Ngày 24 Tháng 11
Thánh Phêrô BORIE CAO
Giám mục Thừa sai Paris
(1808 - 1838)
Người Thợ Xay Lúa
Giám mục Borie Cao chưa làm giám mục đến một ngày, nhưng ngài xứng đáng với tước
hiệu đó. Căn cứ vào khả năng và nhiệt t́nh, Đức cha Havard Du đă chọn ngài làm
giám mục phó có quyền kế vị. Cha Cao nhận được giấy quyết định của Ṭa Thánh
đang khi ở trong tù, và v́ thế chưa kịp thụ phong. Tên thường gọi của ngài là
Dumoulin (tiếng Pháp là máy xay lúa) do bạn bè đặt. Thế nhưng danh xưng Dumoulin
đă đi vào lịch sử với hai tước hiệu vinh quang: Giám mục và tử đạo. Quả thật đối
với Chúa, giá trị con người là nhân đức và thiện chí, dù thuộc giai cấp nào, mọi
người đều được kêu gọi nên thánh.
Khi Thiên Chúa Can Thiệp
Phêrô Borie Cao sinh ngày 20.2.1808, tại Beynat miền Corrèze, thân phụ tên là
Guillaume Berie, thân mẫu là Rose Borie. Thế nhưng v́ song thân làm nghề xay
lúa, bạn bè hàng xóm quen gọi cậu là Dumoulin. Sinh trưởng trong một gia đ́nh
tầm thường như vậy, nên thuở bé Dumoulin có tính cẩu thả. Cha mẹ ép cậu vào
chủng viện, cậu nghe theo nhưng chẳng hứng thú ǵ, và vi phạm kỷ luật liên tục.
Cha giám đốc phải sử dụng nhiều h́nh thức xử phạt, cũng chẳng làm cậu khá hơn
được. Tuy vậy, Thiên Chúa đă can thiệp vào cuộc đời con người Ngài tuyển chọn.
Bất ngờ Borie bị một cơn sốt trầm trọng. Trên giường bệnh, cậu có cơ hội suy tư
về đời ḿnh. Một hôm đang khi đọc cuốn niên giám của trường Thừa sai ghi lại
cuộc đời các vị truyền giáo, cậu thấy một tia sáng chói lóa trong tâm hồn. Thế
là như thánh Phaolô trên đường Đamas xưa, cuộc đời cậu Borie từ nay chỉ lấy Đức
Giêsu làm lẽ sống, từ đó cậu siêng năng đến gặp Chúa trong Thánh Thể. Và trong
những giờ gặp gỡ ấy, cậu nghe như Ngài kêu gọi cậu lănh nhận một sứ mạng cao quư
hơn: Sứ mạng truyền giáo.
Trong những giây phút nguyện cầu linh thiêng ấy, Borie như thấy Chúa nói với
ḿnh về vùng Viễn Đông xa xăm, về những người ở đây c̣n chưa biết Chúa, về những
Thừa sai đă đến đó rao giảng Tin mừng và hỏi cậu có yêu Ngài đủ để ra đi như thế
không. Câu trả lời của Borie đă được chính cậu ghi lại trong một buổi tận hiến
cho Đức Maria:
“Lạy Mẹ của con, xin hăy tin nơi con, khi con trưởng thành, con sẽ hiến toàn
thân cho việc cảm hóa những người chưa tin. Xin Mẹ giúp con đi theo con đường và
tinh thần của ơn kêu gọi đó. Xin cho con được đau khổ v́ danh Đức Kitô, được đón
nhận ngành lá tử đạo và về đến bến vinh quang”.
Đức Mẹ như đă nhận lời cậu. Càng ngày Borie càng cương quyết hơn với giấc mơ
truyền giáo. Để giấc mơ có thể thành hiện thực, cậu xin chuyển qua chủng viện
hội Thừa sai Paris. Tại đây cậu kiên tŕ học tập, lănh chức phó tế năm 1829, vị
tân linh mục bắt đầu xuống tàu khởi hành đến Viễn Đông. Thế nhưng v́ băo tố phải
dừng lại ở Macao khá lâu, ngày 15.5.1832 cha Borie mới tới được Việt Nam.
Vị Tông Đồ Di Trú
Nửa năm sau, ngày 6.1.1833, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo trên toàn quốc.
Các thừa sai bị lùng bắt gắt gao, nên phải di chuyển liên tục, nay nhà này, mai
nhà khác. Ngày 24.3, cha Borie kể trong thư là “Tôi đă phải đổi chỗ ở đến mười
bảy lần". Những năm sau, mỗi cha đổi chỗ khoảng hai đến sáu lần nữa. Nét đặc
biệt của cha Borie: là ḥa ḿnh rất nhanh với phong tục địa phương. Ngay ngày
đầu tiên, cha đă có thể ăn nước mắm cách ngon lành (điều này thật khó đối với
người Âu châu), cha học tiếng Việt cách dễ dàng và phát âm khá chính xác. Nhờ
bản tính b́nh dân, vui tươi và hoạt bát, cha nhanh chóng lấy được cảm t́nh của
các tín hữu và với cả lương dân nữa.
Năm 1836, khi đọc những điều vu cáo trong chiếu chỉ của vua Minh Mạng, cha Borie
Cao định viết một lá thư điều trần, nhưng các thừa sai cản lại, v́ nói là vô ích
thôi. Năm 1838, sau khi giết thừa sai Jaccard Phan, vua Minh Mạng vẫn chưa thỏa
măn. Ông cho lệnh tiếp tục truy t́m cha Candalh Kim, giám đốc chủng viện Di
Loan. Ngày 2.7 khi quan quân bắt linh mục Khoa, th́ bắt được hai thầy giảng Đức
và Khang. Thầy Khang lúc bị tra tấn quá đau, đă khai rằng có một thừa sai Âu
châu ở Bố Chính, thủ phủ của Nghệ An. Người bị tiết lộ tung tích đó là cha Cao,
không phải là cha Candalh. Dựa vào lời thầy Khang, quân lính bủa vây khắp vùng
Bố Chính, bắt bớ nhiều tín hữu rồi đe dọa, tra tấn và dụ dỗ, để t́m cho ra chỗ
ẩn của vị linh mục.
Giai đoạn này cha Cao không thể ở nhà nào được vài giờ, luôn luôn ngài phải di
động. Các tín hữu có người muốn cho trú, nhưng lại sợ người khác khi bị đánh
đập, sẽ tố cáo họ. Cuối cùng ngày 31.7, cha Cao đành xuống một thuyền nhỏ chèo
ra khơi, chờ mong cuộc lùng bắt lắng dịu. Nhưng trời bỗng nổi cơn giông băo, dồn
nghe của cha tắp vào bờ. Cha nghĩ rằng đây là dấu Chúa muốn ḿnh ở lại, cha bỏ
ghe trở lên đất liền, và ẩn núp dưới một hố sâu có cây cối che phía trên.
Các Anh Chị Đi T́m Ai?
Một thiễu nữ mười sáu tuổi bị bắt và bị tra khảo. Dù biết chỗ cha ẩn trốn, cô
cắn răng chịu đựng, không tiết lộ điều ḿnh biết. Nhưng bố cô không dằn ḷng
được khi thấy con ḿnh bị đánh đập, đă chỉ chỗ cho lính đến nơi trốn của ngài.
Dầu đang giữa đêm, quân lính cũng kéo nhau rất đông đi bắt vị thừa sai. Cha Cao
nghe rơ tiếng chân của đám lính, biết rằng không thể thoát được nữa, cha liền
leo lên và hỏi: “Các anh đi t́m ai?”. Tất cả đám lính đều ngỡ ngàng trông thấy
một bóng đen to lớn từ đưới đất chui lên, họ cứ tưởng là ma, nên hoảng sợ không
dám hé môi. Lát sau, khi lấy lại b́nh tĩnh, biết là linh mục, họ yêu cầu cha
ngồi xuống, và cha Cao nhẹ nhàng ngồi xuống. Ngài muốn bước vào cuộc hiến tế
bằng một thái độ vâng phục hoàn toàn.
Thầy Tự thấy cha bị bắt cũng vội chạy đến xưng là đệ tử của cha. Cha chối không
biết, nhưng thầy khẩn khoản: “Xin cha cho con theo cha đến cùng”. Cha Cao nghe
thầy xin thế th́ xúc động, ngài tháo chiếc khăn quàng, xé một mảnh trao cho
người môn sinh và nói: “Cầm lấy, con hăy giữ nó làm bằng chứng cho lời con đă
hứa”. Thầy Tự đă giữ măi miếng vải đó trong những ngày tháng cùng bị giam với
cha. Sau này thầy đă viết lại cuộc tử đạo đau thương của tôn sư ḿnh, và cuối
cùng với mảnh vải như kỷ vật giao ước, thầy Tự đă theo gót người cha kính yêu:
hy sinh mạng sống v́ Đức Kitô ngày 10.7.1840.
Tại Đồng Hới, cha Cao phải ra ṭa chung với cha Điểm và cha Khoa. Quan hỏi:
“Đạo trưởng Cao, vua đă cấm đạo Gia-tô. Nếu ông bước qua thập giá, ta sẽ thả ông
về ngay”.
“Thà tôi chết ngàn lần c̣n hơn”.
“Tại sao ông không về nước mà giảng, ở đây làm ǵ để phải trốn tránh hết chỗ này
đến chỗ khác?”
“Vua cấm đạo sau khi tôi đă đến nước này, từ đó vua cấm tàu Âu châu cập bến Việt
Nam, th́ làm sao tôi có thể về được”.
“Ông đă ở nhà những ai?”
“Tôi đă bị quan bắt, tôi xin chịu cực h́nh một ḿnh tôi thôi”.
Quan liền ra lệnh đánh cha ba mươi roi, lính nọc cha ra, đánh cho đủ số. Tuy rất
đau đớn, cha Cao vẫn không kêu than một lời, quan hỏi ngài có đau không, cha
đáp:
“Tôi cũng bằng xương bằng thịt như ai khác, lẽ nào không đau. Nhưng mặc kệ,
trước và sau trận đánh tôi vẫn thấy thoải mái”.
Quan đành giải cha về ngục, hôm khác, quan bắt cha chứng kiến cảnh tra tấn thầy
Tự và bảo: “Nếu ông không khai chỗ ở, tôi cứ cho lệnh đánh hoài”. Cha đành khai
vài gia đ́nh, nhưng chọn lựa những người đă chết. Quan tưởng thật vui vẻ tha cho
thầy Tự, nhưng đến khi thẩm tra lại, ông gọi cha Cao ra đối chất:
Tại sao ông cứng đầu thế?
Thưa, câu hỏi của ngài tôi không trả lời khác hơn được.
Đă vậy ngày mai ông sẽ chịu một trăm roi.
Thưa dù đánh ba trăm roi tôi cũng chịu, chỉ xin một điều là đừng hỏi tôi về dân
chúng.
Thế nếu ông phải ra mắt vua, đứng bên ḷ lửa cháy bùng, với những chiếc ḱm nung
đỏ sắp lóc thịt ông ra, liệu ông c̣n im lặng được không?
Thưa chừng đó sẽ biết, tôi không dám quá tự phụ về ḿnh.
Biết không thể làm cha đổi ư, quan liền nghị án gởi về kinh đô. Cha Cao bị giam
chung với hai cha Điểm và Khoa, ba vị linh mục hằng ngày cùng nhau đọc kinh Mân
Côi và hát vang bài Ave Maria Stella: Kính chào Mẹ Maria là sao mai rực rỡ, xin
chuyển cầu cho chúng con. Mấy ngày đầu, v́ chưa t́m ra tràng hạt, ba vị nhổ lông
quạt để đếm kinh. Ba cha phó thác đời ḿnh cho Nữ Vương các linh mục: “Như xưa
Mẹ đă dâng Con yêu quư trong đền thờ, nay xin cung hiến dâng chúng con trong
cuộc tử đạo đầy hồng phúc”.
Trong những ngày tù tội, cha Cao nhận được văn thư Ṭa Thánh gởi tới, đặt ngài
làm giám mục hiệu ṭa Acanthe và làm đại diện tông ṭa coi sóc địa phận Tây Đàng
Ngoài, thay thế Đức cha Havard Du. Thế nhưng v́ đang bị cầm tù, ngài không thể
tiến hành nghi lễ thụ phong. Chức vụ đó sau này được trao cho cha Retord Liêu.
Đường Về Thiên Quốc
Ngày 24.11.1838, quan vào ngục tuyên đọc bản án xử trảm, Đức cha Cao yên lặng
lắng nghe sắc chỉ của nhà vua, rồi nói với quan rằng:
“Thưa quan, từ bé đến nay tôi chưa lạy ai, v́ bên Âu châu chúng tôi đó là hành
vi kính trọng chỉ dành cho Đấng Tối Cao. Nhưng điều tôi vừa nghe làm tôi vui
mừng, xin được bày tỏ ḷng tri ân của tôi theo kiểu Đông phương”.
Nói xong, ngài quỳ xuống định lạy, nhưng viên quan quá xúc động, không thốt nên
lời, vội cản ngăn ngài lại.
Lúc dẫn đi xử, Đức cha Cao đi đầu, cổ mang gông, tay cầm tràng hạt, vừa đi vừa
đọc kinh. Một viên quan khác, ít thiện cảm với người Công giáo đi lại gần, hỏi
Đức cha có sợ chết không. Ngài trả lời:
“Tôi đâu phải là quân phiến loạn hay quân trộm cướp mà sợ chết. Tôi chỉ sợ một
ḿnh Thiên Chúa. Hôm nay tôi chết, mai sẽ đến phiên ông”.
Nghe thế, viên quan thét lên: “Láo quá, tát cho nó vài cái”. Nhưng không người
lính nào tuân lệnh ông. Đức cha nói với quan: “Nếu lời đó làm phiền ông, th́ xin
ông tha lỗi”.
Tại pháp trường Đồng Hới, hai cha Khoa và Điểm bị xử giảo trước. Đến lượt xử
chém Đức cha Cao, người lư h́nh rất kính phục ngài, phải uống rượu để lấy b́nh
tĩnh, không ngờ v́ quá chén, anh đă chém trật vào tai, hàm và vai Đức cha. Măi
đến nhát thứ bảy, đầu vị thừa sai mới ĺa khỏi cổ. Thân xác ngài được chôn cất
ngay tại chỗ, năm sau mới được các tín hữu cải táng về họ Hướng Phương.
Năm 1843 hài cốt Đức cha Cao được đưa về chủng viện hội Thừa sai Paris, đặt cạnh
hài cốt thừa sai Kính và Phan.
Đức Lêo XIII suy tôn Giám mục Borie Cao lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900.
ĐTCGPII phong thánh ngày
19/6/1988.
Ngày 24 Tháng 11
Thánh Phêrô VŨ ĐĂNG KHOA
Linh Mục
(1790 - 1838)
An Vui Trong Hiểm Nguy
Phêrô Vũ đăng Khoa sinh năm 1790 tại làng Thuận Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An. Cậu là con thứ ba trong bảy người con của ông Phaolô Vũ đ́nh Tân và bà
Maria Nguyễn thị Hoan. Lên tám tuổi, cậu Khoa được học chữ Hán, rồi tiếp tục học
thêm với hai linh mục Ḥa (Hoan) và Phương. Nhận thấy cậu có trí thông minh,
tính t́nh hiền lành và có ư dâng ḿnh cho Chúa, hai cha đă gởi cậu vào học tại
chủng viện Vĩnh Trị (Nam Định), dưới sự giáo huấn của cha chính Jeantet Khiêm.
Năm 1820, thầy Khoa được lănh chức linh mục.
Với nhiệt t́nh của người thanh niên ba mươi tuổi cha Vũ đăng Khoa được bổ nhiệm
làm phụ tá cho cha Nguyễn thế Điểm coi sóc hai xứ Lu Đăng và Vĩnh Phước, thuộc
hạt Bố Chính. Trong thời gian chín năm làm phụ tá, cha Khoa đă hăng say trong
nhiệm vụ, học hỏi thêm trong chức vụ chủ chăn. Nhờ có đời sống đạo đức và niềm
nở với mọi người, cha đă thu hoạch được nhiều thành quả tốt đẹp.
Năm 1829, Đức cha Havard Du bổ nhiệm cha về coi sóc giáo xứ Cồn Dừa. Về nhận xứ
mới, cha Khoa đă vận dụng hoàn cảnh thuận lợi, khiến cho công tác mục vụ ngày
càng tiến triển không ngừng. Trong những công việc bận rộn của giáo xứ, cha vẫn
giữ được nét trang nghiêm, nói năng điềm đạm, nhất là luôn quảng đại, nhân từ,
nên được mọi người kính nể và yêu mến.
Ngày 6.1.1833 vua Minh Mạng ra chiếu chỉ toàn quốc: lùng bắt các giáo sĩ nước
ngoài cũng như bản xứ, kể cả các tín hữu, triệt hạ các thánh đường và các cơ sở
tôn giáo. Nhất là sau chiếu chỉ thứ ba ban hành ngày 25.1.1836, cha Khoa phải
thay đổi chỗ ở luôn để có thể tiếp tục công tác mục vụ trong hai năm liền
(1836-1838). Mặc dù hoàn cảnh bất lợi và nhiều hiểm nguy, cha vẫn an vui v́ thấy
ḿnh đang sống như Chúa Giêsu xưa “Cáo có hang, chim có tổ, nhưng Con Người
không chỗ gối đầu”.
Trọn Đường Khổ Giá
Người môn đệ của Chúa Kitô, cha Phêrô Vũ đăng Khoa đâu ngờ ḿnh sắp được chia
con đường khổ nạn theo chân Thầy Chí Thánh. Đó là đêm 2.7.1838, cha đang trú ẩn
ở làng Lệ Sơn, hạt Bố Chính, th́ một văn nhân tên là Tú Khiết đột nhập vào nhà
bắt trói cha cùng với hai thầy giảng Đức và Khang. Sau đó Tú Khiết tra gông vào
cổ, giải tất cả các ngài lên Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng B́nh ngày 10.7.1838.
Tại công trường Đồng Hới, quan tra vấn cha Khoa nhiều lần, khuyên dụ cha bỏ đạo
và khai báo chỗ ở của linh mục thừa sai Candalh Kim. Quan c̣n ra lệnh đánh cha
bảy mươi sáu roi để uy hiếp tinh thần, nhưng quan vẫn chẳng khai thác được điều
mong đợi. Không thành công trong việc tra khảo cha Khoa quan xoay sang hai thầy
giảng Đức và Khang. Thầy Khang khai báo sao đó, khiến quan t́m ra nơi trú ẩn của
thừa sai Cao và cha Điểm. Ít lâu sau, hai vị này cũng bị bắt ngày 31.7 và giam
chung với cha Khoa.
Quan tiếp tục thi hành nhiều mưu kế và khổ h́nh để lung lạc đức tin cha Khoa
cùng các vị khác. Là linh mục, là chủ chăn, làm sao lại có thể chối Chúa được,
cha Khoa cương quyết đi trọn đường khổ nạn. Các quan đành thua cuộc và quyết
định lên án xử giảo cha. Các quan đệ bản án vào kinh đô xin nhà vua phê chuẩn
cùng với án trảm quyết thừa sai Cao và án xử giảo cha Điểm. Từ đó ba chiến sĩ
đức tin mong đợi ngày vinh quang sắp tới, phó thác đời ḿnh qua tay Đức Mẹ. Ba
vị linh mục hằng ngày cùng nhau đọc kinh Mân Côi và hát vang bài Ave Maria
Stella: Kính chào Mẹ Maria, là sao mai rực rỡ, xin chuyển cầu cho chúng con. Mấy
ngày đầu v́ chưa t́m ra tràng hạt, ba vị nhổ lông quạt để đếm kinh. Ba cha phó
thác đời ḿnh cho Nữ Vương các linh mục “như xưa Mẹ đă dâng Con yêu quư trong
đền thờ, nay cũng xin Mẹ hiến dâng chúng con trong cuộc tử đạo đầy hồng phúc”.
Vua Minh Mạng châu phê bản án và ban lệnh thi hành. Ngày 24.11.1838, quân lính
áp giải cha Khoa, Đức cha Cao và cha Điểm đến pháp trường ngoài thành Đồng Hới.
Tấm thẻ ghi án của cha Khoa viết: “Đạo trưởng Vũ đăng Khoa, bất khẳng quá khóa,
phải xử giáo”.
Đến nơi chỉ định, cha quỳ xuống cầu nguyện. Lư h́nh tṛng giây vào cổ cha. Nghe
hiệu lệnh, lư h́nh cầm hai đầu dây xiết mạnh cho đến khi vị anh hùng đức tin
nghẹt thở và ĺm dần. Với 48 tuổi đời và mười tám năm làm linh mục, cha Phêrô
Khoa đă thi hành trọn vẹn chức vụ linh mục của ḿnh: Ḥa với của lễ vô giá là
Đức Kitô, cha hiến tế chính mạng sống ḿnh để dâng lên Thiên Chúa Cha, Đấng hằng
yêu thương nhân loại và con người.
Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn cha Phêrô Vũ đăng Khoa lên bậc Chân Phước ngày
27.5.1900.
ĐTCGPII phong thánh ngày 19/6/1988.
Ngày 24 Tháng 11
Thánh Vinh Sơn NGUYỄN THẾ ĐIỂM
Linh mục
(1761 - 1838)
Cuộc Đời Thánh Thiện
Vinh Sơn Nguyễn thế Điểm sinh năm 1761 tại An Do, gần Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị.
Lớn lên cậu theo học tại chủng viện Kẻ Vĩnh, Nam Định thuộc địa phân Tây Đàng
Ngoài, và sau được thụ phong linh mục.
Lănh nhiệm vụ chánh xứ Cồn Nam và coi sóc giáo hữu các vùng lân cận thuộc hạt Bố
Chính, cha Vinh Sơn Điểm nêu gương vị mục tử đạo đức, nhân từ, hay thương giúp
người nghèo khổ, chuyên cần giảng truyền lời Chúa, nhiệt t́nh ban phát các bí
tích cho giáo dân và loan báo Tin mừng cho muôn dân. Ngài có ḷng kính mến Đức
Maria đặc biệt, năng lần chuỗi Mân Côi. Ngài rất quan tâm, chuyên chú huấn luyện
và đào tạo các thầy giảng. Mặc dầu đă cao niên, với tinh thần hy sinh cao độ,
ngài vẫn ăn chay mỗi tuần hai ngày, thứ Tư và thứ Bảy, hẳn là có ư tôn kính Đức
Maria và Thánh Giuse.
Đi Về Đâu
Vào năm 1838, cuộc bách hại Công giáo của vua Minh Mạng trở nên ác liệt hơn.
Ngày 2.7 năm ấy, quan quân tập nă vùng Bố Chính truy lùng thừa sai Candalh Kim,
bắt được linh mục Vũ đăng Khoa, trước là phó xứ của linh mục Vinh Sơn Nguyễn thế
Điểm, cùng với hai thầy giảng Đức và Khang tại làng Lệ Sơn, rồi nộp các vị cho
quan Đồng Hới. Bị tra khảo đau đớn, thầy Khang đă tiết lộ nơi ẩn trú của cha
Borie Cao. Quân lính liền được lệnh truy nă bủa vây khắp vùng Bố Chính. Quan
chưa t́m thấy vị thừa sai, nhưng khi đến gần làng Đơn Sa, họ bắt được linh mục
Vinh Sơn Điểm và một chú học tṛ.
Nguyên do khi nghe tin cha Khoa bị bắt, cha Điểm sai chú Sang đến làng An B́ hỏi
giáo hữu có sẵn ḷng cho ngài đến trú ẩn không. Giáo hữu thấy làng ḿnh không đủ
đảm bảo an ninh, nên không dám nhận lời. Vị linh mục lăo thành c̣n đang lang
thang ngoài ruộng đồng, nhận được câu trả lời như thế, không biết đi về đâu để
t́m nơi ẩn trú. Ngài tiếp tục đi một quăng nũa, th́ bị bắt giải về Đồng Hới.
Trong tù linh mục Vinh Sơn Điểm gặp lại cha
Khoa, và mấy tuần sau gặp cha Cao, thầy giảng Nguyễn khắc Tự, rồi ông trùm
Nguyễn hữu Quỳnh. Cả năm chứng nhân Chúa Kitô sau này đều được phúc tử đạo.
Thà Chết Trăm Lần
Trong lần tra vấn đầu tiên, v́ mệt mỏi và sợ hăi, cha Vinh Sơn Điểm lỡ lời khai
ra mấy nhà giáo hữu, nhưng ngài rất mạnh dạn tuyên xưng đức tin, nhất quyết
không bước qua ảnh chuộc tội. Đến khi gặp cha Cao vào tù cho biết những lời khai
ấy đă làm tổn hại một số giáo hữu, cha Điểm t́m cách sửa lỗi, thưa lại với quan:
“Tôi già nua lẩm cẩm, trong lúc sợ hăi quá, đă khai dông dài, có khi gây oan ức
cho một số người. Xin quan bỏ qua lời khai của tôi, đừng bận tâm với những người
ấy kẻo lầm”.
Những cuộc tra khảo sau này chung với cha Cao và cha Khoa, ngài thường thinh
lặng. Tuy nhiên, khi cần thiết, ngài cũng lên tiếng minh chứng niềm tin của
ḿnh. Một lần quan hỏi ngài: “Này đạo trưởng Điểm, hoàng thượng đă ra lệnh cấm
đạo rất ngặt, dầu vậy nếu ông chịu quá khóa, ta sẽ tha ông ngay tức khắc”. Cha
đáp: “Tôi thà chết trăm lần, chẳng thà quá khóa”. V́ đă 77 tuổi, cha Điểm không
bị đánh đập, luật pháp đương thời cấm tra tấn tù nhân tuổi tác.
Trong thời gian bị giam giữ, cha Vinh Sơn Điểm đă luôn nêu gương đạo đức trung
kiên cho các tín hữu cùng bị bắt và đối xử bác ái quảng đại với các bạn tù ngoại
giáo. Ngài chia sẽ lương thực và khuyên họ sống ngay chính lương thiện. Tại đây
cha Điểm cũng được vinh dự chia sẻ niềm vui của cha Cao qua văn thư Ṭa Thánh
đặt vị này làm giám mục địa phận Tây Đàng Ngoài. Được Đức cha Cao khuyên bảo và
ban các bí tích cần thiết, cha Vinh Sơn Điểm như được thêm ơn Chúa Thánh Thần,
càng ngày cha càng tỏ ra can đảm vững tin hơn, đêm ngày cha cầu nguyện và mong
ước được hiến mạng sống để làm chứng cho đạo thánh Chúa Kitô.
Ngày 24.11.1838, bản án được vua Minh Mạng chuẩn phê về tới Đồng Hới. Ước nguyện
của vị mục tử lăo thành được thỏa măn, ngài bị kết án xử giảo. Ba vị tông đồ mục
tử: Đức cha Cao, cha Khoa và cha Vinh Sơn Điểm được dẫn ra pháp trường. Người
lính đi đầu cầm tấm thẻ ghi chữ Hán cho mọi người biết đây là đạo trưởng tả đạo
cố chấp bất tuân lệnh vua nên phải chết.
Đến nơi xử, cha Vinh Sơn Điểm quỳ xuống cầu nguyện một lát. Quân lính thi hành
nhiệm vụ, trói chân tay cha vào cột, quấn giây thừng vào cổ, và theo hiệu lệnh,
họ kéo mạnh hai đầu giây cho đến khi vị chứng nhân Chúa Kitô tắt thở. Cha Phêrô
Nguyễn đăng Khoa cũng bị xử như vậy. Riêng Đức cha Cao bị trảm quyết cùng ngày
ngay tại đây. Người ta chôn cất ba vị tử đạo ngay tại pháp trường Đồng Hới. Về
sau linh mục Tự cải táng hài cốt về nhà thờ họ Hướng Phương.
Linh mục lăo thành Vinh Sơn Nguyễn thế Điểm được Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn
Chân Phước ngày 27.5.1900.
ĐTCGPII phong thánh ngày 19/6/1988.
Hiếu Trung, OP