Ngày 2 tháng 4
Thánh Đaminh VŨ Đ̀NH TƯỚC
Linh mục ḍng Đaminh
(1775 - 1839)


Kết Thúc Một Thánh Lễ

Kể từ lúc bị bắt cho đến lúc chịu chết v́ danh Đức Kitô, cuộc tử đạo của Thánh Đaminh Tước chỉ vỏn vẹn trong vài tiếng đồng hồ. Thế nhưng đây lại là cuộc tử đạo có một không hai, viết nên một trang sử độc đáo của Giáo Hội Việt Nam. Vị linh mục đạo đức đă sống những khoảnh khắc cuối cùng của đời ḿnh như một Thánh lễ. Bị đánh trọng thương, nằm giữa các tín hữu thân mến và hấp hối trên vũng máu đào của chính ḿnh, thánh nhân vẫn tiếp tục khích lệ anh em, vẫn dâng lời chúc tụng tạ ơn thiết tha và dâng chính mạng sống cho Đức Giêsu, Đấng ngài không ngừng gọi tên trong giây phút sau hết.

Dĩ Đào Vi Thượng

Đaminh Vũ Đ́nh Tước sinh năm 1775 tại làng Trung Lao, tỉnh Nam Định. Ngay từ bé cậu đă tỏ ra là người đạo đức vững chắc. Khi được làm linh mục, cha Tước tận tụy không biết mỏi mệt trong việc thánh hóa các tín hữu. Ngày 17.4.1811, cha Tước xin nhập ḍng Thánh Đaminh và tuyên khấn ngày 18 tháng 4 năm sau. Đức cha Delgado Y bổ nhiệm cha coi sóc các tín hữu ở Xương Điền, một làng Công giáo đông đảo của địa phận Đông Đàng Ngoài.

Từ năm 1838, khi cuộc bách hại của vua Minh Mạng trở nên mănh liệt tại địa phận Đông, cha phải ẩn nấp trong nhà các tín hữu. Ông Đaminh Đoài kể rằng: “Cha Đaminh Tước trú ẩn ở nhà tôi hai tháng. Trong thời gian này tôi được chứng kiến đời sống đạo đức sâu xa của cha. Ngài thức trắng đêm để cầu nguyện, và dâng thánh lễ ngay từ tảng sáng. Khi đó tôi ra ngoài vườn canh chừng giúp cha. Một hôm tôi hỏi ngài: “Nếu người ta đến bắt cha, cha sẽ xử trí thế nào?”. Ngài liền đáp: “Chạy trốn nếu có thể, c̣n không thể trốn nữa th́ xin vâng theo ư Chúa”. Điều Ngài thường lo lắng, là làm thế nào tránh không gây phiền hà hay thiệt hại cho chúng tôi, những người cho ngài trú ẩn...”.

Mưu Sự Tại Nhân

Gần nơi cha Tước trú ẩn có một viên quan Bát phẩm tên là Phan, phụ trách huyện Cẩm Hà. Trước đây ông đă từng góp phần bắt Đức cha Henares Minh và thầy Chiểu, được vua tưởng thưởng trọng hậu, nên rất sốt sắng trong việc t́m bắt các linh mục khác. Ngày 2.4.1839 có tin mật báo, viên quan này liền dẫn khoảng bốn mươi người đến bao vây bắt cha Tước tại nhà ông Nhiêu Tĩnh, nơi ngài trọ. Cha Tước đang dâng lễ, nghe thấy tiếng động liền vội vàng cởi áo lễ, dự định chạy qua vườn tới nhà một người khác. Nhưng đám người kia đă nh́n thấy và chặn cha lại. Noi gương Thầy Chí Thánh xưa trong vườn Cây Dầu, cha hỏi: “Các ông đi t́m ai?”. Và khi họ nói t́m bắt linh mục, cha liền xác định: “Chính tôi đây”. Quả đúng như cha dự đoán trước, nếu không trốn kịp th́ xin cho ư Chúa được thể hiện. Thế là họ trói cha lại và áp giải về Cẩm Hà, huyện Giao Thủy, Nam Định.

Các tín hữu ở Xương Điền mới đầu tưởng là quân của triều đ́nh nên tỏ ra ngần ngừ. Đến khi biết nhóm người này của Bát Phan, liền xin bỏ tiền ra chuộc. Nhưng phe đối phương không chịu, họ muốn nhận tiền thưởng lẫn danh vọng do nhà vua trao tặng. Thế là khi đoàn người vừa di chuyển, các tín hữu liền hô hào nhau cầm gậy gộc rượt theo để giải cứu cho người cha thiêng liêng yêu quư, nhiều phụ nữ cũng tham gia vào cuộc giải cứu này.

Thành Sự Tại Thiên

Về phần nhóm người bắt giữ, v́ phải lôi theo một “tù nhân” bị trói, thấy khó ḷng đạt mục đích, liền chọn giải pháp cuối cùng, thanh toán luôn “đối tượng” trong tầm tay. Theo lệnh của viên chỉ huy, một người tên Ngọc liền bổ trên đầu vị linh mục một nhát búa, khiến ngài ngă gục trong vũng máu. Sau đó họ tản ra chạy thục mạng để thoát thân. Các tín hữu lúc đó vừa rượt tới, một số ở lại săn sóc cha Tước, c̣n tất cả nổi nóng đuổi theo đám sát nhân và bắt được ít người, trong đó có cả viên chỉ huy, rồi đem cho quan xét xử.

Phần cha Tước, ngài tỏ ra rất b́nh tĩnh trong giây phút hấp hối. Ngước nh́n các bổn đạo đang nức nở vây quanh, cha lựa lời trấn an họ, khích lệ tất cả kiên trung làm chứng cho đức tin. Một tín hữu xé áo định băng vết thương đẫm máu trên đầu cha, nhưng ngài ra dấu cản lại và kêu mời hiệp ư cầu nguyện. Sau đó cha sốt sắng tạ ơn Chúa về những ơn lành đă nhận được trong suốt cuộc đời, nhất là ơn được đổ máu v́ đức tin. V́ vết thương quá trầm trọng máu ra nhiều, sức lực vị linh mục cạn dần, lời cha nói mỗi lúc càng nhỏ bớt, và cuối cùng mọi người chỉ nghe được những tiếng thều thào kêu tên cực trọng Đức Giêsu. Thánh lễ dở dang buổi sáng giờ đây kết thúc bằng hy lễ mạng sống của chính vị chủ tế. Các tín hữu coi ngài như vị tử đạo, nên thấm máu ngài làm thánh tích.

Thi hài cha Tước được đưa về an táng tại nhà thờ Xương Điền. Giáo Hội đă xác nhận chứng tá tử đạo của cha Đaminh Vũ Đ́nh Tước, linh mục ḍng Thuyết giáo.

Đức Lêo XIII suy tôn ngài lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900.