Ngày 7 Tháng 11
Thánh Vinh Sơn PHẠM HIẾU LIÊM
Linh mục ḍng Đaminh
(1732 - 1773)

Hội Đồng Tứ Giáo

Đọc lại chuyện các anh hùng tử đạo, chúng ta thấy các ngài làm chứng cho Đức Kitô hai lần: bằng mạng sống và bằng lời nói. Các vị đă nói để tuyên xưng niềm tin của ḿnh. Có vị giải thích những dư luận sai lầm, có vị cắt nghĩa giáo lư. Nhưng chuyện hy hữu nhất trong chuyện 117 thánh tử đạo Việt Nam, là linh mục Vinh Sơn Liêm và một linh mục bạn, cha Jacinto Gia, đă tranh luận suốt ba ngày với đại diện ba tôn giáo lớn ở nước ta khi đó, là Phật giáo, Khổng giáo và Lăo giáo.

Con người bởi đâu mà có? Sống ở đời để làm ǵ? và chết rồi đi đâu? Đó là ba vấn đề lớn của cuộc nhân sinh, đă được đem ra trao đổi trong Hội đồng tứ giáo. Những lời lẽ nhă nhặn và sáng sủa, những phân tích sâu sắc về lịch sử với các trích dẫn chính xác kinh điển của Khổng Tử, Lăo Tử và Phật giáo, đă được ghi lại trong cuốn “Hội đồng tứ giáo” từng tái bản tới mười bốn lần tại Sàig̣n (1), sẽ măi măi nhắc chúng ta nhớ đến cha Vinh Sơn Liêm, tác giả cuốn sách, là người tham gia cuộc trao đổi, và là linh mục Việt Nam tử đạo đầu tiên.

Vinh Sơn Ḥa B́nh

Vinh Sơn Phạm hiếu Liêm mở mắt chào đời năm 1732 tại Thôn Đông, làng Trà Lũ, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Thân phụ cậu, ông Antôn Doăn, là một thân hào trong thôn. Thân mẫu cậu, bà Maria Doăn, một người mẹ đạo đức, đă hết ḿnh với việc giáo dục con cái. Năm 12 tuổi, cậu Liêm vào tu trong Nhà Đức Chúa Trời tại Lục Thủy. Qua sáu năm học tập, cậu đă tỏ ra là người thông minh đạo đức, nên được các cha ḍng Đaminh khi đó đang phục trách địa phận Đông Đàng Ngoài để ư. Cha chính Espinoza Huy đă chọn cậu vào số các thanh niên hưởng học bổng của vua Tây Ban Nha, gởi đi tu học Manila (Phi Luật Tân) tại trường Juan de Letran.

Sau ba năm học thành công xuất sắc, thầy Liêm xin gia nhập ḍng Đaminh và lănh tu phục ngày 9.9.1753. Năm sau thầy tuyên khấn trọng thể cùng với ba tu sĩ đồng hương (2) và lấy biệt hiệu là Vinh Sơn Hoà B́nh (Vincente de la Paz). Tiếp đó, thầy Vinh Sơn học thêm bốn năm thần học và được thụ phong linh mục năm 1758.

Thụ phong linh mục rồi, cha Liêm liền chuẩn bị trở về phục vụ quê hương. Ngày ba tháng mười năm đó, khi giă từ các giáo sư và thân hữu để xuống tàu hồi hương, cha không thể giấu nổi niềm xúc cảm với bao lưu luyến những bạn bè quen thuộc trong tám năm qua. Về đến Trung Linh ngày 20.1.1759, cha đă không cầm nổi nước mắt, v́ vui mừng được gặp lại cha chính Huy ra đón tận bến đ̣, được tái ngộ cùng thân quyến, đồng bào xóm làng, và nhất là các giáo hữu đang nôn nao đón chờ ngày “vinh quy” của vị linh mục du học hải ngoại.

Người Loan Báo Tin Mừng

Về Việt Nam, trước hết cha Vinh Sơn được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện Trung Linh. Cha đă đem hết tài trí và nhiệt thành truyền đạt cho các chủng sinh những kiến thức cha đă thu thập được. Nhưng nguyện vọng của linh mục Vinh Sơn Ḥa B́nh lại là loan báo Tin mừng b́nh an cho anh em. Và chẳng bao lâu, cha rời chủng viện dấn thân vào cánh đồng truyền giáo. Cha lần lượt đăm nhiệm các xứ Quất Lâm, Lục Thủy, Trung Lễ, Trung Linh, Trung Lao, và từ khi cha Jacinto Gia bị bắt, cha kiêm luôn cả vùng Lai Ổn.

Hoạt động tông đồ của cha không chỉ hạn hẹp trong các giáo xứ, mà c̣n mở rộng đến các làng ngoại giáo, bất chấp những khó khăn nguy hiểm của thời cấm cách, nhất là từ thời Chúa Trịnh Sâm (1767-1782). Tại bất cứ nơi nào, cha cũng luôn nhiệt t́nh yêu thương, giúp đỡ mọi người, nên ai ai cũng hết ḷng thương mến. Cha khích lệ mọi người thêm can đảm, cha an ủi những người buồn sầu, và không nề hà bất cứ điều ǵ v́ lợi ích thiêng liêng của họ.

Dầu thành công trong công tác, cha Liêm không bao giờ tự măn với chính ḿnh. Trong các thơ của cha, ta c̣n đọc được: “Xin Đức cha và cha bề trên cầu nguyện cùng Chúa cho con, khi dâng lễ và trong kinh nguyện, để mỗi ngày con được hoàn thiện hơn, vui ḷng đón nhận những khốn khó theo ư Chúa”. Một ông hoàng, em thứ sáu của chúa Trịnh Doanh trước khi từ trần đă lănh bí tích Thánh tẩy nhờ công của các cha thừa sai, cha Liêm đón nhận tin đó như niềm vui của Giáo hội Việt Nam, và loan báo cho bề trên Giám tỉnh ở Manila. (3)

Lời Chứng Giữa Công Hội


Năm 1773, cha Vinh Sơn Liêm đi giảng cho họ Lương Đổng, chuẩn bị mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi. Các quan nghe tin, liền cho ông Điều Cam đem quân vây bắt cha tại nhà ông Nhiêu Nhuệ ngày 2.10. Sau một trận đ̣n chí tử, họ trói cha và hai cậu giúp lễ Matthêô Vũ, Giuse Bích, rồi đem nộp cho chánh tổng Xích Bích. Viên chánh tổng giam cha mười hai ngày, không thấy các tín hữu đưa tiền chuộc, sau đó mới chịu giải lên Phố Hiến nộp cho quan trấn. ở đây, cha Liêm gặp một linh mục cùng ḍng, cha Castaneda Gia đă bị giam ở đó. Hai anh em sung sướng cùng nhau chia sẻ ngọt bùi trong cảnh tù tội.

Ngày 20.10 quan trấn bắt hai cha mang chiếc gông có ghi bốn chữ “Hoa Lang Đạo Sư”, rồi trao cho quan phủ Thần Khê giải hai cha và hai cậu giúp lễ về kinh đô Thăng Long, ra mắt chúa Trịnh Sâm. Chính tại đây đă diễn ra hội đồng tứ giáo.

Có một quan lớn là chú của chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Mẹ của quan lớn, bà Thương Trâm, quê xứ Hải Dương, vốn có đạo. Nhiều lần bà khuyên con ṭng giáo. Quan lớn liền nảy ra sáng kiến triệu tập đại diện bốn tôn giáo để tŕnh bày về đạo của ḿnh. Quan nói: “Ḷng ta chuộng sự thật muốn biết đạo nào là đạo chính để thờ phượng”. Cuộc trao đổi kéo dài ba ngày, mỗi ngày một vấn đề về nguồn gốc con người, mục đích cuộc đời và đời sau của mỗi người. Cha Liêm và cha Gia đại diện cho đạo Thiên Chúa đă khéo léo tŕnh bày đến nỗi quan lớn phải trầm trồ khen ngợi. Nhưng v́ biết phủ chúa vẫn cấm đạo, nên quan vẫn ngần ngại chưa theo. (4)

Sau đó ít bữa, hai cha lại có cơ hội để nói về đạo với Thái Tôn, mẹ của chúa Trịnh Sâm. Bà v́ ṭ ṃ, đă cho vời các ngài vào. Không nói rơ nội dung buổi nói chuyện ra sao, nhưng cuối cùng Thái Tôn hỏi: “Nếu chỉ có đạo các thầy là đạo thật, th́ những người không theo đạo ấy, chết rồi đi đâu?”. Cha Liêm đáp: “Bẩm bà, sa hỏa ngục ạ” (5). Nghe thế, Thái Tôn Dương Hậu đùng đùng nổi giận, bà dùng uy tín ép con là Tĩnh Đô Vương phải xử tử cả hai vị linh mục. Do đó, ngày 4.11, Tĩnh Đô Vương lên án trảm quyết hai cha, hai cậu giúp lễ bị kết án lưu đày, đến khi nộp một trăm quan tiền chuộc, th́ được trả lại tự do.

Ngày 7.11 hai cha bị đem đi xử, dân chúng đi xem rất đông. Khi đoàn người dừng trước cửa hoàng cung, một viên quan đọc bản án. Theo phong tục thời đó, lúc này vua có thể ân xá cho tội nhân. Một viên quan khác lớn tiếng nói: “Hoa Lang Đạo đă bị nghiêm cấm, nhưng cho đến nay, chưa người dân Việt nào bị xử tử v́ đạo này (6) nên vua đại xá cho tên Liêm. Nghe thế cha Liêm vội lên tiếng thưa rằng:

“Cha Gia bị án trảm quyết v́ lẽ đó, th́ cũng phải lên án trảm quyết cho tôi v́ lẽ đó. Cha Gia là đạo trưởng, tôi cũng là đạo trưởng. Nếu luật nước không kết án tôi, th́ cũng không được kết án cha Gia. V́ tôi là công dân nước Việt, lẽ ra tôi phải giữ luật nước hơn ngài. Nhưng nếu giết cha Gia, c̣n tôi lại tha, án của nhà vua không công bằng. Yêu cầu tha th́ tha cả hai, giết th́ giết cả hai. Thế mới là án công b́nh”.

Những lời lẽ minh bạch của cha Liêm có thể là phát xuất từ t́nh nghĩa huynh đệ, không muốn xa ĺa người anh em, cũng có thể là lời xin tha cho linh mục bạn, v́ nhiều người chứng kiến cảm động và muốn cả hai được tha. Nhưng lời lẽ đó cũng có thể do ḷng ao ước muốn dâng hiến chính mạng sống ḿnh để làm chứng cho đạo thật.

Dầu sao th́ bản án vẫn không thay đổi. Hai vị anh hùng đức tin đă vui mừng đọc kinh Tin kính và hát kính Lạy Nữ Vương trên đường ra pháp trường Đông Mơ. Những nhát gươm định mệnh đă giúp hai vị hoàn tất sứ mệnh, chứng tá tuyệt hảo cho Đức Kitô. Thi hài các ngài được rước về an táng tại Trung Linh.

Ngày 20.5.1906 Đức Giáo Hoàng Piô X suy tôn các ngài lên bậc Chân Phước.

ĐTC GPII phong hiển thánh ngày 19/6/1988.

Thánh Vinh Sơn Phạm hiếu Liêm, nhiều trường học đă nhận ngài làm Bổn mạng, trong đó có trường Cao đẳng Juan de Letran ở Phi Luật Tân. Thánh nhân là ánh vinh quang của dân tộc Việt Nam ở hải ngoại.

(1): Imprimerie de la Mission, Tân Định 1959.

(2): Gioan Thi Công, Phêrô Thiêng, Gioan Huy, Bùi Đức Sinh, ḍng Đaminh TĐ Việt, q I, tr. 83.

(3): Hai thư đề ngày 17.6.1764 gởi bề trên tỉnh Pedro Yre và Đức cha Bernado Vetaria, tân giám mục địa phận Nueva Segovia.

(4): Cuốn “Hội Đồng Tứ Giáo” được lưu truyền ở Bắc Hà ghi rơ thời vua Cảnh Hưng và chúa Trịnh Sâm, xác định rơ có hai linh mục bị giam ở Thăng Long: một Tây và một bản quốc. Gispert (tr. 276-277) khẳng định đó là hai cha Gia và Liêm.

(5): Xin coi thêm trong chuyện cha Gia, tr. 255.

(6): Có lẽ viên quan không nhớ đến anh Phanxicô tử đạo khoảng 1630-1631 ở Bắc Hà. Xc Vơ long Tê, Lịch sử văn học CGVN Sàig̣n 1961, tr. 97.
 

Ngày 7 Tháng 11
Thánh Jacinto CASTANEDA GIA
Linh mục ḍng Đaminh
(1743 - 1773)
 

Từ Lời Kinh Tạ Ơn Của Bà Mẹ

Cuối năm 1773, tin tức linh mục Castaneda tử đạo đă về tới quê hương ngài ở Tây Ban Nha. Em trai thánh nhân là Clêmentê biết trước tiên, đă hết sức thận trọng báo tin cho mẫu thân. Bà sửng sốt hỏi: “Tại sao Jacinto của mẹ lại chết? Anh ấy chết bệnh hay bị giết?”. Clêmentê chợt nghĩ anh ḿnh thất lộc ở tuổi ba mươi, sợ mẹ buồn nên hỏi lại: “Vậy mẹ muốn anh ấy chết cách nào?” Bà đáp: “Mẹ mong v́ đức tin mà Jacinto con mẹ bị giết”. Clêmentê liền nói: “Thưa mẹ, chính v́ đức tin, người ta đă chém đầu anh ấy”. Ngay chiều hôm đó, bà mẹ đến nhà thờ ḍng Đaminh để cùng các tu sĩ hát lên lời kinh tạ ơn TE DEUM.

Dấn Thân và Gian Khổ

Jacinto Castaneda Gia sinh ngày 13.10.1743 tại Jativa, thuộc giáo phận Valencia, Tây Ban Nha. Cậu được trời phú cho một khuôn mặt xinh đẹp đặc biệt. Nhiều người so sánh cậu đẹp như thiên thần trong các tranh của nhà danh họa Tây Ban Nha Murille (1682). Hơn thế nữa, chàng thanh niên tuấn tú ấy lại có một tâm hồn cao quư, đă sớm quyết tâm dâng hiến cuộc đời phụng sự Thiên Chúa và truyền giảng Tin mừng cho thế giới. Để thực hiện lư tưởng cao cả đó, cậu đă gia nhập ḍng Đaminh tại tu viện Thánh Philiphê ở Valencia.

Ḷng nhiệt thành truyền giáo đă đưa thầy Jacinto đến Phi Luật Tân năm 1762. Sau khi thụ phong linh mục, cha t́nh nguyện đi loan báo Tin mừng ở Trung Hoa. Dầu Trung Hoa đang cơn cấm cách, cha đă đến nơi vào tháng 4.1766 cùng với cha Lavilla giảng đạo ở Phúc Kiến. Sau ba năm nhiệt thành phục vụ, ngày 18.7.1769 hai vị linh mục bị bắt giữ mười lăm ngày ở Phú An, rồi gần hai tháng với mười bốn cuộc thẩm vấn ở Phúc Kiến, cuối cùng các ngài bị trục xuất về Macao.

Không nản chí và cũng không chùn bước, tại Macao, gặp hai cha ḍng khác từ Manila tới để đi Việt Nam, cha Castaneda và Lavilla liền xin bề trên cho phép đồng hành sang Việt Nam. Sau đó, bốn vị cùng đáp tàu đến Bắc Việt ngày 23.2.1770. Cha Gia ở lại Trung Linh học tiếng và phong tục Việt trong hai tháng, rồi được cử đi truyền giáo ở khu Lai Ổn, Kẻ Diền, phủ Thái Ninh. Cha tự thuật như sau: “Hiện nay tôi đảm nhiệm một khu vự thật lớn, phụ trách hơn sáu mươi nhà thờ với sự cộng tác của hai linh mục bản xứ. Quả thật, tôi không đủ sức cáng đáng hết những việc phải làm”.

V́ sáu mươi làng có đạo mà cha Gia phụ trách ở rải rác cách xa nhau, nên cha phải liên tục di chuyển hết làng này đến làng khác, và chẳng bao lâu, sức khỏe cha giảm sút mau lẹ. Dù vậy, cha vẫn cố gắng đến thăm từng họ đạo. Giáo hữu rất yêu mến cha, nhưng lương dân cố lập mưu bắt cha để được tiền chuộc hoặc tiền thưởng. Do đó nhiều lần cha phải đổi chỗ để thoát khỏi những cặp mắt đang ŕnh rập.

Ba năm truyền giáo đă trôi qua. Ngày 12.7.1773, sau khi ban bí tích cho một bệnh nhân ở Lai Ổn, cha Gia và thầy Tân đi về Kẻ Diền th́ lọt vào ṿng vây của quan phủ Thần Khê. Để đánh lạc hướng, thầy Tân nhanh trí chèo thuyền qua bên kia sông Luộc, rồi lập tức quay lại cùng cha trốn vào ở làng Gia Đạo. Không ngờ, người gia chủ đi báo với quan để lănh thưởng nên cả hai đều bị bắt.

Qua trung gian chánh tổng Xích Bích, quan đ̣i ba ngàn quan tiền chuộc. Cha đáp: “Quan muốn tha th́ tha chứ tôi không có tiền chuộc. Tôi sẵn sàng chịu mọi gian khổ kể cả cái chết”. Sau nhiều ngày hành hạ cha đủ cách, quan phủ không c̣n hy vọng đ̣i tiền chuộc nữa, mới cho giải nộp lên quan trấn thủ Sơn Nam ở Phố Hiến (Hưng Yên), và cha Gia bị tống giam vào ngục.

Giữa tháng 10.1773, cha hân hoan gặp một tù nhân mới, linh mục Vinh Sơn Liêm bị bắt ngày 2.10 tại Lương Đông, cũng bị chánh tổng Xích Bích giam giữ mười hai ngày trước khi giải lên đây. Thật là niềm vui lớn, hai anh em cùng ḍng từ nay sẽ đồng hành với nhau trong ngục tù cũng như trong vinh quang tử đạo. Ngày 20.10, quan trấn truyền đóng gông hai cha có ghi chữ “Hoa Lang Đạo Sư” (1), rồi trao cho quan phủ Than Khê áp giải lên Thăng Long.

Suy Tôn Thánh Giá Trong Phủ Chúa

Tại kinh thành Thăng Long, hai linh mục ḍng thuyết giáo có nhiều cơ hội trao đổi về giáo lư với các quan. Cuộc tranh luận nổi tiếng nhất được mệnh danh là “Hội Đồng Tứ Giáo” giữa đại diện bốn tôn giáo: Khổng giáo, Lăo giáo, Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Ba đề tài được đưa ra: Người ta bởi đâu mà có? Sống ở đời này để làm ǵ? Và chết rồi đi về đâu? Cha Gia với kinh nghiệm giảng đạo ở Phúc Kiến, đă thành thạo trưng dẫn những điển tích, châm ngôn của Trung Hoa, khiến viên quan tổ chức, chú của chúa Trịnh Sâm, phải hết sức khâm phục.

Chính Tĩnh đô Vương Trịnh Sâm cũng thích hỏi hai cha nhiều chi tiết về đạo. Một hôm, ông yêu cầu cha Gia cử hành vài nghi lễ cho các quan xem, cha liền mặc áo lễ, cắt nghĩa lễ phục và tŕnh bày giáo lư cho các quan. Sau đó, cha đặt tượng Thánh giá trước ngai Tĩnh đô Vương, quỳ xuống hôn kính sốt sắng và đọc bằng tiếng Việt các kinh Ăn năn tội, kinh Tin kính, kinh Lạy Cha. Tiếp đó cha nâng cao ảnh Đức Mẹ và đọc kinh Lạy Nữ Vương. Cử chỉ và lời kinh của cha gây nhiều xúc động cho những người hiện diện. Nhưng số phận của cha đă được định đoạt trong chiếu chỉ của phủ chúa rồi. Có điều bản án đến sớm hơn v́ bà mẹ của chúa Trịnh Sâm.

Khi Bà Thái Tôn Nổi Giận

Nguyên do bà mẹ của Tĩnh đô Vương rất sùng đạo Phật. Khi nghe tin có hai linh mục trẻ tuổi, thông thái, lại điển trai và ăn nói văn hoa, liền yêu cầu được gặp mặt và nói chuyện. Thế là hai vị được dẫn đến ra mắt Thái Tôn. Rồi một hồi trao đổi thân mật, bỗng nhiên bà hỏi: “Nếu như các thầy nói chỉ có đạo các thầy là đạo thật, vậy những người không theo đạo, chết rồi đi đâu?”. Cha Liêm điềm nhiên trả lời: “Bẩm bà, sa hỏa ngục ạ” (2). Câu trả lời của vị linh mục làm Thái Tôn nổi giận, không thèm nghe giải thích thêm, đ̣i xử tử hai ông đạo sư ngay lập tức. Từ đó, hai cha bị cách ly, không cho gặp ai nữa. Ngày 4.11.1773, sau một buổi nghị án, chúa Trịnh Lâm tuyên án trảm quyết cả hai vị.

Ngày 7.11.1773, quan quân điệu hai vị tông đồ đến pháp trường Đồng Mơ thi hành bản án. Trên đường, hai vị cùng thầm thĩ cầu nguyện xin Chúa thứ tha mọi lỗi lầm, đọc kinh Tin kính và hát Salve Regina (kinh Lạy Nữ Vương). Hai vị chứng nhân Chúa Kitô cùng được lănh triều thiên tử đạo. Cha Jacinto Gia khi ấy mới ba mươi tuổi, với sáu năm truyền giáo ở Trung Hoa và Việt Nam. Nhưng máu ngài đổ ra đă vun tưới cho bao hạt giống Tin mừng âm thầm trổ bông.

Thi hài hai vị tử đạo được an táng trọng thể ở nhà thờ Trung Linh. Ngày 13.11.1775, trong diễn văn trước Hồng Y đoàn, Đức Giáo Hoàng Piô VI đă nhắc đến chiến thắng vinh quang của hai vị.

Ngày 20.5.1906, Đức Giáo Hoàng Piô X đă suy tôn hai chứng nhân anh hùng lên bậc Chân Phước.

ĐTC GPII phong hiển thánh ngày 19/6/1988.

(1): Thời này người ta gọi các linh mục là đạo sư, thầy đạo.

(2): Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ. Đó là chân lư Giáo hội vẫn khẳng định. Nhưng Giáo hội vẫn tin rằng: có thể có người chưa rửa tội mà sống ngay lành, th́ dù họ không ngờ, họ đang ở trong Giáo hội (Xc. HCGH, số 16).
 

Hiếu Trung, OP