Ngày
13 Tháng 1
Thánh Đaminh PHẠM
TRỌNG KHảM
Quan án
(1780 - 1859)
Thánh Giuse PHẠM
TRỌNG Tả
Cựu Chánh tổng
(1800 - 1859)
Thánh Luca PHẠM
TRỌNG TH̀N
Chánh tổng
(1820 - 1859)
Thánh Đaminh PHẠM
TRỌNG KHảM
Đaminh Phạm Trọng Khảm sinh khoảng năm 1780 trong một gia đ́nh bảy anh em giàu
có tại làng Quần cống, xă Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc địa
phận Bùi Chu). Thân phụ cậu là ông Phạm Tri Khiêm, một hương chức danh giá được
dân làng trọng vọng. Hấp thụ được nhiều tính tốt của cha, cậu Khảm nổi tiếng là
người con có hiếu. Năm 18 tuổi, vâng lời song thân, cậu kết hôn với cô Anê
Phượng, một thiếu nữ đạo hạnh trong làng. Hai vợ chồng sống rất thuận ḥa, được
dân làng tin phục mến yêu. Đặc biệt, hai người biết hiệp lực giáo dục và khích
lệ con cái học hành. Con trai ông là Cai Th́n cũng làm đến Chánh tổng, được mọi
người kính nể và cũng kiên trung làm chứng cho đức tin đến hơi thở cuối cùng với
cha của ḿnh. Ba người con gái ông là bà Nhiêu Côn, Nhiêu Trữ và Hậu Địch cũng
được đi học như các con trai, nổi tiếng lanh lợi tháo vát.
Khi bị bắt, cụ Án Khảm đă gần 80 tuổi, vừa là Tiên chỉ trong làng, vừa là hội
viên ḍng ba, kiêm chức Trùm họ trong giáo xứ. Mọi người đều công nhận cụ là
người đạo đức, giàu ḷng bác ái và nhiệt t́nh trong những trách vụ. Các Thừa
sai, cả các Giám mục cũng biết tiếng và từng đến trọ tại nhà cụ trong những ngày
khó khăn. Với giáo xứ, cụ cộng tác đắc lực với cha sở trong việc điều hành tổ
chức họ đạo. Với xóm làng, cụ là một mẫu người đức độ, quan tâm đến nhu cầu của
mọi người cả xác lẫn hồn, sẵn sàng chia sẻ của cải cho kẻ nghèo khó, và khích lệ
mọi người can đảm trước những bách hại. Gia phả con cháu cụ ghi lại rằng: Gia
nhân phải kiếm kẻ khó vào ngồi chung th́ cụ mới ăn cơm.
V́ sẵn của cải chia sẻ cho mọi người, có lần cụ kiếm cớ đăi cả làng. Cụ cho anh
m đi rao khắp các hẻm mời mọi người ra ruộng tổ chức đua diều. Ai thắng ai thua
không thành vấn đề, miễn là mọi người được một bữa no say.
Khi quân lính đến bao vây làng Quần Cống, cụ tập họp mọi người lại, khuyên họ
bền chí. Để khích lệ những người nhát đảm, cụ nói: “Kẻ nào trong anh em đạp lên
Thánh giá, khi quan về, tôi sẽ đuổi cổ ra khỏi làng, sẽ không có chỗ mà chôn xác
đâu”. Thế rồi cụ bị bắt và trên đường áp giải những tín hữu “cố chấp” về Nam
định, cụ Án được tách riêng, nhốt ngay trong thuyền của quan để khỏi ảnh hưởng
đến người khác. Nhưng suốt thời gian tù, cụ vẫn là chỗ dựa, là nguồn an ủi, là
người khích lệ và chia sẻ tinh thần cũng như vật chất cho các bạn tù.
Hai Thánh TRỌNG Tả và TRỌNG TH̀N
Cuộc đời của hai ông Cai Tả, Cai Th́n tuy cách biệt nhau 20 tuổi đời, nhưng đă
ḥa lẫn với nhau trong cùng bối lịch sử thời tử đạo. Một vị là cựu, một vị là
Chánh tổng làng Quần Cống. Phải làm ǵ bây giờ? Chắc chắn hai ông đă phải bàn
luận với nhau rất nhiều, để cuối cùng với sự ủy thác của Đức cha Sampedro Xuyến,
Giám mục địa phận Trung khi đó, hai ông đă chọn giải pháp ḥa b́nh bằng phương
thế đối thoại. Một mặt với uy tín riêng, các ông trấn an các tín hữu. Mặt khác
quan hệ với quan Tổng đốc để gợi lên trong quan tấm ḷng nhân ái và quảng đại.
Rất tiếc, đường lối đó không được đạt như sở nguyện, nên hai ông đă phải trả giá
cho sứ mạng ḥa giải bằng chính mạng sống của ḿnh.
Giuse Phạm Trọng Tả sinh khoảng năm 1800 tại làng Quần Cống, xă Trà Lũ, phủ Xuân
Trường, tỉnh Nam Định. Cai Tả là anh em thúc bá với thánh Án Khảm, là con ông
Đaminh Phạm Thăng. Khi bị bắt ông đă 60 tuổi, là một Kitô hữu đạo đức, một hội
viên ḍng ba Đaminh và là cựu Chánh tổng đă chu toàn chức vụ của ḿnh. Phụ lực
với cháu Cai Th́n, ông t́m cách giúp mọi người sống đạo trong hoàn cảnh khó
khăn. Gia phả con cháu ghi rằng: “Đầy tớ ông rất đông, chưa Tết ông đă đi thăm
viếng từng nhà và cho tiền mừng tuổi rất hậu. Số tiền ấy thường gấp đôi số quà
cáp họ biếu xén ông trong năm. Tiền thóc gia nhân vay mượn ông thường cho một
nửa, nếu túng quá th́ cho luôn. Công nợ của dân trong làng cũng hay được châm
chước như thế. Khi bà Cai lên tiếng cằn nhằn, ông thản nhiên trả lời: “Ḿnh quên
nợ người, Chúa quên tội ḿnh”.
Luca Phạm Trọng Th́n là con trai cụ Án Khảm, sinh khoảng năm 1820 tại làng Quần
Cống, xă Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Như ta đă biết về cụ Á Khảm,
dưới mái nhà gia giáo và khá giả này, cậu Th́n đă lớn lên trong bầu khí đạo đức,
được ăn học thành người. Nhờ trí khôn thông minh nhanh nhẹn và chăm chỉ chuyên
cần, chẳng bao lâu đă “công thành danh toại”. Khi bị bắt, ông Cai Th́n mới
khoảng 40 tuổi và đang là Chánh tổng, vừa quyền thế vừa uy tín. Thực ra khi mới
lên chức vụ này, v́ giao tiếp với giới quan lại nhiều, đă có thời kỳ ông có vợ
nhỏ là cô Trung người Trà Lũ, nên thờ ơ việc đạo nghĩa (vợ chính ông Cai Th́n là
bà Maria Tâm). Nhưng sau nhờ lời khuyên của thân phụ, nhất là của cha giải tội,
ông đă thành tâm sám hối. Từ đó ông đă trở thành một mẫu gương thánh thiện, một
gia trưởng và hội viên ḍng ba Đaminh đạo đức, một thủ lănh đáng tin cậy.
Năm 1858, t́nh h́nh bắt đạo đang gia tăng, và liên quân Pháp Tây Ban Nha đang đe
dọa dân Việt ở Đà Nẵng, vua Tự Đức thêm phẫn nộ ra lệnh cho quan quân triệt để
thi hành các sắc chỉ nhắm vào đạo Giatô. Nhưng thực tế, việc thi hành này lệ
thuộc nhiều vào các quan địa phương có sốt sắng hay không. Lợi dụng điều đó, Đức
cha Sampedro Xuyên đă ủy thác cho Cai Tả và Cai Th́n trọng trách sứ giả ḥa
b́nh, v́ cũng thuộc thành phần lănh đạo dễ dàng tiếp xúc với cấp trên.
Hiểu ư đức cha và nắm vững t́nh h́nh các tín hữu Quần Cống, hai ông đă đến gặp
trực tiếp Tổng đốc Nam Định, xin ông nương tay cho các tín hữu được b́nh an, và
hứa kêu gọi dân chúng trung thành với Đức vua. Cuộc thương thuyết sắp thành
công, nhưng không ngờ lúc ấy tại Cao Xă, một người v́ bất măn với chính sách của
nhà vua, đă xúi dục một nhóm người nổi loạn chống lại các quan địa phương. Thế
là vị Tổng đốc liền đổi ư, ra lệnh tiếp tục truy lùng các thừa sai, các đạo
trưởng và các giáo hữu có uy tín trong dân. Quan kết án Cai Tả và Cai Th́n là
lừa dối và t́m dịp để bắt hai ông. Chúng ta sẽ biết cơ hội để quan thực hiện ư
đồ đó trong phần sau.
Ba lần ra trước ṭa, cả ba lần hai ông đều cương quyết không bước qua Thập giá,
dù bị dọa nạt, đánh đập. Khi quan yêu cầu hai ông viết những suy nghĩ của ḿnh
lên giấy, Cai Th́n đă viết bản tuyên xưng đức tin r rệt và can đảm sau:
“Tôi là một Kitô hữu, tôi sẵn sàng chấp nhận mọi cực h́nh, thậm chí cả cái chết
đau đớn nhất, hơn là vi phạm một lỗi dù rất nhỏ trong đạo tôi thờ. Chính tay tôi
viết đều này. Luca Th́n”.
Ông Cai Tả không những cương quyết không xúc phạm Thánh giá, ông c̣n khuyên bảo
mọi người đừng phạm thứ tội mà ông gọi là “ghê tởm” đó.
Nếu Đức Giêsu, Hoàng Tử B́nh An đă dùng Thánh giá khổ nhục để ḥa giải nhân loại
bạc bẽo với Chúa Cha. Cuối cùng, hai ông Cai Tả và Cai Th́n sẽ măi măi là sứ giả
ḥa b́nh bằng cái chết, để chứng tỏ ḷng ḿnh luôn trung tín với Thiên Chúa và
trung thành với dân tộc.
Các Thánh Đaminh Khảm, Giuse Tả, và Luca TH̀N
Chứng
Tá Của Một Làng Công Giáo
Năm 1858, khởi đầu cho gian đoạn 5 năm bách hại đạo gay gắt nhất trong lịch sử
Giáo Hội Việt Nam. Nhà vua treo giải thưởng xứng đáng cho những ai tố cáo nơi
trú ẩn của các vị Thừa sai Âu châu, và ngược lại sẽ trừng trị đích đáng những kẻ
chứa chấp họ. Thế là các ngài phải nay đây mai đó trốn từ làng này qua làng
khác. Quần Cống là một nơi ẩn trốn khá an toàn, v́ các chức sắc trong làng là
người Công giáo, và chính họ sẵn sàng đón tiếp các ngài. Đức cha Sampedro Xuyên,
Đại diện Tông ṭa địa phận Trung dự đoán ḿnh có thể bị bắt bất ngờ, đă chủ
phong Giám mục phó cho Đức cha Valentino Vinh ngày 14 tháng 6 tại Ninh Cường,
hai cha Riano Ḥa và Carreras Hiển là phụ phong. Sau đó cả bốn vị đến ẩn tại
làng Quần Cống, trọ tại nhà cụ Án Khảm, Cai Tả và ông Nhiêu Côn.
Quan Án sát Nam Định được mật báo làng Quần Cống chứa chấp Tây dương đạo trưởng,
liền huy động quân lính đến vây bắt. Nhưng cụ Án Khảm kịp biết tin, vội vàng t́m
cách đưa các vị thừa sai trốn khỏi làng. Đức cha Vinh và hai linh mục qua làng
Trà Lũ, Đức cha Xuyên đi qua Kiên Lao (ngày 8 tháng 7 mới bị bắt). Sau khi các
thừa sai đă đi xa, cụ cho m làng đi trước, đích thân cầm roi đi sau, bắt m làng
rao lớn tiếng: “Tŕnh quan viên làng nước, có lệnh cụ Án truyền rằng: Người nào
quá khóa phải phạt ba roi và vị đuổi ra khỏi làng”. Rồi cụ tụ tập dân lại khích
lệ họ.
Sau đó, quan quân ùa vào làng, họ bắt toàn thể dân làng tập trung lại, rồi gọi
cụ Án Khảm ra tŕnh diện và nói: “Mau nộp ngay lập tức các đạo trưởng Tây dương
và bản quốc, cũng như bọn thầy giảng lẫn trốn trong làng. Nếu bất tuân, lăo sẽ
bị bắt, bị tịch thu tài sản, nhà cửa sẽ bị thiêu hủy, c̣n chính lăo sẽ bị kết
tội chống cưỡng nhà vua”. Cụ Án Khảm hết sức b́nh tĩnh v́ biết chắc các thừa sai
đă trốn xa rồi, cụ mạnh bạo trả lời: “Đúng, đạo chúng tôi có các đạo trưởng,
nhưng các ngài ở đâu, làm sao chúng tôi biết được. Xin quan cứ tự do lục soát,
nếu t́m thấy vị nào trong làng, th́ quan muốn làm ǵ cũng được”.
Thế là quân lính chia nhau lục soát khắp mọi nhà, dĩ nhiên là không thể thấy một
linh mục nào. Nhưng lính lại phát hiện được một số tượng ảnh, áo lễ... và chủ
nhà này bị kết tội là chứa chấp đạo trưởng. Cụ Án liền đứng ra nhận là ḿnh đă
mua những thứ đó. Tuy vậy quan vẫn ra lệnh bắt trói cả nhà.
Trở lại nơi tập trung dân làng, quan Án sát cho đặt một Thánh giá ngay giữa sân,
rồi bắt mọi người lần lượt bước qua. Nhưng quan đă thất bại, dù lính có đi tới
đi lui đe dọa, toàn thể dân làng hôm đó không một ai bước qua Thánh giá. Một bô
lăo, có lẽ v́ quá sợ, run rẩy tiến lên vài bước, định thực hiện lệnh quan, nhưng
cụ Án nhanh chân hơn cản lại và khiển trách. Viên quan tức giận quát lên rằng:
“Ta sẽ mất chức, nếu không kết tội được Án Khảm và bọn người vô phúc này”. Thế
rồi quan sai bắt trói Án Khảm, Cai Tả và Cai Th́n cùng một số người, rồi giải về
Nam Định. Riêng cụ Án được chở đi trong thuyền của quan.
Chúng Tôi Được Về Nước Thiên Đàng
Về tới Nam Định, hai cha con cụ Án Khảm được gặp nhau trong những lần ra ṭa, và
sau này được giam chung. Hai cha con vui mừng và xúc động khuyến khích nhau chịu
khổ v́ ḷng kính mến Chúa Kitô. Tất cả những tù nhân Quần Cống hẹn với nhau
quyết tâm trung thành với đức tin, dù phải hy sinh mạng sống. Riêng cụ Án Khảm
nhiều lần đă đại diện cả nhóm trả lời với quan, đă t́m cách giải thích giáo lư
trong đạo.
Một hôm, sau khi bắt được Đức cha Xuyên, quan cho dẫn ba ông đến trước mặt Đức
cha. Các ông kính cẩn chào hỏi và không giấu được niềm vui gặp lại vị chủ chăn
của ḿnh. Thấy thế, quan phỏng đoán và kết tội các ông chứa chấp vị thừa sai
này. Tuy thực sự Đức cha đă từng ở nhà ḿnh, cụ Án Khảm t́m cách trả lời chung
chung: “Là người tín hữu, chúng tôi tôn kính và yêu mến bất cứ một linh mục nào,
dù chưa hề quen biết”.
Sau bốn tháng rưỡi bị giam, một hôm quan báo cho biết là cả ba vị đă bị kết án
xử giáo. Ông Cai Th́n hỏi lại án đă kết tội ǵ, quan cho hay là tội chống lại
nhà vua. Ông Th́n cực lực phản đối. Cuối cùng theo đề nghị của ông, bản án được
viết thêm bốn chữ “BẤT KHẲNG QUÁ KHÓA”, nghĩa là tội không chịu bước qua Thập
giá. Các ông vui mừng hân hoan v́ thực sự được chết cho Đức Kitô. Và trong những
ngày c̣n lại, các ông chuẩn bị sốt sắng đón chờ ngày lănh nhận hồng phúc tử đạo.
Ba vị chứng nhân đức tin đă cảm nghiệm sâu xa lời Đức Kitô chúc phúc cho những
người chịu bách hại v́ danh Ngài. Đối với ba vị, bị bắt chịu khổ nhục, bị giết
v́ danh Đức Kitô là niềm vinh phúc lớn lao. Các vị đă hân hoan đón chờ nó, đồng
thời khích lệ an ủi các tín hữu khác. Và khi nghe báo giờ tử đă tới, cụ Án Khảm
vui vẻ nói với mọi người: “Cha con chúng tôi, hôm nay được Nước Thiên Đàng”. Cả
ba vị đă sẵn sàng giă từ trần gian, để về hợp đoàn với hàng ngũ các Thánh Tử
đạo, và mở rộng đôi tay đón nhận phần thưởng vinh phúc Chúa đă hứa ban cho những
tôi trung của Ngài.
Ngày 13.1.1859, ngoài ba vị Án Khảm, Cai Tả, và Cai Th́n, c̣n có bảy giáo hữu
làng Quần Cống khác được đưa ra pháp trường Bảy Mẫu, Nam Định. Trên đường đi,
các vị lớn tiếng đọc kinh. Đến nơi xử, các vị tiếp tục đọc kinh Tin, Cậy, Mến và
nhiều lần kinh Ăn Năn Tội chung với nhau, rồi lớn tiếng kêu tên Chúa Giêsu. Quân
lính mạnh tay xô các vị té ngửa trên đất, rồi trói chân tay từng người vào cọc
đă chôn sẵn. Mỗi vị bị hai người lính cầm hai đầu giây thừng tṛng qua cổ và kéo
thật mạnh cho đến khi tắt thở. Các tín hữu làng Quần Cống rước thi thể các vị
đưa về quê ḿnh, và tổ chức an táng trọng thể.
Đức Thánh Cha Piô XII đă suy tôn ba anh hùng tử đạo: Đaminh Phạm Trọng Khảm,
Giuse Phạm Trọng Tả và Luca Phạm Th́n lên bậc Chân Phước ngày 29.4.1951.
NB: Phần gia phả dựa vào cuốn “Liên chi gia phả làng Thiên Thiện” (tên Quần Cống
sau này). Đỗ Quư Bản, Sàig̣n 1964 (tập Ronéo).