người phải ngạc nhiên. Tại pháp trường
Năm Mẫu, qua ít phút cầu nguyện, lư h́nh đă chém đầu các ngài theo hiệu chiêng
trống. Thi thể ba vị tử đạo được chôn tại đó, sau được cải về Thọ Ninh rồi Kẻ
Mốt. Đến đời Đức cha Hiền, thi hài Đức cha Vinh được gởi về Macao, và sau cùng
được đưa về quê hương của Ngài.
Đức Thánh Cha Piô X đă suy tôn giám mục Valentino Berrio-Ochoa Vinh lên bậc Chân
Phước ngày 20.5.1900.
ĐTC GPII phong thánh ngày
19/6/1988.
NB: Các thơ của Đức cha Vinh được linh mục Jacinto M. Garrastachi OP tổng hợp
xuất bản tại Bilbao 1951. Chúng tôi trích lại theo cuốn “Giám Mục Hầm Trú”
Sàig̣n 1958.
Ngày 1 Tháng 11
Thánh Phêrô ALMATO B̀NH
Linh mục ḍng Đaminh
(1831 - 1861)
Xâu Chuỗi và Thanh Gươm
Chân dung của Thánh Almato B́nh được phác họa dưới h́nh một tu sĩ Đaminh có vầng
trán rộng của sự thông minh, với bộ râu của người nghị lực. Cặp mắt ngài đăm đăm
nh́n xuống đôi tay: tay phải cầm ngành lá vạn tuế, một chuỗi Mân Côi và một
thanh đao to bản, tay trái khẽ nâng cao mũi dao với ngón tay cái đang chạm vào
lưỡi, như muốn thử nó sắc cỡ nào, trên môi hé nở một nụ cười.
Đức chân dung ấy nói lên hai đặc điểm của vị thánh: Tín nhiệm vào Đức Maria và
suốt đời trân trọng với phúc tử đạo, không đâm đầu t́m cái chết, nhưng vui tươi
đón nhận nó.
Nụ Hoa Kết Trái
Phêrô Almato B́nh chào đời vào lễ Các Thánh 1.11.1831 tại làng Santo Felice
Saserra, xứ Vich, miền Cataluna nước Tây Ban Nha. Thân phụ cậu là ông Salvio
Almato làm nghề y sĩ và thân mẫu là bà Antonia. Cậu có người bác là một linh mục
kinh sĩ phụ trách giải tội cho khắp địa phận và người em gái sau cũng đi tu.
Từ thơ ấu, cậu Almato đă có những dấu hiệu hâm mộ tu tŕ. Khi ngồi một ḿnh, cậu
thích xếp h́nh các nhà thờ hoặc bắt chước các linh mục dâng lễ. Thỉnh thoảng cậu
tập họp các trẻ nhỏ tuổi hơn để cùng đọc kinh Mân Côi, hoặc kể chuyện giáo lư
cho chúng nghe.
Năm 15 tuổi, gia đ́nh cho cậu vào chủng viện. Tại đây, Almato có cơ hội đọc các
bản tin tức về truyền giáo của tỉnh ḍng Đaminh Mân Côi tại Viễn Đông. Từ đó
khát vọng truyền giáo luôn sục sôi trong ḷng anh. Khi được giám mục Claret
khuyến khích, anh quyết định giă từ bạn bè và gia đ́nh để đến Ocana xin vào ḍng
Đaminh. Sau thời gian thử thách, ngày 25.9.1847, anh được lănh tu phục vào tập
viện, và ngày 26.9.1848, thầy tuyên hứa.
Tháng 9.1849, thầy Almato đến Manila tiếp tục học thần học. Ngoài những giờ miệt
mài học tập, thầy thích t́m nơi thanh vắng để cầu nguyện và đọc sách thiêng
liêng. Năm 1854, thầy được thụ phong linh mục và năm sau được phái đến phục vụ
tại Việt Nam. Ngày 4.8.1855, cha Almato đến địa phận Đàng Ngoài (địa phận Đông).
Khó Khăn và Nghị Lực
Khi mới đến Việt Nam, cha Almato nhận tên là B́nh, ở lại Nam An và Đông Xuyên.
Sau đó cha về chủng viện Kẻ Mốt để học tiếng Việt với cha Gaspar Nghĩa, rồi được
cử đi phụ trách xứ Thiết Nham hơn một năm. T́nh trạng sức khỏe của cha Almato
B́nh thật yếu kém, cha bị bệnh thường xuyên. Nhưng bên trong thân xác yếu đuối
đó là một khối nghị lực tưởng chừng như vô tận, đủ sức đưa cha vượt mọi khó khăn
thử thách của môi trường truyền giáo.
Từ năm 1857, cuộc bách hại ngày càng khốc liệt, cha B́nh bó buôc phải nay đây,
mai đó, ít khi được yên ổn. Ban ngày phải trốn trong hầm ẩm thấp, ban đêm mới ra
ngoài, đi thuyền lẻn đến phục vụ giáo hữu hai bên sông. Những hôm bị bao vây bất
ngờ, cha phải ngủ lại trong bụi rậm, bụi tre hoặc phải băng sông lội suối dưới
trời mưa lạnh giá. Bệnh hoạn, đói rách và nguy cơ bị bắt như ba tai họa thường
xuyên của cha, nhưng vị tông đồ của Chúa đă thắng vượt được tất cả nhờ chí khí
can trường và tinh thần hăng say của tuổi trẻ. Khi t́nh h́nh cấm đạo trở nên gay
gắt hơn, các thừa sai Đaminh quyết định chia một nửa tạm lánh sang Macao, cha
B́nh t́nh nguyện xin ở lại Việt Nam.
Trong một thơ gởi cho gia đ́nh, cha viết:
“Con và một linh mục nữa đă ẩn ḿnh bảy, tám tháng nay trong một nhà có sẵn hang
ở dưới ḷng đất để núp khi quan quân vây bắt. Nhưng nay mai nếu cha mẹ có nghe
tin con bị bắt, th́ xin cha mẹ đừng khóc làm chi. Hăy vui mừng con được phúc
trọng dường ấy”.
Từ tháng 8.1861, dưới ảnh hưởng của chiếu chỉ phân sáp, hàng giáo sĩ hầu như
không thể t́m được chỗ nào an toàn để ẩn náu. Cha Almato B́nh, trước đă rời
Thiết Nham sang Kẻ Nê rồi ẩn ở Thọ Ninh, nay lại xuống thuyền đi với Đức cha
Valentino Vinh xuôi theo gịng sông Thái B́nh. Đến Hải Dương, hai vị gặp Đức cha
Hermosilla Liêm và thầy giảng Giuse Khang. Ngày 20.10.1861, khi Đức cha Liêm và
thầy giảng Khang bị bắt, th́ cha B́nh và Đức cha Vinh cũng đang ở trên một
thuyền khác, nhưng may mắn đă chạy thoát được.
Sau biến cố đó, hai vị thấy trốn trên thuyền không yên ổn nữa, nên khi một giáo
hữu là ông Cựu Trọng giới thiệu hai vị tới trọ tại nhà một người ngoại giáo là
ông lang Thửa, hai vị đă đến đó và được tiếp đón niềm nở. Tuy nhiên, người cháu
của ông lang là Khán Cáp, khi biết tin này, liền báo với quan để lănh thưởng. Để
khỏi mang tiếng xấu, anh ta mời vị thừa sai đi ẩn chỗ khác, rồi dẫn hai vị ra
đồng ruộng cho quan huyện Thanh Hà đến bắt. Hôm đó là ngày 25.10.1861.
Phúc Trường Sinh
Quan Tổng đốc Hải Dương là Nguyễn quốc Cẩm thấy các giáo sĩ Tây có dáng vẻ hiền
lành nên không đành tâm đối xử tàn nhẫn. Ông chỉ điều tra qua loa về tên tuổi và
việc giảng đạo. Cha B́nh trả lời: “Tôi là linh mục, tên là B́nh, người
I-Pha-Nho, sang An Nam giảng đạo được bảy năm tại nhiều nơi”. Nhưng cha không
nói rơ địa điểm nào cả.
Tuy quan tổng đốc cho giam mỗi vị vào một cũi, nhưng ông lại ra lệnh cho viên
cai ngục phải đối xử tử tế và nghiêm cấm ăn nói lỗ măng. Thái độ “nương tay”
trên đă được đồn đăi đến tai tổng đốc Nam Định Nguyễn đ́nh Tân, ông đích thân ra
Hải Dương và dùng quyền ép viên tổng đốc ở đây phải lên án trảm quyết. Ngày
1.11.1861, đúng ngày cha Almato tṛn ba mươi tuổi, từ nay trở thành ngày sinh
nhật trên trời của cha cùng hai vị giám mục Hermosilla Liêm và Berrio-Ochoa
Vinh.
Ngày xử án, ba chiếc cũi được khiêng đi sau toán lính đông đảo. Cha B́nh trong
cũi đầu tiên, tay cầm chuỗi Mân Côi b́nh thản cầu nguyện, khiến mọi người hiện
diện phải bỡ ngỡ. Tại pháp trường Năm Mẫu, sau ít phút cầu nguyện lư h́nh đă
chém đầu các ngài trong tiếng chiêng đổ dồn. Thi thể ba vị được chôn cất ngay
tại nơi xử án, sau dời về Thọ Ninh. Hiện nay, thủ cấp cha Almato B́nh được tôn
kính ở quê hương Tây Ban Nha, c̣n hài cốt của cha được an táng trong thánh đường
kính bổn thánh tử đạo Hải Dương.
Ngày 20.5.1909, Đức Thánh Cha Piô X đă suy tôn linh mục ḍng Đaminh, cha Almato
B́nh lên bậc Chân Phước.
ĐTC GPII phong thánh ngày 19/6/1988.
Hiếu Trung, OP