Ngày 18 Tháng 12
Ba Thánh MỸ, ĐƯỜNG, và THUẬT
Ba thầy giảng cùng bị bắt một ngày, cùng bị giam một nơi, cùng tử đạo một giờ
và cùng được phong Chân Phước một lượt là các thầy: Phaolô Nguyễn văn Mỹ, 40
tuổi; Phêrô Trương văn Đường, 30 tuổi; và Phêrô Vũ Truật, 21 tuổi.
Thánh Phaolô NGUYỄN VĂN MỸ
Thày giảng
(1798 - 1838)
Là người lớn tuổi nhất, thầy Phaolô Mỹ như người anh cả, và là chỗ dựa cho hai
thầy giảng cùng bị giam chung. Trong một lá thư gửi cho thừa sai Marette, thầy
Đường viết:
”... Từ ngày được diễm phúc chịu khổ v́ đức tin, thầy Mỹ thay chúng con vẫn viết
thơ cho cha. V́ chúng con coi thầy như thay mặt cha ở giữa chúng con...”.
Phaolô Nguyễn văn Mỹ chào đời năm 1798 ở làng Kẻ Non, c̣n gọi là Sơn Nga,
huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Tên thật của cậu là Nguyễn văn Hữu. Năm 13 tuổi,
được phép cha mẹ, cậu Mỹ theo giúp việc Đức cha Giacôbê Longer Gia rồi sau giúp
cha Luật xứ Kẻ Đầm bốn năm. Đến tuổi 19, cậu theo học tại chủng viện Kẻ Vĩnh
(Vĩnh Trị).
Khi làm thầy giảng thực thụ, thầy Mỹ được gửi đến giúp thừa sai Marette. Ít
lâu sau Đức cha Havard Du giám quản địa phận Tây Đàng Ngoài, đă chọn thầy phụ
giúp linh mục Cornay Tân xứ Bầu Nọ, tỉnh Sơn Tây. Nhiều kinh nghiệm và khả
năng, thầy Mỹ đă hỗ trợ đắc lực cho vị thừa sai trẻ tuổi nhiệt thành, nhưng
thường đau ốm nặng nề. Thầy Mỹ luôn hoàn thành công tác mục vụ một cách chu đáo:
Từ dạy giáo lư tân ṭng và trẻ em, đến khuyên bảo các tội nhân hối cải. Khi
t́nh h́nh cấm đạo lên cao độ, thầy là vị tông đồ nhiệt thành và hữu hiệu, đi
thăm từng gia đ́nh để khích kệ các tín hữu sống đức tin, và c̣n hơn thế được
nhiều người ngoại giáo về đón nhận niềm tin Kitô giáo.
Thánh Phêrô TRƯƠNG VĂN ĐƯỜNG
Thầy giảng
(1808 - 1838)
“Nhất định chúng tôi không đạp lên
ảnh chuộc tội, v́ như vậy là chọn cái chết
đời đời cả linh hồn lẫn thể xác”.
Lời nói trên cho ta thấy tâm t́nh của Thánh Phêrô Đường, vị thầy giảng đă hơn
hai mươi năm dâng ḿnh cho Chúa, để t́m kiếm hạnh phúc đích thực cho chính ḿnh
và tha nhân.
Sinh năm 1808 ở làng Kẻ Sở, xă Ninh Phú, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Gia
đ́nh Phêrô Đường tuy nghèo nhưng nổi tiếng thánh thiện. Được cậu là cha Trương
văn Thi phụ trách xứ Sông Chảy đỡ đầu, nên ngay khi Đường mới 9 tuổi, cha
Phương xứ Yên Tạp đă nhận khai tâm cho chú vào đời sống tu tŕ. Lúc 15 tuổi,
Phêrô Đường đă được gửi đến giúp xứ Bầu Nọ dưới quyền thừa sai Marette. Với sự
khích lệ của cha, anh chuyên tâm học chữ Hán và Latinh để chuẩn bị cho tương
lai.
Khả năng và nhân cách của Phêrô Đường được xác nhận ngay năm sau. Anh được Đức
cha Havard Du nhận vào bậc thầy giảng dù mới 16 tuổi, thầy giảng trẻ tuổi
nhất. Thầy tiếp tục giúp xứ Bầu Nọ thời cha Cornay Tân, cho đến ngày bị bắt.
Tính t́nh vui tươi, hiền lành, thầy được mọi người trong xứ mến chuộng.
Thánh Phêrô VŨ TRUẬT
Thày giảng
(1817 - 1838)
Thầy Phêrô Vũ Truật, 21 tuổi, đáng lưu danh muôn thuở do câu nói bất hủ, trả
lời lại những viên quan chê anh dại dột lăng phí tuổi thanh xuân:
“Chưa chắc là tôi dại. Ai khôn mới biết hiến ḿnh cho chân lư, để chiếm hữu phần
gia nghiệp muôn đời”.
Phêrô Vũ Truật sinh năm 1817 ở làng Hà Thạch, họ Kẻ Thiếc, huyện Sơn Vy, trấn
Sơn Tây. Gia đ́nh anh rất nghèo, cha th́ chết sớm, vốn liếng lại chẳng có, mẹ
anh phải đầu tắt mặt tối suốt ngày, để nuôi ba con dại, nên Phêrô Truật không
được đi học và gầy yếu xanh xao.
Tuy nhiên, anh Truật có ḷng đạo đức, thường lui tới nhà thờ kinh lễ, nên được
cha Tân chánh xứ Bầu Nọ cho vào phục vụ những việc nhẹ trong xứ và tạo điều kiện
cho ăn học. Dẫu thế mặc ḷng, anh Truật cũng chẳng bằng ai, phần trí khôn hơi
chậm, phần hay bị đau ốm luôn, anh chỉ có thể biết đọc biết viết sơ sơ. Bù lại,
anh rất thuộc kinh, nên đặc trách việc dạy kinh truyền khẩu cho các thiếu nhi
nhỏ tuổi.
Măi đến khi vị bắt giam trong ngục rồi, Đức cha Havard Du mới chứng nhận anh là
thầy giảng, vừa để tỏ ḷng tín nhiệm, vừa để khích lệ người anh hùng trẻ
tuổi, kiên trung làm chứng cho đức tin. Thầy Truật tuy không c̣n cơ hội để
giảng bằng lời nói, nhưng thái độ kiên tín của thầy chính là lời giảng có sức
thuyết phục hơn nhiều.
*
* *
Ba Tấm Ḷng Vàng
ở Bầu Nọ có người ngoại giáo tên Đức cầm đầu một băng cướp đă bị bắt. Để nhẹ
tội, y nói với vợ là Yến vu oan cho cha Cornay Tân tội tổ chức phản loạn. Chị
ta liền giả vờ đến xin học đạo để ḍ xét những nơi cha thường trú ẩn. Khi biết
được, chị ta liền giấu vủ khí trong vườn nhà cha, rồi đi mật báo cho các quan
tỉnh Sơn Tây.
Ngày 20.6.1837, quan Sơn Tây phái một ngàn năm trăm quân lính đến làng Bầu Nọ,
bắt vị đạo trưởng Tân. Hai thầy Mỹ và Đường, cũng như anh Truật ngồi lẩn vào
đám đông dân chúng bị tập trung nơi đ́nh làng. Lính lục soát từ sáng tới trưa
vẫn không thấy cha Tân đâu cả. Bà Yến liền bầy cho họ bắt anh Truật và hai thầy
giảng Mỹ và Đường là những người thân thiết với cha xứ để tra hỏi.
Chiều hôm đó, lính phát hiện được cha đang ẩn trong bụi rậm. Nhưng để có nhân
chứng ghép tội cha, ba vị phụ tá này cũng bị áp giải với ngài hơn sáu dặm đường
về nhà lao tỉnh Sơn Tây. Tại công đường, ba người đă khéo léo minh chứng cha xứ
không theo giặc nổi loạn, và giải thích những lời đồn đại sai về đạo. Thí dụ
quan hỏi: “Sao các ông móc mắt người chết để luyện bùa phép?”. Thầy Mỹ trả
lời: “Không lẽ quan tin những lời vô lư đó sao? Bởi v́ nếu chúng tôi làm như
thế, cha mẹ vợ con họ đâu để chúng tôi yên. Vậy mà chúng tôi vẫn ra vào nhà họ,
gặp gỡ thân ái và vui vẻ”.
Các cuộc thẩm vấn thường đi liền với những tra tấn dă man. Đây là chứng thư của
thầy Mỹ:
“Lính lột áo chúng tôi ra, bắt chúng tôi nằm xuống, lấy giây thừng cột chặt tay
chân, rồi kéo căng, cột vào ở bốn phía, nguyên sự căng nọc như thế đủ làm
chúng tôi đau đớn vô cùng. Thế rồi họ bắt đầu đánh đ̣n... Cuối cùng họ không
đánh bằng một chiếc roi nữa, mà là cả bó. Mỗi lần đánh, hằng trăm đầu roi mây
in lằn trên da thịt chúng tôi, tạo nên nhiều vết thương đẫm máu...”.
Riêng thầy Truật v́ ốm yếu nên được đeo gông nhẹ hơn và bị ít đ̣n hơn. Nhưng sau
mỗi kỳ tra tấn, cả ba người đều kiệt sức, phải khiêng về ngục thất. Ngày 20.9
lính canh tù loan tin cha Tân đă bị trảm quyết, và khuyên các thầy bỏ đạo, cả
ba vị cùng nói: “Chúng tôi mừng v́ thầy chúng tôi được tử đạo, chúng tôi nguyện
theo gương ngài”.
Giai đoạn này thầy Mỹ ghi lại trong một lá thơ:
“Suốt bốn tháng liền, chúng tôi bị gông cùm xiềng xích, chịu lính canh nghịch
đăi, pḥng giam ẩm thấp hôi hám, ruồi muỗi tự do hoành hành, mà trên người th́
đầy những vết thương bị tra tấn...”.
Tháng 10, bản án tỉnh Sơn Tây tâu vua Minh Mạng được chuẩn phê và gởi về.
Nhưng thay v́ giết ngay, bản án quyết định “giam hậu”, nghĩa là khoan xử chờ
quyết định mới, bề ngoài bản án có vẻ nhân đạo, nhưng thực ra bên trong rất
thâm độc: Với thời gian, nhiệt t́nh ban đầu có nguy cơ phai nhạt, v́ tử tội
luôn bị ám ảnh đến chuyện phải ngồi tù không biết đến bao giờ. Đàng khác sự
chịu đựng của con người có hạn, quá khổ đau qua ṃn mơi, quá thất vọng, con
người dễ bị lung lạc mà thay đổi ư định. Thực tế, ba thầy giảng phải chờ thêm
mười bốn tháng, vị chi tất cả là một năm rưỡi bị giam cầm. Nhưng suốt thời gian
bị giam cầm thử thách lâu dài ấy, ba thầy vẫn gắn bó với nhau trong nhẫn nại,
can đảm và giữ măi khát vọng phúc tử đạo, mỗi sáng cũng như mỗi tối, các thầy
lớn tiếng đọc kinh Mân Côi chung, cầu nguyện chung, đồ ăn thức uống, thuốc men
nhận được, ba vị chia sẻ cho lính canh. Những ai đến thăm thường được khuyên
nhủ:
“Anh em hăy sống ḥa thuận với mọi người trong gia đ́nh, làng nước, hăy là giáo
hữu nhiệt thành, v́ đời sống trần gian chẳng là bao. Chúng tôi đă vâng theo ư
Chúa định đoạt, hy vọng mai này chúng ta sẽ đoàn tụ trên trời”.
Cha Triệu giả làm thường dân mang Ḿnh Thánh Chúa cho các thầy được bốn lần.
Đối với các thầy, đó quả là hồng phúc lớn lao. Ta thử đọc tâm sự của thầy
Đường gửi cho cha Marette trong thơ:
“Hôm nay là ngày trọng đại, chúng con được rước Ḿnh Thánh Chúa. Xin tạ ơn Chúa
đă viếng thăm và làm vơi nhẹ những xiềng xích của chúng con... Cửa thiên đàng
đă gần kề, nghĩ đến hạnh phục đang chờ đợi, chúng con chẳng c̣n ước ao sự ǵ
khác nữa”.
Cùng Chiến Thắng Vinh Quang
Năm 1838, triều đ́nh duyệt lại bản án và chỉ thị cho quan tỉnh Sơn Tây thi
hành. Ngày 18.12 ba chứng nhân anh dũng bị điệu ra pháp trường
ở G̣ Vôi, làng
Mông Phụ, tỉnh Sơn Tây. Mỗi người mang trên ngực tấm thẻ ghi tên họ, nguyên
quán và tội theo đạo Gia-tô, đă thú nhận, truyền xử giảo. Trên đường đến nơi
hành quyết, như đă hẹn trước, ba thầy cùng làm dấu khi thấy cha Triệu đứng giữa
dân chúng ban phép lành tha tội. Một người lính cho các ngài uống rượu, ba vị
cảm ơn chỉ xin uống nước trà và nói: “Thầy giảng chúng tôi kiêng rượu như
kiêng sắc dục và kiêng phản bội”. Đến nơi xử, ba thầy nằm dài trên chiếu, quân
lính quây thành một ṿng tṛn lớn, để ngăn cản dân chúng. Từng vị một bị trói
chân vào cột và trói chéo hai tay ra sau lưng. Giây thừng tṛng sẵn vào cổ. Giữa
tiếng chiêng trống vang rền, theo lệnh quan, lư h́nh mỗi bên nắm chặt đầu giây
xiết thật căng, cho tới khi tất cả tắt thở. Máu ứa ra ngoài miệng. Sau đó họ
lấy lửa đốt thử gan bàn chân để xác nhận các tử đạo đă chết thật rồi.
Cha Marette và giáo dân đưa thi hài ba thầy về họ Kẻ Mang gần đấy tẩm liệm.
Ngài dâng lễ cầu hồn tạ ơn Chúa đă cho các bậc tôi trung thắng trận khải hoàn.
Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn ba thầy Phaolô Nguyễn văn Mỹ, Phêrô Trương văn
Đường và Phêrô Vũ Truật lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900.
NB: Chân Phước Đường trong bản án ghi là Nguyễn văn Đường nhưng con cháu sau
này xác định là họ Trương. Có lẽ thầy khai khác đi, để khỏi liên lụy đến họ
hàng (Phạm đ́nh Khiêm, ĐMHCG tháng 3 năm 1970, tr. 10 và 11).