Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
Trong Lễ Phục Sinh, chúng ta cùng nhau chung tiếng trong câu "họa" của
Bài Đáp Ca như sau:
"Ðây là ngày Chúa đã lập ra, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày
đó"
Đúng thế, Chúa Kitô là "ánh sáng đã chiếu soi trong tăm tối, thứ tăm
tối không thể át được ánh sáng" (Gioan 1:5).
Do đó, bằng cuộc Vượt Qua của mình, Người đã xua tan tối tăm chết chóc
về cả luân lý (tội lỗi) lẫn thể lý (hồn lìa xác).
Vì thế Giáo Hội đã thật chí lý khi vang lên trong Bài Thánh Thi cho
Phụng Vụ Giờ Kinh Sáng, như Thứ Hai Tuần V Mùa Chay hôm nay:
Lạy Đức Ki-tô, mặt trời công chính,
Chúa thật là Ngày
Mới đã lên ngôi !
Gần đây
chúng ta đã thấy có 2 tin về hiện tượng "mặt trời đôi", một ở Hà Nội và
một ở Quảng Ngãi:
Theo khoa học về vũ trụ này thì trong thái dương hệ (solar
system) chỉ có một mặt trời,
tâm điểm của các hành tinh thuộc thái dương hệ này, trong đó có hành
tinh trái đất của nhân loại chúng ta,
một trái đất theo định luật thiên văn tự nhiên phải xoay chuyển chung
quanh mặt trời, hết một vòng là 1 năm 365 ngày.
Bởi
vậy, theo bé
tĩnh thì hiện tượng "mặt trời đôi" đây chỉ là hiện tượng phản ảnh mặt
trời ở trên không trung mà thôi,
hình tượng mặt trời thứ hai là phản ảnh mặt trời chính, gây ra bởi những
sự kiện mây trời và không khí sao đó vào lúc mặt trời lên,
như chính mắt bé tĩnh khi ngắm mặt trời lên hôm 13/12/2023 ở Đảo Maui
trên đỉnh
Haleakana
National Park cao hơn 3 cây số (10,023 feet = 3.055
mét)...
đã nhìn thấy mặt trời chính từ từ hiện lên ở chân trời và ở bên dưới mặt
trời chính này có một hình thù phản ảnh mặt trời chính tuy không hoàn toàn
giống,
nhưng nếu nhìn từ dưới lên, như ở Hà Nội hay Quảng Ngãi thì hình thù
phản ảnh mặt trời chính lại giống như mặt trời chính, thành "mặt trời đôi"
hay "hai mặt trời",
và trong 2 bản tin về "mặt trời đôi" hay "hai mặt trời" này thì 2 mặt trời
được nhìn thấy một trên một dưới, chứ không ngang nhau, nên mặt trời dưới
phản ảnh mặt trời trên thôi.
Bé tĩnh cũng đã cố gắng quay video, dù đang ngây ngất với cảnh mặt trời
lên chưa từng thấy mà lần đầu tiên mới được thấy, nhưng mấy đoạn video
clips đều bị hỏng,
cũng may, người con trai của bé tĩnh là cháu Cao Bùi Minh-Kha (Michael),
đã thâu lại được, thật là may mắn và hiếm quí, kẻo bị mất đi những giây
phút tuyệt vời này,
xin được chia sẻ với Cộng đồng Dân Chúa trong Mùa Chay 2024 đang tiến
gần đến Tam Nhật Vượt Qua và Đêm Thánh Phục Sinh, ở hai đường links kết
nối sau đây:
"Ngài phá
tan đêm tối phủ lòng người,
Cho đức hạnh lại
chói ngời kiều diễm."
(cùng Bài Thánh Thi của Phụng Vụ Giờ Kinh Sáng Thứ Hai Tuần V Mùa Chay hôm
nay)
"Ngày của
Chúa chính là hôm nay vậy,
Cảnh thiên nhiên
như sống lại huy hoàng.
Vui ca lên, nào
phấn khởi hân hoan,
Ngày hoà giải,
ôi ngày bao hạnh phúc !"
(cùng Bài Thánh Thi của Phụng Vụ Giờ Kinh Sáng Thứ Hai Tuần V Mùa
Chay hôm nay)
Trong toàn thể tạo vật nói chung và loài người nói riêng, chỉ
có duy Mẹ Maria là "đầy ân phúc" (Luca 1:28), danh
xưng chính yếu của Mẹ,
một thực trạng "đầy ân phúc" được Thánh Kinh cả Cựu Ước lẫn
Tân Ước đã diễn tả liên quan đến Mặt Trời Công Chính là Chúa Kitô như
sau:
"Kìa bà nào đang tiến lên như
rạng động, đẹp như mặt trăng, rực
rõ như mặt trời" (Diễm Tình Ca 6:10);
"Một điềm lạ xuất hiện trên
không trung, một người nữ mặc áo
mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên 12 sao"
(Khải Huyền 12:1).
Xin Người Nữ "mặc áo mặt trời" và "rực rỡ như mặt trời", và cùng với Mặt
Trời Công Chính là Chúa Kitô đã trở thành như mặt trời đôi,
một mặt trời phụ phản ảnh mặt trời chính hơn bao giờ hết ở trong chính
cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô và với Chúa Kitô, như Người Nữ Đồng
Công Cứu Chuộc,
Đấng hiện ra lần 6 ở Fatima ngày 13/10/1917 đã làm cho mặt trời xoay múa
tung tỏa ánh sáng muôn mầu ân sủng xuống những ai "đứng
thẳng và ngước đầu lên" (Luca 21:28),
chuyển cầu cho "những linh hồn cần đến LTXC hơn" (Fatima
13/7/1917) trong thời điểm thương xót của một "thế giới ngày nay
cần đến LTXC biết bao" (ĐTC GP II 17/8/2002).
bé tĩnh