Ngày 5 Tháng 11
Thánh Đaminh HÀ TRỌNG MẬU
Linh mục ḍng Đaminh
(1794 - 1858)
 

Thánh Lễ Mạng Sống

Lời chứng của bà Maria Di có lẽ cũng nói lên được tâm t́nh của Thánh Đaminh Hà trọng Mậu trong ngày tử đạo. Ba mươi năm linh mục, với bao nhiêu thánh lễ trên bàn thờ, chắc chắn giờ đây cha cũng hân hoan khi được hiến dâng chính nạmg sống ḿnh như Đức Giêsu xưa trên đồi Golgotha. Tại bờ sông Hưng Yên hôm ấy, giữa tiếng quát tháo ồn ào của quân lính và dân chúng, ngài đă quỳ đó thinh lặng, ngây ngất cầu nguyện và nghiêng ḿnh lănh nhận nhát gươm hồng phúc.

Gian Nan Chẳng Sờn

Năm 1794, làng Phú Nhai, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, quê hương của Thánh Tôma Dụ và Đaminh Đạt, đă được vinh dự chào đón ngày sinh của bé Đaminh Hà trọng Mậu, vị tử đạo tương lai. Lớn lên cậu xin phép cha mẹ, ông bà Đaminh và Maria Mỹ, dâng ḿnh cho Chúa và chung sống với những bạn đồng chí hướng. Như hạt giống tốt được ươm vào mảnh đất ph́ nhiêu, nơi đây, cậu Mậu được học chữ nghĩa và tập tành các nhân đức. Càng thêm tuổi, cậu càng thêm khôn ngoan và đạo đức càng được mọi người mến thương.

Tiếp đó cậu nhận thấy Chúa muốn cho ḿnh tiến xa hơn, nên cậu xin vào chủng viện và kiên tŕ học tập cho đến ngày thụ phong linh mục. Năm 1829 cùng với mười linh mục khác trong địa phận, cha Mậu xin vào ḍng Đaminh để có thể kết hiệp mật thiết hơn với Chúa, và gắn bó với nhau trong sứ vụ rao giảng Tin mừng. Năm sau, cả mười một vị khấn ḍng. Lớp tập của cha sau này tử đạo bảy vị, sáu vị kia đều thuộc danh sách các Đấng đáng kính chờ được phong lên bậc Chân Phước. (1)

Trải qua những ngày gian khổ dưới cuộc bách hại của vua Minh Mạng, rồi những ngày b́nh an hơn dưới thời vua Thiệu Trị, cho đến mười năm đầy khó khăn thời vua Tự Đức, cha luôn luôn tỏ ra là một linh mục tận tụy với đoàn chiên, không quản ngại vất vả, không lùi bước trước khó khăn, đem hết tâm trí sức lực mưu ích cho các linh hồn. Cha đảm nhiệm nhiều giáo xứ, nhưng bất cứ nơi nào cần, cha sẵn sàng đến, coi thường mọi hiểm nguy.

Ngày 27.8.1858, quan quân đến vây làng Kẻ Diền và bắt được cha Mậu, những người phục vụ trong nhà xứ và một số giáo dân khác, giải về Hưng Yên. Hơn hai tháng bị giam trong ngục, dầu phải mang gông xiềng và chịu tra tấn nhiều lần, cha vẫn cương quyết tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa. Ngược lại, cha biến nhà giam thành một trụ sở hoạt động mới. Tại đây, cha gặp gỡ và khích lệ các giáo hữu cùng bị giam chấp nhận mọi khổ đau v́ niềm tin. Tại đây, cha giúp nhiều tội nhân hoán cải đời sống. Đặc biệt, một số phụ nữ đạo đức t́m cách đưa giáo hữu ở ngoài vào thăm để được xưng tội với cha.

Hiến Lễ T́nh Yêu

Mặc dù phải ra ṭa nhiều lần, nhưng cha luôn luôn giữ trong ḿnh chuỗi tràng hạt Mân Côi. Cha cố dành ra những giờ rảnh rỗi để cầu nguyện và suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Đối với mọi người, cha luôn cư xử cách nhân ái yêu thương, săn sóc nên ai cũng quư mến cha. Bà Ana Nguyễn Hoan, một người vẫn thường xuyên vào thăm cha trong tù, khẳng định rằng: “Các lính canh cũng kính nể và khâm phục cha”.

Khi thấy không thể làm cho vị chiến sĩ đức tin bỏ đạo, quan tỉnh Nam Định làm án trảm quyết cho cha và hai mươi mốt giáo hữu khác. Khi biết tin này, cha Mậu tỏ ra hân hoan, giúp đỡ các giáo hữu xưng tội và chuẩn bị đón nhận hồng phúc tử đạo.

Ngày 5.11.1858, trên đường ra pháp trường mọi người đi dự đều có cảm tưởng cha đang nghiêm trang cử hành thánh lễ. Ngước mắt lên trời, đôi khi tay chắp lại, cha dẫn đầu đoàn người tử đạo. Khi đến nơi xử, bên bờ sông Hưng Yên, cha quỳ gối xuống, tiếp tục cầu nguyện ít lâu, rồi đưa cổ cho lư h́nh chém. Thi thể cha được mai táng trọng thể tại nhà thờ xứ Mai Linh, tỉnh Nam Định.

Đức Thánh Cha Piô XII suy tôn cha Đaminh Hà trọng Mậu, linh mục ḍng thuyết giáo lên bậc Chân Phước ngày 29.4.1951

(1) Xc: Bùi Đức Sinh, Đaminh TĐ Việt I, tr. 154.

Sáu Đấng đáng kính là: Đaminh Khang, Phêrô Khanh, Nicolao Tư, Phêrô Cảnh, Phêrô Quyền và Vinh Sơn Trí.