Ngày 5 Tháng 9
Thánh Phêrô NGUYỄN VĂN TỰ
Linh mục ḍng Đaminh
(1796 - 1838)


Cha Dưới Đất, Cha Trên Trời

“Thưa quan, tôi kính Thiên Chúa như Thượng Phụ, kính Vua như Trung Phụ, và kính song thân tôi như Hạ Phụ. Không thể nghe lời cha ruột để hại vua, tôi không v́ vua mà phạm đến Thượng Phụ là Thiên Chúa”.

Vị tử đạo đă có những lời phân tích mạch lạc quan niệm về trung hiếu của các giáo hữu Việt Nam như trên, là linh mục ḍng thuyết giáo, cha Phêrô Nguyễn văn Tự.

Bị Bắt v́ Sứ Vụ

Sinh quán tại Ninh Cường, huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định năm 1796. Cậu Phêrô Tự đă dâng ḿnh cho Chúa từ niên thiếu. Năm 1826, thầy thụ phong linh mục, sau đó xin vào ḍng Đaminh và được cha chính Amandi Chiêu nhận lời khấn ngày 4.1.1827. Suốt mười hai năm đời linh mục, cha Phêrô là một tu sĩ gương mẫu và là cha truyền giáo nhiệt thành. Hồ sơ phong thánh ghi nhận cha luôn tận tụy với công việc, không quản ngại khó khăn, luôn đối xử ḥa nhă và rất mực yêu thương mọi người.

Năm 1838, cha Tự được cử phụ trách xứ Đức Trai c̣n gọi là Kẻ Mốt, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Lúc này cuộc bách hại của vua Minh Mạng khá gay cấn, nên cha phải thi hành tác vụ của ḿnh lén lút. Một thân hào tên Quang đă cho cha trú ẩn tại vườn nhà ông. Mỗi sáng cha dâng lễ ngay trong vườn đó. Ngày 29.6 khi quân lính kéo đến bao vây làng Kẻ Mốt để bắt cha Tự, th́ ngài được anh chị em tín hữu đưa lánh quan làng bên. Nhưng quân lính sau khi lục soát, t́m thấy áo lễ và chén lễ của cha, đă tập trung dân chúng để đánh đập và tra khảo. Nhiều tín hữu đă chịu đựng, không để lộ tung tích của cha, đến lượt ông lang Minh mới bị dọa đánh đă khai ra chỗ cha đang ẩn trốn. Cùng bị bắt với cha Tự có thầy giảng Đaminh Úy ḍng Ba Đaminh, 26 tuổi, một trợ tá đắc lực của ngài.

Khi bị giải về huyện Lương Tài, quan huyện ngỏ ư đ̣i vị linh mục nộp tiền chuộc, nhưng cha b́nh tĩnh trả lời: “Đối với tôi, bị bắt v́ đạo là một hồng ân Chúa ban, tiền bạc th́ tôi không có, c̣n phiền giáo hữu th́ tôi không muốn chút nào”. Đến ngày 3.7, sau khi bắt thêm được bốn ông trùm ở bốn giáo xứ và một giáo hữu trong vùng, quan cho áp giải tất cả về Ninh Thái (thị xă Bắc Ninh ngày nay).

Sáng hôm sau, quan cho gọi cha Phêrô ra hỏi. Ông lịch sự cho mời cha vào nhà, cho ngồi chiếu tử tế, rồi với giọng ngọt ngào, quan yêu cầu cha khai tên các giáo sĩ địa phận. Cũng bằng giọng điệu lịch sự không kém, cha thong thả kể tên hai Đức cha và sáu linh mục, những người đă bị bắt rồi, thế cũng đủ làm viên quan gật gù ra vẻ đắc ư lấm. Một tuần sau, ông lại cho mời cha đến và yêu cầu cha cắt nghĩa về đồ thờ, áo lễ, chén lễ của cha mà họ tịch thu. Cha được dịp giảng đạo lư Công giáo cho các quan nghe, bác bỏ những tin đồn bịa đặt về đạo, về các nghi lễ cũng như về các giáo hữu.

Phong Thái Vị Thủ Lănh

Trong thời gian bị giam tại huyện, bất ngờ cha Tự thấy trong sổ sách của ḿnh bị tịch thu, có cuốn sổ ghi tên tất cả các giáo hữu ở Kẻ Mốt, ngài liền t́m cách để hủy nó đi, nhưng làm sao bây giờ? V́ quân lính canh gác kỹ quá. Cha liền bầy kế xin họ một cái chiếu, lấy cớ đắp cho đỡ muỗi, rồi nằm trong chiếu, cha nhấn nha nhai và nuốt cuốn sổ ấy. Dĩ nhiên “món ăn” này không hợp khẩu vị chút nào, nên mới ăn được hai phần, cha đă thấy rát cả cổ, không thể nuốt nổi nữa, thế là cha đành nhai cho nát rồi ném dưới gầm phản.

Điều làm cha đau ḷng nhất là thấy nhiều người bị bắt với cha đă đạp thánh giá để được về. Cha không ngừng nhắc lại lời Chúa xưa: “Ai chối Thầy trước mặt người đời, Thầy sẽ chối kẻ ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10:33). Cha nói tiếp: “Trời đất qua đi, nhưng lời Chúa chẳng qua” (Mt 26:41)... Nhưng cha vẫn được an ủi v́ sự kiên trung của hai thầy giảng Phanxicô Mậu, Đaminh Úy và bốn giáo dân Giuse Cảnh, Tôma Đệ, Augustin Mới và Stêphanô Vinh. Tất cả đều là hội viên ḍng Ba Đaminh, sau này được phúc tử đạo (19.12.1839).

Ngày 27.7.1839, tổng đốc Bắc Ninh đệ án về triều đ́nh xin xử giảo cha Phêrô và ông trùm Cảnh, c̣n năm người kia, đánh mỗi người một trăm roi, rồi phát lưu họ vào B́nh Định. Nhưng vua phúc đáp yêu cầu cho tra hỏi lại, nếu bỏ đạo ân xá, nếu cố chấp th́ xử chém hai vị trên và xử giảo năm vị c̣n lại.

Ngày 9.8 quan đ̣i bảy vị ra ṭa. Khi th́ dọa dẫm khi th́ ngon ngọt, quan dụ dỗ các vị đạp lên thánh giá. Trước hết quan lịch sự mời cha Tự làm gương. Ông nói ḿnh thực t́nh muốn tha cho cha. Nhưng cũng bằng lời nói khiêm tốn tinh tế, vị linh mục nói với ông về Thượng Phụ, Trung Phụ và Hạ Phụ, cũng như trật tự kính trọng đối với ba vị đó của ḿnh. Cha tiếp: “Người tướng cầm quân đánh giặc, dù binh lính ḿnh chạy hết, tướng cũng không được phép hàng giặc. Tôi là linh mục, dù giáo dân bị tan tác, vẫn phải một niềm trung thành với Thiên Chúa”. Sau lời khẳng khái của cha, quan biết có nói thêm cũng vô ích, nên ra lệnh giam cha vào ngục.

Áo Trắng Ḷng Son

Biết ngày xử án sắp tới, cha Tự nhờ một giáo hữu nhờ linh mục Phương xứ Kẻ Roi đến giải tội. Từ hôm đó cha tỏ ra vui vẻ khác thường, mong chờ ngày hạnh phúc. Sáng ngày 5.9, bản án về tới Bắc Ninh, cha và ông trùm Giuse Cảnh bị điệu đi xử. Hai vị cười cười nói nói, tạm biệt các đồng bạn. Cha lấy tu phục ra mặc, cụ Cảnh cũng khoác tấm áo ḍng Ba. Thấy cha rạng rỡ trong bộ áo trắng, quan thắc mắc về ư nghĩa bộ áo, cha giải thích:

“Đây là áo ḍng tu lớn trong Giáo Hội mà tôi được hân hạnh là phần tử. Mầu trắng tiêu biểu cho đức khiết tịnh mà tôi hết ḷng ǵn giữ...”.

Rồi cầm lấy tượng Chịu nạn, cha nói tiếp:

“Đây là Chúa Cứu Thế, đă chịu đóng đinh v́ tội thiên hạ. Xin quan cho phép tôi được mang áo ḍng và cầm thánh giá này khi xử”.

Quan không nói ǵ cả, hiểu ngầm là đồng ư. Bấy giờ dân chúng hiếu kỳ chen lấn nhau ùa đến xem, cha xin phép quan nói đôi lời. Thế là trong gần một giờ đồng hồ, cha giảng về Chúa Giêsu, về ơn cứu độ, về mọi người là anh em con cùng một Cha trên trời.

Trên đường ra pháp trường, lính xếp hàng đi hai bên, cha Tự và cụ Cảnh đi ở giữa, vừa đi vừa sốt sắng đọc kinh cầu các Thánh. Pháp trường là một ngọn đồi nhỏ, ở ngoài thành Kinh Bắc. Đến nơi, hai vị quỳ xuống hai chiếu đă trải sẵn. Theo tiếng trống lệnh, lư h́nh thi hành phận sự, chém rồi tung đầu hai vị lên cho mọi người trông thấy. Tức th́ nhiều người, trong đạo cũng như ngoại đạo, xô nhau, chạy vào để thấm máu các ngài. Một người về sau chuộc được ảnh thánh giá của cha, trao lại cho nhà ḍng Đaminh. Trong hồ sơ phong thánh, người ta thuật lại nhiều ơn lạ Chúa đă thực hiện nhờ các di tích này.

Vị chứng nhân áo trắng đă về trời với tấm ḷng son, ngày 5.9.1838. Thi hài cha được lệnh chôn ngay gần đó, giáo hữu phải bỏ tiền chuộc đưa về an táng tại họ Nghĩa Vũ, huyện Yên Dũng, cũng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Đức Giáo Hoàng Lêo XIII đă suy tôn cha Phêrô Nguyễn văn Tự, linh mục ḍng Thuyết giáo lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900.


Ngày 5 Tháng 9
Thánh Giuse HOÀNG LƯƠNG CảNH
Trùm họ ḍng Đaminh
(1763 - 1838)


Lời Kinh Thắp Sáng Cuộc Đời

Đă là Kitô hữu th́ ai ai cũng từng thuộc và đọc một số kinh để cầu nguyện. Thế nhưng số người sống theo lời kinh ḿnh đọc không phải là nhiều. Đối với cụ lang Giuse Cảnh, th́ lời kinh chính là hơi thở của cuộc đời ḿnh. Lời kinh là nến sáng soi dẫn hành tŕnh dương gian tiến về nước Chúa. Đọc truyện tử đạo của cụ ta thấy rất rơ điều đó.

Giuse Hoàng Lương Cảnh sinh ra dưới thời Chúa Trịnh Doanh năm 1763 tại làng Ván, tỉnh Bắc Giang. Sống ở làng Thổ Hà, huyện Yên Việt, ông được mọi người quư mến, nổi tiếng hiền lành và bác ái. Là một lang y, ông tận tụy với các bệnh nhân, thường chữa trị miển phí cho người nghèo. Tuy không đi tu, nhưng trọn ngày cuộc sống của ông được dệt bằng kinh nguyện và các việc tông đồ. Ông đă rửa tội nhiều người trong giờ hấp hối, đặc biệt cho trẻ em, giáo dân Thổ Hà tín nhiệm và bầu ông làm trùm họ. Từ đó ông càng hăng say hơn với truyền giáo phục vụ cộng đoàn Chúa. Đầu tháng 7.1838, đang khi quân lính vây bắt các giáo hữu làng Thổ Hà, có người mời ông đến chữa bệnh và rửa tội cho con họ. Dù biết nguy hiểm, ông trùm vẫn t́m cách lẻn đi giúp đỡ, nhưng khi đến bến đ̣, quân lính phát giác ra, bắt ông đeo gông và giải về Bắc Ninh với cha Tự, thầy Úy, ba ông trùm xứ khác và một số giáo dân.

Sức Mạnh của Lời Kinh

Ngày 12.7 quan đưa tất cả ra ṭa, đe dọa và bắt họ bước qua thánh giá. Ba ông trùm kia và một giáo dân nhát gan đă nghe lời để được tha về. Chỉ c̣n bảy người tuyên xưng niềm tin là cha Tự, cụ lang Cảnh, hai thầy Úy và Mậu, cùng ba thanh niên Mới, Đệ, Vinh. Xét rằng cụ Giuse Cảnh ở chức vị trùm họ lại cao niên, nên có ảnh hưởng lớn đến giáo dân, quan kết án xử tử cụ như cha Tự, c̣n năm người kia chỉ bị án phát lưu.

Dù tuổi già sức yếu, cụ lang Cảnh vẫn giữ ḷng trung kiên, vui ḷng chấp nhận mọi h́nh khổ, không than van, không oán trách. Những lần quan bắt bước qua thánh giá cụ quỳ xuống hôn tượng chịu nạn và thầm thĩ đọc
kinh. Thấy thế, quan bảo cụ đọc to lên, cụ liền đọc lớn tiếng những lời kinh nguyện cầu thay cho những lời giải thích lư luận. Khi th́ cụ đọc kinh Chúa Thánh Thần: “... Xin yên ủi chúng con, dạy dỗ chúng con làm những việc lành...”, khi th́ đọc kinh Thánh Danh Giêsu: “Chúa Giêsu là đường nẻo thật, ai theo đường này th́ sẽ sống măi vui vẻ chẳng cùng...”. Đặc biệt có lần cụ đọc một lời kinh làm cho các quan ngạc nhiên phát lên cười: “Cầu Chúa Giêsu cho các vua trị nước cho yên, càng ngày càng thịnh”. Họ hỏi sao cụ lại cầu cho kẻ hành hạ ḿnh như thế. Cụ b́nh tĩnh trả lời cho các quan về giới luật yêu thương của đạo Chúa.

Một lần khác quan hỏi ư kiến cụ về những kẻ bỏ đạo hoặc tố cáo các linh mục, cụ liền chậm răi kể tích truyện Giuđa phản thầy v́ ba mươi đồng bạc, rồi cụ thêm: “Thực ra lính cũng chẳng bắt được Chúa Giêsu, v́ khi Chúa nói chính Ta đây, toán lính Do Thái bị té ngă xuống hết, chính Chúa đưa tay cho họ trói để hoàn tất việc chuộc tôi thiên hạ, trong đó có cả các quan nữa đấy”.

Vinh Phúc Ngh́n Thu

Quan tỉnh Bắc Ninh tội nghiệp người già yếu, nên t́m hết cách khuyên dụ cụ bỏ đạo về với con cháu. Nhưng cụ trả lời: “Xin quan cứ làm án cho tôi được chết với cha Tự của tôi, th́ tôi mừng rỡ bội phần”. Ngày 15.9.1838, tỉnh Bắc Ninh nhận được bản án từ kinh đô ra. Thay v́ án xử giảo như các quan đề nghị, bản án quyết định:

“Đạo trưởng Nguyễn văn Tự và đạo mục Hoàng Lương Cảnh phải trảm quyết ngay tức khắc”.

Khi biết tin sắp bị xử tử, vị linh mục và cụ trùm họ liền vui vẻ chào giă biệt các bạn tù. Viên cai ngục kêu riêng cụ Cảnh ra, có ư cho uống chén nước trà để lấy sức, cụ đáp: “Xin cám ơn, tôi chẳng thiết ăn uống chi nữa, chỉ mong theo cha tôi ra pháp trường thôi”. Thấy cha Tự mặc bộ tu phục trắng toát trên ḿnh, cụ cũng khoác tấm áo ḍng Ba Đaminh, như biểu hiệu nỗi ḷng người con Cha Thánh Đaminh. Cụ nâng niu trên tay ảnh chuộc tội nhỏ mà trong hai tháng tù vừa qua cụ đă hôn kính cả ngh́n lần, giờ đây là nguồn trợ lực quư giá của cụ trong cơn thử thách cuối cùng.

Đường ra pháp trường nô nức như ngày hội. Cha Tự thong thả vừa đi vừa xướng kinh cầu các Thánh, cụ lang Cảnh bước đi vất vả hơn v́ yếu sức, nhưng vẫn đều đặn thưa đáp: “Cầu cho chúng tôi”. Hai vị như thấy ḷng ḿnh ấm lại v́ như thấy toàn thể chư thánh đều hiện diện đâu đây sẵn sàng đón ḿnh về trời cao. Đến nơi xử, vị chứng nhân đức tin và cha Tự quỳ xuống trên hai chiếc chiếu nhỏ. Lư h́nh theo lệnh trống thi hành phận sự, đưa cụ về hưởng Thánh nhan Chúa muôn đời. Hôm đó là ngày 5.9.1838, cụ trùm Cảnh đă quá thất tuần 75 tuổi. Th́ hài cụ Giuse Cảnh được chôn táng dưới một ngọn đồi gần đây. Sau giáo dân làng Thổ Hà rước về họ ḿnh.

Ngày 27.5.1900, Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn cụ trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh lên bậc Chân Phước của Giáo Hội.