Ngày 6 Tháng 6
Thánh Phêrô ĐINH VĂN DŨNG
Ngư phủ
(1800 - 1862)
Thánh Phêrô ĐINH VĂN THUẦN
Ngư phủ
(1802 - 1862)
Hai Thánh Phêrô DŨNG và Phêrô THUẦN


Đức Kitô, Ánh sáng Vĩnh cửu đă nhập thể trong trần gian để mặc khải về Chân lư Cứu độ. Ngài đến và kêu mời những ai theo Ngài hăy trở nên ánh sáng cho thế gian, làm chứng cho Tin mừng Cứu độ bằng lời nói, bằng thái độ và bằng cuộc sống của chính ḿnh. Người tín hữu sẽ trở thành ánh sáng, sẽ biểu hiện một cuộc sống gương mẫu “để mọi người ngợi khen Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5:16) qua việc phục vụ tận t́nh như dấu chỉ Nước Trời đang h́nh thành và với thái độ chấp nhận Hy sinh dấn thân cho Chân lư. Hai vị Thánh Phêrô Dũng và Phêrô Thuần khi chấp nhận bản án thiêu sinh hơn là bỏ đạo, đă dùng chính thân thể ḿnh làm ngọn đuốc sáng: Chấp nhận hủy diệt mạng sống hầu được sống trường tồn. Để rồi ngọn lửa rực sáng trong khoảnh khắc ấy, mọi người sẽ thấy bừng lên Ánh sáng Thần linh của Thượng Đế, Đấng mà các vị làm chứng cho đến hơi thở cuối cùng.

Khó Khăn Thử Thách

Ông Phêrô Đinh văn Dũng (con ông Phêrô Mẫn và bà Maria An) và ông Phêrô Đinh văn Thuần đều đă ngoài 60 tuổi, là anh em con chú con bác, người họ Đông Phú thuộc giáo xứ Trung Đồng, Kẻ Mèn, tỉnh Thái B́nh trong địa phận Trung Đàng Ngoài. Hai ông làm nghề đánh cá, một nghề như Thánh Phêrô, bổn mạng hai ông đă từng làm. Riêng ông Phêrô Thuần c̣n được chọn làm lư trưởng nhờ tấm ḷng cương trực và khả năng của ḿnh. Là những giáo hữu b́nh dân chất phác và nhiệt thành, sau khi lập gia đ́nh, hai ông đă tận tâm giáo dục con cái sống đạo cách sốt sắng theo tinh thần Phúc Âm.

Tháng 8.1861 với chiếu chỉ Phân sáp của Vua Tự Đức, việc bách hại đạo gia tăng cách khủng khiếp, nhất là trong địa phận Trung. Các quan thi hành triệt để lệnh vua, không những cho quân lính truy lùng các vị thừa sai Giám mục, linh mục, thầy giảng, mà c̣n cưỡng ép mọi giáo hữu bất kể nam phụ lăo ấu đều phải chối đạo và bước qua thánh giá. Đất đai, vườn ruộng, nhà cửa, súc vật... của giáo hữu sau khi bị phân sáp đều bị tịch thu, phá hủy. Hơn nữa, giáo hữu c̣n bị khắc trên má hai chữ Tả Đạo để khỏi lẩn trốn. Quả thực Giáo Hội Việt Nam đang phải ch́m đắm trong những thử thách lớn lao.

Đầu năm 1862, thảm họa đă đổ xuống trên làng Đông Phú. Trong dịp này, hai ông Phêrô Dũng và Phêrô Thuần đă bị bắt và bị giải về phủ huyện, rồi bị tống giam vào ngục Ngọc Chí. Tại đây hai ông chịu nhiều cực h́nh, cổ mang gông, chân chịu xiềng xích, và nhiều lần quân lính đưa hai ông đến tŕnh diện quan lớn, rồi bị cưỡng ép phải chà đạp thánh giá. Nhưng các ông vẫn nhất mực từ chối lời quan, và thẳng thắn tuyên xưng niềm tin của ḿnh và Đức Kitô.

Hai Mẫu Gương Sống Động

Các quan đă phải dùng đến phương sách t́nh cảm để mong khuất phục hai ông. Quan cho quân lính dẫn hai ông về thăm gia đ́nh, gặp lại vợ con. Trước cảnh gông cùm xiềng xích của người chồng, người cha, cả hai gia đ́nh đều nức nở khóc lóc buồn thương. Nhưng điều quan quân không thể ngờ được: Hai ông b́nh tĩnh an ủi khích lệ vợ con hăy sẵn sàng chấp nhận việc dâng hiến của ḿnh. Ông Phêrô Dũng nói:

“Hăy vui mừng v́ tôi được hy sinh mạng sống cho Đức Kitô”.

Sau đó hai vị anh hùng b́nh thản trở về nhà tù sống với các chứng nhân khác.

Tháng 4.1862, các quan đày hai ông ra làng Lương Mỹ, thuộc huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái B́nh, và giam ở đó hơn hai tháng. Trong hoàn cảnh này, ông Phêrô Thuần đă một lần thối chí và nghe lời quan đạp lên thánh giá. Thế nhưng sau khi gặp lại các bạn hữu, ông t́m được can đảm, tiếp tục tuyên xưng niềm tin cho đến chết, bất chấp mọi đ̣n vọt tra tấn. Nhận thấy việc kéo dài thời gian giam giữ hai ông Phêrô Dũng và Phêrô Thuần cũng vô ích, các quan liền kết án thiêu sinh hai ông. Ngày 6.6.1862, quan cho nhốt hai chiến sĩ đức tin vào một chiếc cũi tre chật hẹp, rồi chất củi thiêu sống hai ông. Trong ngọn lửa phừng phực nóng bỏng, hai chứng nhân của Chúa Kitô chắp tay cầu nguyện, tạ ơn Chúa trong tâm t́nh hiến dâng mạng sống ḿnh để nói lên niềm tin kiên vững vào Đấng cứu chuộc. Thi thể cháy đen của hai vị tử đạo được chôn cất ngay tại chỗ. Về sau, giáo hữu đem an táng tại sau nhà thờ Đông Phú, quê hương của các ngài.

Cùng với 23 vị tử đạo khác tại Việt Nam, hai ông Phêrô Đinh văn Dũng và Phêrô Đinh văn Thuần đă được Đức Piô XII suy tôn lên bậc Chân Phước ngày 29.4.1951.


Ngày 6 Tháng 6
Thánh Vinh Sơn DƯƠNG
Thu thuế
(1821 - 1862)


Đường Thẳng Về Quê Thật
Thế gian bách hại nhưng đă thắng
Thể xác đớn đau vẫn coi thường
Cái chết oai hùng con đường thẳng
Khải hoàn Thiên quốc, chính quê hương.

Đoạn Thánh thi Kinh Sáng Phụng vụ các thánh tử đạo cho chúng ta thấy cái nh́n của Giáo Hội về chứng tá oanh liệt của các chứng nhân đức tin. Với niềm tin tuyệt đối vào Đức Kitô, vào vinh phúc vĩnh cửu, các ngài đă sẵn sàng chấp nhận cái chết, từ bỏ cuộc sống trần gian để được khải hoàn với nhành lá vạn tuế. Các ngài đă chấp nhận"thua” để được “thắng”, chấp nhận đau khổ để được hạnh phúc muôn đời, với một thái độ hiên ngang đến nổi chính lư h́nh cũng phải ngỡ ngàng kính nể.

Thái độ kiên cường đó không chỉ dành riêng cho hàng Giám mục, linh mục, tu sĩ, mà ngay cả những người giáo hữu nghèo nàn chất phác, như trường hợp Thánh Vinh Sơn Dương. Dưới ánh sáng của đức tin, ông Dương không hề sợ hăi nao núng khi sắp chịu chết v́ danh Chúa Kitô. Vinh Sơn Dương đă nằm xuống, nhưng danh tính ông sẽ măi măi lưu truyền đến thiên thu.

Cuộc Đời và Gian Khổ

Ông Vinh Sơn Dương sinh quán tại làng Doăn Trung, sau gọi là Phương Viên, thuộc xứ Kẻ Mèn, tỉnh Thái B́nh, địa phận Trung (nay là địa phận Thái B́nh). Ông lập gia đ́nh và sinh được ba người con. Ngoài việc canh tác ruộng nương như mọi người nông dân khác, ông c̣n giữ thêm trách vụ thu thuế trong làng nữa. Cũng v́ chức vụ này ông bị “quan tâm đặc biệt” hơn các giáo hữu khác trong thời bách hại.

Trong ṿng chỉ mười lăm năm, vua Tự Đức đă lần lượt ra đến tám chiếu chỉ cấm đạo ngày càng gay gắt, và rộng răi hơn. Tháng 8.1861 với chiếu chỉ Phân sáp, nhà vua đă động viên cả guồng máy quan quân cho đến những người dân ác cảm với đạo. Khi cho phép quan quân và người ngoại giáo được tịch thu tài sản, cũng như bắt các tín hữu về làm đầy tớ trong nhà, nhà vua đă đẩy họ vào t́nh cảnh bi đát nhất chưa từng có. Thế nhưng nhà vua đă lầm. Những giáo hữu tầm thường nhất, dù chỉ c̣n có hai bàn tay trắng vẫn giữ được trái tim sắt đá, vẫn đủ sáng suốt can đảm để không bao giờ tuân lệnh độc đoán của nhà vua.

Khoảng cuối tháng 9.1861, ông Vinh Sơn Dương cùng với nhiều giáo hữu khác bị bắt và bị phân sáp vào làng Mỹ Nhuệ, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái B́nh. Suốt chín tháng bị giam giữ tại đây với biết bao h́nh khổ dữ dằn, bao sỉ nhục mắng nhiếc, ông Vinh Sơn Dương đă vui vẻ chấp nhận tất cả để giữ ḷng trung tín với Chúa Giêsu, quyết không chà đạp lên thánh giá.

Ánh Lửa Tỏa Khắp Năm Châu

Cuối cùng ngày 6.6.1862, ông Vinh Sơn Dương đă lănh bản án thiêu sinh. Sau giờ hành quyết, các giáo hữu đă chôn cất vị anh hùng đức tin ngay nơi lănh phúc tử đạo. Ít lâu sau, thi hài ông Dương được cải táng và rước về mai táng tại nhà thờ Thánh Vinh Sơn, nơi quê hương của Ngài. Chính vợ ông, bà Anê Tịnh, hiện diện trong ngày xử án, sau cũng đến làm chứng cho chồng với giáo quyền để lập hồ sơ phong thánh.

Thế là sau 18 thế kyœ qua đi của lịch sử Kitô giáo, một người nông dân Việt Nam lại bị thiêu sống như hàng loạt các tín hữu thời sơ khai tại hư trường Rôma thời bạo Chúa Nêrô. Có điều ánh lửa thiêu đốt ông Vinh Sơn Dương không lịm tắt đi nơi một vùng quê của đất nước Việt Nam, nhưng sẽ bừng lên tỏa sáng khắp năm châu.

Ngày 29.4.1951, danh xưng ông Vinh Sơn Dương trở nên bất diệt, khi Đức Thánh Cha Piô XII long trọng suy tôn ông lên bậc Chân Phước tại Vương Cung Thánh Đường Phêrô

Trong Hiến chế Giáo Hội, Công đồng Vatican II gợi lên cho chúng ta những suy nghĩ mỗi khi chiêm ngưỡng mẫu gương chết v́ đức tin đáng trân trọng:

“Khi tử đạo, người môn đệ đồng hóa với Thầy ḿnh, Đấng đă t́nh nguyện chấp nhận cái chết để cứu nhân độ thế... Giáo Hội coi việc tử đạo như một ân huệ lớn lao và là một bằng chứng cao cả về đức ái. Mặc dù chỉ một số ít được phúc tử đạo, nhưng tất cả mọi người đều phải sẵn sàng tuyên xưng Chúa Kitô trước mặt tha nhân và bước theo Ngài trên đường thánh giá giữa những cuộc bách hại không hề thiếu vắng trong Giáo Hội” (Số 42B).