1) MỘT CON NGƯỜI ẤU NHI

 

Thời kỳ ấu nhi của con người bắt đầu kể từ khi con người được sinh vào đời, cho tới khi họ bắt đầu nhận ra phái tính của ḿnh. Thời kỳ này thường kéo dài trong khoảng sáu năm đầu của cuộc sống làm người, nghiă là từ lúc con người chưa được

tuổi nào cho tới khi họ được 6 tuổi. V́ thế, những con người đă lớn tồng ngồng, mà vẫn không biết xấu hổ khi phơi bầy cái của quí của ḿnh trước mặt thiên hạ, kể như, theo tuổi tâm lư, họ vẫn thuộc về thời kỳ trẻ con này.

Thời kỳ ấu nhi này là giai đoạn phát triển những năng khiếu tự nhiên về thể lư và ngoại quan của con người, những năng khiếu này không cần phải được huấn luyện một cách lâu dài và công phu như những tài năng tập thành, mới có thể sinh hoạt được như một con người b́nh thường.Chẳng hạn:-Năng khiếu cử động thân ḿnh để có thể tạo nên những động tác cần thiết, như ngồi, ḅ, đứng, đi, chạy, nắm, ném, đỡ, v.v., và tự di chuyển một ḿnh đến những chỗ quen thuộc.

-Năng khiếu nhận thức, đặc biệt bằng thị giác và thính giác, khi được cha mẹ chỉ dẫn bằng lời nói hoặc bằng việc làm, để có thể tự hành động một cách thích đáng.

-Năng khiếu tự động phát biểu bằng ngôn ngữ những tư tưởng, cảm nghĩ, nhận xét, nhu cầu hay kư ức của ḿnh khi cần thiết hay theo ư thích của ḿnh.

-Năng khiếu tự sinh hoạt để có thể làm lấy những việc cần thiết cho bản thân, như ăn uống, đi vệ sinh, mặc quần áo v.v. mà không cần cha mẹ nhắc bảo hay giúp đỡ.Vào giai đoạn phát triển đầu tiên này, lư trí của con người c̣n là một mầm mống non nớt, đang chờ thời điểm và hoàn cảnh thuận lợi để có thể dần dần phát triển thành những hiểu biết cần thiết cho những hành động hữu lư sau này. Bởi thế, con người ấu nhi bấy giờ sẽ không thể nào thoát khỏi những phản ứng tự nhiên hoàn toàn vô tư theo bản năng của một con người chưa đủ lư trí và chưa có ư chí. Thấy cái ǵ hay là chiều theo ngay, là đ̣i cho bằng được, bất kể v́ cần hay thích, có lợi hay hại, tốt hay xấu, hợp với ḿnh hay không. Ngược lại, gặp cái ǵ khó chịu cho thân xác hay trái với ư thích của ḿnh, là phản ứng liền, bất kể lợi hại ra sao, chẳng hạn như việc uống thuốc.

Những phản ứng theo bản năng của con người c̣n đang ở trong thời kỳ ấu nhi này, đă nói lên khả năng trực giác của họ, một khả năng chỉ cảm nhận mọi sự vật chung quanh theo bề ngoài của chúng, nhất là đối với những sự vật có h́nh thể thấy được bằng mắt, có âm thanh nghe được bằng tai, có chất vị nếm được bằng lưỡi, có mùi vị ngửi được bằng mũi, và có nồng độ cảm được bằng da.Thế rồi, nhờ các loại chất liệu cụ thể này, như một loại thực phẩm c̣n tính cách hữu cơ sống sượng, do ngoại cảnh cung cấp và được tiếp thụ bởi trực giác, dần dần, qua tiến tŕnh tiêu hóa của tâm trí, tri thức của con người

được thành h́nh để trở nên như huyết mạch tuần hoàn cho sự sống và mức độ tăng trưởng của toàn thân. Ngoài ra, cũng nhờ khả năng trực giác này, việc sinh động căn bản của con người mới được hoàn toàn phát triển một cách xứng hợp theo tuổi đời của ḿnh. Nhất là, từ khả năng trực giác vô tư này mà con người ấu nhi có thể và dễ dàng bắt chước những lời nói, việc làm, cử chỉ, điệu bộ mà chúng thấy được nơi cha mẹ, anh em, bạn bè, truyền h́nh v.v., không phân biệt những điều bắt chước đó đúng hay sai, tốt hay xấu, lợi hay hại, chỉ cần hợp với thị hiếu của ḿnh là theo, thế thôi.Ngoài ra, cũng v́ t́nh trạng c̣n non nớt và lệ thuộc hầu như tất cả vào cha mẹ là những người dưỡng dục cả thể xác lẫn tâm thần của chúng như thế, những con người thuộc về thời kỳ ấu nhi này thường tỏ ra hai khuynh hướng h́nh như tương phản nhau. Đó là khuynh hướng ỷ nại và khuynh hướng tự lập. Khuynh hướng tự lập nơi con người ấu nhi được tỏ ra ở chỗ, một khi chúng đă biết làm một việc ǵ rồi, chúng thích tự ḿnh làm việc ấy, làm đúng cách và đúng lúc như đă được chỉ bảo, khó ai có thể thay đổi được nữa. Thế nhưng, ngược lại, nơi chúng cũng c̣n có khuynh hướng ỷ nại nữa, ở chỗ, dù chúng biết cách làm và lúc phải làm điều này điều kia như khả năng của chúng có thể làm được một cách tự lập, chúng cũng tự động bỏ một cách ngang xương không làm nữa, chỉ v́ không thích nữa, thế thôi. Bấy giờ, nếu muốn chúng chịu khó làm phận sự của chúng, một là phải dỗ dành chúng, hai là phải dọa dẫm chúng đủ điều. Thế nhưng, đối với những cha mẹ mà chúng trực giác biết rằng không bao giờ dám làm trái ư chúng, v́ sợ nước mắt hoặc tiếng la hét của chúng, chúng sẽ càng ỷ nại hơn nữa, cho đến khi các ngài phải làm thay cho chúng mới thôi.

Thêm vào đó, con người ấu nhi c̣n có một khuynh hướng đặc biệt khác, đó là khuynh hướng tham lam. Chúng tham lam ở chỗ, hễ thích cái ǵ, như đồ chơi, đồ ăn, đồ dùng v.v., th́ t́m cách chiếm đoạt cho bằng được, dù bất cứ là của ai, ở đâu, lúc nào; và một khi đă có được hay chiếm được những cái ḿnh thích, không ai có thể được đụng hay đụng được đến những

của đó, trừ khi chúng cho phép hay được đổi chác một cách tương xứng, giống như trường hợp thằng bờm có cái quạt mo, phú ông xin đổi nắm xôi, bờm cười.

Ở trong lứa tuổi ấu nhi này, nếu con người không v́ một lư do nào đó, trong khi được cưu mang, đang khi sinh hoặc sau khi sinh, bị những hư hại nơi năo óc hay trục trặc nơi trí thông minh, những năng khiếu tự nhiên về thể lư và ngoại quan sẽ phát triển một cách b́nh thường. C̣n những phản ứng sinh hoạt theo bản năng và khả năng sinh hoạt theo trực giác của chúng, một khi tiến sang thời kỳ thiếu nhi, công lực và hiệu lực của chúng tự nhiên sẽ bị giảm đi trước những lănh tụ mới ở mỗi thời kỳ phát triển sau đó. Thế nhưng, đối với khuynh hướng ỷ nại và tham lam thuộc về nhân cách của con người ấu nhi, nếu không hạ thủ hoặc chế ngự hay lợi dụng chúng ngay khi chúng vừa xuất đầu lộ diện, chúng sẽ trở thành những mầm mống độc hại khôn lường, rất nguy hiểm đến tiến tŕnh phát triển của con người và đến chính nhân phẩm cao quí của họ, một khi chúng được nhập bọn với các đầu lănh c̣n ngổ ngáo hơn chúng nữa ở những thời kỳ sau này, mà thời kỳ tiếp theo là thời kỳ thiếu nhi.