Ngày 27 tháng 4
Thánh Laurenso NGUYỄN VĂN HƯởNG
Linh mục
(1802 - 1856)


Niềm Tin Yêu Cao Quư

“Quá khóa đi! Ta thương và giảm nhẹ án cho”.

Qúa khóa? Làm sao cha Hưởng có thể quá khóa được? V́ sợ h́nh phạt dành cho người phản bội đạo Chúa? — Vâng. V́ trách nhiệm của một vị đạo trưởng? — Vâng. Nhưng không phải chỉ có thế. Quá khóa đối với cha c̣n là một điều ǵ kinh khủng hơn nhiều. Quá khóa, đó là chối bỏ niềm tin cao quư nhất của người tín hữu, chối bỏ cả ư nghĩa cuộc đời mục tử của ḿnh.

Quan án không hiểu được cha. Các người lính không thể hiểu cha. Những người đồng đạo cảm thông và kính mến cha. Nhưng có ai cùng cảnh ngộ với cha chăng? Ngay từ ấu thơ đă phải chịu cảnh bất hạnh nhất của một con người: mồ côi cha mẹ. Lâm vào cảnh lam lũ vất vả để kiếm sống, con người bất hạnh đó luôn luôn khát khao t́nh thương của người cha, sự âu yếm của người mẹ, một nổi khát khao lớn lao không một tấm ḷng trần gian nào có thể lấp đầy. Cuối cùng, người con mồ côi ấy đă khám phá ra Thiên Chúa chính là Người Cha yêu thương vô bờ bến, và đă dâng hiến trọn đời ḿnh, trọn đời linh mục cho T́nh Thương cao cả ấy.

Biết nói sao đây? Cha Hưởng chỉ biết đơn sơ trả lời quan án: “Bẩm quan lớn, có bao giờ con cái dám đạp lên đầu cha mẹ ḿnh chăng?”.

Thế là một lần nữa cha phải trả giá cho ư nghĩa cuộc đời linh mục, và lần này th́ bằng một giá cao nhất là chính sinh mạng của ḿnh.

Tuổi Xanh Gian Khổ

Cậu bé Laurenso Nguyễn văn Hưởng sinh năm 1802 tại xă Tụy Hiền, xứ Kẻ Sải, tổng Trinh Tiết thuộc Hà Nội. Gia đ́nh nghèo, mồ côi cha mẹ ngay từ nhỏ. Cậu Hưởng phải đi chăn trâu cho ông chú ngoại giáo tên là Thang. Thấy cậu hiền lành, ông rất quư mến và đối xử như con ruột. T́nh thương của ông chú thật đáng quư, nhưng chẳng thể bù đắp được nỗi bất hạnh do thiếu t́nh yêu cao quư của cha mẹ ruột, bởi v́ chỉ có t́nh yêu của cha mẹ mới thực sự bao la mà ca dao Việt Nam thường ví:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Cậu Hưởng muốn dâng ḿnh cho Chúa để t́m kiếm một t́nh thương trọn vẹn hơn, nên đến xin cha Duyệt, chánh xứ Sơn Miêng giúp đỡ. Sau ba năm được cha xứ nuôi dưỡng ăn học, cậu được gởi vào học tại chủng viện Vĩnh Trụ, thụ giáo với cha chính địa phận Tây Đàng Ngoài.

Khi vua Minh Mạng ra lệnh cấm đạo nghiêm ngặt, chủng viện Vĩnh Trị phải giải tán. Cậu về quê làm thuốc viên bán quanh làng độ nhật, và cũng để thăm viếng giúp đỡ nhiều người. Nhân dịp này, ông chú khuyên cậu nên ở nhà lập gia đ́nh. Ông c̣n hứa nhường lại gia sản cho cậu. Một quan Tổng có họ hàng với cậu cũng hứa giúp đỡ tận t́nh. Nhưng cậu Hưởng vẫn cương quyết theo lư tưởng tu tŕ. Ông chú tức giận đuổi cậu ra khỏi nhà, và cậu liền trở về chủng viện Vĩnh Trị.

Tất Cả V́ Danh Chúa

Măn khóa học, cậu Hưởng được gia nhập bậc thầy giảng, đi giúp xứ Kim Sơn, xứ Bạch Bát. Trong suốt tám năm trời, thầy Hưởng luôn làm việc tận tụy, sống giản dị, khiêm tốn và bác ái. Sau đó, Đức cha gọi thầy về học thêm thần học và truyền chức linh mục cho thầy. Cha Hưởng trở nên một linh mục nhiệt thành, làm phó xứ Giang Sơn hai năm, rồi sang xứ Lạc Thổ, Yên Lộc, Bạch Bát. ở đâu cha cũng tỏ ra là vị linh mục siêng năng, nhiệt tâm giảng dạy tín hữu, thường xuyên viếng thăm những bệnh nhân.

Năm 1855 cha bị bắt trên đường đi thăm kẻ liệt. Khi ấy, cha đang ở trên thuyền, th́ mấy gia nhân của phó tổng Tùy với gậy gộc la ó rượt theo, cha liền bảo người lái đ̣ chèo qua bờ bên kia sông rồi bỏ đi. Cha tự nguyện nộp ḿnh, và không muốn người khác phải liên lụy.

Bị bắt, cha không coi đó là một tai hoạ, nhưng là thánh ư Chúa muốn cho ḿnh thông phần vào cuộc tử nạn của Đức Kitô, và nhắn với cha già Chất cùng bổn đạo đừng chạy tiền chuộc.

Sau ba ngày bị giam ở huyện Yên Mô, cha được giải về tỉnh Ninh B́nh. Quan tỉnh thấy cha có nét chân tu nên hứa: “Nếu ông đạp lên Thánh giá, ta cho đến trụ tŕ ở chùa Non Nước”. Cha đáp: “Tôi không biết ǵ về thần Phật, làm sao ở chùa được?”. Quan yêu cầu cha đọc kinh bên đạo, cha đọc Mười Điều Răn. Quan lại thắc mắc về tin đồn rằng: “Tại sao các ông khoét mắt người bệnh, và không thờ kính tổ tiên?”. Cha Hưởng b́nh tỉnh giải thích cho quan: “Xin quan đừng nghe những lời đối đăi sai lạc, chúng tôi chỉ xức dầu trên mắt mũi, tai miệng và tay chân để xin Chúa tha các tội mà bệnh nhân đă dùng chúng để phạm tội. C̣n với tổ tiên, chúng tôi hằng cầu nguyện bằng các việc lành, chỉ có điều chúng tôi không cúng quả, v́ biết rằng cha mẹ chẳng trở về ăn uống thứ ǵ được nữa”.

Với các tín hữu đến thăm, cha an ủi họ:
“Chúng con phải mừng cho cha, v́ cha được chịu khổ v́ Chúa Giêsu”.

Chính Trực Đến Cùng

Sau nhiều lần dụ dỗ không được, các quan Ninh B́nh làm án xin vua cho xử trảm. Trước đó v́ các quan đă nhận mười nén bạc của giáo hữu, nên t́m cách giảm nhẹ án cho cha. Họ đề nghị cha khai ḿnh chỉ là một tín hữu thôi, nhưng cha nhất định không chịu khai man che giấu chức vụ linh mục. Cha viết thư cho Đức cha Retord Liều: “Xin Đức cha đừng chạy tiền chuộc con làm chi, con sẵn ḷng hy sinh để làm chứng đạo Chúa Giêsu là đạo thật. Xin Đức cha cầu nguyện cho con được vững vàng cho đến cùng”.

Cuối cùng vị linh mục được măn nguyện. Trước kia cha đă cương quyết từ chối lời đề nghị của ông chú, bây giờ cha lại vui mừng đón nhận bản án tử h́nh. Cha hân hoan chờ đợi bản án như chờ người con yêu. Đúng ngày thi hành bản án, cha Khoan vào ngục thăm giải tội và trao Ḿnh Thánh lần cuối cùng. Cha Hưởng vui vẻ ra pháp trường nằm trên vơng giáo hữu đă thuê sẵn. Cha cầm sách nguyện kinh Thần vụ lần cuối.

Đầu cha rơi xuống, cha Laurenso Hưởng đă vượt qua cuộc đời trần thế để về sum họp với Cha trên trời ngày 27.4.1856. Các tín hữu đă an táng thi hài chứng nhân Chúa Kitô tại Vĩnh Trị.

Đức Thánh Cha Piô X suy tôn Chân Phước cho cha Laurenso Nguyễn văn Hưởng ngày 2.5.1909.