Ngày 21 Tháng 9
Thánh Phanxicô JACCARD PHAN (NINH)
Linh mục Thừa sai Paris
(1799 - 1838)


Một Cuộc Sống Bi Hùng

Nếu so sánh những cuộc tử đạo như những vở bi hùng kịch, th́ cuộc tử đạo của Thánh Phanxicô Jaccard Phan là một trong những bi hùng kịch hùng tráng nhất: Mười năm tù khi rộng khi ngặt, với hai mươi tháng lưu đầy gian khổ và ba bản án tử h́nh. Giữa những khổ ải đó, nổi bật lên chân dung một người hùng quả cảm. Ngài đă chiến thắng được đói khát và sốt rét, đă trung thành tuyệt đối với chân lư của Tin mừng là tha thứ và phục vụ kẻ làm hại ḿnh. Gan ĺ trước nghịch cảnh, từ chối mọi tiện nghi, như nhận xét của Đức cha Cuénot Thể: “Con người không c̣n ǵ để mất đó, đă luôn tiến về phía trước để chinh phục tha nhân”.

Chí Khí Chàng Nông Dân

Chào đời ngày 6.9.1799 tại Onion thuộc miền Savoie nước Pháp, trong một gia đ́nh nông dân nghèo, nhưng đạo đức, cậu Phanxicô Jaccard thuở nhỏ ham chơi hơn là học, c̣n ǵ lư thú bằng chạy nhảy giữa cánh đồng xanh tươi bát ngát. Khi được cha mẹ gởi vào chủng viện Mélan, cậu Jaccard luôn là học sinh “đội sổ”, nên đâm ra chán nản và trốn về gia đ́nh. Nhưng sau nhờ bạn bè và thân nhân khích lệ, đàng khác v́ ước muốn làm linh mục, cậu xin trở lại chủng viện, cậu hứa với mọi người sẽ cố gắng tới cùng.

Quả thực Jaccard đă giữ lời hứa. Với sự chuyên cần và nỗ lực, anh hoàn thành chương tŕnh chủng viện Mélan, rồi được lên đại chủng viện địa phận Chambéry năm 1819. Hai măm sau thầy Jaccard xin gia nhập hội Thừa sai Paris, và thụ phong linh mục ngày 15.3.1823. Liền đó, cha Jaccard được đề cử vào chức vụ giám đốc đại chủng viện. Nhưng cha thẳng thắn tŕnh bày với các bề trên: “Con t́nh nguyện vào đây để truyền giáo phương xa, chớ không phải ở thành phố Paris này”.

Thế là ngày 10.7.1823, cha Jaccard xuống tàu tại cảng Bordeaux giă từ quê hương yêu dấu. Ngày 25.11.1824 tàu của cha cập bến Macao, nhưng măi tháng 2.1826, vị thừa sai mới đến được địa phận Đàng Trong. Sau một thời gian học tiếng Việt ở chủng viện An Ninh, cha lấy tên là Phan, hoạt động tại Nhu Lư, Phủ Cam, rồi làm giám đốc chủng viện An Ninh (Quảng Trị).

Tinh Thần Phục Vụ Hết Ḿnh

Tháng 6.1827, vua Minh Mạng tập trung về Huế ba vị thừa sai: Tabert Từ, Gagelin Kính và Odorico Phương viện cớ cần người thông ngôn và dịch sách. Ba tháng đầu, ba cha được đối xử tử tế, có thể làm việc mục vụ cho giáo hữu Huế, nhưng các ngài như bị giam lỏng tại Cung Quán, lúc nào cũng có lính gác, đi đâu th́ có ba lính đi kèm. Đến cuối năm, nhờ có Tả quân Lê văn Duyệt can thiệp với vua, ba vị thừa sai mới được thả về. C̣n riêng cha Phan, tháng 7.1828, quân lính mang trát son, cáng điều đến triệu cha về kinh đô. Ngài ở Cung Quán dịch các tài liệu tiếng Pháp ra tiếng Việt. Thầy ở Cung Quán như bị “bó tay buộc chân” không làm việc tông đồ được, cha Phan liền xin vua đến ở họ Dương Sơn cách kinh thành mười lăm cây số, để vừa giúp các tín hữu vừa dịch các sách cho hoàng cung. Giai đoạn này cha đă dịch các sách về Napoléon, về việc chinh phục của Anh ở Ấn Độ, về lịch sử Âu Mỹ, và dạy tiếng Pháp cho nhiều người vua gởi tới. Vua muốn ban chức lộc triều đ́nh, nhưng cha từ chối không nhận.

Được tin vua Minh Mạng sắp làm mừng lễ Tứ tuần, cha xin phép đứng ra tổ chức tám ngày liên tiếp, cầu nguyện cho Hoàng đế bằng những nghi thức long trọng. Ngoài các tín hữu, số lương dân đến tham dự đông đảo như ngày hội: Nhiều người nhờ dịp này thêm quư mến đạo, trong đó có một số quan đại thần và bà chị cả của Đức vua.

Người “Lính” của Vua Minh Mạng

Tháng 9.1831, làng Dương Sơn do cha Phan phụ trách bị dân làng Cỗ Lăo gây chuyện và tố cáo về tội chiếm đất. Đến sau v́ không có bằng cớ, họ đổi qua tố cáo về tội theo đạo. Lập tức bảy mươi ba người bị giam tù, mỗi người lănh một trăm roi đ̣n, viên phó lư bị lưu đầy, lư trưởng và cha Phan bị án tử h́nh. Riêng với cha Phan, vua Minh Mạng tỏ vẻ nhân từ hơn, đổi qua án sung quân, bắt nhập ngũ trong quân đội hoàng gia, và được điệu về giam lỏng ở Cung Quán để tiếp tục dịch sách vở, thơ từ...

Giai đoạn này cha Phan nhiều lần tiếp xúc với vua Minh Mạng. Chính Đức vua nhờ cắt nghĩa các tranh ảnh Cựu ước và Tân ước... Vị tông đồ của Chúa liền tranh thủ giải thích cho vua hiểu về giáo lư trong đạo, về Thiên Chúa sáng tạo, linh hồn bất tử và thưởng phạt đời sau. Một lần cha Phan đánh bạo gởi cho vua cuốn giáo lư dành cho người xin học đạo. Đối lại nhà vua sai quan thượng thư bộ lễ đến bắt cha phải đốt hết các sách tôn giáo đó, nhưng cha cương quyết từ chối. Quan nói: “Tôi tha cho ông, nhưng khi ra trước hội đồng các quan, ông phải nói đă gởi sách và đồ lễ về Tây rồi, và hứa không giảng đạo nữa”. Cha đáp: “Thưa quan, quan biết là đạo cấm nói dối, c̣n việc ngưng giảng đạo, tôi không thể vâng được”. Viên quan tiếp: “Vậy ông sẽ bị án xử tử”. Cha trả lời: “Tôi đă bị lên án một lần, có lên án lần nữa cũng chẳng sao”. Vua Minh Mạng biết chuyện nhưng lờ đi v́ thấy chưa đến lúc, chỉ ra lệnh cho người canh gác cha nghiêm ngặt hơn trước.

Người Tù Lưu Đầy Bất Khuất

Tháng 1.1833, sau sắc lệnh cấm đạo toàn quốc, cha Phan có thêm người bạn đồng hành, cha Odorico Phương ḍng Phanxicô mới bị bắt ở Cái Nhum. Mỗi đêm hai cha âm thầm dâng lễ với nhau ở Cung Quán, đồ lễ dấu ở sàn nhà. Từ đây, hai vị sống bên nhau trong một năm rưỡi, cùng chia sẻ ngọt bùi đắng cay, cùng đón nhận người bạn tù đặc biệt, cha Gagelin Kính và hiệp thông với hy lễ tử đạo của ngài. Nhiều tuần lễ liền, mỗi buổi sáng khi thức dậy, hai vị lại giúp nhau chuẩn bị dọn ḿnh lănh phúc tử đạo, nhưng giờ Chúa chưa đến.

Thời gian này miền Nam có cuộc nổi loạn của Lê văn Khôi. Vua Minh Mạng nghe đồn các tín hữu tham gia rất đông, nên lo sợ và thảo một lá thư dụ hàng, đưa cho thừa sai kư. Hai cha thức suốt một đêm để viết một lá thơ khác kêu gọi các anh em tín hữu. Theo lá thơ, việc chống lại triều đ́nh chỉ có hại cho đạo, và Tin mừng không bao giờ chấp nhận việc huynh đệ tương tàn. Thế nhưng số tín hữu theo Lê văn Khôi thực tế không đông, nên lá thơ này không mang lại hiệu quả bao nhiêu.

“Giận cá chém thớt”, vua Minh Mạng nổi cơn thịnh nộ, truyền xử tử hai vị giáo sĩ. May có sự can thiệp của Hoàng thái hậu Thuận Thiên, thân mẫu Đức vua. Bà không muốn con làm điều thất nhân ác đức, và nhắc con coi chừng nước Pháp trả thù. Thế là bản án được đổi thành lưu đày chung thân tại Lao Bảo (ở biên giới Lào), nơi rừng sâu nước độc. Sau mười ngày trèo non lội suối, ngày 12.12.1833, hai cha đến đất lưu đày. Phải sống trong trại tù có rào chắn và chông nhọn xung quanh. Niềm an ủi lớn lao của hai cha là vẫn được nhiều tín hữu viếng thăm tiếp tế lương thực.

Nhưng chưa được một tháng, vua thay viên cai ngục khó tính hơn, và nhắn lời dụ dỗ hai vị xuất giáo. Việc dụ dỗ thất bại, viên cai ngục liền chuyển hai cha sang trại cấm cố, cho giam riêng trong một túp lều chật hẹp, bớt phần cơm và cấm tiếp tế. Thêm vào đó, ông c̣n cho tịch thu toàn bộ sách kinh, giấy viết. Cha Odorico Phương hay nói đùa: “Chúa thấy tôi làm thừa sai vụng về nên cho đổi qua nghề làm bếp. Tôi là đầu bếp, cha Jaccard rửa chén. Nhưng vấn đề không có ǵ bỏ vào nồi để nấu mà thôi”.

Ngoài nắm cơm mỗi ngày mỗi nhỏ bớt, hai cha phải đi hái hoa cỏ dại, chuối xanh về luộc với một ít muối để đủ sống qua ngày. Đời sống kham khổ, đói khát và cơn bệnh sốt rét ác tính đă cướp đi sinh mạng người bạn của cha Phan. Cha Odorico đă từ trần 25.5.1834 sau một tuần kiệt giường. C̣n lại một ḿnh cha Phan đă sống sót cách tài t́nh cho tṛn hai mươi tháng lưu đày. Cũng sốt rét, cũng kiết lỵ, nhưng ngài đă khuất phục được chúng. Không những thế, cha tiếp tục làm việc tông đồ trong trại, học tiếng Lào để nếu có cơ hội sẽ qua đó truyền giáo. Cha cũng soạn được một cuốn ngữ vựng tiếng Chăm, nhờ sự hỗ trợ của các bạn tù người Chăm.

Vắt Chanh Bỏ Vỏ

Đến tháng 9.1835, v́ cần người, vua Minh Mạng đưa cha về giam ở Cam Lộ (Quảng Trị) để làm giáo sư. Vua gởi đến sáu thanh niên học tiếng Pháp nhưng cấm cha được nói chuyện về đạo. Vua nhờ cha hướng dẫn về địa lư và lịch sử Âu Mỹ, giải thích các phong tục, tập quán và luật lệ của họ. Đặc biệt cha giúp vua t́m hiểu về Á Châu, nhất là luật pháp nước Nhật. Dẫu bận rộn vất vả, nhưng cha rất tận tụy với vua, v́ như cha nói: “Tôi muốn chứng tỏ dùng điều thiện để thắng điều ác”.

Ba năm trời ở Cam Lộ, niềm vui lớn nhất của cha Phan là được dâng lễ trong ngục. Một tấm ván bắc qua hai cái ghế làm bàn thờ, cha dâng lễ vào giữa đêm khuya, rồi thu xếp dọn dẹp ngay sau đó. V́ được quan quân kính nể, cha có thể trốn thoát dễ dàng. Chính Đức cha Thể cũng gợi ư điều đó, nhưng cha không thực hiện, v́ cha biết quan quân sẽ truy lùng gắt gao. Việc truy lùng đó sẽ làm hại các tín hữu, và lỡ ra nhiều người sẽ bị bắt v́ ḿnh.

Đầu năm 1838, một biến cố lớn làm thay đổi hoàn cảnh cha Phan. Số là khi triệt hạ chủng viện An Ninh gần Di Loan, cha giám đốc Candalh Kim chạy thoát lên miền núi, vua liền trút cơn thịnh nộ lên cha Phan “kẻ thông đồng với tội nhân qua thư từ”. Ngày 7.3 cha bị bắt trói, hỏi cung rồi bị mang gông xiềng áp giải về Quảng Trị.

Đường Lên Núi Sọ

Tại Quảng Trị, quan cho căng nọc vị thừa sai và cho đánh từ chín giờ đến trưa, nát nhiều chiếc roi, để bắt cha phải bỏ đạo. Cha trả lời: “Đạo của tôi không do Đức vua, nên tôi không buộc phải bỏ đạo theo ư vua được”. Lần khác, cha bị tra tấn bằng kềm nung đỏ kẹp vào đùi, thịt cháy khét, đau đớn vô cùng, nhưng cha vẫn cương quyết không chối đạo.

Từ 18.7.1838, cha được giam chung với chủng sinh Tôma Thiện. Hai cha con tạ ơn Chúa, và cùng nhau nguyện cầu xin Ngài trợ giúp. Bản án từ Quảng Trị gởi vào kinh đô xin xử trảm, nhưng vua Minh Mạng đổi thành xử giảo và kư ngày 17.9. Sáng ngày 21.9.1938, quan quân dẫn hai cha con ra khỏi trại giam, đến một ngọn đồi ở làng Nhan Biều (Quảng Trị). Tới nơi xử, hai cha con từ chối bữa ăn ân huệ, và quỳ đối diện quay vào nhau cùng cầu nguyện.

Theo ư cha Phan, muốn thấy tận mắt sự trung thành của người môn sinh trẻ tuổi, nên quân lính hành xử chủng sinh Tôma Thiện trước. Sau đó, ṿng giây qua cổ vị giáo sĩ rồi kéo mạnh hai đầu, đưa linh hồn ngài về thiên quốc.

Bà mẹ của cha Phan khi hay biết, đă reo lên “Thật là tin vui, gia đ́nh ta có một vị tử đạo”. Bà nói: “Xin chúc tụng Chúa. Tôi vẫn sợ sẽ buồn khổ biết bao, nếu con tôi bị khuất phục trước gian khổ, trước cực h́nh”.

Thi hài hai vị tử đạo được chôn cất ngay tại pháp trường, đến năm 1847 được cải táng về chủng viện Thừa sai Paris.

Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn linh mục Phanxicô Jaccard Phan lên hàng Chân Phước ngày 27.5.1900.

ĐTC GPII phong hiển thánh ngày 19/6/1988

Hiếu Trung, OP

 

Ngày 21 Tháng 9
Thánh Tôma TRẦN VĂN THIỆN
Chủng sinh
(1820 - 1838)


Tuổi Trẻ Hào Hùng

Trong một phiên ṭa năm 1838, viên quan án xúc động trước người tù trẻ tuổi với dáng dấp thư sinh nho nhă, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, hứa hẹn một tương lai sáng lạn, ông nói với anh thật dịu dàng.

“Nếu con bỏ đạo, ta sẽ gả con gái cho, và sẽ lo liệu cho con làm quan”.

Chàng thanh niên trẻ tuổi ấy, anh Tôma Trần văn Thiện đă thẳng thắn trả lời:

“Tôi chỉ mong chức quyền trên trời, chứ không màng chi danh vọng trần thế”.

Tuy mới mười tám xuân xanh, lứa tuổi yêu đời ham sống, chưa nếm mùi khổ đau cuộc đời, cũng chưa được học tập thâm sâu về giáo lư, anh Tôma Thiện mới vừa tới ngưỡng cửa chủng viện, đă ứng phó khéo léo trước bạo lực, đâu thua kém ǵ bất cứ chiến sĩ đức tin nào khác trên hoàn cầu. Quả thực, anh đă thấu hiểu lời Đức Kitô: “Được lời lăi cả thế gian mà mất linh hồn th́ có ích ǵ” (Mt 16:20).

Con Muốn “ở Chú” Với Cha Không

“Chú Thiện” như người đương thời quen gọi các chủng sinh, sinh năm 1820 trong một gia đ́nh đạo hạnh làng Trung Quan, tỉnh Quảng B́nh.

Nữ tu Madalena Yến, một nhân chứng sống cùng thời thuật lại rằng: “Chú Thiện có một người d́, gọi là d́ Nghị, làm bà nhất nhà phước Trung Quân. Chú thường lui tới thăm d́ và tỏ ra rất ngoan ngoăn, nhu ḿ, lễ phép. Khi linh mục đến dâng lễ ở họ nhà, chú quỳ dự lễ cách nghiêm trang. Lên tám, chín tuổi, chú bắt đầu học chữ Nho, tỏ ra thông minh bền chí và tiến bộ rất nhanh.

Có lần chú theo d́ Nghị đi lễ ở họ Mỹ Lương sau lễ vào chào các linh mục. Các cha thấy cậu bé khôi ngô, hiền lành đều hỏi: “Con có muốn ở chú (đi tu) với cha không?” Cậu Tôma Thiện không thưa ǵ. Nhưng chỉ ít lâu sau, người ta thấy chú thường xuyên ở nhà cha Chỉnh, họ Kẻ Sen. Vị linh mục này đă dạy tiếng Latinh cho chú nhiều năm...

Hăy Nh́n Xem Máu Tôi Chảy Ra Ḱa

Nhờ tính t́nh tốt lành và tính thông minh, năm 18 tuổi (1838), chú Thiện được cha giám đốc Gandalh Kim gọi về chủng viện Di Loan, Quảng Trị. Nhận được tin, chú Thiện cùng với người chị tên Sao hăng hái lên đường. Dọc đường hai chị em gặp nữ tu Yến từ Di Loan về cho biết cha bề trên Candalh đă phải trốn và quân lính đang lùng bắt, rồi khuyên hai chị em đừng đi nữa, nhưng chú Thiện tỏ ra cương quyết: “Dầu không gặp cha bề trên, con cũng phải đến tận nơi để biết rơ sự thế. Cha đă gọi, không lẽ chưa đến nơi đă bỏ về”.

Tới chủng viện, hai chị em tŕnh diện với cha Tự. Ngài nói: “Chúng tôi lo trốn chưa xong mà chị c̣n dẫn em đến, chỉ làm khó khăn thêm cho chúng tôi thôi”. Chị Sao đáp: “Thưa cha, em con nhờ con dẫn đi, v́ có giấy cha bề trên gọi. Chúng con không biết cuộc bắt đạo lại xẩy ra bất ngờ như thế”.

Hai ngày sau, quân lính bao vây làng Di Loan, lục soát từng nhà. Không t́m thấy cha Kim, v́ Ngài trốn lên rừng, họ bắt một số giáo dân, trong đó có chú Thiện giải về Quảng Trị.

Quan tỉnh Quảng Trị nghe nói chú Thiện là chủng sinh của cha Kim, nên truyền tra hỏi cặn kẽ để biết cha bề trên trốn ở đâu. Quan khuyên chú chối đạo, nếu không sẽ bị chết. Chú Thiện thành thật trả lời: “Tôi quê ở Trung Quán, Quảng B́nh, đến t́m thầy học đạo. Đạo dạy tôi thờ Thiên Chúa là đạo thật, tôi sẵn sàng chịu chết chứ không bỏ đạo”.

Quan tỏ ra khoan nhượng khuyến dụ chú Thiện nhiều lần: nào là tuổi c̣n nhỏ, tương lai c̣n nhiều triển vọng, nào là sẽ thăng quan tiến chức, nếu bỏ đạo. Hơn thế nữa, quan c̣n muốn nhận chú làm con rể ḿnh, và sẽ đứng ra lo liệu cưới xin. Nhưng chú Thiện đă từ chối: “Tôi chỉ mong chức quyền trên trời, chứ không màng đến quyền chức trần thế”.

Lời khẳng khái ấy không phải ai cũng thốt ra được. Trong số những người bị bắt, nhiều người tỏ vẻ luyến tiếc cho chú đă bỏ lỡ “cơ hội ngàn vàng”. Chàng trai có vóc dáng thư sinh nhưng chí khí thật kiêng cường, khiến quan phải ngạc nhiên. Từ ngạc nhiên đến tức giận, v́ dám xúc phạm đến sự “bao dung” và ḷng “ưu ái” của ḿnh, thế là ông truyền đánh đ̣n chàng. Bốn mươi roi đ̣n quất trên thân thể gầy yếu, máu chảy thấm qua y phục, nhưng vị chứng nhân không lay chuyển, vẫn gan dạ mỉm cười nói:

“Hăy nh́n xem máu tôi chảy ra ḱa”.

Thấy chú can đảm hơn người, quan truyền đóng gông xiềng, giam chú Thiện vào ngục.

Trong ngục thất, Tôma Thiện không có bà con thân thích nào đến thăm nom tiếp tế. Các giáo hữu Di Loan cùng bị bắt, lúc đầu c̣n chia sẻ cho chú đôi chút lương thực, nhưng sau họ không cho ǵ nữa. Họ đă nghe quan dụ dỗ để mong trở về với gia đ́nh. Tuy thế quan vẫn chưa tha họ ngay. V́ muốn chú Thiện cũng phải khuất phục, quan dùng những kẻ nhẹ dạ này gây áp lực, nhưng Tôma Thiện trước sau vẫn một mực trung thành với đức tin.

Chú Thiện tiếp tục bị thẩm vấn và bị đánh đ̣n hai lần nữa, nhưng chú vẫn vui vẻ lănh nhận. Mỗi làn roi quất xuống, chú lại cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin thêm sức cho con chịu đau khổ v́ Chúa”. Ngoài ra chú c̣n bị phơi nắng và bị kềm kẹp, nhưng vị anh hùng trẻ tuổi vẫn không sờn ḷng, chứng tỏ một nghị lực phi thường và một đức tin hiếm có.

Đồng Khổ Đồng Vinh

Sau khi bất lực trước ư chí sắt đá của Tôma Thiện, quan truyền giam chú chung với cha Jaccard Phan. Hai cha con gặp nhau vui mừng hết sức. Chú Thiện được cha an ủi, khích lệ và ban bí tích ḥa giải. Riêng cha Phan th́ sung sướng hănh điện có một người con tinh thần dũng cảm trong đức tin. Hai cha con cùng nhau cầu nguyện, nâng đỡ trợ giúp lẫn nhau và quyết chí trung thành với đạo đến cùng

Trước tinh thần bất khuất của hai chứng nhân Chúa Kitô, quan quyết định lên án xử trảm cả hai. Bản án chú Thiện như sau:

“Tên Thiện bị mê hoặc theo đạo Gia-tô, dầu bị tra tấn cũng không bỏ đạo, nên nó phải chết giống như đạo trưởng của nó”.

Bản án gởi về kinh đô. Gần một tháng sau vua Minh Mạng nới châu phê và đổi thành xử giảo. Có lúc nóng ḷng chờ đợi, chú Thiện thưa với cha Phan “Thưa cha, người ta cứ để cha con ta sống lâu măi, sao không sớm cho cha con ta được tử đạo, để được kết hiệp cùng Chúa muôn đời”. Chú cũng viết thư về gia đ́nh vĩnh biệt cha mẹ, họ hàng, và khuyên mọi người trung thành giữ vững đức tin.

Sáng ngày 21.9.1838, hai cha con chứng nhân Chúa Kitô cùng được dẫn ra pháp trường ở làng Nhan Biểu, gần Quảng Trị. Khi đi qua một quán ăn, viện đội chỉ huy cho hai vị dừng chân, ăn uống theo thói quen dành cho tử tội. Cha Phan không dùng ǵ cả, chú Thiện thưa với Cha: “Con cũng không ăn, để về dự tiệc thiên đường vĩnh phúc, phải không cha?”. Tới nơi xử, chú Tôma Thiện quỳ xuống trước mặt cha Phan, lính tháo gông, tṛng giây vào cổ. Lệnh xử ban hành, họ kéo hai đầu giây thật mạnh, đầu vị tử đạo mười tám xuân xanh gục xuống. Sau đó đến lượt cha Phan cũng vị xử như vậy.

Khác với các cuộc tử đạo trước, cuộc hành quyết này không có giáo hữu đi theo để xin an táng. Những người ngoại giáo đă chôn cất hai vị ngay ở pháp trường. Năm 1847 thi hài hai vị tử đạo được cải táng và tôn vinh tại chủng viện hội Thừa sai Paris.

Ngày 27.5.1900 Đức Giáo Hoàng Lêo XIII đă suy tôn chủng sinh Tôma Trần văn Thiện lên bậc Chân Phước.

ĐTC GPII phong hiển thánh ngày 19/6/1988

Hiếu Trung, OP