Ngày 17 Tháng 9
Thánh Emmanuel
NGUYỄN VĂN TRIỆU
Linh mục
(1756 - 1798)
Cho Tṛn Đạo Hiếu
Là một linh mục địa phận Đông Đàng Ngoài, với biết bao bận rộn v́ công tác mục
vụ, nhưng cha Emmanuel Nguyễn văn Triệu vẫn không quên người mẹ già ở quê nhà.
Năm 1798 giữa cơn bách hại gay gắt của vua Cảnh Thịnh, nhất là tại kinh đô, cha
đă xin phép bề trên về Phú Xuân thăm mẹ, và ở lại gần ba tháng để xây dựng cho
bà một mái nhà nhỏ xinh. Chính v́ muốn trọn đạo hiếu với mẫu thân, mà vị linh
mục đă bị bắt.
Không Phải Chúa Trịnh Mà Là Thiên Chúa
Emmanuel Nguyễn văn Triệu sinh năm 1756 tại làng Kim Long, Phú Xuân (nay là
Huế). Thân phụ cậu là ông Cai Lương, Nguyễn văn Lương, một vơ quan Công giáo pḥ
Chúa Nguyễn đă bị tử trận trong một cuộc chiến với Tây Sơn. Sớm mồ côi cha, cậu
Triệu sống với mẹ ở Thợ Đúc, gia nhập quân đội năm 1771 khi mới 15 tuổi. Năm
1774, khi Chúa Trịnh chiếm được Phú Xuân, anh cùng các bạn gia nhập quân đội của
vua Lê chúa Trịnh, chiếm được Phú Xuân. Đến khi Tây Sơn từ phía Nam đánh lên,
trở thành chủ nhân ông mới của Phú Xuân, vệ binh Nguyễn văn Triệu đành theo
Trịnh Khải rút về Thăng Long (1786).
Tháng Sáu năm đó, quân Tây Sơn thừa thắng xông lên, tiến ra Bắc lấy cớ pḥ Lê
diệt Trịnh. Trịnh Khả phải mỗ bụng tự tử. Rồi vua Lê Cảnh Hưng băng hà, Lê Chiêu
Thống lên ngôi, miền Bắc lại xẩy ra nội chiến giữa hai phe Trịnh Lê và Trịnh
Bồng. Chính bối cảnh nhiễu nhương thay ngôi đổi chúa đó đă làm cho anh vệ binh
Triệu phải suy nghĩ và đi đến quyết định dứt khoát cho cuộc đời ḿnh.
Ba mươi tuổi đời, mười lăm năm binh nghiệp với biết bao thăng trầm, Emmanuel
Triệu bước vào một khúc quanh mới giă từ vũ khí để phụng sự Vua trên trời và qua
đó phục vụ tha nhân đích thực hơn. Mới đầu anh được một linh mục ḍng Tên ở Hà
Nội hướng dẫn, nhưng sau anh được Đức cha Obelar Khâm địa phận Đông Đàng Ngoài
nhận vào học tại trường thần học Trung Linh. Và năm 1793, Đức cha Alonso Phê
truyền chức linh mục. Khi đó cha Triệu 37 tuổi.
Nhờ nền giáo dục chu đáo từ nhỏ, cùng với những kinh nghiệm lâu năm trong đời
sống quân ngũ, và nhất là nhờ ơn Chúa giúp, cha Emmanuel Triệu trở thành một mục
tử hăng say nhiệt t́nh và làm việc có phương pháp. Sáu năm phục vụ trong địa
phận Đông, cha đă thu hoạch được nhiều kết quả và được các bề trên quư mến.
Đường Lao Vào Tù
Dưới thời vua Cảnh Thịnh (1792-1802) t́nh h́nh chính trị trong nước ngày càng
phức tạp. Nguyễn Ánh (vua Gia Long sau này) tổ chức quân đội ngày càng mạnh,
hùng cứ ở Gia Định, hằng năm cứ đến mùa gió nồm lại đem quân ra đánh Huế. Hỗ trợ
cho Nguyễn Ánh có một số quân Pháp do Đức cha Bá Đa Lộc chiêu mộ. Do đó, vua
Cảnh Thịnh sinh ra ác cảm với đạo, nhất là cuối năm 1797, khi bắt được lá thư
của Nguyễn Ánh gửi Đức cha Labartette B́nh (giám mục Đàng Trong) ở Phú Xuân, nhà
vua càng nghi ngờ đạo Công giáo tiếp tay cho giặc.
Một quan văn có đạo, quan thượng Hồ Cung Điều nhiều lần thanh minh trước mặt nhà
vua rằng: “Đạo dạy trung quân vương, hiếu phụ mẫu, chớ có phải đạo dạy làm giặc
đâu”. Vua nghe nói th́ chần chừ. Nhưng viên quan nội hầu tên Lợi, cứ gièm pha
măi, nên cuối cùng, tháng 8.1798, một chiếu chỉ cấm đạo được ban hành. Trước đó
ba tháng, cha Emmunuel Triệu v́ thương nhớ mẹ già, nên trở về khu Thợ Đúc, Phú
Xuân (Huế). Thật bùi ngùi cảm động sau mười hai năm xa cách, hai mẹ con lại gặp
nhau. Giờ đây mái tóc của người mẹ đă bạc phơ, c̣n con nay đă bốn mươi hai tuổi
và là linh mục của Chúa. Cha Triệu thấy xót xa trước cảnh mẫu thân ḿnh phải ăn
nhờ ở đậu nhà người khác. Cha quyết định ở lại, cùng với bà con lối xóm, dựng
cho mẹ một mái nhà nhỏ để có nơi nương thân. Thời gian này cha Triệu nhân thể
cũng đi thăm viếng và dâng lễ tại các họ đạo gần đó. Cha được các tín hữu ở đây
thương mến nhiều.
Ngày 7.8.1798, theo chiếu chỉ nhà vua mới ban hành, bốn cơ binh (mỗi cơ năm mươi
quân) bất thần bao vây bốn xứ vùng kinh đô. Tại xứ Thợ Đúc, quan quân có ư t́m
cha chính xứ, cha Nhơn, nhưng nhờ quan thượng Điều đă báo tin, nên ngài đă trốn
thoát kịp. C̣n cha Triệu th́ mới về, nên quan không biết, quan quân bắt một số
giáo hữu trong đó có cha Triệu và tra khảo về các linh mục. Cha Triệu tự nguyện
cung khai, nhận ḿnh là người mà họ lùng bắt. Quân lính liền trói tay cha lại
dẫn đi. Khi thấy mẹ già khóc lóc thảm thiết cha Triệu dừng lại nói vài câu từ
giă: “Thiên Chúa đă cho con vinh dự làm chứng cho Ngài. Xin mẹ đừng khóc nữa. Mẹ
hăy vui ḷng vâng theo ư Chúa”.
Vượt Qua Gian Khổ
Tiếp theo đó là bốn mươi ngày đêm thử thách trong cảnh ngục tù. Cổ mang gông,
tay chân bị xiềng xích, cha c̣n bị đưa ra ṭa nhiều lần, chịu ba trận đ̣n dữ
dội. Khi các quan thẩm tra lư lịch, cha nói rơ ḿnh sinh quán ở Phú Xuân, v́
hoàn cảnh khó khăn mới phải ra Đàng Ngoài để làm ăn, rồi được học giáo lư trong
đạo và làm linh mục. Quan hỏi: “Thầy có vợ con ở đây hay ở Đàng Ngoài?”. Cha
đáp: “Tôi không lấy vợ, v́ là linh mục nên tôi sống độc thân”.
Ngày 17.8 các quan định kết án voi giày nhưng một viên quan không đồng ư nên vụ
án được tŕ hoăn.
Thời gian ở trong ngục cha Triệu vẫn giữ được niềm vui vẻ và tin tưởng vào Chúa.
Điều an ủi cha nhất, là được một linh mục cải trang vào thăm và giải tội. Thân
mẫu cha nhiều lần cũng đến thăm. Cha an ủi bà, xin bà cầu nguyện nhiều cho ḿnh
được trung kiên. Ngoài ra, cha tranh thủ mọi giờ rảnh rỗi để chuẩn bị tâm hồn
lănh phúc tử đạo.
Giờ Phút Vinh Quang
Ngày xử được ấn định là 17.9.1798. Sáng sớm hôm đó, các quan hỏi cha lần cuối:
“Thầy có muốn bỏ nghề đạo trưởng trở về quê quán sinh sống không? Nếu thầy đồng
ư, ta sẽ xin vua tha cho”. Cha Triệu khẳng khái trả lời: “Thưa không, tôi là đạo
trưởng, tôi thà chết chớ không bỏ việc giảng đạo”. Thế là đến mười giờ sáng cha
Triệu bị điệu ra pháp trường cùng với sáu tên trộm cướp cũng bị tử h́nh hôm đó.
Cha bước đi b́nh tĩnh, trang nghiêm như một chiến sĩ thận trọng trước giờ lâm
chiến. Các tín hữu nghe tin lũ lượt đi phía sau. Đằng trước cha, một người lính
cầm thẻ bài đọc bài ghi bản án:
“Tên Triệu, con nhà Nguyễn văn Lương, chuyên giảng đạo Hoa Lang, quyến rũ dân
chúng theo đạo đáng ghê tởm ấy. Vậy y phải trảm quyết”.
Tại Băi Dâu, nơi thi hành bản án, cha Triệu quỳ xuống cầu nguyện. Theo thói lệ,
quan phát cho mỗi tử tội một quan tiền để ăn uống trước khi chết. Cha từ chối,
viên quan liền nói: “Của vua ban không được coi thường”. Cha trả lời: “Vậy xin
ai đó cầm tiền giúp tôi, gởi cho người nghèo”. Một người lính thấy thế liền tát
vào mặt ngài một cái. Viên quan nổi giận và mắng anh ta: “Chưa đến giờ xử mà mi
dám ngạo ngược như thế sao?”. Rồi ông quay qua mời vị chứng nhân đức tin ngồi và
nói: “Khi nào đến giờ, tôi sẽ báo cho thầy”. Cha Triệu liền ngồi và tiếp tục cầu
nguyện.
Đúng ngọ (mười hai giờ trưa), viên quan nói với vị linh mục: “Giờ đă đến rồi”.
Cha triệu quỳ lên giơ cổ cho lư h́nh chém. Thi hài vị tử đạo được các tín hữu an
táng tại họ Dương Sơn, sau được cải vào nhà thờ Dương Sơn.
Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn Chân Phước cho cha Emmanuel Nguyễn văn Triệu
ngày 27.5.1900.
ĐTC GPII phong hiển thánh ngày 19/6/1988.
Hiếu Trung, OP