10- CHỈ
BẢO
CHỈ BẢO,
Bao gồm hai
việc, đó là, Chỉ Dậy và Bảo Ban.
Chỉ Dậy:
Là hướng
dẫn thụ giáo nhân để chúng có thể nhận thức
một cách khôn ngoan và chính xác những ǵ cần thiết hay
quan yếu cho việc sống động, tồn tại
và phát triển theo khả năng và thân phận làm người
của chúng, như một phần tử của toàn
khối
xă hội có liên
hệ với nhau trong việc xây dựng công ích.Do đó, đối
tượng của nhận thức mà thụ giáo nhân
cần có bao gồm mọi lănh vực liên quan đến vũ
trụ quan cũng như nhân sinh quan, chẳng hạn,
về sự vật, như bản thân, tha nhân, thiên nhiên, đồ
vật; về sự việc xẩy ra nơi nhân gian, thời
gian và không gian; về sự kiện tâm lư của con người
và lịch sử của thế giới; về thực
tại tự nhiên và siêu nhiên, hữu h́nh và vô h́nh; về
sinh hoạt văn hóa, chính trị, kinh tế, tôn giáo, xă hội;
về nhân sinh, như quyền lợi, nghĩa vụ,
luật lệ, tục lệ; về luân lư, như tội lỗi,
công bằng, yêu thương; về phẩm tính, như
bản chất, giá trị,
tác dụng; về
hoạt động, như nguyên tắc, điều
kiện, cách thức, nguyên nhân, mục đích, đối tượng.
Bảo Ban:
Là huấn lệnh
hay mệnh lệnh được chỉ giáo nhân ban ra để
bảo thụ giáo nhân phải thi hành một điều ǵ
thiết yếu đối với chúng, hiện tại cũng
như tương lai, tiêu cực cũng như tích
cực.Chẳng hạn, về mặt tiêu cực, phải
tránh làm điều dữ, trái với
luân thường và đạo
lư, như cướp của, giết người, hà
hiếp người khác, hay nên tránh những điều
bất lợi, không hợp t́nh, hợp cảnh, như
bắt cá hai tay, ôm lắm rặm bụng, dục tốc
bất đạt, cả giận mất khôn v.v.; về
mặt tích cực, phải làm (theo trách vụ), cần làm
(theo nhu cầu), nên làm (theo thân phận) điều lành, hợp
với lương tri và đạo nghĩa, như một
nhịn chín lành, lá lành đùm lá rách, liệu lời mà nói cho
vừa ḷng nhau, có công mài sắt có ngày nên kim, uống nước
nhớ kẻ trồng cây, cái
khó bó cái khôn, yêu nhau
trăm sự chẳng nề, ăn trông nồi, ngồi trông
hướng v.v.Thế nhưng,Mục đích và mục tiêu
của công
việc giáo dục
thụ giáo nhân không phải là chỉ làm sao coi sóc thụ
giáo nhân cho đến khi chúng có thể sống một cách
tự lập, mà c̣n phải làm sao chỉ bảo thụ
giáo nhân ư thức được bản thân có tính cách tâm
linh và cuộc đời ở trong xă hội của ḿnh.
Nhất là, về bản thân có tính cách tâm linh của chúng,
(v́ mọi sự đều được phát xuất và
khởi sự từ chỗ này), để chúng có thể
tự chọn và định đoạt một cách chính đáng;
có thể tự hiến thân, dấn thân và xả thân,
nếu cần, v́ công ích, v́ đại cuộc, v́ đại
nghĩa; có thể tự giác khi lầm lỗi, tự
lực khi hoạt động, tự do khi tranh đấu,
tự chủ khi gian khổ v.v.
Bởi thế,
Việc chỉ
dậy (có tính cách khách quan) và bảo ban (có tính cách chủ
quan) của chỉ giáo nhân cần phải được
áp dụng và thực hiện làm sao để thụ giáo
nhân:
Về mặt tiêu
cực,
-Khỏi bị
lầm lẫn đối với những bậc thang gía trị,
hay lệch lạc khi phải phán đoán để chọn
lựa những điều chân thiện mỹ.
-Khỏi bị
những ấn tượng không tốt hay những ác
cảm về các nhân vật, sự vật, đồ
vật hay sự việc do chỉ giáo nhân nhồi cho theo tư
kiến của các ngài, mà thật ra, trên thực tế không
có như vậy.
-Khỏi bị
những bối rối và thắc mắc mà chỉ t́m được
giải quyết và giải tỏa nơi sự phán đoán
và cố vấn đáng tin cậy duy nhất nơi một
ḿnh chỉ giáo nhân thôi.
-Khỏi bị
những phán đoán chủ quan và tự hào về những
ǵ ḿnh nghĩ, nói hay làm, v́ cậy dựa vào thế giá
dậy bảo của chỉ giáo nhân của ḿnh.
-Khỏi bị do
dự và lưỡng lự khi cần chọn lựa và
quyết định về một vấn đề nào đó
phải tránh, phải làm, phải chịu, v́ không
biết hay chưa
biết rơ ư của chỉ giáo nhân của ḿnh ra sao.
-Khỏi bị lâm
vào t́nh trạng ba phải, thiếu chủ trương, chủ
hướng, chủ định, chủ tâm, sao cũng được,
cái ǵ cũng được, bảo
sao làm vậy,
bảo ǵ làm nấy, như sợ trách nhiệm, sợ trừng
phạt, nếu lầm lỡ hay khiếm khuyết.Về
mặt tích cực, ngược lại, thụ giáo nhân
sẽ biết:
-Khách quan trong
nhận thức;
-Cởi mở trong
tâm tưởng;
-Học hỏi để
cầu tiến;
-Chính xác khi phán đoán;
-Hữu lư khi suy
luận;
-Sáng suốt khi chọn
lựa;
-Khôn ngoan khi quyết
định;
-Hoàn mỹ khi
thực hiện
Tuy nhiên,
Việc chỉ
dậy và bảo ban của chỉ giáo nhân sẽ có thể
tránh khỏi những hiện tượng, những
triệu chứng tiêu cực, trái lại, đạt được
những tính cách tích cực như trên, nếu chỉ giáo
nhân lưu ư đến những điều sau đây:
* Về việc chỉ
dậy,
-Thứ nhất, chỉ
dậy cho thụ giáo nhân những điều cần
thiết mà thích đáng với thân phận và bổn
phận của chúng, và, nhất là, chỉ dậy chúng một
cách thích hợp với tâm trạng và tŕnh độ
hiểu biết của chúng, để chúng có thể thụ
giáo một cách dễdàng và kết qủa.
-Thứ hai, chỉ
dậy cho chúng một cách cụ thể và thực tế
bao nhiêu có thể, về những tư tưởng trừu
tượng và những lư lẽ khó
hiểu, nếu có và
nếu cần, để chúng thấy được ngay
trước mắt ư nghĩa và công dụng của
những ǵ được học hiểu mà đem ra
thực hành, một
khi những điều đó có liên quan ít nhiều đối
với chúng.
-Thứ ba, chỉ
dậy cho thụ giáo nhân biết những vấn đề
mà chúng cần học hỏi, về vũ trụ quan, nhân
sinh quan, nhất là tâm linh quan, có liên hệ và tương
quan với nhau như thế nào, theo bản chất và giá trị
của mỗi vấn đề, để chúng có một
cái nh́n
tổng quát và sâu
sắc hơn, là điều rất cần thiết cho chúng
để có thể phán đoán xác thực và xác đáng.
-Thứ bốn, chỉ
dậy cho chúng những điểm chính yếu và hệ trọng
nhất trong một vấn đề, nhất là những
vấn đề liên quan đến đời sống tâm
linh và luân lư của chúng, nếu cần, không ngại
lập đi lập lại, để in sâu vào tâm năo của
chúng và để chúng thấy tầm quan trọng của
vấn đề không thể nào bỏ qua một cách
dễ dàng, nếu chưa thấu triệt hay đạt được
nó.
-Thứ năm, chỉ
dậy cho thụ giáo nhân một cách có phương pháp, khi
tự ḿnh đem vấn đề ra dậy chúng hay
phải trả lời những vấn nạn của chúng,
hoặc phải giải quyết những khó khăn cho chúng,
làm sao cho chúng lĩnh hội được những ǵ mà chúng
cần biết, muốn biết để hiểu hay để
làm một cách nhanh chóng và trọn vẹn.
-Thứ sáu, chỉ
dậy cho chúng một cách cởi mở, bằng những gợi
ư, những hướng dẫn mở đầu, những
câu hỏi đào sâu, để
chúng tự động
nghĩ ra, nhờ đó, chúng càng hào hứng trong việc t́m
hiểu và càng nhớ kỹ, nhớ lâu.
-Thứ bảy, chỉ
dậy cho thụ giáo nhân c̣n hệ tại ở chỗ, gợi
lên cho chúng những sáng kiến, và tỏ ra biết lắng
nghe chúng phát biểu, nếu được, tôn trọng
những ư kiến hay sáng kiến của chúng, ít nhất,
bằng việc nhẫn nại phân tích những sự lợi
hại, tốt xấu, đúng sai, thuận nghịch một
cách thực tế cho chúng nghe.
-Thứ tám, chỉ
dậy cho thụ giáo nhân những ǵ chỉ giáo nhân đă
thật nắm vững, thấu triệt, thông suốt mà thôi,
chứ không phải những ǵ c̣n lơ mơ, không rơ, không
chắc (v́ sợ rằng bị chúng coi thường ḿnh,
hay để tỏ ra cái ǵ bố mẹ cũng biết hơn
con cái), như thế, chỉ làm hại chúng và hại ḿnh
mà thôi, v́ chúng sẽ lầm lẫn trong hiểu biết,
bằng không, khi khám phá ra sự thông thái của cha mẹ ḿnh,
chúng sẽ bớt tin tưởng và kính trọng các ngài đi.
-Thứ chín, chỉ
dậy cho thụ giáo nhân những ǵ mà chúng cần biết
song chưa đến lúc của nó, dù tự nó không xấu đi
nữa, chẳng hạn, vấn đề t́nh dục, để
tránh những kích thích hay lạm dụng có thể xẩy ra
đối với tâm trí c̣n non dại lại đầy ṭ
ṃ của chúng. Nếu cần, hăy dùng những cách thức
khéo léo và h́nh thức tốt đẹp để tỏ cho
chúng biết, nhất là nhấn mạnh đến ư nghĩa,
gía trị, và mục đích của vấn đề, hơn
là chỉ nhấn mạnh đến tác động của
vấn đề.
-Thứ mười,
chỉ dậy cho thụ giáo nhân bằng cách thường
xuyên hay mỗi khi gặp những dịp thực tế
thích hợp, đặt ra những vấn đề hay
vấn nạn thật thiết thực đối với
chúng để giúp chúng quen suy tư và tập phán đoán cho
nhằm, hầu có thể học khôn mà giải quyết
trong những trường hợp, nếu có, hay tương
tự, của ḿnh sau này.
-Thứ mười
một, chỉ dậy cho thụ giáo nhân mà đừng sợ
tốn kém, đừng qúa tiếc một chút vật
chất mà để lỡ cơ hội có thể làm cho chúng
phát triển nhanh hơn, nhiều hơn về trí thức của
chúng. Chẳng hạn, nếu có thể, hăy sắm đủ
những phương tiện học hành cho chúng, như sách
vở, phim ảnh, hay cho phép chúng tham dự những lớp
huấn luyện đặc biệt về tài nghệ mà chúng
có sở trường và ham thích, hoặc chính ḿnh dẫn chúng
đi chơi đây đó để vừa giải trí vừa
học hỏi thêm v.v.
-Thứ mười
hai, chỉ dậy cho thụ giáo nhân để chúng thấu
hiểu hơn là chỉ nhớ suông. Tuy nhiên, nếu
cần nhớ, chỉ bắt chúng nhớ những điều
thật quan trọng sau khi đă t́m cách dễ nhớ
nhất cho chúng khỏi quên.
-Thứ mười
ba, chỉ dậy cho thụ giáo nhân c̣n cần phải chú trọng
đến việc khảo hạch hay kiểm điểm
lại những điều mà chúng cần hoặc phải
thi hành và thực hành, để chúng thấy được
tầm quan trọng của những điều chỉ
dậy đó và thấy được cha mẹ luôn luôn chú
ư đến con người của chúng, nhờ đó, chúng
cảm thấy cần phải chịu khó tiến thân hơn.
* Về việc
bảo ban,
-Thứ nhất, hăy
bảo thụ giáo nhân làm những ǵ vừa với khả
năng của chúng, đừng qúa đặt tham vọng
hay cao vọng nơi chúng, đến nỗi, làm cho chúng
cảm thấy bị dồn ép, bị đè nén như một
gánh nặng của tuổi trẻ, mà hậu qủa sẽ
là đứt gánh, là chán nản, là mặc cảm, là lo sợ
khi thất bại trong nỗ lực của chúng.
-Thư hai, hăy
tạo nên những hoàn cảnh thuận lợi, cung cấp
đầy đủ những phương tiện cần
thiết, sắp xếp những cơ hội dễ dàng để
thụ giáo nhân có thể thực thi và thực hành được
những huấn lệnh hay mệnh lệnh của chỉ
giáo nhân, mà không c̣n đổ thừa lung tung khi không muốn
chịu khó. Chẳng hạn, bảo một đứa nhỏ
không được xả rác, mà không chỉ cho chúng chỗ
để vứt rác
hay không có chỗ để chúng vứt rác, th́ thật oan uổng
cho chúng nếu chúng bị sửa phạt v́ tội không chịu
nghe lời của chúng.
-Thứ ba, hăy làm gương
về những điều đem ra giáo huấn thụ giáo
nhân. Không thể có cái cảnh cứ luôn luôn lục đục
với nhau giữa hai vợ chồng trước mặt
con cái, lại bắt chúng phải thương yêu, thông
cảm, nhường nhịn và tha thứ cho nhau được.
-Thứ bốn, hăy
lựa tâm trạng của thụ giáo nhân mà bảo ban chúng
cho dễ đạt được như ư chỉ giáo
nhân, hơn là bất chấp chúng ra sao, kể cả lúc chúng
đang khó chịu nhất, về thể lư cũng như
tâm lư, bắt chúng phải làm điều này điều kia,
nhất là, những điều ấy lại là những điều
chúng vốn không thích, trong khi những điều bắt chúng
làm ấy chưa đến nỗi khẩn thiết
lắm.
-Thứ năm, hăy
nhấn mạnh và đề cao những điều tích
cực hơn tiêu cực. Thay v́ cứ cấm đoán để
ngăn ngừa chúng khỏi thế này thế kia, hăy cho phép
chúng làm điều đó theo như chúng cần, chúng thích,
nhưng ở trong một giới hạn và phạm vi nào thôi,
miễn là điều đó, tự nó, không xấu đối
với chúng và hại cho chúng hay cho người khác là đủ.
Chẳng hạn, thay v́ cấm chúng không được nói
ngoại ngữ ở trong gia đ́nh với nhau, nếu
cần, hăy cứ cho phép chúng nói, tuy nhiên, hễ muốn nói,
phải kéo nhau vô pḥng riêng mà nói, hay chỉ được nói
vào sau bữa ăn tối mà thôi v.v. Cả việc đi
nhẩy đầm cũng vậy,
nếu biết
rằng có cấm chúng cũng không được, chi
bằng hăy cho phép chúng đi, song phải đi với ai, đi
đến quán nào thôi, đi đến giờ nào về
v.v.
-Thứ sáu, hăy bù đắp
hay thay thế cho chúng những thiệt hại mà chúng chịu
khi phải hy sinh làm theo những huấn lệnh hay
mệnh lệnh của chỉ giáo nhân. Chẳng hạn,
muốn lấy lại con dao mà chúng bất ngờ đang
cầm chơi thật là nguy hiểm, th́, thay v́ vội vàng
giật lấy từ trong tay của chúng, một động
tác có thể gây nguy hiểm cho cả ḿnh lẫn chúng,
nếu c̣n kịp, hăy t́m
một vật ǵ mà
chúng vốn thích, như kẹo bánh hay đồ chơi, đưa
cho chúng để trao đổi con dao với chúng.
-Thứ bảy, hăy
cho thụ giáo nhân đă biết sử dụng trí khôn
hiểu rơ lư do tại sao và mục đích để làm ǵ
khi bảo chúng phải, cần, nên làm điều này,
giữ điều kia, chịu điều nọ v.v.,
nếu cần, giải quyết cho chúng những vấn
nạn, thắc mắc và đề nghị để chúng
thụ lư, thông cảm, và thi hành một cách tự
nguyện.
-Thứ tám, hăy tránh dọa
nạt thụ giáo nhân bao nhiêu có thể, song vẫn phải
cho chúng biết một cách khách quan những hậu qủa
mà chúng đáng phải chịu, nếu chúng cứ làm theo ư
riêng của chúng hay không chịu làm theo ư của ḿnh.
Nhất là, nếu có dọa nạt chúng v́ cần thiết
ngoài ư muốn, đừng bao giờ chỉ dọa rồi
để đấy, không khi nào thi hành, kẻo chúng coi thường
lời nói của ḿnh đi. Nếu dọa chúng điều
nào mà, đối với ḿnh, biết chắc chắn
sẽ không có, hay không dám hoặc không thể nào thi hành được,
th́ đừng dọa, chẳng hạn, dọa ma, dọa
chặt tay của chúng, dọa từ chúng v.v.
-Thứ chín, hăy
tập cho thụ giáo nhân biết tự kỷ ám thị,
khi cần mà thôi, (kẻo bị lệ thuộc vào những
điều kiện và h́nh thức bề ngoài qúa), để
có thể dễ dàng nhớ lấy những điều quan
thiết đă dặn bảo chúng, nhất là những điều
có tính cách đặc biệt khẩn trương, chẳng
hạn, nịt giây chằng người khi lái xe hay ở
trên xe do người khác lái v.v.
-Thứ mười,
hăy dành giờ nhất định, chẳng hạn, cứ
mỗi tối trước khi đi ngủ, hoặc mỗi
tối thứ bảy hằng tuần, để cho chúng
tự kiểm điểm
hoặc kiểm điểm với chúng về tất
cả những ǵ đă bảo chúng thi hành. Làm như
thế, chúng sẽ luôn luôn được nhắc nhở
và cảm thấy tính cách quan thiết của những ǵ được
chỉ giáo nhân chỉ bảo, đến nỗi, chúng không
thể nào lơ là hay coi thường mà không thi hành cho
bằng được.
-Thứ mười
một, hăy lập ra một lịch tŕnh, chương tŕnh
hay tiến tŕnh để thụ giáo nhân cứ thế mà
cải thiện một khuyết điểm cần
sửa hay luyện tập một đức tính cần
thiết nào đó đối với bản thân của chúng.
Tuy nhiên, để công việc thăng tiến bản thân
này của chúng có thể bảo đảm thành qủa, ít
nhất, về phương diện thực hiện, hăy
nhắm vào những vấn đề thiết yếu
nhất nơi chúng và thiết thực nhất cho chúng, mà
lại dễ dàng nhất đối với chúng. Chẳng
hạn, để sửa tính lười biếng nơi
con em thụ giáo nhân của ḿnh, v́ tính xấu chính yếu
này của chúng mà đời sống cá nhân liên quan đến
cả đời sống chung của chúng gặp biết
bao nhiêu là lủng củng, hăy phác một lịch tŕnh trọn
một năm cho chúng, từ đầu năm đến
cuối năm, hay từ sinh nhật năm nay đến
sinh nhật năm sau của chúng, chúng cần phải
sửa mỗi tháng một tác động hay một mức
độ của tật lười biếng nơi chúng, cho
tới khi, không nhiều th́ ít, đạt được mục
tiêu của ḿnh. Nếu cần, có thể lập lại chương
tŕnh thăng tiến bản thân này một năm nữa.
-Thứ mười
hai, hăy dành giờ nhất định, chẳng hạn mỗi
tối thứ bảy, huấn đức cho chúng một
cách đặc biệt về những ǵ liên quan đến
đạo lư, luân lư hay giao tế, thiết thực với
hoàn cảnh và thân phận của chúng, lại vừa
tầm với tŕnh độ hiểu biết của chúng.
Khi huấn đức, hăy thực hiện như một buổi
tâm sự với nhau, chia sẻ cho nhau những kinh
nghiệm sống ở đời. Làm như thế, vừa
để cho cả chỉ giáo nhân lẫn thụ giáo nhân
dễ dàng thân mật với nhau hơn, lại vừa là
cách để thông cảm với nhau
hơn. Nếu
cần, hăy cho phép chúng được tự nhiên nhận
xét về ḿnh, để chỉ giáo nhân có thể biết ḿnh
hơn, nhờ đó, có thể phục vụ ích lợi
tinh thần của thụ giáo nhân một cách đắc
lực hơn. Để kết thúc, hăy rút gọn bài
huấn đức hay buổi tâm sự vào một câu tâm
niệm hay châm ngôn cho cả tuần hoặc cả tháng, để
thụ giáo nhân dễ nhớ và đem ra thực hành.
-Thứ mười
ba, hăy chỉ bảo thụ giáo nhân những ǵ không hề có
liên quan hay dính dáng đến ích lợi hay quyền lợi
riêng tư của chỉ giáo nhân. Chẳng hạn, chỉ v́
có một chương tŕnh truyền h́nh đặc biệt
mà ḿnh rất thích, (chứ không phải thực
sự rất
cần cho cả ḿnh lẫn chúng, chẳng hạn, tin tức
liên quan đến sự sống c̣n nơi gia đ́nh đang
sống, như bảo lụt, động đất v.v.),
nên đă bắt chúng đi ngủ sớm hay đi học
bài, không cho chúng xem những ǵ chúng đang thích, (trừ phi
chúng quá
ham mê, coi qúa cả giờ
vẫn được cho phép), để một ḿnh
chiếm đài, thưởng thức một cách ung dung ngon
lành.
-Thứ mười
bốn, hăy bảo chúng làm, chứ đừng xin chúng làm,
những ǵ chúng phải làm theo bổn phận và trách
nhiệm của chúng. Ngoài ra, nếu cần, vẫn có
thể xin chúng, chẳng hạn, trường hợp ḿnh
muốn xem chương tŕnh truyền h́nh theo sở thích của
ḿnh, trong khi chúng đang chiếm đài. Tuy nhiên, trong cả
hai trường hợp, hết sức, nếu không
muốn nói, đừng
bao giờ nịnh đầm
chúng, kẻo chúng lên nước và nhờn mặt.
-Thứ mười
năm, hăy công bằng thưởng phạt, nếu
cần, về những kết qủa do việc chúng thi
hành những lời chỉ bảo của ḿnh.
Tóm lại,
Khi chỉ bảo thụ
giáo nhân, nghiă là, cả khi chỉ dậy lẫn bảo ban
chúng, chỉ giáo nhân phải làm sao cho hợp lư, hợp t́nh
và hợp cảnh. Hợp lư ở những điều mà chúng
phải thi hành, như thiết thực và thích đáng. Hợp
t́nh ở những cách thức bảo chúng làm những điều
đó, như minh bạch trên lư thuyết và thuận lợi
khi thực hành. Và, hợp cảnh ở khả năng
hiểu biết, tâm trạng và môi sinh của chúng. Nhờ đó,
chúng mới không cảm thấy gánh nặng hay bị ép uổng
khi vâng lời, trái lại, c̣n cảm thấy trách nhiệm
của chúng trong việc cải tiến và thăng tiến
bản thân, để chúng tự động giữ ǵn và
sinh hoạt như một người thành nhân đến nơi
rồi vậy.